Affichage des articles dont le libellé est Lê Phú Khải. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lê Phú Khải. Afficher tous les articles

samedi 13 juillet 2024

Lê Phú Khải - Tùy bút về Thích Minh Tuệ


Theo dõi hiện tượng tu hành của thầy Thích Minh Tuệ mấy tháng nay, tôi suy nghĩ miên man. Liên tưởng đến nhiều nhân vật trong quá khứ, cũng như nhiều lĩnh vực như triết học, mỹ học, tâm linh học v.v…

Nhân vật đầu tiên mà tôi nghĩ đến là nhà văn hóa nổi tiếng Nguyễn Khắc Viện (1913-1997). Sau 26 năm sống ở Pháp, dẫm nát những nẻo đường châu Âu và thế giới, ông trở về nước năm 1963, vẫn sống bình dị trong những bộ đồ không ủi bao giờ.

Ông thường nói: Tôi “nóng không quạt, ngứa không gãi, chọc không tức”! Đến nhà ông chơi, ông bảo: Nếu thấy nóng thì cậu cứ ở trần! Nhà tôi không có quạt! Khi ông nhận chức giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn, lúc đến nhiệm sở, cả cơ quan Nhà xuất bản lo cuống quýt vì Nhà xuất bản chỉ ở gọn trong một ngôi biệt thự cổ từ thời Pháp, không thu xếp được một phòng riêng cho giám đốc ngồi làm việc.

mercredi 26 avril 2023

Lê Phú Khải - Đó là Dương Thu Hương

 

Tháng 3/1991 lúc Liên Xô sắp sụp đổ, tôi từ Mát-xcơ-va về Hà Nội. Chị Irina, trưởng Ban Việt Ngữ Đài phát thanh quốc tế Mát-xcơ-va có gửi tôi một lá thư (dán kín) nhờ chuyển cho nhà văn Dương Thu Hương ở Hà Nội.

May cho tôi là hôm trước đến phố Ngô Thời Nhiệm chuyển thư cho chị Hương, thì hôm sau anh Nguyễn Xuân Tụ ( tức Hà Sĩ Phu ) đến chơi Dương Thu Hương lúc chị đang bị khám nhà, anh Tụ bị công an câu lưu để xét hỏi (!).

Sau khi Dương Thu Hương bị tù (từ ngày 14/04/1991 đến ngày 20/11/1991), ra tù, chị có lần vô Sài Gòn. Lúc đến chơi một cơ quan nọ, khi đang nói chuyên có người phát hiện ra chị là Dương Thu Hương, có người đã bỏ chạy vì sợ liên lụy! Nghe được câu chuyện này, tôi đã mời chị về nhà tôi nghỉ, nhưng chị đã tá túc ở cơ quan Nhà xuất bản Văn học tại TP.HCM do nhà văn Nhật Tuấn phụ trách.

mardi 1 mars 2022

Lê Phú Khải - Putin và nước Nga như tôi biết

 

Mấy ngày nay, khi Putin xua quân xâm lược Ukraina, nhiều bạn đọc gọi điện hỏi tôi. Thậm chí có người lâu nay không đến, nay đến chơi, và lo lắng hỏi: Vì sao Putin cả gan xâm lược một nước có chủ quyền? Liệu Ukraina  có trụ vững được không, khi quân Nga mạnh vượt trội?

Thôi thì hiểu đến đâu, biết đến đâu, tôi xin “hầu chuyện” bạn đọc đến đó.

Điều đầu tiên phải nói ngay là, Putin không hề sợ tên lửa của NATO kéo đến biên giới sát nách nước Nga một khi Ukraina  vào được NATO. Lý do được đưa ra đó chỉ là trò lừa bịp của anh chàng KGB này. Putin dọa dân Nga rằng, nếu không lật đổ được tổng thống Zelensky thì nước Nga sẽ bị đe dọa. Những người Nga sáng suốt đã nhận ra trò lừa bịp này, và đã xuống đường phản đối cuộc xâm lược Ukraina. Và đã bị Putin bắt!

mercredi 8 décembre 2021

Lê Phú Khải - Một trang hồi ký về « Lênin toàn tập » : Thanh gươm không đối thoại

 

Nhân đọc bài “Quan điểm của Lênin về Nhà nước” của GS. Nguyễn Đình Cống trên trang mạng Bauxite Việt Nam ngày 06-12-2021. Một bài viết công phu, đã chỉ ra, dù ở một khía cạnh hẹp, vì sao Liên Xô dù hùng mạnh đến thế đã sụp đổ… chỉ vì Stalin đã tiếp tục thực thi một cách sắt máu “chuyên chính vô sản” của Lênin.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống cũng nhắc đến bộ “Lênin toàn tập” đồ sộ 55 tập (tiếng Việt).

