Affichage des articles dont le libellé est Bằng cấp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bằng cấp. Afficher tous les articles

jeudi 21 novembre 2024

Liễu Hằng - Mua danh

 

Chuyn rng có kha Chưn Wan

Khôn làm danh li, làng nhàng văn thư

Mt hôm kha khoái làm sư

Xây mình thành tượng đã nư tăng đường

lundi 28 octobre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Tầng suy thoái thứ mấy ?

Hiện tượng thượng tọa Thích Chân Quang, thế danh Vương Tấn Việt, có cho thấy sự suy thoái đạo đức, văn hóa xã hội tới mức cùng cực chưa?

Trước hết là những bài giảng nhảm nhí của “thượng tọa”. Nội dung thì mê tín nhảm nhí, hình thức thì dùng loại ngôn ngữ cơ thể rẻ tiền câu khách, trình độ thì thấp kém, nhưng thầy lại trụ trì một chùa lớn có hàng chục ngàn đệ tử con nhang tròn mắt ngưỡng mộ, sì sụp vái lạy... Không biết Giáo hội Phật giáo Việt Nam biết không nhưng tất cả các việc trên đều xảy ra năm này qua năm nọ, trước mũi Giáo hội.

Nhiều việc khoe khoang lố bịch, mặc áo thụng tiến sĩ không đúng chỗ, đăng đàn tự ca ngợi cái khó và cao siêu của công trình làm luận án tiến sĩ của mình...Chỉ cần có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đại học một chút đều nghe rất chối tai vì biết “thượng tọa” chỉ có bịa chuyện, chẳng có kiến thức về điều mình đang nói. 

samedi 26 octobre 2024

Lưu Nhi Dũ - Hoàng Chí Bảo : Ông Thích Chân Quang phải tự trách mình, tôi cũng thế »


Mới thấy bài viết này theo thể loại điện tử emagazine của Báo Dân Việt. Trong bài phỏng vấn này, giáo sư tiến sĩ (GSTS) Hoàng Chí Bảo lên tiếng nhiều vấn đề, trong đó có nói về Bác Hồ, Thích Chân Quang…

Phóng viên (PV) đặt câu hỏi: Làm cách nào để có thể truyền tải được đúng sự thật, tránh đưa những quan điểm, đánh giá của mình cho mỗi câu chuyện. Có ý kiến cho rằng, có những câu chuyện ông kể đã được thêu dệt, thêm thắt.

- Trả lời: “Đấy là sự thấu cảm, nhưng phải làm cho người nghe biết đây là những ý kiến bình luận, cảm thụ của chính bản thân mình, chứ đừng lẫn với những tác phẩm khác, sách vở khác.

jeudi 24 octobre 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Fan u mê : “Bằng chỉ là tấm giấy, nhân cách sư phụ là mãi mãi”


Hiện thông tin về việc ông Vương Tấn Việt, tức Thích Chân Quang đang dừng lại ở: “thu hồi bằng tiến sĩ, bằng đại học không hợp pháp”.

Điều này không sai. Những bằng này “không hợp pháp” chứ chưa có kết luận nó giả. Không hợp pháp vì ông Việt chưa từng thi tốt nghiệp cấp 3, nên việc học lên cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ đương nhiên là “không hợp pháp”.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, dù bằng tiến sĩ và đại học của ông ta đang là “không hợp pháp”, nhưng bằng cấp 3 chắc chắn là giả. Mà sử dụng bằng giả trong trường hợp này chắc chắn là rất nghiêm trọng.

Võ Xuân Sơn - Bằng tiến sĩ giả


Câu chuyện ông Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) lấy bằng tiến sĩ khi bằng tốt nghiệp cấp III là giả, làm cho nhiều người đặt vấn đề về quy trình đào tạo tiến sĩ của Đại học Luật Hà Nội.

Thế nhưng, tôi biết chắc, rằng Vương Tấn Việt không phải người đầu tiên có cái bằng như vậy.

Hồi đó, có một bác sĩ giả, và được phong chức Trưởng khoa của một bệnh viện lớn tại TPHCM. Những ai biết về chuyên môn, làm việc với ông ấy, đều có ngay cảm nhận, rằng ông ấy không phải bác sĩ. Các bạn cùng học với tôi, khi ra trường được phân công về khoa của ông ấy. Chỉ chừng sau một tháng làm việc, đã nói với tôi rằng họ nghi ông này không phải bác sĩ.

mercredi 23 octobre 2024

Mai Bá Kiếm - Trả hết cho người !


