Đêm
25.08, Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn thuộc Ủy ban Thương mại và Vũ trang của
Thượng viện Hoa Kỳ đã đến thủ đô Đài Bắc trên một chiếc máy bay quân sự của Mỹ,
đoạn phim truyền hình trực tiếp từ sân bay Songshan ở trung tâm thành phố này
cho thấy.
Bà
được ông Douglas Hsu, Tổng giám đốc Bộ Ngoại giao Đài Loan, chào đón trên đường
băng sân bay.
Vừa
xuống sân bay, bà Blackburn đã tuyên bố: "Tôi
sẽ không bị Trung Quốc Cộng sản ức hiếp mà quay lưng lại với hòn đảo này."
Tổng
thống (TT) Nga Vladimir Putin sau thời gian đầu đe dọa dùng biện pháp quân sự
can thiệp nếu Phần Lan gia nhập NATO, nhưng giờ xìu xuống, nhắc nhở “mối quan hệ ngoại giao của hai nước sẽ bị
ảnh hưởng xấu”. Tuy nhiên nhà độc tài đã “cấm vận” không bán nguồn điện
năng cho Phần Lan nữa.
Trong
cuộc điện đàm, TT Vladimir Putin còn tha thiết trấn an TT Phần Lan, Sauli
Niinistö, là đừng có lo sợ vì: “Từ bỏ
chính sách trung lập truyền thống sẽ là một sai lầm, vì hỏng có mối đe dọa nào
(của nước Nga) đối với nền an ninh của Phần Lan cả”.
Thiệt
hôn? Ông hỏng nhớ Liên Xô đã xâm lăng Phần Lan mấy lần rồi à?
Chính phủ Ukraine có thể an tâm. Nước
Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ Ukraine, ít nhất từ nay đến năm 2024! Như kinh nghiệm
Việt Nam Cộng Hòa cho thấy, nguồn viện trợ đó còn tiếp tục bao lâu, phải chờ
coi hồi sau mới rõ!
Nghị
sĩ Mitch McConnell dẫn một phái đoàn các nghị sĩ Cộng Hòa bất ngờ bay qua Kyiv,
thủ đô Ukraine, bắt tay Tổng thống Volodymyr Zelensky. Mấy bữa trước, ông
Zelensky đã gặp bà Nancy Pelosi (California) và một phái đoàn dân biểu đảng Dân
chủ.
Cả
hai cuộc viếng thăm đều nhằm chứng tỏ Quốc hội Mỹ ủng hộ dân Ukraine trong cuộc
chiến chống quân Nga xâm lược. Nhưng đó cũng là những hoạt động nằm trong khuôn
khổ cuộc vận động tranh cử quốc hội Mỹ cuối năm nay.
Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki gởi về bài tường trình :
« Kể
từ khi khởi đầu các cuộc thảo luận về kế hoạch cải cách, thượng nghị sĩ
Joe Manchin có lẽ là mắt xích ít tin cậy nhất của phe Dân Chủ. Rất
nhiều lần, ông Manchin đã bày tỏ sự hoài nghi, và trở thành thượng nghị
sĩ cần phải thuyết phục, thậm chí ve vãn để bảo đảm có được lá phiếu của
ông tại Thượng viện. Tuy nhiên khi đảng Dân Chủ nghĩ rằng đã có đủ sự
ủng hộ của tất cả các đại biểu, thượng nghị sĩ của bang West Virginia
lại chắn lối. Việc này có nguy cơ gây phức tạp thêm cho nhiệm vụ của
Chuck Schumer, thủ lãnh phe Dân Chủ ở Thượng viện.
Từ khi ra đi khỏi Nhà Trắng ngày 20/01, ông Donald Trump không còn
thấy xuất hiện trước công chúng. Nhưng cư dân mới của Palm Beach vẫn
chơi gôn, môn thể thao ưa thích của ông như lúc còn đương nhiệm. Donald
Trump đã mở văn phòng cựu tổng thống từ ngày 25/01.
