Affichage des articles dont le libellé est Thuộc địa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thuộc địa. Afficher tous les articles

mercredi 8 mai 2024

Dương Quốc Chính - Tại sao chế độ thuộc địa sụp đổ ?

Giáo dục lịch sử quan trọng nhất là phải để người học/đọc trả lời được các câu hỏi tại sao, nhân quả, thay vì học thuộc lòng các sự kiện, các chi tiết lặt vặt nặng về tiểu tiết kỹ thuật. Có nhiều người hỏi mình câu này, mà mình nghĩ là rất cơ bản, ai cũng đã từng học lịch sử về Điện Biên Phủ nhưng vẫn phải hỏi:

1. Tại sao Việt Minh và Pháp lại lôi nhau lên tận Điện Biên Phủ là xứ khỉ ho cò gáy để đánh nhau? Sao Việt Minh không kéo quân về mà chiếm Hà Nội luôn cho rồi?!

2. Sao Việt Minh đánh thắng Điện Biên Phủ rồi mà không thừa thắng xông lên chiếm luôn Hà Nội đi?

dimanche 24 mars 2024

Lê Nguyễn - Một bất ngờ đã không xảy đến trong lịch sử

 

KHI MIỀN NAM SUÝT TRỞ THÀNH MỘT TỈNH CỦA NƯỚC ĐỨC

Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra với thất bại nghiêng về phía Pháp. Điều này làm trầm trọng thêm những khó khăn mà đế quốc Pháp gặp phải về mặt tài chính vào những năm cuối thập niên 1860. Trong cuộc chiến tranh trên, một vài sự kiện liên quan đến thuộc địa Nam kỳ đã không được các tài liệu nghiên cứu sau này đề cập đến.

Theo J. Bouault, tác giả quyển La Cochinchine et la guerre de 1870-71 (Nam kỳ và cuộc chiến năm 1870-71) đăng trên Tạp chí lịch sử thuộc địa Pháp tháng 11.1929, tin tức về cuộc chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ vào tháng 7.1870 đã lan tới Sài Gòn vào ngày 05.08.1870, và nhiều thiệt hại của quân đội Pháp ghi nhận được vào ngày 25.09.1870.

Tuy nhiên, đó chỉ là tin không chính thức trong nội bộ các viên chức Pháp. Mãi đến ngày 20.10, Thống đốc Nam kỳ Cornulier mới được thông báo chính thức. Bouault đã viết về sự kiện này như sau (trích):

jeudi 29 février 2024

Dương Quốc Chính - Sự tiến hóa của chế độ thực dân

 

Cứ lần nào nhắc đến chuyện thực dân đô hộ...là anh em thiện lành, bò đỏ nhảy dựng lên chửi phản động, tự hào dân tộc dâng lên cuồn cuộn. Đọc thấy buồn cười. Đấy là do anh em không có góc nhìn đủ rộng mà thôi.

Khi có nghiên cứu liên ngành đủ rộng, không còn thuần túy lịch sử nữa, mà combo sử, địa, văn, kinh tế, chính trị, triết học thì phải thấy rằng chế độ thực dân nó là tất yếu lịch sử.

Thời tư bản hoang dã, người bóc lột người là chuyện đương nhiên, như động vật ăn thịt lẫn nhau trong chuỗi thức ăn. Anh em nhìn thực dân Anh, Pháp tàn sát, cai trị thổ dân phải thấy giống đàn sư tử truy đuổi hươu nai, linh dương, trâu rừng để ăn thịt. Loài người cũng là động vật ăn tạp và ăn nhiều thịt vậy thôi. Con khỏe mạnh hơn sẽ ăn thịt con già yếu. Quốc gia, dân tộc mạnh sẽ xâm lược, sáp nhập, tiêu diệt quốc gia yếu kém hơn.

mercredi 28 février 2024

Mai Quốc Việt - Một status buồn

 

Chẳng cần xem, bằng trải nghiệm của một nhà hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam tôi biết chính xác phim Đào, Phở và Piano nói gì? Đào & Phở là của Hà Nội, còn Piano là của người Pháp... Phim đánh nhau phải rõ ai ta ai địch.

Một kỷ niệm buồn. Năm 1998 thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 300 năm ngày thành lập.

Ai cũng thừa biết người Pháp đã xây Sài Gòn. Liệt kê nhé, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Sài Gòn, qui hoạch phố cổ Catinat, Nhà hát thành phố, trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố, ga xe lửa Sài Gòn, cầu Đỏ, Thảo Cầm Viên, khách sạn năm sao Continental, khách sạn năm sao Majestic, cảng Ba Son, cảng Sài Gòn, công viên Tao Đàn, các trường học…

vendredi 20 octobre 2023

Dương Quốc Chính - Phim Đất rừng phương Nam lật sử ở đâu ?

