Affichage des articles dont le libellé est Sáp nhập. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Sáp nhập. Afficher tous les articles

dimanche 30 mars 2025

Nguyễn Thông - Thời sự: Sáp nhập tỉnh (1)

 

Hôm nay 30.03.2025 trên báo Tuổi Trẻ có bài về chuyện này, “Vì sao giữ nguyên 11 tỉnh thành khi sáp nhập?”

Cứ như lời một ông “nguyên” (giờ có còn làm gì nữa không thì chả rõ, bởi những từ “nguyên”, “cựu”, “đương” lâu nay bị nhập nhèm) là Bùi Tất Thắng - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) thì:

Thành phố Huế không cần sáp nhập với tỉnh nào, bởi nó mới được (trung ương và quốc hội) công nhận là thành phố trực thuộc trung ương. Giời ạ, lý do lý trấu, rất vớ vẩn.

vendredi 28 mars 2025

Ngọc Vinh - Vì sao Trung Quốc giàu còn Việt Nam nghèo ?

Tối qua ngồi với Đỗ Trung Quân, nghe lão kể chuyện mà tôi cười muốn sặc bia.

Đây là câu chuyện của lão, tôi cam đoan không thêm bớt chữ nào.

« Mấy ông có biết tại sao Trung Quốc giàu còn mình nghèo hay không ? Dù cùng chung một thể chế, nhưng không phải do tài nghệ cầm quyền của Đặng Tiểu Bình hay Tập Cận Bình đâu nha.

jeudi 27 mars 2025

Cù Mai Công – Tên phường xã mới ở TPHCM : Nối cho đúng sau đứt đoạn

 

(Sao không hỏi ý kiến những vị vốn yêu Sài Gòn - Gia Định đến tận cùng với vốn hiểu biết lớn !)

Có lẽ lúc này người Sài Gòn - Gia Định cũ rất vui khi nghe đề xuất của các quận huyện ở TPHCM về tên các phường xã sáp nhập: Đa số lấy tên làng xã cũ, nhiều tên có trước thời Pháp thuộc.

Một vùng đất hơn 300 năm thì những cái tên 200, 300 năm ngỡ đâu chỉ còn trong sử sách, tài liệu, bài viết nghiên cứu Sài Gòn - Gia Định giờ đã trở lại sống động.

Tôi không nói những cái tên ấy hồi sinh vì thực tế dù có thay đổi địa danh, bao năm qua nó vẫn sống - trong truyền miệng, trong lời ăn tiếng nói của người dân, nhất là những người lớn tuổi. Điều đó cho thấy văn hóa, truyền thống không dễ một sớm một chiều mai một.

mercredi 26 mars 2025

Hà Phan - Địa danh và con số


 

Tên tỉnh sắp sáp nhập thì mới nghe đồn chưa dám bàn, vì loạng quạng ăn phạt 7,5 củ oan ức lắm.

Nhưng tên phường dự kiến ở Thủ Đức thân thương hào sảng nghĩa tình nhà tui ở đó, báo đã đăng mà đặt kiểu Thủ Đức 1 đến 9 nghe hổng lọt tai chút nào!

Ví dụ như Thủ Đức 1 định gom  An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Thảo Điền và Thủ Thiêm vô chung, không còn cái tên Thảo Điền sang chảnh. Ít ra cũng đặt Thủ Thiêm đã đi vào ký ức Sài Gòn bao đời nay. Nói cái ai cũng biết mà dễ nhớ, dễ thương nữa ha bà con!

mardi 25 mars 2025

Lưu Trọng Văn – Gọi tên thế nào thích hợp cho các đơn vị cơ sở ?


1. Các xã gộp lại nên gọi là “tổng” thay vì gọi là xã.

2. Các thành phố, thị xã, cụm phường sắp xếp mới có thể gọi là “đô thị” hay “quận” thay vì “phường.”

Rõ ràng cái áo xã, phường đã quá chật so với cơ cấu địa lý, dân cư mà nó mang.

Cách gọi không nên gò khuôn quá chật. Tùy từng không gian văn hóa, kinh tế mà linh hoạt gọi, để đơn vị cơ sở vẫn phát huy được cái hồn, cái truyền thống của mình.

Lưu Nhi Dũ - Bộ Nội vụ có gì đó sai sai ?


Một công văn của Bộ Nội vụ mà khiến nhiều người hiểu sai, kể cả những bloger nổi tiếng, thì quả là bất ổn. Đến nỗi nhiều tờ báo phải lên tiếng giải thích rằng: “Vẫn làm đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp xã theo kết luận 127 của Bộ Chính trị”.

