Ngày 01/07 là ngày áp dụng quy định này
và mình cũng đã phải cập nhật tài khoản ngân hàng, dù tiền giao dịch cũng ít!
Báo chí nói chung cũng không nói cụ thể
xem việc này để làm gì, chỉ nói chung chung là tăng mức độ bảo mật, chống lại
việc bị hack tài khoản…Vậy việc cập nhật sinh trắc học này có ý nghĩa gì, phục
vụ ai? Ai có lợi nhất?
Thông thường, có mấy kiểu mất tiền bởi
hacker, thông qua việc chuyển khoản qua internet. Phổ biến nhất là việc bị lộ mật
khẩu của tài khoản giao dịch ngân hàng điện tử (internet banking), thế là
hacker chuyển tiền phà phà.
Việc xóa bỏ các rào cản không cần thiết về
Covid -19 để trở hại sinh hoạt bình thường, phát triển sản xuất, thông thương,
là điều đúng đắn phải làm. Nhưng xóa bỏ rào cản không có nghĩa là Covid -19 và
các biến thể của nó không còn nguy hại. Xóa bỏ rào cản, không có nghĩa là mọi đối
tượng như nhau.
Cuối cùng thì nhà cầm quyền Trung Quốc
sau 3 năm thực thi chính sách ‘zero Covid’ đã phải thừa nhận sự thất bại toàn
diện mà phá bỏ rào cản để người dân Trung Quốc được đi lại có điều kiện. Trung
Quốc phải tiếp tục kiểm soát chặt dịch Covid vì vaccine của Trung Quốc không hiệu
quả, Trung Quốc chưa miễn dịch cộng đồng.
Từ ngày 08/01/2023, Trung Quốc mở cửa
biên giới. Với công dân Trung Quốc và người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Trung
Quốc:
Hôm
nay, Báo điện tử VnExpress đăng bài có tiêu đề
'Việt Nam khó bùng dịch Covid-19 khi Trung Quốc mở cửa', với ý kiến của hai
chuyên gia.
Ông
Trần Đắc Phu (Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt
Nam), cho rằng "Việt Nam khó có nguy
cơ bùng phát dịch do đã có miễn dịch". Ông Phu nói thêm rằng không nên
vì Trung Quốc mở cửa mà Việt Nam áp dụng biện pháp cấm hay xét nghiệm người
nhập cảnh từ nước này.
Và
ông Phó giáo sư Nguyễn Huy Nga, nguyên cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đồng
quan điểm đó.
Không
chỉ riêng Trung Quốc mà hầu hết các nước khác cũng bị xuất não qua Mỹ. Sinh
viên Mỹ tốt nghiệp rồi thường không qua nước khác làm việc. Nhưng nhân tài khắp
thế giới tìm đến học ở Mỹ, rồi ở lại.
Hai
chữ “Nhuận Thuyết” không có trong từ điển triết học. Nhuận Thuyết phiên âm là
“run xue.” Đó là một từ giới trẻ ở Trung Quốc đặt ra và phổ biến. Họ cố tình
chơi chữ, để tránh bị kiểm duyệt. Nhuận (潤) tiếng phổ thông đọc là “run,”
hiểu theo tiếng Anh nghĩa là “chạy.” “Lý Thuyết Run” bàn chuyện bỏ chạy: Chạy
ra khỏi Trung Quốc!
Giới
trẻ có học thảo luận “Nhuận Thuyết” (run philosophy) khi nhiều người hỏi làm
cách nào di cư đi nước khác. Trong tháng Tư 2022, chữ “di cư” được tìm trên
mạng tăng hơn bốn lần (440 phần trăm) so với
trước, theo nhật báo New York Times ngày 20 tháng Năm, 2022. Số người tìm hỏi
các văn phòng tư vấn về thủ tục di cư ra ngoại quốc tăng gấp đôi. Trên mạng vấn
đáp Zhihu (Tri Hồ) có 7.5 triệu tìm đọc các câu trả lời về “Nhuận Thuyết.”
‘Nâng
cao vai trò của Quốc Hội’ là đòi hỏi của cử tri cả nước suốt nhiều thập niên.