 

Nói đi cũng phải nói lại, phim Đất rừng phương Nam cũng có lật sử đó, nhưng mà lật ở chỗ các phe khen hay chửi đều không ngờ tới hoặc không muốn nghĩ tới. Đó là phóng đại về sự tàn ác của chế độ thực dân.

Từ đầu đến cuối phim, khán giả thấy rằng xứ Nam Kỳ y chang như một vùng đất vô pháp vô thiên, như miền Tây hoang dã bên Mỹ, khi mà cứ thích là bắn giết. Lính thuộc địa và quan Tây đều hết sức tàn bạo, bắn giết người như ngóe không cần xử án.

Như chi tiết mẹ bé An, rõ ràng là dân thường đứng ôm con mà bị thằng lính ta giương súng điềm nhiên bắn thẳng chứ không phải đạn lạc.

mardi 10 octobre 2023

Dương Quốc Chính - Tư cách độc lập

 

Có một đặc điểm chung của hậu thuộc địa. Đó là khi thằng thực dân bị đánh đuổi hay tự rút, là thuộc địa thường rơi vào nội chiến, đa số dính độc tài.

Một số nước may mắn tự thoát độc tài và dân chủ hóa rồi giàu mạnh, đa số còn lại chìm trong độc tài, thủ dâm dân tộc và nghèo đói, hoặc xung đột tôn giáo, sắc tộc triền miên.

Thường thì chủ nghĩa cộng sản trỗi dậy ở các nước cựu thuộc địa này, chứ không thể phát triển ở các nước tư bản, thực dân cũ, dù lý thuyết cộng sản thì mọc ra từ Anh và Đức.

samedi 2 septembre 2023

Dương Quốc Chính - Chuyện gì xảy ra nếu không có Cách mạng tháng Tám ?

 

Nhiều người Việt vẫn nghĩ là nếu Việt Minh không cướp chính quyền thì Việt Nam vẫn còn là thuộc địa. Có đứa cuồng thì bảo không có đảng, không có bác, thì không có mày! Có người lại nghĩ là không có Cách mạng tháng Tám thì Việt Nam chắc chắn thoát cộng sản.

Vậy mình thử phân tích một giả định là nếu Việt Minh không cướp chính quyền và không có ngày 02/09 với tuyên ngôn độc lập, thì Việt Nam sẽ ra sao?

Tất nhiên mình không thể giả định rồi chém gió phét lác lăng nhăng, mà phải dựa trên logic và dựa trên các tình huống tương tự ở các nước lân cận có cùng hoàn cảnh.

jeudi 17 août 2023

Nguyễn Thông - Lý sự... cùn (2)

Trường hợp thứ hai liên quan tới tút (status) của một “nhà” khác. Nói cho công bằng, đây là người hiểu biết khá rộng, nhiều kiến thức, tư liệu phong phú, đa dạng.

Nhiều tút của anh này giống như một kiểu Gu gồ (Google) cho người đọc thêm hiểu biết, còn sự chính xác tới đâu thì tùy nguồn. Nhưng tới cái tút vừa rồi lại có vấn đề, copy lại tài liệu đăng trên trang của một hội đoàn quốc doanh.

“Nhà” đưa ra nhiều dẫn chứng về sự cai trị của Pháp đối với các nước thuộc địa, nhân vụ đảo chính ở Niger. Cũng không rõ “nhà” ủng hộ hay lên án phe đảo chính - lực lượng quân sự vừa lật đổ và bắt giam vị tổng thống dân cử. “Nhà” chỉ lý luận và phân tích rằng bọn Pháp từ xưa tới nay chả tốt đẹp gì, ở bất cứ xứ thuộc địa nào.

vendredi 11 août 2023

Lê Học Lãnh Vân - De Gaulle, hào quang và bí mật

 

Đó là một phim về tướng De Gaulle, có tựa tiếng Pháp là “De Gaulle, L’ Eclat et Le Secret”, được chiếu lại trên TF5 tuần rồi và tuần này.

Nước Pháp hùng mạnh, đương thời đệ nhị đế quốc trên thế giới, đầu thế chiến 2 đứng trong phe Đồng Minh bị Đức thuộc phe Trục đánh thua xiểng liểng. Thống chế Pétain lập chính phủ, dời đô về Vichy, hợp tác với phe Trục, thực chất là đầu hàng Đức.

Trong lịch sử, De Gaulle được nhìn nhận như người lãnh đạo chính phủ lưu vong của nước Pháp Tự do, đứng về phía Đồng Minh chống lại chính phủ Vichy của Pháp.

vendredi 24 juin 2022

Trần Trung Đạo - Mộ yêu nước, mộ thực dân

 

Năm ngoái một người bạn Facebook hỏi nhưng không nhớ là ai nên góp ý chung ở đây. Câu hỏi là tại sao có Tây Ban Nha trong Liên Quân Pháp-Y Pha Nho đánh Việt Nam rồi bỗng dưng biến mất khỏi chiến tranh thuộc địa?