Trả hết, trả hết đớ-plòm (diplome), trả pi-ếch-đi-in-lò (Ph.D. in Law), trả luôn bi-ầy Anh văn (B.A in English)…

Đại Đoàn Kết, Báo Mới, Pháp Luật, Tuần Tin Tức, Đại Biểu Nhân Dân... cùng đặt tựa bài trùng ý nhau "Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp 3 bổ túc văn hóa không hợp pháp và tự nguyện nộp lại các bằng không hợp pháp".

Các báo dùng cụm từ "bằng không hợp pháp " theo "ngôn ngữ học thuật" (academic language) của Bộ Giáo dục Đào tạo, chứ không hàm hồ theo mạng xã hội là "bằng giả" hay "bằng thật học giả", dễ gây hiểu lầm là Sở Giáo dục Đào tạo TPHCM cấp "bằng cấp bổ túc văn hóa giả". Hoặc trường đại học Hà Nội và trường đại học Luật Hà Nội đã "giả bộ dạy rồi cấp bằng thật".

mardi 22 octobre 2024

ChatGPT – Thích Chân Quang ngàn đời ghi danh

Hoàng Mạnh Hà : Mình vừa bảo thằng Chat GPT sáng tác một ca khúc về thầy Thích Chân Quang. Và sau đây là tác phẩm « Thích Chân Quang ngàn đời ghi danh » :

Verse 1:

Thầy Vương Tấn Việt, tên tuổi lẫy lừng,

Bằng cấp ba giả, ai cũng không dừng.

Tiến sĩ dễ lấy, trí tuệ phi thường,

Thầy dạy bao người, bước tiếp trên đường.

Nguyễn Đình Bổn - Đề nghị các trường live stream cho chúng tôi coi với, hú hú!

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt, do phát hiện bằng tốt nghiệp cấp III của ông này không hợp pháp (giả nói mẹ là giả đi!)

Vương Tấn Việt tức Thích Chân Quang đã có:

- Bằng cử nhân ngành luật của Trường đại học Luật Hà Nội cấp năm 2019 (kèm bảng điểm) có công chứng.

Lê Học Lãnh Vân - Căn bệnh tiến sĩ và thượng tọa


Trong Sinh học cây trồng, người ta chẩn bệnh cây bằng cách nhìn hình dáng, các vết khuyết, các đốm màu của lá mà biết cây bệnh gì, thiếu chất gì.

Từ đó mà bổ sung trị bệnh toàn cây để cây mạnh mẽ trở lại. 

Mảnh bằng của Thượng tọa Thích Chân Quang (Vương Tấn Việt) cùng các trò rởm dính theo nó, chính là chiếc lá cho thấy bệnh cây.

Văn Công Hùng - Ngôi trường vĩ đại, tiến sĩ vĩ đại

Sau một thời gian khá dài, thận trọng, khẩn trương, nhanh chóng, cương quyết, quyết liệt, tỉ mỉ, cụ thể các cái các loại, hôm qua bộ giáo dục và đào tạo đã kết luận: Bằng cấp 3 bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt, tức "thầy Thích Chân Quang của... chúng ta" không hợp pháp, khẩn trương thu hồi.

Nhà cháu diễn giải ra rằng, tới cái bằng bổ túc cấp 3 mà cũng không hợp pháp, thì tức là ông này đếch học gì cả. Có một bí ẩn vũ trụ nào đấy nửa đêm thả cái bằng bổ túc cấp 3 xuống cho thầy của chúng ta dùng.

Tức là gì nữa, là kể cả không học cấp 3, dẫu là bổ túc, thì vẫn có thể, à không phải có thể, mà là hiển nhiên, thành tiến sĩ, không chỉ tiến sĩ thường, mà là giỏi, mà là khiến các giáo sư tiến sĩ dạy mình nhất loạt gọi sư phụ.

samedi 19 octobre 2024

Thanh Hằng - Quất chân tu, nghiệp quật luôn

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam "quất" thầy Thích Minh Tuệ bằng một văn bản phủ nhận thầy không phải "biên chế chùa". Lập tức làm dậy sóng dư luận, hàng loạt xàm tu bị chỉ mặt đặt tên dưới kính chiếu yêu là thầy Thích Minh Tuệ.

