Affichage des articles dont le libellé est Độc tài. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Độc tài. Afficher tous les articles

lundi 18 novembre 2024

Ngô Nhân Dụng - Tại sao Mỹ khác Mexico, Peru hay Brazil?

Bài trước trong mục này bàn về Giải Nobel Kinh tế năm 2024, trao cho James Robinson, Daron Acemoglu (Đại học MIT), và Simon Johnson (Đại học Chicago).

Họ đã tìm hiểu tại sao kinh tế các nước phát triển cao thấp khác nhau, chú ý đến kinh tế Mỹ, Canada so với các nước châu Mỹ La Tinh, như Mexico, Peru hay Brazil.

Ba giáo sư kinh tế học thấy nguyên do quan trọng nhất là các định chế xã hội khác biệt trong các xã hội đó: Dân Mỹ và Canada dựng lên những định chế kinh tế và chính trị cho mọi người có cơ hội như nhau (inclusive institution). Các nước kia nuôi dưỡng các định chế cho một thiểu số cầm đầu nhằm khai thác những người khác (extractive institutions).

Nguyễn Đình Bổn - Giấc mơ đẹp!

 

Chiến tranh thế giới thứ ba xảy ra. Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran tuyên bố liên minh.

Ukraine trong thế cùng đã sản xuất đầu đạn hạt nhân và bắn vào Moscow. Nga ngay lập tức đáp trả. Nhưng dự định đó chưa thành thì NATO khai hỏa hạn chế.

Tất cả thủ đô của bốn nước kia tan tành một phần. Pu, Tập, Ủn chui boong ke và bị bắt. Lãnh tụ Iran tự sát.

dimanche 10 novembre 2024

Tuấn Khanh - Vì sao lính Bắc Triều Tiên sẵn sàng chết ở Nga?

 

Chuyện kể về lực lượng đầu tiên của Bắc Hàn được đưa ra chiến trường ở Nga rằng, hầu như sau khi được thông báo, tất cả bộ đội Bắc Hàn đều giơ tay xin đi.

Tiết lộ từ những cựu quân nhân đào tẩu khỏi chế độ cộng sản Bắc Hàn có đường dây liên lạc bí mật trong nước cho biết, kèm lời giải thích làm sáng tỏ một sự thật.

Cựu chiến binh Triều Tiên Ryu Seong Hyeon, đã đào tẩu vào năm 2019, nói với tờ WSJ rằng ông ta không cần phải tưởng tượng chuyện hàng ngàn binh lính Bắc Triều Tiên được triển khai đến tiền tuyến của Nga hiện đang nghĩ gì. Đơn giản là cách đây không lâu, ông là một trong số họ.

samedi 2 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Sai lầm về lý luận của anh em dân chủ

Hiện nay có rất nhiều anh em dân chủ đang có lý luận đại khái là: Đã ủng hộ dân chủ thì không thể ủng hộ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Park Chung Hee, Tưởng Giới Thạch, thậm chí cả Lý Quang Diệu.

Anh em còn coi chính quyền Ngô Đình Diệm cũng độc tài như cộng sản, tư duy đấu tố, mạt sát hệt anh em bò đỏ. Kiểu lý luận này thường gặp ở nhóm Sách hiếm.

Theo mình, đây là sai lầm về phương pháp luận của các anh em. Sai chỗ nào?

Ngô Nhân Dụng - Các định chế giúp phát triển kinh tế

Kinh tế phát triển khi số đầu tư và lực lượng lao động gia tăng, dẫn đến các sáng kiến và tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng xuất của người làm việc. Nhưng tại sao nhiều nơi tập hợp được các “yếu tố sản xuất” trên mạnh hơn những nơi khác?

Một thí dụ dễ đem so sánh nhất là kinh tế các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Cái gì giúp Canada và Mỹ tiến nhanh hơn Brazil và Argentina sau khi di dân Âu châu sang khai thác Tân Thế Giới?