Trước 1975,  chúng ta học về giai đoạn thực dân Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam có mặt của Tây Ban Nha và được gọi là liên quân Pháp-Y Pha Nho.

Tây Ban Nha không có ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Lúc đó Tây Ban Nha đã có thuộc địa ở Á Châu là Philippines. Ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa là của Pháp. Nhiều thế kỷ trước đó Tây Ban Nha đã có những dòng tu truyền đạo tại Việt Nam và Cambodia. Vào thời điểm 1850, cả Pháp lẫn Tây Ban Nha đều có các nhà truyền đạo bị triều đình nhà Nguyễn bắt giữ.

mercredi 27 novembre 2019

Trương Nhân Tuấn - Phê bình việc luận tội mấy ông cố đạo


Nếu có nghiên cứu lịch sử Việt Nam (khách quan một chút) thì ta phải nhìn nhận là nếu không có Pháp "đô hộ" Việt Nam, thì Việt Nam cũng trở thành thuộc địa của một đế quốc Tây phương khác (như Anh, Tây Ban Nha...). 

Việt Nam cũng có rất nhiều cơ hội để trở thành một "tỉnh" của Trung Quốc. Và ta cũng thấy rằng "chữ quốc ngữ" của các ông cố đạo không hề là phương tiện để thực dân chinh phục Việt Nam

Việt Nam bị lệ thuộc Pháp là do "tình cờ địa lý" chớ không hề do "tham vọng lãnh thổ" của đế quốc Pháp. Mục tiêu chinh phục của Pháp thời đó, cũng như Anh và các đế quốc Tây phương khác, là lục địa Trung Hoa. Lục địa này cực kỳ giàu có vì đông dân lại nhiều vàng bạc, ngọc ngà châu báu tơ lụa... trong khi quân sự lại yếu kém. Việt Nam thời đó, nhìn lại qua hình ảnh của các nhà du hành Pháp, rõ ràng kém mở mang, nếu không nói là cực nghèo, không có gì để gợi lòng tham của đế quốc. (Nếu không thì Việt Nam đã bị Anh chiếm trước cả Pháp).

jeudi 15 août 2019

Mạnh Kim - Thatcher đã mất Hồng Kông như thế nào?



Chuyến công du Bắc Kinh tháng 9-1982 của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher là một trong những cột mốc quan trọng đưa đến việc Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc. Trong chuyến đi này, khi hai bên còn thương thảo, Đặng Tiểu Bình đã dọa rằng nếu Anh không chấp nhận điều kiện Bắc Kinh, Trung Quốc có thể chiếm Hồng Kông bằng vũ lực.

Tại sao phải trả Hồng Kông cho Trung Quốc?

Vương quốc Anh sở hữu Hồng Kông bằng ba hiệp ước, liên quan ba vùng đất trên lãnh thổ Hồng Kông: Hiệp ước Nam Kinh 1842; Hiệp ước Bắc Kinh 1860 và Hiệp định mở rộng lãnh thổ Hồng Kông 1898. 

“Nam Kinh Điều Ước” nói đến việc nhà Thanh chấp nhận nhượng vĩnh viễn (“thường viễn”) đảo Hồng Kông (hòn đảo phía Nam Đặc khu Hồng Kông hiện tại) – như một “chiến lợi phẩm” đối với Anh sau Cuộc Chiến Nha phiến lần thứ nhất; “Bắc Kinh Điều Ước” liên quan việc nhà Thanh chấp nhận nhượng vĩnh viễn bán đảo Cửu Long (sau Cuộc Chiến Nha phiến lần hai); và Hiệp định 1898 liên quan việc cho thuê khu Tân Giới trong 99 năm (hết hạn ngày 30-6-1997).

jeudi 5 juillet 2018

Sihanoukville, thuộc địa Trung Quốc ?

Lối vào một sân bay do tập đoàn Trung Quốc Union Development Group xây dựng ở Koh Kong, Cam Bốt, từ đây có thể đi thẳng đến các bãi biển Sihanoukville.

Vài chữ Hán và những số điện thoại hiện lên trên các tòa nhà và khu đất trống ở Sihanoukville, với các lời rao mua bán. Thành phố cảng Cam Bốt bên bờ vịnh Thái Lan, theo nhận xét của Le Monde Diplomatique, từ vài tháng qua đã trở thành vùng đất hứa cho các nhà đầu tư Trung Quốc. 
Trên quảng trường Độc Lập, hai tòa nhà đang xây dựng của phức hợp Blue Bay cao đến 38 tầng, đè bẹp tất cả quang cảnh xung quanh. Tại phòng giao dịch, các brochure (tài liệu quảng cáo) để sẵn được in bằng Hoa ngữ và tiếng Anh. Cô nữ nhân viên, trước ma-két dự án, giới thiệu : « Chúng tôi đã bán hết toàn bộ các căn hộ trong tòa tháp thứ nhất, và 65% của tòa tháp thứ hai. Khách hàng chúng tôi là người Trung Quốc, Cam Bốt và Singapore ».