Trong cuộc bỏ
phiếu mới đây, các thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã cho thấy khả năng truất
phế cựu tổng thống trong phiên luận tội bắt đầu từ ngày 09/02 là khó thể
thực hiện được. Hôm thứ Ba 26/01, chỉ có năm thượng nghị sĩ Cộng Hòa
ngả theo phía Dân Chủ. Đại đa số (45/50) phản đối tiến trình này. Thế
nên khó có việc có thêm 17 lá phiếu của Cộng Hòa để hội đủ 67 phiếu cần
thiết, dù một tuần trước đó thủ lãnh đảng bảo thủ ở Thượng viện, Mitch
McConnell (Kentucky) lên án ông Trump về vụ bạo động.
Trước
khi bàn về quan điểm “dân chủ xã hội”, một hình thái kinh tế xã hội được một số
người cổ vũ, có lẽ nên nhắc đến Phong trào Cấp Tiến (Progressive Movement) vì
đây là lực cần thiết để thúc đẩy quan điểm “dân chủ xã hội” thuần túy lý thuyết
thành hiện thực xã hội.
Theo
tự điển Oxford, Phong trào Cấp Tiến (Progressive Movement) gồm những người ủng
hộ hay biện hộ cho các chính sách cải cách xã hội.
Theo
tự điển Cambridge, Phong trào Cấp Tiến là một phong trào xã hội hoặc chính trị
nhằm đại diện cho lợi ích của người dân bình thường thông qua thay đổi chính
trị và hỗ trợ các hoạt động của chính phủ.
Thượng
nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley vừa thông báo sẽ phản đối việc chứng nhận kết quả
vào ngày 6.1.
Việc
ông Hawley trở thành thượng nghị sĩ đầu tiên thông báo phản đối, cộng với việc
một số dân biểu Cộng hòa đưa ra cam kết tương tự trước đó, sẽ cho phép kích
hoạt quy trình tranh luận về cáo buộc gian lận, bất thường trong bầu cử ở Quốc
hội.
Theo
đó, Thượng viện và Hạ viện sẽ rút về nhóm họp riêng để thảo luận trong hai
tiếng cho mỗi bang. Nghĩa là nếu có sáu bang bị phản đối thì sẽ thảo luận tới
12 tiếng.
Đã đến lúc phải bảo
vệ phòng tuyến cuối cùng trước làn sóng thiên tả xã hội chủ nghĩa (XHCN) đang
tràn ngập ở Hoa Kỳ.
Phòng tuyến ấy là
cuộc bầu cử lại (runoff election) ở tiểu bang Goergia vào ngày 5 tháng giêng
tới giữa hai Thượng Nghị Sĩ (TNS) Cộng Hòa David Perdue và Kelly Loeffler đối
đầu với hai TNS đảng Dân Chủ Jon Ossoff và Raphael Warnock.
Nếu hai cứ điểm
David Perdue và Kelly Loeffler ở Goergia thất thủ thì phòng tuyến của phe Cộng Hòa
ở Thượng Viện sẽ tan vỡ. Khi ấy có thể là Joe Biden đã lên làm Tổng Thống rồi,
ông ta có cả hai Thượng và Hạ Viện trong tay để tung chiêu. Không những các
chính sách của chính quyền Donald Trump đã thành luật sẽ bị tiêu tùng mà những
đạo luật mới thiên tả và XHCN sẽ được Quốc Hội thông qua và trở thành luật mới.
Đây
là phiên điều trần thứ hai của hai ông chủ công nghệ truyền thông mạng xã hội
lớn nhất hiện nay, Zuckerberg (Facebook) và Dorsey (Twitter) tại Thượng viện
Hoa Kỳ.
Thượng
viện Hoa Kỳ đang xem xét để sửa đổi Mục 230 (là một phần của luật Internet ở
Hoa Kỳ, Chuẩn mực Truyền thông, được đưa ra từ năm 1996), nằm trong Đạo luật
truyền thông 1934. Mục 230 chỉ gồm 26 từ - ngắn gọn và trọng tâm, nhưng nó đã
có một ảnh hưởng quá lớn.