Ba người đã tìm cách trả lời câu hỏi trên là James Robinson, Daron Acemoglu (MIT), và Simon Johnson (Đại học Chicago), năm nay mới được trao Giải Nobel về Kinh tế học. Họ thấy yếu tố quan trọng nhất là những định chế nằm trong các xã hội trên. Đó là những quy tắc hành xử theo tập tục hay luật lệ trong xã hội mà mọi cá nhân phải theo; trong đó có những quy tắc phân chia quyền hành chính trị hoặc quyền lợi kinh tế.

vendredi 1 novembre 2024

Hoàng Quốc Dũng - Cũng là giúp, nhưng bản chất không là một


Cuộc chiến tại Châu Âu ngày hôm nay đã có sự tham dự trực tiếp của ba nước Châu Á với lực lượng quân sự rất đáng kể.

1.Trung Quốc, không quá lộ liễu, vẫn liên tục giúp Nga ngay từ đầu và là nước được hưởng nhiều lợi lộc nhất trong cuộc chiến này. Cụ thể nhất là Trung Quốc giúp Nga tránh một phần các biện pháp trừng phạt của Phương Tây, cung cấp các chip điện tử, giúp đỡ về công nghệ cao cấp quân sự, mua bán với Nga để trục lợi và giúp Nga tránh thảm họa về kinh tế.

2. Iran ngay từ đầu cuộc chiến đã đứng về phía Nga, đã cung cấp rất nhiều phương tiện chiến tranh cho Nga, cụ thể là các drone, tên lửa đạn đạo…Iran chưa có vũ khí hạt nhân nhưng đang tìm mọi cách để đạt tới mục tiêu này.

mardi 29 octobre 2024

Trần Trung Đạo - BRICS và viễn ảnh đầy đe dọa của Thế chiến Thứ Ba

Jamie Dimon, MBA từ đại học Harvard, Tổng Giám Đốc Điều Hành (CEO) công ty tài chánh và ngân hàng lớn nhất thế giới JPMorgan Chase là người được cho có triển vọng trở thành Bộ trưởng Tài Chánh dưới thời tổng thống Mỹ 2024-2028, dù là cựu Tổng thống (TT) Donald Trump hay Phó Tổng thống Kamala Harris.

Mặc dù là nhà tài chánh nổi tiếng thế giới, quan tâm trước mắt của Tổng Giám Đốc Jamie Dimon hiện nay là Thế chiến Thứ Ba.

Thứ Năm tuần trước, 24 tháng 10, 2024, tại hội nghị hàng năm của Viện Tài Chánh Quốc Tế, Jamie Dimon cho rằng các đối thủ của Mỹ trong đó có Nga, Trung Quốc, Iran và Bắc Hàn, đang tìm cách tháo dỡ hệ thống kinh tế tài chính của Mỹ và Tây Phương đã được thiết lập từ sau Thế chiến Thứ Hai. Ông cảnh cáo “Thế chiến Thứ Ba đã bắt đầu” “chúng ta đang phải đối phó với nhiều mặt trận được phối hợp bởi nhiều quốc gia”.

samedi 26 octobre 2024

Dương Quốc Chính - Tiếp quản


Tướng Doãn Anh được phong thượng tướng cú vét của chủ tịch nước Tô Lâm, được có 5 ngày là đảo cánh đi bí thư Thanh Hóa! Tức là có ông thượng tướng đi bí thư tỉnh, hình như lần đầu?

Trước đây các tướng lên lãnh đạo tỉnh thường từ Công an tỉnh hay Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, cao lắm là trung tướng.

Dường như anh em bộ đội đang đu theo trend anh em công an về việc đảo cánh qua bên dân sự. Chuyện này công an làm lâu rồi, nên giờ số lượng ủy viên trung ương và ủy viên Bộ Chính trị có gốc công an là chiếm đa số áp đảo các ngành khác. Áp đảo luôn bên quân đội.

dimanche 20 octobre 2024

Ngọc Vinh - Chia trục

 

Khi Triều Tiên cung cấp quân cho Nga để đánh Ukraine và đe dọa tấn công Hàn Quốc, thế giới đang hình thành hai trục gầm ghè nhau.

Trung Quốc, Triều Tiên, Iran ủng hộ người, vũ khí, tài lực cho Nga. Nga ủng hộ và bảo kê Syria...

