Affichage des articles dont le libellé est Stalin. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Stalin. Afficher tous les articles

lundi 18 mars 2024

Hoàng Quốc Dũng - Chỉ có lũ đần độn mới ủng hộ độc tài

 

Theo kết quả « bầu cử » ở Nga, Putin lại trúng cử tổng thống (ước tính vào lúc 19 giờ giờ Paris là 87%), và sẽ vượt kỷ lục nắm quyền của Stalin (30 năm).

Putin đã thực sự cầm quyền ở Nga từ năm 2000, tức là cho đến hôm nay đã được 24 năm. Hôm nay Putin lại bắt đầu một nhiệm kỳ mới 6 năm. Vậy đến cuối nhiệm kỳ này, Putin sẽ bằng đồ tể Stalin, và tất nhiên nước Nga là nước có phúc nên con hơn cha ở chỗ Putin đã thay đổi cả hiến pháp để nắm quyền suốt đời.

Tất cả chúng ta ai ai cũng mưu cầu hạnh phúc. Hạnh phúc của cả nhân loại phải trông chờ vào sự tiến bộ nói chung.

lundi 5 décembre 2022

Ngô Nhân Dụng - Việt Nam may mắn hơn Ukraine?

 

Người Ukraine họ chế tạo được những chiếc tàu thủy lớn như thế, những hỏa tiễn mạnh như thế. Nước Việt Nam mình có làm được hay không?

Mỗi năm, đến tuần lễ thứ tư tháng Mười Một, ngày Thứ Bảy, dân Ukraine lại thắp nến đặt trên bờ cửa sổ. Nghi lễ này bắt đầu từ năm 1991 khi Ukraine tách ra khỏi Liên bang Xô Viết. Mục đích là tưởng niệm những nạn nhân chết đói trong những năm 1932, 1933 do chính sách bóc lột của Stalin gây ra.

Năm nay, bộ Ngoại Giao Ukraine nhân dịp này đã tố cáo chính phủ Nga đang tái diễn tội ác thời Xô Viết: “Cuộc chiến xâm lăng diệt chủng hiện nay cũng nhằm những mục tiêu như thời 1932-1933: Tiêu diệt dân tộc Ukraine!”

mercredi 28 septembre 2022

Trần Quốc Quân - Putin, sư phụ của Stalin

 

Tỉ lệ dân số Nga tại 4 tỉnh Ukraina vừa tiến hành trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào lãnh thổ Nga:

- Donesk:   38,2%

- Lugansk:  39%

lundi 18 juillet 2022

Bóng ma Stalin, hình mẫu của Putin và Tập Cận Bình


dimanche 15 mai 2022

Chưa vào NATO, Phần Lan từ lâu đã chuẩn bị đối phó xâm lược


Đăng ngày:

Với hàng xóm là nước Nga của Putin, luôn phải sẵn sàng

« Ukraina, các láng giềng trước ngưỡng cửa chiến tranh » là hồ sơ của Courrier International tuần này. Viễn cảnh một hành lang của Nga tại Transnistria ở sát bên Ukraina và ý đồ của Matxcơva tại khu vực chiến lược Suwalki giữa Litva và Ba Lan gây lo ngại. Ở phía bắc, NATO sắp đón nhận Thụy Điển và nhất là Phần Lan - chính quyền nước này từ nhiều năm qua đã chuẩn bị cho giả thiết bị Nga xâm lược.

dimanche 8 mai 2022

Lê Hồng Anh - Diễn văn 9 tháng Năm và logic của Putin

 

Ngày mai là kỷ niệm chiến thắng 09/05 tại nước Nga, một lần kỷ niệm hy vọng là duy nhất không lặp lại, khi chính nước Nga hiện lại đang thay vai và tai tiếng với kẻ thù của họ ngày đó 77 năm trước.

Tò mò rằng logic nào sẽ được nguyên thủ Nga sử dụng trong diễn văn kỷ niệm, bởi khái niệm về phát xít và diệt chủng – bạn và thù đã bị họ đảo lộn bằng hành động phi logic trong suốt 75 ngày qua!