Hiểu
đơn giản, Mục 230 định nghĩa các mạng xã hội chỉ là nhà cung cấp dịch vụ
(platform), không phải là nhà xuất bản, do đó họ được miễn
trừ trách nhiệm về nội dung bên thứ ba đăng tải (người dùng). Mục này
cho phép các platform có quyền kiểm duyệt (xóa/chặn) các nội dung không phù hợp
với tiêu chuẩn của platform đặt ra. Điều này lại xung đột với Tu chính án Số 1
-Tự do ngôn luận.
Nạn nhân đầu tiên
của cuộc điều trần của bà Thẩm Phán Amy Coney Barrett mấy ngày qua ở Thượng
Viện Hoa Kỳ lại chính là thượng nghị sĩ (TNS) Dianne Feinstein của đảng Dân Chủ
thuộc tiểu bang cấp tiến California.
Bà Dianne
Feinstein là một chính khách kỳ cựu 87 tuổi, thuộc khuynh hướng cấp tiến
“Liberal” và đã từng giữ chức Thị Trưởng của San Francisco. TNS Dianne
Feinstein cũng rất nổi tiếng trong nỗ lực tịch thu các loại súng trường tấn
công như AR-15 và AK-47 khỏi thị trường dân sự. Những người cổ võ Tu Chính Thứ
Hai của Hiến Pháp không thể thích được bà này.
Trong tiến trình
thẩm tra Thẩm Phán Amy Coney Barrett, TNS Dianne Feinstein đã cố ép Thẩm Phán
Barrett phải trả lời về quyết định sẽ hủy bỏ luật cho phép phá thai (Roe v.
Wade) trong tương lai. Tuy nhiên Thẩm Phán Barrett từ chối trả lời trực tiếp
câu hỏi ấy, nói bà sẽ quyết định khi vụ án xảy ra và sẽ dựa vào luật pháp để
phán xét.
Hoa Kỳ có những
nữ khoa học gia, nữ phi hành gia, nữ phi công tác chiến lỗi lạc không thua kém
nam đồng nghiệp. Lần này thế giới được biết thêm một phụ nữ Mỹ uyên thâm về
ngành luật.
Hai hôm nay dân
Mỹ chứng kiến thủ tục phê chuẩn (confirmation) bà Thẩm Phán Amy Coney Barrett ở
Thượng Viện Hoa Kỳ vào chức vụ Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện.
Vị trí Thẩm Phán
Tối Cao Pháp Viện của bà Amy Barrett sẽ làm thiên lệch cán cân “bảo thủ - cấp
tiến” 6/3 và bà lại được Tổng Thống Donald Trump tiến cử ở thời gian cuối cùng
trước ngày bầu cử, nên sóng gió đùng đùng nổi lên. Đảng Dân Chủ ở Thượng Viện
Hoa Kỳ huy động toàn thể lực lượng và trí tuệ của họ, hầu chặn đứng một người
phụ nữ mà họ cho rằng đó là một “âm mưu bí mật” (scheme) của đảng Cộng Hòa.
Thượng nghị sĩ
Roger Roth, chủ tịch Thượng viện Cơ quan Lập pháp bang Wisconsin (Mỹ), nhận
được email từ chính phủ Trung Quốc "nhờ vả" ông bảo trợ một nghị
quyết ca ngợi phản ứng của Bắc Kinh trước dịch COVID-19.
Đính kèm là một
bản dự thảo nghị quyết được viết sẵn, trong đó đầy những luận điểm và tuyên bố
của nhà cầm quyền Trung Quốc, để ông Roth đưa ra biểu quyết.
Bức phù điêu về TNS John McCain bên hồ Trúc Bạch, Hà Nội.
Đôi lời :
Tuy không đồng ý với tác giả ở đoạn gần cuối bài, nói rằng thượng nghị sĩ John
McCain « chưa xứng gọi là quân tử », nhưng Thụy My cũng xin
đăng lại ở đây.
(NgườiViệt 02/09/2018) -“Tôi đã nỗ lực để tận tình phục vụ quê hương chúng ta. Đôi
khi tôi có lầm lẫn, nhưng tôi hy vọng lòng yêu nước của tôi được quý vị coi nặng
hơn những lỗi lầm nhỏ.” (Trích thư vĩnh biệt của Thượng Nghị Sĩ
John McCain ngày 27 Tháng Tám, 2018)
Người
xưa có nói “cái quan luận định” (đậy nắp hòm rồi mới có thể khen chê hay
dở!)