Thực ra đọc kỹ, rất kỹ công văn 168/BNV-CQĐP của Bộ Nội vụ do thứ trưởng Trương Hải Long ký ngày 23/03/2025, mới hiểu là bộ này đề nghị các địa phương tạm dừng trình đề án sáp nhập, thành lập đơn vị cấp huyện, xã theo các nghị quyết năm 1211/2016 (sửa đổi, bổ sung tại nghị quyết 27/2022) và nghị quyết 35/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bộ này cũng đề nghị tạm dừng phân loại đơn vị hành chính các cấp…

lundi 24 mars 2025

Song Phan – Sao lại phải xóa tên các tỉnh cũ khi muốn tinh giản bộ máy hành chánh ?

Thấy bà con bàn về nhiều vấn đề rắc rối. Trong đó có vụ xóa tên, đặt tên, thay đổi địa chỉ ... và nhiều hệ lụy khác có thể có, khi thực hiện chủ trương ghép tỉnh để quản lý hành chính, kinh tế.

Ở đây mục đích chính dĩ nhiên là muốn quản lý một cách hiệu quả, tiết kiệm hơn ; chớ không phải để gây xáo trộn, rắc rối không cần thiết. Do đó, sao không nghĩ thoáng ra.

Cứ coi xã, huyện/quận, tỉnh cũ chỉ là những cấp địa lý hay bưu chính thuần túy, thay vì các cấp quản lý hành chánh. Hãy thử để mọi thứ yên như cũ về tên gọi. Muốn gom hai, ba tỉnh lại làm một thì cứ đặt cho đơn vị hành chính mới này một cái tên chẳng hạn như khu [hành chính] thay vì tỉnh.

Ngọc Vinh – Tên tỉnh mới và quê quán của quan lớn


Người dân đang đồn rùm lên rằng, tỉnh nào có người đang làm lớn ở bê cê tê thì được giữ nguyên tên khi sáp nhập, chẳng hạn Hưng Yên và Hà Tĩnh.

Hưng Yên nhập với Thái Bình, lấy tên là Hưng Yên. Thái Bình bị mất tên. Trong khi đó, Hà Tĩnh lúc đầu định nhập với Quảng Bình, cuối cùng lại được giữ nguyên con.

Hưng Yên thì các bạn biết quê ai rồi, còn Hà Tĩnh là quê của ông đương kim thường trực Bộ Chính trị.

Dương Quốc Chính – Lập pháp và hành pháp

Hôm qua thấy có công văn đề nghị tạm dừng đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện xã...

Nội dung trên khiến nhiều người hoang mang, chắc nghĩ là tạm dừng việc đang làm là nhập tỉnh, bỏ huyện, nhập xã/phường? Đại khái là nhiều người nháo nhác.

Thực ra là do họ lười đọc kỹ hoặc hiểu không kỹ mấy câu của công văn. Đó chỉ là dừng lại các kế hoạch cũ đã và đang triển khai. Ví dụ như việc thành lập thành phố Phú Mỹ đã lọt lưới, thành trò cười, vì vừa khai sinh xong là khai tử luôn.

samedi 22 mars 2025

Ngọc Vinh – Cẩn thận với sáp nhập


Tôi đồng tình với các ý kiến trên mạng của anh em về chuyện sáp nhập tỉnh thành. Họ đề xuất lãnh đạo đảng và nhà nước xem xét thấu đáo các yếu tố về địa lý, kinh tế và xã hội khi quyết định nhập hai, ba tỉnh thành làm một. Họ không chống lại việc sáp nhập mà chỉ muốn việc sáp nhập hợp lý.

Việc cắt vụn Tây Nguyên nhập với vùng duyên hải làm thành các tỉnh khác nhau, theo họ chưa hẳn là điều tốt.

Gom các tỉnh có núi và có biển làm một cũng chưa phải là điều tối ưu trong phát triển kinh tế.

Võ Khánh Tuyên – Chuyện nhớ nhung

Cuối tuần dông dài chút nha!

Bạn có để ý thấy rằng: Trong mấy bài thơ văn, đặc biệt là các bài hát xưa nay, nếu phải diễn tả chuyện "người yêu cũ" phải sang ngang cùng người khác, thể nào cũng ngầm cái ý rằng: Xót xa cho em phải về với bên ấy, người ấy, chắc không thể nào hạnh phúc, sung sướng và vui vẻ như...bên tui.