Nhưng tại sao tổng thống Putin chọn thời điểm cuộc chiến này là năm 2022? Và có phải ngày đó Phát xít Đức là kẻ thù của Nga-Liên Xô ?

samedi 7 mai 2022

Nạn đói khủng khiếp ở Ukraina thời Stalin, thảm kịch bị che giấu


Đăng ngày:

Cấm vận dầu lửa Nga : EU đã sẵn sàng trả giá

Chiến tranh ở Ukraina tiếp tục bao trùm lên mọi chủ đề thời sự quốc tế. Bài xã luận của Le Monde kêu gọi « Đẩy mạnh trừng phạt Nga » : cấm vận chỉ hiệu quả khi nào những người quyết định sẵn sàng trả giá. Đợt trừng phạt thứ sáu được loan báo hôm 04/05 cho thấy rốt cuộc 27 nước Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã nhận ra điều này.

mercredi 23 mars 2022

Lâm Bình Duy Nhiên - Léon Tolstoï và Putin

 

Marta Albertini là cháu gọi đại văn hào Léon Tolstoï (1828-1910) bằng ông cố ngoại. Bà năm nay 85 tuổi và sống tại bang Valais (Thuỵ Sĩ).

Bà vừa mới quyết định dành một trong những căn nhà của bà để đón nhận hai gia đình người Ukraine tị nạn chiến tranh.

Martin Albertini là con của bà Tania Albertini (1905-1996) và là cháu ngoại của Tatiana Lvovna Soukhotine (1864-1950), con gái của Léon Tolstoï.

dimanche 13 mars 2022

Xâm lăng Ukraina, Putin đã Stalin hóa nước Nga


Đăng ngày:

Chiến tranh ở Ukraina : Chủ đề của tất cả các tuần báo 

 

Một lần nữa, các tuần báo uy tín tràn ngập bài vở về cuộc xâm lăng Ukraina, từ thông tin, hình ảnh, phân tích cho đến những bài phỏng vấn, khiến người điểm báo choáng ngợp trước hàng trăm trang viết. Le Point đăng ảnh Vladimir Putin ngồi trên ngai vàng với dòng tựa « Kẻ hủy diệt – Đến lượt ai đây ? ». Ảnh bìa Courrier International là một bà mẹ với hai đứa trẻ, đề cập đến « Cuộc sống sau lưng » - hai triệu người Ukraina đã chạy khỏi đất nước.

jeudi 30 décembre 2021

Giải thể Memorial : Phát súng ân huệ của Putin cho đối lập Nga


Đăng ngày:

Les Echos tố cáo « Tư pháp Nga giải thể Memorial, tổ chức phi chính phủ của thời perestroika ». Le Figaro coi sự kiện này là « đòn cuối cùng đánh vào đối lập », còn Libération gọi đây là « phát súng ân huệ », « chiến thắng của lịch sử chính thức » - tức viết theo ý muốn của Nhà nước. 

Tập hợp được danh sách ba triệu nạn nhân gu-lắc

samedi 6 mars 2021

Stalin vẫn được nhiều người hoài nhớ Liên Xô viếng mộ trong ngày giỗ


Đăng ngày:

Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot gởi về bài phóng sự :

 « Viktor Pavlovitch mới 16 tuổi hồi năm 1953, khi Stalin qua đời. Và mỗi năm ông đều đến quảng trường Đỏ để đặt hoa trước bức tượng nhà độc tài. Kèm theo đó là lá cờ Liên bang Xô viết với tên 15 nước cộng hòa Liên Xô cũ bằng chữ vàng óng ánh trên nền đỏ.

dimanche 29 novembre 2020

Trần Trung Đạo - Mảnh giấy lộn của Churchill và số phận bảy nước Đông Âu


Hôm đó là ngày 9 tháng 10, 1944, Thủ tướng Anh Winston Churchill đến Moscow gặp Joseph Stalin để bàn về tương lai của các quốc gia vùng Balkan.

Bán đảo Balkan là khu vực địa lý bao gồm các quốc gia ở phía nam Châu Âu giữa Biển Adriatic và Địa Trung Hải, trong đó có những quốc gia nằm hẳn hay nằm một phần trong bán đảo như Albania, Bulgaria, Hy Lạp, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ v.v...