Trường
hợp Thượng Nghị Sĩ John McCain, không những nắp hòm đã đậy mà quan tài cũng đã
đem chôn, nói vài lời về ông cũng là việc phải.
Thượng nghị sĩ John McCain được chào đón tại Kiev năm 2013.
(NgườiViệt 01/09/2018)Thượng Nghị Sĩ John S. McCain không những được
ca ngợi và vinh danh ở Hoa Kỳ mà trên toàn vùng Đông Âu và ở Ukraine cũng như ở
Georgia. Điều chắc chắn là ông, tuy vậy, sẽ không được vinh danh ở Nga, nơi mà
nhà cầm quyền gọi ông là kẻ thù ngay cả khi ông đã qua đời. Nhưng, sự minh bạch
của lập trường của ông về Nga sẽ được mọi người ở những láng giềng của Nga luyến
tiếc, và có lẽ ngay cả chính các nhà tuyên truyền của điện Kremlin nữa.
Thủ Tướng
Ba Lan Mateusz Morawiecki nhớ đến ông McCain là “một người bạn đã chứng minh
lòng thành cho Ba Lan” và một “nhà bảo vệ không ngưng nghỉ cho tự do và
dân chủ.” Tổng Thống Ukraine Petro Poroshenko tiếc thương ông như là “người
bạn quý nhất của Ukraine” vốn đã có “đóng góp vô giá” cho tự do và
dân chủ ở nước ông. Tổng Thống Georgia Giorgi Margvelashvili gọi ông là “một
anh hùng quốc gia của Georgia.”
Các cựu tổng thống Mỹ hiện diện ở các hàng ghế đầu bên trái trong
tang lễ thượng nghị sĩ John McCain tại Vương cung thánh đường
Washington ngày 01/09/2018.
Trong bối cảnh đời sống chính trị nước Mỹ đang
chệch dần đi, theo xu hướng cực đoan, tấn công cá nhân, thượng nghị sĩ
John McCain vừa quá cố và được cả nước Mỹ vinh danh, là hiện thân cho
hình ảnh của sự văn minh, tôn trọng đối thủ.
Một giai đoạn trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008 khiến người ta còn nhớ mãi.
Trong
một cuộc mít-tinh, một phụ nữ lớn tuổi nói với ứng cử viên Cộng Hòa
rằng bà không thể tin được ứng cử viên Dân Chủ Barack Obama, vì « đó là một người Ả Rập ».
« Không, thưa bà » - thượng nghị sĩ tiểu bang Arizona nghiêm giọng trả lời. « Đó là một người cha đáng tôn trọng trong gia đình, và là một công dân mà tôi chỉ có những bất đồng về các chủ đề căn bản ». Khi bày tỏ sự ngưỡng mộ đối thủ như thế, ông đã bị người ủng hộ la ó phản đối.
Người dân Mỹ mang hoa và di ảnh Nghị Sĩ John McCain đặt trước văn phòng của ông ở Phoenix, Arizona, hôm 26 Tháng Tám, 2018, bày tỏ lòng tiếc thương, một ngày sau khi John McCain qua đời. (Hình: Getty Images)
(NgườiViệt 28/08/2018)Năm 2000, Nghị Sĩ John McCain muốn được đảng Cộng
Hòa đưa ra tranh cử tổng thống. Ông bị George W. Bush đánh bại. Năm 2008, ông
McCain được toại nguyện nhưng lại thua Barack Obama. Ông thua một phần cũng vì
di sản của ông Bush: Kinh tế Mỹ đang rơi vào cơn “Đại Suy Thoái” và dân
Mỹ bắt đầu chán cuộc chiến tranh Iraq bắt đầu 5 năm trước đó.
Nhưng
trong tang lễ của cố nghị sĩ McCain, hai đối thủ cũ George W. Bush và Barack
Obama được mời tới đọc điếu văn. Họ sẽ bày tỏ lòng kính trọng đối với một con
người đặt danh dự và nghĩa vụ lên trên quyền lợi cá nhân mình, trong thời chiến
cũng như thời bình.