Khi
phải đề cập đến ‘Nâng cao vai trò của Quốc Hội’ thì có nghĩa là có những điều
Quốc Hội chưa làm tròn vai trò. Bản thân các đại biểu và lãnh đạo Quốc Hội đều
nhận thấy đó là điều cần thiết. Bởi thế, các Chủ tịch Quốc Hội mới nhận chức,
trong nhiệm kỳ của mình, đều cố gắng đổi mới hoạt động của Quốc Hội.
Các
tiểu thuyết gia thường cẩn thận ghi ở đầu cuốn truyện: Tất cả các nhân vật
trong này đều là tưởng tượng; nếu giống ai có thật trên đời thì hoàn toàn là
trùng hợp tình cờ.
Nhưng
trong cuốn L’Anomalie (Bất Bình
Thường), Hervé Le Tellier cho một nhân vật tên là Xi Jinping xuất hiện. Và đó
chính là ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc. Chỉ khác một nét là nhân vật
giả tưởng này biết nói khôi hài.
Le
Tellier kể ngày 26 tháng 6 năm 2021 một ông tổng thống Mỹ gọi cho ông Tập Cận
Bình. Ông tổng thống Mỹ nói ông Tập là người đầu tiên ông thông báo một chuyện
tối quan trọng, đối với tất cả thế giới. Đúng là giả tưởng! Vì ngày này chỉ tới
sau khi tác giả đã xuất bản sách, rồi được trao giải Văn chương Goncourt ở Pháp
ngày 30 tháng 11 năm 2020. Le Tellier không biết trước ai sẽ đắc cử năm 2020
cho nên ông tổng thống Mỹ không có tên.
Các
hoàng đế Trung Hoa thường lo không biết mình sẽ được lịch sử ghi tên như thế
nào. Cái tật này do ông cụ Khổng gây ra. Khổng Tử viết bộ Xuân Thu với chủ ý
khen chê những vua, quan trước và trong thời ông sống. Cuốn sách sau được dùng
để dạy học hơn hai ngàn năm.
Mao
Trạch Đông luôn luôn mang bên mình bộ “Nhị
thập tứ Sử” (Sử 24 Triều đại). Ông nghĩ đã có công thống nhất Trung Quốc
(như Tần Thủy Hoàng) và khai sáng một thời đại huy hoàng (như Hán Vũ Đế). Trong
bài thơ mang tựa đề “Tuyết” Mao đã
nhắc đến “Tần Hoàng, Hán Vũ,” nhưng chê cả hai đều “thiếu vẻ văn hoa,” ngầm nói
họ còn thua mình. Giờ đến lượt Tập Cận Bình.
Trong
mấy tháng vừa qua, nhật báo Nhân Dân (ở Bắc Kinh) và Tân Hoa Xã đăng rất nhiều
bài ca ngợi Tập Cận Bình như một “chính
khách, nhà lý luận và chiến lược gia mác xít” xứng đáng lãnh đạo Trung Quốc
và thế giới! Họ đã chuẩn bị cho cuộc họp Trung Ương Đảng tuần trước, tấn phong
Tập Cận Bình lên ngôi “đại đế” bằng một “nghị quyết lịch sử.”
Số
ca tử vong ở Sài Gòn hôm qua đã “chọc thủng đáy 30”, còn 27. Số ca thở máy xâm
lấn còn 237, so với con số 995 (mức trung bình/ngày của tuần lễ từ 13-9-2021,
tuần lễ cao nhất là hơn 2.700 ca). Tuy nhiên, Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh
vẫn không dám quyết đoán để mở cho hợp
lý.
Rõ
ràng là Covid-19 vẫn còn là một đe dọa, việc gửi một thông điệp đúng đắn tới
công chúng là cần thiết, nhưng thay vì đưa ra các cảnh báo thẳng thắn, Chính
quyền lại toan tính những quy định không dựa trên cơ sở khoa học nào.