Nếu có ngoại lệ, chắc chỉ có trường hợp của Vũ Thành An. Trong Bài không tên cuối cùng, ban đầu ông cũng như vậy:

vendredi 21 mars 2025

Hà Phan – Nên dẹp luôn báo chí, phát thanh truyền hình tỉnh thành


Sắp tới sáp nhập tỉnh thành còn một nửa số như hiện nay ; thì ít nhất 30 đài phát thanh truyền hình, báo tỉnh sẽ không còn. Có nơi nếu nhập ba thành một thì dôi dư, mất việc và thừa người, trang thiết bị, trụ sở còn nhiều hơn nữa.

Rất thông cảm với đội ngũ báo chí địa phương mà không ít người sẽ lao đao một thời gian. Nhưng tôi nghĩ 30 đài, báo vẫn còn quá đông, nên giảm tối đa!

Tỉnh còn nhập, huyện còn bỏ, bộ ngành còn gọn được thì chuyện này cũng đừng nên ngoại lệ và sẽ được dân chúng ủng hộ.

jeudi 20 mars 2025

Dương Quốc Chính - Cách mạng tinh gọn

 

Đợt này sáp nhập các Bộ rồi tới tỉnh và bỏ huyện, dẫn tới các Sở bị hai lần sáp nhập. Ví dụ Sở Xây dựng nhập với Giao thông, thì bầu bán một hồi, tuột xích một mớ.

Nhưng chưa xong, nhiều sếp ngồi chưa ấm chỗ, chỉ tầm 3 tháng, thì lại nhập tỉnh, thì có khi lại bay ghế! Anh em quan huyện mới chạy được về Sở, chưa kịp ngồi thở thì lại chạy tiếp vì nhập tỉnh. Nhất là quan chức ở các tỉnh bé nhập vào tỉnh to.

Ví dụ TPHCM nhập với Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu, thì chắc là giám đốc Sở mới sẽ là giám đốc của TPHCM. Hai ông kia bị hạ xuống phó giám đốc và chắc còn có 7-8 phó giám đốc, do ba Sở trộn lại.

Nguyễn Khắc Nhượng – Tản mạn về việc đặt tên cho các tỉnh, thành phố sắp sáp nhập


Nếu sáp nhập tỉnh Quảng Nam hiện tại vào thành phố Đà Nẵng với tên gọi mới là thành phố Đà Nẵng, thì tên gọi Quảng Nam sẽ mất đi.

Các thế hệ về sau dần dà chẳng còn biết gì về địa danh Quảng Nam với lịch sử truyền thống, cũng như tính cách đặc trưng bao đời của người Quảng Nam nữa (tỉ như "Quảng Nam đất học", "Quảng Nam hay cãi"...).

Tương tự như Quảng Nam, nếu tỉnh Bình Định hiện tại sáp nhập vào Gia Lai với tên gọi mới là tỉnh Gia Lai, thì địa danh Bình Định cùng với lịch sử và tính cách con người liên quan đến địa danh này (tỉ như "Bình Định đất võ" với "con gái Bình Định cầm roi đi quyền", "Bình Định của Tây Sơn tam kiệt"...) sẽ mờ xóa dần trong ký ức của các thế hệ về sau.

Lưu Trọng Văn - Có nên xé lẻ Tây Nguyên ?


Tây Nguyên là một khối đặc thù kinh tế, văn hóa, sắc tộc, địa lý, khí hậu. Tính văn hóa sắc tộc và đặc thù kinh tế hầu như tập trung ở ba tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum. Hai tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông cũng là thành phần của Tây Nguyên nhưng mức độ đặc thù không bằng.

Việc sáp nhập tỉnh phải được hiểu là tạo nên Vùng đặc thù phát triển, vì có vậy mới có được nguồn lực tập trung thế mạnh của mình tạo nên sự khác biệt làm phong phú, đa dạng nền kinh tế, văn hóa, du lịch.

Gã kiến nghị nên sáp nhập Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum thành một tỉnh ở Nóc nhà Đông Dương có tên là “Tây Nguyên.”

mercredi 19 mars 2025

Võ Khánh Tuyên – Tên gọi lịch sử


Như vậy đã xác quyết: Việc sáp nhập các Tỉnh vào với nhau sẽ hoàn thành trước 31/08, và từ 1/9/2025 sẽ vận hành chính thức.

Tạm bỏ qua chuyện chi tiết cụ thể tỉnh nào nhập vô tỉnh nào, thấy dân tình bàn và tán chuyện tên tỉnh (mới) nhiều quá.