Tôi có một kỷ niệm khá thú vị về bộ sách Lênin toàn tập 55 cuốn, mỗi cuốn dày cộp, chữ nhỏ li ti này. (Thực ra những lần đầu bộ sách này được in bằng tiếng Việt thì đều in ở nhà xuất bản Tiến Bộ bên Liên Xô).

mercredi 1 décembre 2021

Lê Phú Khải - Ca dao tục ngữ thời đại dịch

 

Cả thế giới bị đại dịch Covid. Người ta chống Covid có lúc đúng, lúc sai. Sai lập tức được sửa ngay. Không đẩy cuộc sống vào thảm họa xã hội cùng thảm họa Covid-19.

Nhưng không có nước nào, kể cả những nước nghèo, lạc hậu nhất thế giới lại có cách chống Covid dẫn đến thảm họa xã hội như ở nước ta. Hàng chục ngàn người chết. Hàng triệu người phải tháo chạy dọc chiều dài đất nước hàng ngàn dặm bằng đủ mọi phương tiện. Kể cả cõng con đi bộ trong nắng bụi, mưa bão ròng rã cả tháng trời!

Cuộc tháo chạy này chưa từng có trong lịch sử 4.000 năm đất nước! Tháo chạy trong vật vờ đói khát, hoảng hốt, tuyệt vọng. Người Việt đã băng huyết tâm hồn trong cuộc tháo chạy Covid.

lundi 11 octobre 2021

Lê Phú Khải - « Chất Nam bộ » còn không ?

 

Sau hòa bình 1954, cán bộ đảng viên Miền Nam ra Bắc tập kết rất đông. Trong đó có nhiều nhân vật trí thức nổi tiếng. Một hôm, tướng Lê Hữu Qua về nhà chơi, nói với ông bố tôi: Mấy ông miền Nam trực tính quá. Chuyến này ông Bảy Trân gặp nạn rồi!

Bảy Trân là Nguyễn Văn Trân, thời kháng chiến chống Pháp từng làm chủ tịch tỉnh Bà Chợ (tức Bà Rịa - Chợ Lớn). Từng là đảng viên cộng sản Pháp, được đảng cộng sản Pháp cử đi học trường đảng cao cấp ở Liên Xô, cùng học với Trần Phú, Lê Hồng Phong, Bùi Công Trừng, Hà Huy Tập, Dương Bạch Mai, Trần Văn Giàu…những người khai sinh ra đảng cộng sản Việt Nam

Tướng Qua kể tiếp, khi đến trường Nguyễn Ái Quốc giảng bài, ông Trường Chinh giảng rằng, tổ chức Thanh niên Tiền phong ở Nam Bộ là của Nhật, là tổ chức phản động. Bảy Trân đứng ngay lên nói: Chính tôi cử Trần Văn Giàu đi gặp Phạm Ngọc Thạch thành lập Thanh niên Tiền phong, cái vỏ bên ngoài là của Nhật, cái ruột bên trong là của ta… Đồng chí không biết tình hình Nam Bộ lúc đó thì đừng nói!

samedi 3 août 2019

Lê Phú Khải - Nguyễn Hà Phan, bi hay hài ?


Thủ bút của ông Nguyễn Hà Phan. Ảnh Lê Phú Khải

(Trích hồi ký Lời Ai Điếu của Lê Phú Khải)

Đầu năm 1994, sau chuyến đi Điện Biên Phủ đầu tiên để giúp anh Tuất Việt làm số báo “SGGP – 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”, tôi về Hà Nội và đến Báo Nhân Dân gặp Mai Phong, Trưởng ban bạn đọc của báo. 