Đã
cho mở quán ăn sao lại cấm rượu bia; tại sao café trong phòng kín thì được mà
café ở những quán ăn ngoài trời (như Café 30-4) lại cấm…
Đêm 30
tôi mở một chai Bordeaux mừng đón giao thừa. Có bao nhiêu niềm vui khiến tôi
không sao ngủ được. Mồng 1 ngày mai, tuy mới chỉ tạm ngưng “thiết quân luật”,
nhưng đó là ngày tôi được giao thực hiện một “nhiệm vụ đặc biệt” mà bấy lâu nay
tôi mong chờ.
Rạng
sáng, cơ sở báo cho biết, các chốt canh đã được dỡ bỏ, nhưng bọn “điệp chìm” vẫn
lảng vảng trà trộn trong cộng đồng, và đặc biệt là các toán cảnh sát cơ động.
Tôi có thể bị bắt bất cứ lúc nào vì cái nhóm người tinh như cú vọ này.
...
Sáng. Cảm xúc dâng trào khiến tôi gần như ngạt thở. Bốn tháng nằm hầm tránh giặc,
đây là lần đầu tiên tôi được ra đường. Vì nhiệm vụ, tôi không thể đóng bộ sang
trọng như khách xuất hành đầu năm mà phải nai nịt gọn gàng, chuẩn bị sẵn đầy đủ
các loại giấy chứng nhận, đặc biệt là “thẻ xanh công dân” mới được cấp mấy ngày
gần đây.
Suốt
thời gian thành phố này bị cách ly rồi phong tỏa, ai cũng mong đến ngày mở cửa.
Thời gian cứ trôi đi với những bi thương. Tháng Bảy, tháng Tám rồi tháng Chín,
mọi người mong bao giờ cho đến tháng Mười. Và hôm nay đây, tháng Mười đến rồi
đây, mọi chuyện vẫn chưa yên.
Mở
đầu cơn đại dịch, làn sóng người với hàng trăm chiếc xe gắn máy mang theo cả
gia đình với một nhúm gia tài gom góp được, quay đầu xe về hướng Bắc làm một
cuộc trở về. Hành trình cả ngàn cây số không khiến cho họ lo sợ bằng chuỗi ngày
ở lại để chết vì đói vì dịch bệnh.
Và
hôm nay, khi mở đầu cho ngày giảm giãn cách, cũng hàng ngàn người bỏ thành phố
chạy ngược về miền Tây sau gần 5 tháng quắt quay với đói nghèo và bế tắc. Đêm
30.9 và rạng sáng 1.10, hàng dòng người ùn lại ở Long An trong tuyệt vọng. Họ
không được đi tiếp về nhà, họ không còn lối thoát.
« Đại tự báo » trên mạng, « bác Tập » đi vào sách giáo khoa
« Không chỉ tẩy rửa chất độc hại, mà phải nạo đến tận xương » - một blogger nổi tiếng dân tộc chủ nghĩa hôm 29/08, kêu gọi chấm dứt với « bè lũ tư bản » làm giàu trên xương máu nhân dân, đồng thời đả kích các ngôi sao đang dẫn dắt lớp trẻ vào ảnh hưởng văn hóa phương Tây.
Do công việc chúng tôi phải ra
đường nhiều, có khi đi xe hơi, có khi xe gắn máy. Mấy ngày gần đây ra đường năm
lần, mỗi lần gặp bốn năm hay sáu chốt chặn tùy đi xa hay gần. Vị chi khoảng
trên 20 chốt.
Thiệt tình cũng không buồn nhớ
đang theo chỉ thị 16 với mấy cộng nữa (16++++…), xin ghi lại các quan sát, nhận
xét và suy nghĩ về tương lai.
QUAN SÁT:
1) Mỗi chốt có bốn năm anh lo
việc, có anh áo vàng, có anh áo xanh, có anh áo rằn ri…
1. Sáng nay, Zingnews dẫn lời
ông Nguyễn Xuân Thành (Đại học Fulbright Việt Nam) cho rằng lối ra duy nhất để
"rã băng" cho TP.HCM lúc này là vaccinmũi 2.
Cụ thể, ông Thành giả định, nếu
bắt đầu tăng tốc tiêm mũi 2 ngay từ bây giờ, đến 15/9 thành phố có thể tiêm được
2 triệu liều để đạt tỉ lệ 30% dân số từ 18 tuổi trở lên và đến giữa tháng 10 thì đạt tỉ lệ 80%. Khi đó đa số hoạt
động sản xuất, kinh doanh có khả năng hoạt động trở lại.