Và xuất hiện khá nhiều bài viết nghiêm túc, trịnh trọng mang tính cục bộ. Rằng thì là mà không được bỏ tên tỉnh cũ "của tui", nếu bỏ là "sai lầm nghiêm trọng", vì tỉnh cũ mang tính lịch sử từ thời XYZ mấy trăm năm trước. Rồi đủ thứ lý do được viện dẫn.

mardi 18 mars 2025

Dương Quốc Chính – Trả lại tên cho em

Mình thấy việc nhập tỉnh vừa rồi khiến rất nhiều người tâm tư vì nhiều địa phương bị mất tên. Cái tên nhiều khi nó có từ ngàn đời, thành kỷ niệm của đa số dân.

Việc nhập tỉnh mình thấy có hai quy tắc đặt tên tỉnh mới. Trường hợp 1 là dạng M&A, tức là tỉnh to, giàu mạnh, có lịch sử lâu đời hơn, đại khái là nổi trội hơn hẳn tỉnh còn lại, thì được lấy làm tên tỉnh mới, ăn nốt luôn cả tỉnh lỵ. Ví dụ Thái Nguyên ăn luôn Bắc Kạn, coi như xóa sổ tên Bắc Kạn? Tỉnh lỵ cũng ăn nốt. Hay TPHCM "thâu tóm" luôn Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, ăn cả tên lẫn tỉnh lỵ.

Trường hợp 2, là hai tỉnh tương đối ngang cơ nhau, như Tây Ninh và Long An, thì lấy tên tỉnh mới là Tây Ninh, nhưng tỉnh lỵ ở Long An. Hay Bắc Ninh nhập Bắc Giang thì tên tỉnh là Bắc Ninh nhưng tỉnh lỵ ở Bắc Giang. Đại khái ông mất tên, ông mất vị trí trung tâm, một ông được tiếng, một ông được miếng, được tỉnh lỵ có lẽ ngon hơn được tên.

Hoàng Nguyên Vũ - Tên của quê hương

Một chuyện dở khóc dở cười, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An từng sáp nhập hai xã là Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu. Chính quyền muốn cả hai xã đều có phần trong cái tên nên gọi là…Đôi Hậu.

Dĩ nhiên, đó là một cái tên rất xấu và gợi những suy nghĩ thiếu lành mạnh, nên dân tình phản đối. Rồi nếu lấy tên Quỳnh Đôi thì Quỳnh Hậu không chịu, nếu lấy Quỳnh Hậu thì Quỳnh Đôi không ưng vì dẫu sao Quỳnh Đôi là địa danh văn hóa, gắn với biểu tượng Hồ nữ sĩ. Cuối cùng thì chưa thành “đôi”, hồn xã nào xã nấy giữ.

Thế mới thấy, đặt tên không hề dễ dàng. Tên của quê hương, phải gần gũi, phải là những gì đã có và những gì vừa bền vững nhưng lại vừa thể hiện độ lớn mạnh.

Võ Nhật Thủ - Lạm bàn sáp nhập


Mấy ngày ni Facebook cứ như mấy nàng sắp đẻ là cứ quằn quại vụ sáp nhập, đặt tên sắp tới của Quảng Nam - Đà Nẵng.

Với tui, trải nghiệm thay đổi tên nơi quê cha đất tổ thấm rồi. Khi tui sinh ra bốn, năm tuổi tui biết xã tui là Kỳ Bình. Khi đi học biết quận tui là quận Tam Kỳ, tỉnh tui là tỉnh Quảng Tín. Là một học sinh tiểu học ngày đó tui cũng tự hào lắm về tên gọi các cấp của quê mình nhứt là xã Kỳ Bình của tui.

Sau 1975 Kỳ Bình đã cáo chung vì sang trang lịch sử, xã tui đã thay tên đổi họ. Một cái tên họ lạ hoắc lạ hươ, cho đến bi chừ đến người cao niên cũng ko biết nguồn gốc có từ đâu: Tam Thành.

Mai Quốc Ấn – Sáp nhập nhưng nên giữ gìn bản sắc


Cho tới giờ tôi không tìm hiểu về bất cứ tin hành lang nào (thường là đúng sau đó) về việc sáp nhập tỉnh thành.

Thiển nghĩ, đã vị quốc thì dù lúc “khắc xuất” hay khi “khắc nhập” thì người dân mỗi tỉnh cũng đều là đồng bào. Vì quốc gia chỉ có một!

Những tranh cãi kiểu phở Sài Gòn không ngon bằng phở Hà Nội thường đến từ sự yếm thế của những cá nhân ít trải nghiệm nhưng “giàu” tiểu khí. Thậm chí những phân biệt ấy có thể đến từ nhiệm vụ của tình báo Hoa Nam.