2. Anh Chân Quang "quất" thầy Thích Minh Tuệ bằng một câu "ba trợn", thì nghiệp quật nhanh không tưởng: Anh bị chính Tổng Công ty chùa kỷ luật, khóa a lô 2 năm.

Chưa hết, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gửi lên Quốc hội kiến nghị của cử tri về việc "nhiều vị tu sĩ thuyết pháp mang tính mê tín dị đoan, chê bai nghề nghiệp của người dân và đi ngược giáo lý nhà Phật, gây phản cảm và bức xúc trong cộng đồng", "có thể xảy ra xung đột giữa các tôn giáo và các tín đồ".

mercredi 9 octobre 2024

Lưu Nhi Dũ - “Vụ bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt chưa xử lý thỏa đáng, minh bạch”

Báo cáo kết quả kinh tế - xã hội năm 2024 tại phiên họp 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 09/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu: Trong năm 2024 dư luận xã hội dậy sóng với trường hợp "học giả, bằng thật" ở cấp đào tạo trình độ cao nhất. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục chưa có biện pháp xử lý thỏa đáng, chưa công khai, minh bạch với công luận.

Báo cáo cho biết, trường hợp "học giả, bằng thật" đó là ông Vương Tấn Việt (còn gọi là Thích Chân Quang) bảo vệ luận án và được cấp bằng tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội sau khoảng hơn 2 năm từ khi tốt nghiệp cử nhân luật hệ vừa học, vừa làm.

Ông Thanh nói chính xác. Cho đến nay chỉ có Sở Giáo dục-Đào tạo TPHCM là minh bạch, xác nhận ông Vương Tấn Việt không có bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa năm 1989.

samedi 21 septembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Đại học made in Vietnam !


Cái vụ con dấu bị chiếm đoạt nó...bình thường thôi. Tếu nhứt là diễn biến câu chuyện như sau:

Trường Đại học Kinh Bắc (Bắc Ninh) có một ông chủ tịch Hội đồng Trường và một bà làm phó chủ tịch.

Bữa nọ đẹp trời, bà phó chủ tịch tố cáo ông chủ tịch sử dụng bằng Đại học giả. Trường Đại học Mỏ Địa chất xác nhận: Ông chủ tịch không theo học và cũng không có tên trong sổ cấp bằng như thông tin trên bằng...giả.

samedi 31 août 2024

Lê Học Lãnh Vân - La Belle et la Bête hay tiến sĩ và xàm tăng


Cô hoa hậu nói về đọc sách, vì câu nói đó mà không ít người chê bai cô. Đọc sách có cả trăm đường đọc, phần tôi, tôi không dám có ý kiến!

Buổi sáng thứ Bảy, dưới vòm cây, đọc báo thuật lại lời cô hoa hậu nói, nhìn hình cô rất duyên dáng và ăn ảnh, tôi mỉm cười lâng lâng, nâng chiếc tách màu sáng ngà sánh nước da với cà-phê đen so màu tóc…

Rồi lại nhớ tới cờ-líp của thầy tiến-sĩ-hai-năm mà mảnh bằng tốt nghiệp cấp phổ thông của thầy đang như bóng chim tăm cá, thiên hạ không biết đâu mà tìm.

mardi 20 août 2024

Lưu Nhi Dũ - Chuyện quanh Thích Chân Quang


1. Chuyện học của Thích Chân Quang: Cho đến nay chắc chắn Chân Quang không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) bổ túc văn hóa.

Vậy thì cái cử nhơn Anh văn hệ đào tạo từ xa của trường đại học (ĐH) Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường ĐH Hà Nội), cử nhơn luật của Trường ĐH Luật Hà Nội - văn bằng thứ hai, hệ vừa làm vừa học cũng giả nốt.

Sư này rất ma giáo nhưng không khôn, cái căn bản nhứt là bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, dễ ẹc mà cũng học giả. Muốn học giả mà thiệt quá dễ, ai cũng biết. Nhưng hắn khôn chỗ này: Học đại học ngoại ngữ hệ từ xa và rồi lấy cái cử nhơn này học bằng thứ hai, cử nhơn luật hệ vừa học vừa làm, che mắt thiên hạ.

jeudi 15 août 2024

Võ Khánh Tuyên - Pha xử lý cồng kềnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo


Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy lý do rằng mình là đơn vị quản lý nhà nước nên phải cẩn trọng. Nhưng có phải cẩn trọng đến mức quá chậm chạp và xử lý cồng kềnh thế này không?