2. Giả định của ông Nguyễn
Xuân Thành cũng đúng với kế hoạch tiêm phủ vaccin của thành phố, tức là đến
15/10 sẽ có 80% dân số trưởng thành được tiêm đủ liều vaccin.
Nên chuyển từ chiến lược kiểm
soát đi lại sang kiểm soát độ giãn cách ?
Sáng 27-8-2021, vài bà cô, bà
chị đã chui qua lớp dây giăng đầu một con hẻm trên đường Nguyễn Trãi (quận 5,
TP.HCM). Có lẽ nhà họ hết “hàng hóa thiết yếu”, món ăn thức uống gì đó. Bên kia
đường có một siêu thị Vissan. Ngay lập tức, một nhóm Công an, dân phòng phường
8 quận 5 ập tới, dù “thanh minh thanh nga” gì thì các bà, các cô này cũng bị lập
biên bản, phạt hay không chưa rõ…
Anh em Công an, dân phòng phường
hành xử không sai quy định TP.HCM “ai ở đâu thì yên ở đó” áp dụng từ 23-8 vẫn
còn hiệu lực - luật thì ai ai cũng phải chấp hành.
Chắc chắc đây chỉ là một trong
hàng triệu thực tế năm ngày qua ở TP.HCM “thiết quân luật”: nhà nhà tìm cách
xoay sở để giải quyết “nhu cầu thiết yếu” mỗi ngày mỗi bữa: bữa cơm. Không nói
thì dân Sài Gòn cũng biết, cũng đang phải “trải nghiệm”.
Ai đang đâu cứ ở yên ở đấy là
lý tưởng nhất để chống dịch, nhưng thực tế không đơn giản như thế.
Có hàng triệu người tới Sài
Gòn chỉ để thường nhật mưu sinh. Sài Gòn chỉ là nơi ở trọ. Khi Sài Gòn không
còn nguồn sống, lựa chọn con người nhất của họ là VỀ NHÀ. Sài Gòn chưa phải là
nhà.
Chính quyền có ý định tốt là
mong muốn kiểm soát dịch tuyệt đối. Nhưng, cũng như trước sóng thần, lụt bão...
nhiều khi, con người phải chấp nhận bất lực trước thiên nhiên. Thay vì nghĩ rằng
mình có thể kiểm soát, cần tiên liệu là sau quyết định của mình, người dân sẽ sống
bằng gì.
Tuy không phải là Mông Cổ, không có ca tử vong nào, nhưng theo nhật
báo kinh tế Pháp, Việt Nam có thể tự hào là đã chận đứng được nạn dịch
virus corona. Cho đến nay, Việt Nam chỉ có 1.077 ca dương tính và 35
người thiệt mạng, so với dân số lên đến gần 100 triệu người. Ngay từ khi
những ca đầu tiên tại ổ dịch Vũ Hán được tiết lộ, chính quyền Việt Nam
nhanh chóng gia tăng kiểm soát khắp nơi, hạn chế di chuyển đồng thời đưa
đi cách ly những người nhập cảnh.
Hà Nội đã phải xoa dịu một ít
căng thẳng với nước láng giềng khổng lồ, sau khi đã thẳng thừng cho
ngưng các chuyến bay nối với Trung Quốc và đóng cửa biên giới trên đất
liền. Thương mại xuyên biên giới bị ảnh hưởng nặng, tuy nhiên GDP quý
III của Việt Nam vẫn tăng 2,62% so với cùng kỳ năm ngoái. Và theo Tổng cục Thống kê, mục tiêu tăng trưởng 2% cho năm nay là không ngoài tầm
tay.
Tình hình này gây lo ngại cho các nước láng giềng. Ý cũng khó tránh
một đợt dịch mới, với 481 ca dương tính và 10 trường hợp tử vong loan
báo hôm qua 12/08/2020, chủ yếu là do người đi nghỉ hè trở về từ những
địa điểm rủi ro cao.