Nga quánh Ukraine và Iran quánh Israel, dĩ nhiên Mỹ đứng về Israel chống Iran và ủng hộ Ukraine chống Nga.

samedi 19 octobre 2024

Thọ Nguyễn - Liệu những điều « Bạo chúa đỏ » từng gây ra ở Trung Quốc có thể được Tập thực hành trên toàn cầu?


Mao Trạch Đông từng được coi là « Bạo chúa đỏ ». Ông ta chỉ dùng chủ nghĩa Marx-Lenin như một bức bình phong để bảo vệ quyền lực. Ông ta chẳng có hiểu biết gì về chủ nghĩa Marx và cũng chẳng hề muốn áp dụng nó ở Trung Quốc. Ông ta chỉ biết và chỉ muốn cai trị xứ sở như các hoàng đế tiền bối. Ngay cả Stalin phải coi Mao là « củ cải đỏ » (đỏ vỏ trắng lòng).

Mao chẳng coi sinh mạng con người là gì và đã gây ra hàng chục triệu cái chết qua các chiến dịch « Đại nhảy vọt » và « Cách mạng Văn hóa ». Về mức độ tàn bạo, có thể xếp Mao ngang hàng với Hitler và Stalin.

Vì vậy nhân loại cần phải cẩn thận với những gì đang xảy ra. Tập đang trên con đường trở thành « Bạo chúa đỏ » thứ hai ở Trung Quốc. Khi đó sự tàn phá của ông ta sẽ khác xa Mao. Thời Mao thì Trung Quốc đang ngập trong đói nghèo, phải ngửa tay xin ăn khắp nơi, nội bộ thì tanh bành vì đấu tranh phe phái.

Trung Quốc của Tập hiện đã leo lên vị trí siêu cường kinh tế thứ hai và đang phấn đấu đến năm 2050 chiếm ngôi cường quốc quân sự hàng đầu. Những gì hoàng đế Mao đã gieo rắc ở Trung Quốc sẽ có nguy cơ xảy ra trên thế giới, ít ra thì cũng trên vài khu vực. Giờ đây thông qua các liên minh mới như BRICS hay khối Thượng Hải, Tập đang tạo ra một trật tự thế giới mới theo cách nghĩ của mình.

jeudi 17 octobre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Chỉ có chiến thắng của Ukraine mới phá tan trục ma quỷ của Trung Quốc

 

Ngoài tiền tuyến Ukraine, một cuộc chiến tranh toàn cầu chưa được tuyên bố đang diễn ra khi mạng lưới đại diện rộng lớn của Trung Quốc kích động xung đột trên toàn thế giới để làm suy yếu Hoa Kỳ.

Liên minh Nga-Trung Quốc-Triều Tiên-Iran đang phát triển trao đổi vũ khí, công nghệ, tiền bạc, nhân lực và đưa công nghệ chết người vào tay các quốc gia bất hảo.

Chuyên gia quốc phòng Ukraine, Mykhailo Samus cho biết Ukraine là chìa khóa để phá vỡ "trục ma quỷ" đang nổi lên này. Nếu Ukraine sụp đổ, cuộc chiến không tuyên bố này có thể leo thang ngoài tầm kiểm soát một cách nguy hiểm.

mercredi 16 octobre 2024

Hoàng Quốc Dũng - Từ giải thưởng Nobel kinh tế, lại nghĩ đến Việt Nam

“Tiền là Tiên là Phật ». Chẳng ai phản đối câu nói dân dã này của người Việt Nam. Nói tóm lại Kinh tế quyết định tất cả. Sự thành bại của một cá nhân, của một quốc gia phụ thuộc vào kinh tế.

Nhưng cái gì quyết định cho sự thành bại của kinh tế ? Câu trả lời nằm trong giải Nobel Kinh tế 2024.

Giải Nobel Kinh tế năm 2024 đã được trao cho Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson vì những nghiên cứu của họ về tầm quan trọng của các thể chế đối với sự thịnh vượng của các quốc gia. Họ chỉ ra rằng các thể chế dân chủ, bảo vệ quyền sở hữu và hạn chế lạm dụng quyền lực, giúp thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh tế lâu dài. Ngược lại, các thể chế chiếm đoạt, tập trung quyền lực và tài sản vào một số giới nào đó thường kìm hãm sự phát triển kinh tế.

dimanche 29 septembre 2024

Nguyễn Hưng Quốc - Văn học và văn hóa

 

Xin đừng lãnh đạo

Về phương diện văn hóa, nếu chính quyền Việt Nam thành tâm muốn làm điều gì có lợi cho đất nước, tôi chỉ có một lời khuyên: Đừng làm gì cả.