Gần hai tháng kể từ ngày Bộ ra công văn hỏa tốc, nhưng vẫn không có thông tin gì cho dư luận. Chỉ đến khi Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận yêu cầu từ Ban Tôn giáo Chính phủ-Bộ Nội vụ và có kết quả xác minh ngay sau 5 ngày làm việc, thì Bộ mới lên tiếng rằng cũng có xác minh và có cơ sở là "bằng giả".

Vậy mà nay Bộ thành lập cái Hội đồng thẩm định Luận Án Tiến sĩ để làm gì?

Nguyễn Thông - Cứ phải nói thật

Ồn ào về ông Vương Tấn Việt (tức Like Foot Kwang, thượng tọa Thích Chân Quang) như thế đủ rồi, các cụ ạ. Một người dù có tài vặt mấy chăng nữa nhưng gian dối, háo danh, thiếu đức thì không đáng được quan tâm. Ông ta đã phải trả giá cho thói xấu của mình.

Nhưng đã đến lúc, thậm chí khí muộn, cần phanh phui thực chất của nền giáo dục xứ ta, nhất là các trường đại học, và đặc biệt là trường đại học luật Hà Nội.

Đó không phải cơ sở giáo dục mà là cái chợ giời buôn bằng cấp, danh vị, học vị cho những kẻ háo danh. Thứ tổ tò vò dối trá vô pháp ấy cần phải đập bỏ, làm lại.

lundi 8 juillet 2024

Mai Quang Hiền - Chân Quang và bước đi chiến lược!


Dân mạng đang râm ran vì nghi vấn cái bằng cấp 3 bổ túc của anh Việt là giả.

Nhiều người được thể hả hê, xỉ vả, kiểu như: đã học ngu lại còn đòi làm tiến sĩ.

Còn tôi thì lại nhìn thấy sự tài tình vĩ đại của một bậc Chuyên Tu thông qua chiến lược chọn bằng cấp của ngài.

dimanche 30 juin 2024

Thái Hạo - Vài câu hỏi từ núi bằng cấp của một ông sư

 

Trên mạng đang trưng ra một "núi bằng" của một ông sư, tất cả gồm 10 bằng (1 bằng Đại học, 1 bằng Thạc sĩ, 6 bằng Tiến sĩ, 2 "bằng" giáo sư), hầu hết có nguồn gốc từ nước ngoài.

Tôi đã tự hỏi, tại sao bây giờ sư sãi lại cần bằng cấp nhiều đến thế?

Thứ nhất, họ không phải người đi tu chân thật, chỉ mượn chiếc áo để thực hiện những mục đích riêng. Vì thế, họ có nhiều tiền và thời gian để đầu tư cho các loại bằng cấp kiểu này?

Bùi Xuân Đính - Từ vụ án trường thi thời Lê-Trịnh, nghĩ về vụ "tiến sĩ nhảy cóc Vương Tấn Việt"

A.Từ các vụ án trường thi thời Lê - Trịnh

Thi cử là biện pháp chính để tuyển chọn đội ngũ quan lại cho Nhà nước phong kiến.Đi học, thi đỗ để ra làm quan là con đường tiến thân chính.

Không chỉ mong được “đổi đời” cho bản thân, mang vinh quang về cho gia đình, dòng họ và cho cả làng xã của nhiều người; mà còn là ước vọng, hoài bão được “thi thố với đời”, được “lập thân, lập công, lập ngôn, lập đức”, để góp phần “trị quốc bình thiên hạ” của biết bao kẻ sĩ.

Vì vậy, xưa kia, phần đông học trò khắc phục khó khăn, thiếu thốn, miệt mài đèn sách trong học tập, mang tinh thần và ý chí “quyết thắng” khi đi thi. Họ là những người “học thật, thi thật, để trở thành tài thật”, hay bằng cấp, học vị của họ sánh cùng tài đức. Và, với trách nhiệm chọn ra được những người đỗ đạt thực tài, phần đông các vị quan được cử làm nhiệm vụ ở các kỳ thi đều nghiêm khắc với việc thi cử.