Một số lãnh đạo vùng đã áp đặt việc xét
nghiệm và cách ly đối với diện này, nhưng để tránh mỗi nơi một kiểu,
Roma vừa quyết định áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam
Tô Anh Dũng trao tặng khẩu trang chống dịch virus corona cho đại sứ Ý
tại Việt Nam, ông Antonio Alessandro tại Hà Nội ngày 07/04/2020.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Có một « ngoại lệ Việt Nam » chăng ? Một số nhà quan sát và
báo chí châu Á tự hỏi. Quả thật là tỉ lệ người bị nhiễm rất thấp : theo
số liệu của bộ Y tế Việt Nam đến cuối tuần qua, chỉ có 268 ca bị nhiễm,
171 người đã khỏi bệnh, không có ai bị thiệt mạng vì con virus đến từ Vũ
Hán (Cập nhật theo báo chí trong nước : số người khỏi bệnh đến hôm nay
21/4 là 216 người).
Đất nước nằm sát Trung Quốc đã nhanh chóng
tránh được hậu quả tai hại của nạn dịch qua việc đóng cửa biên giới với
người láng giềng khổng lồ từ ngày 01/02, không mở cửa lại các trường học
sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Việt Nam còn phong tỏa toàn quốc từ đầu
tháng Tư, buộc cách ly hàng loạt một số địa phương bị coi là ổ dịch từ
giữa tháng Hai.
Chính quyền Mỹ hôm 17/02/2020 thông báo sẽ bắt đầu áp dụng quy chế mới
tương tự như với ngành ngoại giao đối với năm cơ quan báo chí chính thức
của Trung Quốc, trước tình trạng Bắc Kinh ngày càng gia tăng tuyên
truyền thông qua các công cụ này. Hôm nay 18/02 Trung Quốc cho rằng quy
định mới của Washington « không thể chấp nhận được ».
Các cơ quan Tân Hoa Xã, đài truyền hình CGTN (China Global Television
Network), Nhân dân Nhật báo, China Daily và đài phát thanh quốc tế
Trung Quốc từ nay muốn mua nhà tại Mỹ phải được sự chấp thuận của bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ, đồng thời phải khai báo danh sách tất cả nhân viên,
kể cả nhân viên người Mỹ.
Reuters dẫn lời các viên chức cao cấp
của bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sở dĩ có quyết định trên vì Nhà nước Trung
Quốc đã siết chặt kiểm soát báo chí, và ông Tập Cận Bình ngày càng sử
dụng công cụ truyền thông một cách hung hăng để tuyên truyền rộng rãi
những gì có lợi cho Bắc Kinh.
Hai người dân Vũ Hán, Trung Quốc, đeo khẩu trang bảo vệ sức khỏe.
Những ngày qua, thành phố này vắng bóng người qua lại vì dịch bệnh do virus
Corona gây ra. (Hình: Getty Images)
(Người Việt 28/01/2020)Gọi tên bệnh dịch Vũ Hán thì tội nghiệp
cho 11 triệu dân thành phố này, nơi mà du khách có thể tới thăm Hoàng Hạc Lâu với
cả một bức tường chép bài thơ Thôi Hiệu, và nhìn thấy cả bãi Anh Vũ và Hán
Dương ở bờ bên kia dòng Trường Giang.
Đề nghị gọi bệnh dịch mới bùng phát ở nước
Tàu là bệnh dịch Tập Cận Bình, chủ tịch đảng Cộng Sản Trung Quốc. Bởi vì chính
guồng máy bưng bít thông tin của chế độ Cộng Sản đã làm cho cơn bệnh bùng lan
nhanh chóng và nguy hiểm hơn.
Chính quyền Cộng Sản loan tin vào cuối
Tháng Mười Hai, 2019, họ mới phát hiện căn bệnh mới, do một loài virus Corona
(coronavirus) gây ra. Nhưng sự thật là họ đã biết từ Tháng Mười Một, kéo qua
Tháng Mười Hai sang giữa Tháng Giêng, 2020. Lúc đó Ủy Ban Y Tế Toàn Quốc mới
xác nhận đây là virus Corona, vì nếu không thì sẽ chết nhiều người hơn vì không
thể ngăn bệnh lan truyền.