Chuyến viếng thăm lịch sử này được ghi lại trong cuốn thứ sáu của bộ sách về Thế Chiến Thứ Hai của Winston Churchill (The Second World War. Volume VI, Triumph and Tragedy by Winston Churchill).

vendredi 27 décembre 2019

Stalin tìm cách tiêu diệt Ukraina bằng nạn đói : 4 triệu người chết



Đăng ngày:

Từ năm 1932 đến 1933, một nạn đói khủng khiếp đã diễn ra tại Liên bang Xô viết. Gần 5 triệu người đã bị chết đói, trong đó có đến 4 triệu tại Ukraina. Được gọi là « holodomor » (diệt chủng bằng nạn đói), thảm trạng này không phải do thiên tai hay mất mùa, là mà hậu quả của chính sách cưỡng bức tập thể hóa ở nông thôn do đảng Cộng Sản đưa ra, buộc nông dân phải từ bỏ mảnh đất thân yêu của họ để vào nông trang hợp tác.

Tại Ukraina, một loạt các chỉ thị trấn áp đã gây ra « nạn đói trong nạn đói, một thảm họa dành riêng cho người Ukraina ». Đó là danh sách đen các làng và nông trang cần phải trừng phạt vì không đạt chỉ tiêu về ngũ cốc, tịch thu tất cả những thứ gì có thể ăn được, kiểm soát biên giới không cho những người nông dân đói khổ ra khỏi làng…

Song song đó, là một chiến dịch đàn áp trí thức Ukraina : giáo sư, nhà văn, nghệ sĩ, linh mục bị vu khống, đày ải, tàn sát, nhằm hủy hoại từ gốc rễ mọi ý định dân tộc vừa chớm nở - bị coi là thách thức cho sự « đoàn kết » của Liên bang Xô viết, được Stalin tưởng tượng ra.

samedi 4 mai 2019

Ngô Nhân Dụng - Ai kế vị Nguyễn Phú Trọng?




Ông Đinh Thế Huynh, thường trực Ban Bí Thư, đột ngột phát bệnh và rời khỏi chính trường. Nay, ông Nguyễn Phú Trọng (trái), tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, cũng đột ngột phát bệnh. Mới đây, hôm 3 Tháng Năm, ông Trọng vắng mặt trong tang lễ ông Lê Đức Anh, cựu chủ tịch nước, dù ông Trọng là “trưởng ban lễ tang.” (Hình: Na Son Nguyen/AFP/Getty Images)

Đôi lời : Theo những nguồn tin đáng tin cậy mà Thụy My nhận được, sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng khá ổn, trừ cánh tay trái còn hơi bị « đơ » vì tai biến mạch máu não.

(Người Việt 03/05/2019) Nếu có lúc tỉnh táo, ông Nguyễn Phú Trọng nên chính thức đề cử một, hoặc hai người kế vị trong hai chức vụ của ông. Thứ nhất, để chứng tỏ ông kính trọng gần 100 triệu người dân Việt Nam. Thứ nhì, ông có thể nhờ thế mà sống lâu hơn.

Xin bàn về vấn đề thứ hai trước, vì nói ra thấy hơi khó hiểu.

Nên cử người sẽ lên thay nếu chẳng may mình có mệnh hệ nào, vì thời xưa các ông vua theo lối đó thường sống lâu hơn! Nhận xét này dựa trên số thống kê các hoàng đế bên Tàu, vì chưa ai nghiên cứu chuyện này trong lịch sử Việt Nam.

Từ đời Tần Thủy Hoàng đến đời vua Phổ Nghi nhà Thanh (221 Trước Công Nguyên đến 1911) nước Tàu có 282 ông hoàng đế. Trong số đó có 152 người, hơn một nửa được chết tự nhiên, nghĩa là không bị giết hoặc bị truất phế. Những ông vua Tàu cai trị lâu nhất là những người đã tấn phong một thái tử kế vị mình. Có 130 ông, mà hơn một nửa đã phong thái tử trong vòng năm năm sau khi lên ngôi.

vendredi 6 juillet 2018

Trần Trung Đạo - Liên Xô của Tố Hữu và Vi Thùy Linh



Tháng 5, 1953, Tố Hữu viết bài thơ Đời Đời Nhớ Ông trong đó có nhiều câu gần như ai cũng thuộc, không phải thuộc để ngâm nga khi cao hứng nhưng để khinh bỉ một con người đồng nghĩa với vong thân, nô lệ. 

Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
………….
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười.

(Tố Hữu, Đời Đời Nhớ Ông, tháng 5, 1953) 

samedi 31 octobre 2015

Bảo tàng Gulag về thời kỳ Đại thanh trừng Stalin ở Nga

Thắp nến tưởng niệm các nạn nhân trại Gulag Solovetsky ngày 29/10/2015 tại Matxcơva, trước tảng đá lấy từ trại này.

Những bức tường gạch loang lổ, cửa sổ khóa chặt, cánh cổng sắt han rỉ…Chính trong bầu không khí đáng sợ một cách cố tình này, Bảo tàng quốc gia về thời kỳ Đại thanh trừng của Stalin đã mở cửa tại Matxcơva hôm 30/10/2015, nhân ngày tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp thời xô-viết cũ với hàng triệu người đã bị giết hại.

Khách tham quan đi qua những cánh cửa bọc thép hoen rỉ, thu gom từ những trại cải tạo khác nhau của « Quần đảo Gulag », từ trại Solovski ở miền bắc đến Kolyma ở vùng Viễn Đông. Người ta nghe thấy tiếng ổ khóa lạnh lùng đóng sập lại, và tiếng sủa của những con chó canh gác.

Trong bóng tối mịt mù - những cánh cửa sổ được bịt vải đen, người ta cảm thấy bị tách rời khỏi thế giới bên ngoài. « Giống như những người bị biệt giam hoàn toàn sau khi bị bắt » - Egor Laritchev, Phó giám đốc Bảo tàng Gulag giải thích cho AFP.

samedi 9 mai 2015

70 năm chiến thắng phát-xít và nỗi đắng cay của các nước Đông Âu

Một đơn vị pháo tự hành của Nga diễn tập tại Quảng trường Đỏ trước lễ mừng chiến thắng, ngày 07/05/2015.
Đăng ngày 08-05-2015

Ngày 8 tháng Năm, nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng của đồng minh trước phát-xít Đức, báo chí Pháp tập trung cho đề tài này, với những góc nhìn đa dạng.
Trên trang ý kiến của Le Figaro, nhà nghiên cứu Pierre Rigoulot, Viện trưởng Viện Lịch sử Xã hội không quên nhắc đến « Nỗi đắng cay về ngày 8 tháng Năm năm 1945 đối với người Ba Lan, Tiệp, Hung, Rumani và các nước vùng Bantich ». Đó là vì người dân Trung Âu và Đông Âu được giải phóng khỏi chế độ quốc xã, nhưng lại bị rơi vào một cái ách khác của chế độ Stalin.

Nhà sử học nhắc nhở, Stalin từng là người bạn tốt nhất của Hitler từ tháng 8/1939. Ông ta đã cung ứng nguyên vật liệu cho nước Đức quốc xã, rồi chia sẻ nước Ba Lan với Hitler, đồng lõa với nhà độc tài Đức trong việc xâm chiếm các nước vùng Bantich. Quá tin tưởng nơi tình bạn với Hitler, nên Stalin hoàn toàn sững sờ kinh ngạc khi nghe tin quân Đức tấn công ngày 22/06/1941.

Như vậy, kể từ năm 1941, « Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại » thật ra chỉ là cuộc chiến chống lại một đồng minh đã phản bội. Chính là sự trở mặt của Hitler đã khiến Stalin tham gia phe đồng minh chiến đấu chống lại Đức quốc xã, chứ không phải do có cùng niềm tin chính trị. Việc « chống chủ nghĩa phát-xít » của những người cộng sản Nga không phải là « chống chủ nghĩa độc tài toàn trị ».

samedi 25 octobre 2014

Ukraina : Goodbye Lênin và Đảng Cộng sản



Đăng ngày 24-10-2014

Trước văn phòng thường trực bầu cử, bức tượng bán thân Stalin đã nhiều lần bị phá hoại. Ứng cử viên cộng sản trong kỳ bầu cử Quốc hội Ukraina, Olexii Babourine tự cho là nạn nhân của việc « truy bức », với hình ảnh của một Đảng Cộng sản có nguy cơ biến mất khỏi Quốc hội.