George
W. Bush không quên rằng John McCain đã bỏ qua những đòn tranh cử(nhiều khi
không hoàn toàn trong sáng), mà ủng hộ hầu hết các quyết định quan trọng nhất của
vị tổng thống cùng đảng trong hai nhiệm kỳ.
Mặc dù đang điều trị trọng bệnh, thượng nghĩ sĩ John McCain vẫn đến Thượng viện để bỏ phiếu ngày 6/12/2017.
Từ một năm qua, nghị sĩ Cộng
Hòa của bang Arizona - cựu phi công, người hùng trong chiến tranh Việt
Nam - John McCain phải chống chọi với một dạng ung thư não nguy hiểm
nhất. Ngay sau khi loan báo ngưng điều trị, có nghĩa là chẳng bao lâu
nữa khuôn mặt rất được tôn trọng trên chính trường Hoa Kỳ sẽ qua đời, đã
có vô số những lời vinh danh ông từ cả hai phía Cộng Hòa lẫn Dân Chủ.
Từ San Francisco, thông tín viên RFI Eric de Salve ghi nhận :
«
Từ một năm qua, John đã vượt quá mọi tiên lượng sống, những tiến triển
của căn bệnh đã làm nên quyết định cuối cùng ». Gia đình thượng nghị sĩ
John McCain đã viết như trên, khi loan báo việc ngưng điều trị.
Ông John McCain trả lời trong cuộc họp báo ngày 25/10/2017 tại Washington.
Việc thượng nghị sĩ John McCain phản đối đề nghị bổ nhiệm bà Gina Haspel làm giám đốc CIA là không quan trọng, vì « dù sao thì ông ấy cũng sắp chết ».
Phát biểu trên đây của một cố vấn Nhà Trắng đối với một chính khách rất
được tôn trọng tại nước Mỹ đã gây phản ứng dữ dội. Ông John McCain,
người hùng trong chiến tranh Việt Nam, cựu ứng cử viên tổng thống, hiện
đang nằm viện vì bị ung thư não.
Thông tín viên RFI Eric de Salve từ San Francisco cho biết thêm chi tiết :
Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, Trường
Sa, Biển Đông, nơi đang có tranh chấp với nhiều bên. (Ảnh vệ tinh do
CSIS công bố ngày 06/06/2017.
Thượng viện Canada hôm qua
24/04/2018 đã thông qua nghị quyết chỉ trích thái độ hung hăng và sự
bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Tờ Globe and Mail xuất bản
tại thủ đô Ottawa cho biết như trên.
Nghị quyết tố cáo « sự leo thang và thái độ thù địch của Trung Quốc »,
kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng
không, theo như quy định của luật quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển (UNCLOS). Bên cạnh đó cần chấm dứt việc xây dựng các đảo nhân
tạo và quân sự hóa Biển Đông.
Việc Thượng viện
Canada điểm mặt chỉ tên Trung Quốc như vậy là hành động hiếm thấy, vào
thời điểm chính phủ của ông Trudeau đang tìm cách mở ra các cuộc đàm
phán về thương mại với Bắc Kinh. Nghị quyết được thông qua với 43 phiếu
thuận trong đó có các lá phiếu của đại diện chính phủ đảng Tự Do, 29
phiếu chống và 6 vắng mặt.
Hai thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa : Jeff Flake (T) bang Arizona và Bob Corker, bang Tennessee, tại Washington, ngày 24/10/2017.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 24/10/2017 đã
đến Quốc hội ăn trưa với các đại biểu đảng Cộng Hòa, và làm áp lực để họ
thông qua dự luật cải cách thuế khóa. Theo một số thành viên, sự kiện
diễn ra tốt đẹp, thậm chí ông Trump còn nhận được nhiều tràng pháo tay.
Nhưng trong số những người tham gia, có ít nhất hai thượng nghị sĩ không
chịu bày tỏ lòng trung thành với người khách mời danh dự này.
Từ thông tín viên RFI Jean-Louis Pourtet tường trình :