Tôi bảo với Mai Phong, vừa đi Điện Biên Phủ về, có chai rượu hổ cốt, muốn rủ ông lên chỗ ông Nguyễn Hà Phan ở Ban Kinh tế chơi, gạ ông ấy kiếm ít mồi để nhậu. Anh cho tôi mượn cái điện thoại bàn của anh để gọi cho ông ấy… Mai Phong nhìn chai rượu của tôi, tuy có dán cái “mác” Lai Châu ở vỏ nhưng giá chỉ có 14.000 đồng. Phong nói: ông có đùa không thế, đang giờ làm việc mà đòi lên gặp Bộ Chính trị để nhậu !

… Không cần Mai Phong đồng ý, tôi nhấc điện thoại bàn của anh lên (hồi đó chưa có di động phổ biến như bây giờ) gọi cho ông Sáu Phan. Từ đầu giây đằng kia, ông Sáu Phan kêu tôi “Lên ngay !”. Thế là tôi kéo Mai Phong lên số 10 Nguyễn Cảnh Chân, khu Ba Đình. Chỗ Sáu Phan ngồi làm việc là trường Albert Sarraut cũ thời Tây.

dimanche 30 juin 2019

Lê Phú Khải - Phạm Toàn, Con người viết hoa




Những tác phẩm của nhà giáo Phạm Toàn.
(Bauxite 28/06/2019) Tất cả những từ ngữ tốt đẹp nhất, dù có được huy động hết lên trang giấy cũng đều không đủ để viết về con người Phạm Toàn.

Ông là nhà báo, nhà văn có tài với bút danh Châu Diên nổi tiếng, là nhà ngôn ngữ học, là dịch giả của hàng nghìn trang sách khó dịch nhất, là nhà hoạt động chính trị đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam với trang diễn đàn Bauxite Việt Nam, và trên hết, ông là nhà giáo tự tập hợp học trò và bạn bè để soạn sách giáo khoa Cánh Buồm suốt 9 năm ròng khi trong túi không có một đồng xu nhỏ! 

Sách giáo khoa Cánh Buồm ra đời như một thách thức của một cánh buồm nhỏ trên đại dương trước cơn sóng bạc đầu sách giáo khoa nhà nước chi hàng trăm nghìn tỉ để “soạn” ra nó! Có trường tiểu học ở Hà Nội đã dạy theo sách Cánh Buồm nhiều năm nay, và học trò nhỏ chăm chỉ đi học hàng ngày, vì đến trường… vui quá!

dimanche 11 novembre 2018

Lê Phú Khải - Tại sao Chu Hảo



GS Chu Hảo

Vừa ngồi xuống chiếc ghế đối diện với tôi trong một quán bia hơi gần trụ sở Hội nhà văn Việt Nam ở đường Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy liền đập tay xuống bàn quát lớn:

- Tại sao (là) Chu Hảo? Tại sao Chu Hảo?!! Tôi và ông còn “phản động” hơn Chu Hảo nhiều chứ?

Biết Trần Văn Thủy là người “ăn to nói lớn”, tính cách ngang tàng...nên tôi chẳng nói gì cả. Nhưng trong đầu bỗng nhớ đến cuốn sách mà tôi đã in năm 2004 (NXB Thanh Niên) có tên là “Tại sao Điện Biên Phủ?”.

mercredi 4 juillet 2018

Lê Phú Khải - Hạ Đình Nguyên, Jean-Paul Sartre của Việt Nam


Ông Hạ Đình Nguyên. Ảnh Trần Bang.

(Bauxite Việt Nam 04/07/2018) Hạ Đình Nguyên sinh năm 1943 tại Quảng Nam. Trước 1975, anh là sinh viên Ban Triết của Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tuổi trẻ căng tràn nhựa sống, đầy ước mơ và lãng mạn, như một tổ chức sinh viên thời ấy có tên là “Bừng sống”.
 
Hạ Đình Nguyên đã đi theo tiếng gọi của lý tưởng yêu nước, mơ đến ngày đất nước thống nhất, đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam, xóa bỏ đi chế độ Sài Gòn tham nhũng, xóa bỏ chế độ bầu cử độc diễn không sòng phẳng của các chính khách Sài Gòn... Nguyên cùng những bạn sinh viên thời ấy hòa mình vào đoàn quân náo nhiệt bãi khóa, tuyệt thực, xuống đường biểu tình, tấn công vào hàng rào kẽm gai và cảnh sát...