Văn hóa là lãnh vực càng ít lãnh đạo chừng nào càng tốt chừng ấy. Cai trị thì tuyệt đối không nên. Tất cả các văn nghệ sĩ và trí thức đều biết rõ những gì họ nên làm và cần làm. Điều duy nhất chính phủ có thể giúp họ là để cho họ được tự do. Vậy thôi.

vendredi 27 septembre 2024

Nguyễn Thông - Cuba

 

Phàm bất cứ việc gì, nếu có bước làm thử, gọi là thử nghiệm, thì sau đó sẽ tốt hơn. Biết dở sai mà vẫn cố kéo dài, chống chế; đi từ thất bại này tới thất bại khác nhưng vẫn “kiên định”, không tỉnh để thoát ra, chỉ có thể gọi là lú lẫn u mê.

Một đất nước, một dân tộc vướng phải sự ấy, là đại bi kịch. Xứ này cũng như một số “anh em” của nó đang đắm chìm trong tấn đại bi kịch.

Cần nhắc tới trước hết là Cuba. Đảo quốc nhỏ bé nằm sát nước Mỹ, theo cách nói bây giờ, có vị trí địa chính trị đặc biệt. Một thời gian khá dài, nó được phong "chức" tiền đồn phe xã hội chủ nghĩa, ngọn cờ đầu chống chủ nghĩa tư bản bóc lột, chống đế quốc, cụ thể là chống Mỹ.

lundi 26 août 2024

Phó Đức An - Khốn quẫn với thiên mệnh

Lời nói đầu: Nguyễn Quang Chánh ra Hà Nội gặp gỡ anh em giới thiệu cuốn sách mới còn thơm mùi mực “Kể chuyện cụm tình báo H.63”. Đây là cuốn sách rất hấp dẫn, các bạn nên tìm đọc! 

Toàn anh em trí thức tu học từ Liên Xô về nên toàn bàn chuyện Nga. Các bạn cứ phân vân tại sao Putin lại đi những nước cờ đem Nga vào đường hầm tăm tối như vậy? Nửa đêm thức giấc, lão cũng nghĩ đến vấn đề này và viết một bài ít nhiều cũng giải bầy được tâm tư của các bạn.

Nga - Một dân tộc không vượt qua được khổ đau và bất hạnh

Vừa rồi Nguyễn Hoài Bắc đã đưa chúng ta đến thăm đất nước Cuba xã hội chủ nghĩa với đầy ruồi muỗi, hạ tầng cơ sở nghèo nàn lạc hậu đến thê thảm. Khiến Hoài Bắc, một chàng trai trẻ đang hưởng thụ cuộc sống đẹp tựa tranh vẽ của chế độ tư bản cũng phải cong đít chuồn gấp.

Tuấn Khanh - Khi người nổi tiếng phải xin lỗi vì hành động « thiếu hiểu biết »

Tin tức gần đây từ Bắc Hàn lọt ra ngoài, cho biết các vận động viên bóng bàn nước này đã chụp ảnh lưu niệm với ngôi sao Đại Hàn Shin Yu Bin và các vận động viên giành huy chương khác trong Thế vận hội Paris vào ngày 30 Tháng Bảy, đang bị giám sát chặt chẽ về mặt tư tưởng ở Bình Nhưỡng.

Lý do chính được đưa ra, với chứng cứ là các vận động viên của Bắc Hàn đã mỉm cười thân thiện bên cạnh các vận động viên đến từ Hàn Quốc, mà đáng lẽ, phải có một thái độ cần có là lạnh lùng hoặc chối bỏ với Đại Hàn, là chính thể bị Bắc Hàn luôn coi là thù địch.

Theo Daily NK, một cơ quan truyền thông chuyên về các vấn đề Triều Tiên cho biết, phái đoàn thi đấu của Bắc Hàn đã trở lại Bình Nhưỡng vào ngày 15 Tháng Tám, và đang trải qua những gì được mô tả là đánh giá kiểm điểm nghiêm khắc về mặt tư tưởng.

samedi 17 août 2024

Dương Quốc Chính - Tương lai nào cho Bangladesh?