Gian hàng bị tấn công, truyền đơn bị xé bỏ… « Tất cả các nỗ lực vận động tranh cử của chúng tôi đều vấp phải các vụ tấn công ». Nhà hoạt động chính trị lão luyện thở dài. Xung quanh ông là những lá cờ Liên Xô, trong văn phòng tại Zaporijia, thành phố công nghiệp miền Nam Ukraina nói tiếng Nga, nổi tiếng với nhà máy sản xuất xe hơi.

Người cộng sản 65 tuổi lên án bọn hooligan, các cổ động viên những câu lạc bộ bóng đá và những người dân tộc chủ nghĩa. Nói chung là chủ nghĩa « chống cộng » hiện đang tăng lên ở Ukraina và « dân tộc chủ nghĩa tràn lan ». Và do không thể tiến hành chiến dịch tranh cử trong các điều kiện tốt đẹp, ông phải tập trung vận động từng nhà.

mercredi 6 mars 2013

Năm ngày hấp hối của Stalin (2)

Hoa được đặt trước căn nhà nơi Stalin sinh ra ở Gori ngày 05/03/2013.

Đến ba giờ sáng, tức hơn 20 tiếng đồng hồ sau khi Stalin bị tai biến, Beria và Malenkov mới đến nơi. Ông ta có vẻ như đang ngủ, những tiếng thở dốc của ông có thể bị lầm tưởng là tiếng ngáy. Đến nỗi Beria ngỡ (hay làm ra vẻ như thế) là người ta đã quấy nhiễu ông ta vô ích. Beria quát mắng các cận vệ đang nài nỉ gọi bác sĩ…và bỏ đi, với Malenkov vạm vỡ luôn theo chân.

Có thể Beria đã hiểu rằng chúa tể của Liên bang Xô Viết sẽ không qua khỏi nếu không được chạy chữa. Nhưng nếu không cố gắng cứu chữa cho Stalin thì vẫn hơn. Quyền lực đang bỏ trống, và tốt nhất nên nắm lấy. 

Trong những ngày tiếp theo, Beria và ba ủy viên “Bộ Chính trị cơ động”  tranh luận gay gắt để phân chia quyền hành, củng cố vị trí mình và giữ cho các đối thủ tiềm năng phải đứng ngoài cuộc. Do có bốn con cá sấu trong cùng một đầm nước thì cũng đã quá đủ, các cận vệ và người hầu cận ở Kountsevo nhận lệnh không được tiết lộ những gì đã xảy ra…và để cho đồng chí Stalin yên ngủ.

lundi 4 mars 2013

Năm ngày hấp hối của Stalin (1)


LND: Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Stalin (05/03/1953), xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thierry Lentz, giám đốc Quỹ Napoléon trong tập sách “Những ngày cuối cùng của các nhà độc tài” do nhà sử học tên tuổi Diane Ducret và nhà báo Emmanuel Hecht của tuần báo L’Express chủ biên, xuất bản tại Paris tháng 10/2012. Bài viết mang tựa đề “Chiếc trường kỷ của quỷ sứ - Năm ngày hấp hối của Joseph Stalin”.

Độc đoán, tàn bạo và xảo quyệt, nhà độc tài của đất nước xô-viết chết đi trong cô độc, như ông ta đã sống. Đây là sự trả thù của số phận cho những tội ác khủng khiếp mà ông ta đã gây ra.

Stalin luôn đi ngủ rất muộn, và không có ai dám đánh thức ông dậy trước khi chính ông ta quyết định là ngủ như thế đã chán chê. Từ các vệ sĩ, những người giúp việc cho đến quản gia, không ai có quyền bước vào phòng nếu không được gọi. Ông thường ngủ đến tận 10 hay 11 giờ sáng. Cũng như tất cả những gì liên quan đến ông ta, giấc ngủ của đồng chí Stalin là bất khả xâm phạm.