Để đánh giá tình hình Bangladesh không hề đơn giản.

Chính phủ của bà Hasina rõ ràng là có uy tín và chính danh khi được bầu lên vào những ngày đầu. Uy tín của bà còn đến từ nguồn gốc là con gái của vị cha già lập quốc, giống hệt bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện, sau khi người cha bị ám sát sau đảo chính.

Tuy nhiên, bà và cha mình vốn chịu ơn của Ấn Độ trong việc dựng nước và điều hành đất nước nên bị phụ thuộc quá nhiều vào nước này, dẫn tới sự bất mãn của phe quốc gia đối lập là đảng BNP. Ngoài ra, do dùng các biện pháp cứng rắn, bắt bớ phe đối lập và gian lận bầu cử để duy trì quyền lực, đã biến bà Hasina thành kẻ độc tài.

Ngô Nhân Dụng - Dân Bangladesh lật đổ chế độ độc tài

Các cuộc biểu tình trên đường phố khiến Sheikh Hasina phải bỏ chạy, trốn qua Ấn Độ, sẽ khiến giới lãnh đạo ở Hà Nội phải lo lắng. Mặc dù bà thủ tướng Bangladesh chỉ nắm quyền từ gần 20 năm, so với hơn 80 năm từ khi đảng Cộng sản Việt Nam lên nắm quyền.

Vụ thay đổi chế độ ở Bangladesh không phải là một cuộc đảo chính như thường thấy. Không có cảnh xe tăng bao vây dinh thủ tướng; không thấy các tướng lãnh họp nhau bàn thay đổi; họ cũng không đứng ra nắm quyền khi có cơ hội. Vị thủ tướng mới chưa bao giờ nuôi tham vọng đứng ra nhận chức vụ này, đã 83 tuổi, vốn không phải là một chính trị gia và đang ở Paris, làm cố vấn cho đoàn lực sĩ quốc gia dự Olympic.

Quá trình lật đổ Sheikh Hasina diễn ra ngoài đường phố. Các sinh viên bắt đầu biểu tình vì một lý do: Họ cũng muốn làm công chức. Họ chỉ phản đối quy chế bất công trong việc tuyển mộ thư lại. Luật lệ dành 30 % số ghế nhân viên nhà nước cho mấy loại ứng viên, đã được thi hành từ lâu.

lundi 5 août 2024

Lê Xuân Nghĩa - Khi lòng dân phẫn uất trước chế độ bạo tàn, không có sức mạnh nào cản nổi

Cách đây chừng một năm, người dân Bangladesh cũng đã từng đứng dậy, từng bao vây tòa nhà chính phủ để gây áp lực buộc thủ tướng nước này từ chức.

Nhưng họ vẫn chưa sẵn sàng chết cho tự do. Vì vậy, quân đội đã dập tắt nhanh chóng.

Lần này, những ngày đầu của cuộc biểu tình, chính quyền của Hasina đã ra lệnh cho quân đội đàn áp người dân tham gia biểu tình một cách dã man. Tất cả các nền tảng mạng xã hội, đường truyền internet, điện thoại di động bị vô hiệu hóa. Gần 100 người đã thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương và hàng nghìn người bị bắt, tra tấn dã man.

mercredi 31 juillet 2024

Chu Hồng Quý - Venezuela


Quân đội bị người biểu tình đuổi cho chạy tán loạn như vịt. Có vài anh bộ đội cụ Chavez cố quay lại nhặt dép vì tiếc. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, mua được đôi dép cũng mất vài tháng lương thiếu úy.

Cảnh sát khu vực cởi bỏ cảnh phục, ứa nước mắt, bỏ vũ khí, đứng về phía người dân.

Người biểu tình giật đổ hàng trăm tượng đài Hugo Chavez trên khắp cả nước. Kế hoạch của những người yêu nước là, bước đầu sẽ hạ bệ các biểu tượng tuyên truyền của Cộng sản, rồi tiến tới hạ bệ kẻ độc tài khát máu Maduro.