Cựu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có một thời
gian cầm quyền là 9 năm, 53 ngày. Nhưng ông nổi bật như là một nhà lãnh đạo có
khuynh hướng dân túy giỏi.
Chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện,
nhiều nhà báo cũng như dân chúng đã nhiệt liệt ủng hộ những phát ngôn đầy vẻ
chân thành và quyết liệt trong nhiệm vụ truyền thông của ông.
Nói ngày 17 Tháng Năm, 2014, trước hơn
trăm sinh viên, và báo chí, cán bộ Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Đam đã tuyên bố
một cách mãnh liệt: "Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và
chúng ta sẽ đòi lại, đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời cháu chúng ta sẽ
đòi cho bằng được".
Ngày
09/05 vừa qua, Ferdinand Marcos Junior, con trai cố tổng thống độc tài
Ferdinand Marcos (1965-1986) đã trở tân thành tổng thống của đất nước
Philippines.
Ông
Marcos Junior cũng đã bổ nhiệm bà Sara Duterte, con gái cựu tổng thống Rodrigo
Duterte làm phó tổng thống. Điều đó cho thấy vị tổng thống này sẽ theo đuổi
quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc, tiếp nối các chính sách của chính quyền
Tổng thống Duterte trước đó.
Việc
Philippines để ngỏ khả năng “gác tranh chấp cùng khai thác” không thể không tác
động đến chính sách của Việt Nam tại Biển Đông.
(VnExpress
05/09/2021)Trong khi Việt Nam phải ứng phó với dịch
Covid, Trung Quốc yêu cầu tàu nước ngoài phải khai báo khi đi vào vùng biển họ
tự nhận là "lãnh hải".
"Lãnh hải" mà nước
này tuyên bố "tàu thuyền nước ngoài phải báo cáo và tuân thủ luật lệ của
chúng tôi" gồm có Biển Đông và các đảo, bất chấp quy định của luật pháp quốc
tế và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế đã bác bỏ yêu sách
"đường chín đoạn" mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra trong khu vực.
Chủ quyền lãnh hải trở lại
trong tâm trí tôi những ngày này. Trung Quốc đã có những hoạt động phi pháp như
tổ chức tập trận trên Biển Đông, làm nóng tình hình. Quốc gia này mới đây còn
thông qua luật hải cảnh mới, cho phép lực lượng của họ nổ súng vào tàu thuyền
nước ngoài để "ngăn chặn mối đe dọa" trên "lãnh hải" mà họ
đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Theo South China Morning Post hôm nay, 08/06/2021, trong lá thư gởi
cho ông Duterte ngày thứ Bảy 05/06, Francis Jardeleza, thẩm phán Tòa án
Tối cao đã về hưu, cùng với hai chuyên gia khác, cho biết đã soạn thảo
một dự luật nhằm giúp chính phủ khẳng định yêu sách chủ quyền đối với
trên 100 thực thể ở Biển Đông.
Lá thư bày tỏ sự thất vọng, vì năm
năm sau chiến thắng ở Tòa Trọng tài, Philippines vẫn chia rẽ về việc áp
dụng phán quyết. Ông Jardeleza, người đã tham gia cuộc chiến pháp lý năm
2016, cho rằng việc ra luật là phương cách hiệu quả nhất.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc loan báo thứ trưởng La Chiếu Huy (Luo
Zhaohui) đã gặp gỡ đồng nhiệm Việt Nam Lê Hoài Trung hôm thứ Năm 16/07,
nhưng không cho biết chi tiết cụ thể. Đến thứ Sáu 17/07, Ngân hàng Đầu
tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc tài trợ thông báo sẽ cho
VPBank (Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng) vay 100 triệu
đô la để mở rộng tín dụng cho các cơ sở tư nhân bị thiệt hại vì đại
dịch virus corona.
Tờ báo có trụ sở ở Hồng Kông ghi nhận cuộc gặp
trên đây diễn ra sau khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đầu tuần trước
tuyên bố đường lưỡi bò tự vẽ của Bắc Kinh là « bất hợp pháp », theo phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016.
Trung Quốc tập trận, Mỹ biểu dương lực lượng chưa từng thấy tại Biển Đông
Từ
ngày 1 đến ngày 5 tháng Bảy, Trung Quốc tập trận quanh Hoàng Sa, quần
đảo cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1974. Đối với Hà Nội, vụ tập trận vừa
rồi « vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam », ngoại trưởng Philippines cũng cho đây là một sự « khiêu khích trầm trọng ».
Ông Mathieu Duchâtel, phụ trách châu Á của Viện Montaigne nhận xét cuộc tập trận này « gồm
cả kịch bản đổ bộ bằng hải lục quân, trong đó có lực lượng tuần duyên
tham gia. Đây là lần đầu tiên kể từ khi lực lượng này được đặt dưới
quyền chỉ huy trực tiếp của Quân ủy trung ương. Như vậy Trung Quốc tăng
cường khả năng chiếm các đảo của đối thủ ». Đối với nhà nghiên cứu, «
việc chọn Hoàng Sa để tập trận là lời cảnh báo nhắm vào Việt Nam, vào
lúc nước này ngày càng muốn đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế ».
Công hàm do đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Kelly Craft ký, nhằm đáp trả
công hàm CML/14/2019 của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hiệp
Quốc. Bắc Kinh ngày 12/12/2019 đã gởi công hàm này lên Ủy ban về ranh
giới thềm lục địa (CLCS) để phản đối việc Malaysia xin công nhận thềm
lục địa mở rộng bên ngoài phạm vi 200 hải lý.
Hoa Kỳ bác bỏ các
đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), tái khẳng định rằng Bắc Kinh không thể
yêu sách các đường căn bản hay vùng nội thủy giữa các đảo, và các thực
thể dưới nước không thể coi như đất liền. Đồng thời yêu cầu cho lưu hành
công hàm này cho tất cả các quốc gia thành viên như tài liệu chính thức
của Đại hội đồng.
Ảnh tư liệu : Biểu tình tại Hà Nội ngày 12/06/2011 chống các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Reuters / Kham
Đăng ngày:
Việt Nam được cho là đang chuẩn bị hồ sơ kiện lên tòa trọng tài quốc
tế chống lại yêu sách chủ quyền Biển Đông phi lý của Trung Quốc. Đây có
thể là đáp trả về pháp lý trước việc Trung Quốc ngày càng gia tăng đe
dọa và quấy nhiễu trên tuyến đường hàng hải tranh chấp.
Nhiều tiếng nói trong chính quyền đòi kiện Trung Quốc
Các
nhà phân tích đang theo dõi tình hình tin rằng, Hà Nội có thể nộp đơn
kiện - tương tự như Philippines đã tiến hành trước đây, và đã chiến
thắng Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng
7/2016. Phán quyết của tòa khẳng định Trung Quốc « không có quyền lịch sử »
về đường lưỡi bò 9 đoạn mà Bắc Kinh sử dụng để đòi hỏi chủ quyền gần
90% Biển Đông. Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố không
chấp nhận phán quyết, vốn không có cơ chế buộc phải thực thi.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu cảnh sát biển Việt Nam đối đầu
trong vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, tại vùng biển cách Việt Nam
130 hải lý. Ảnh tư liệu chụp ngày 14/05/2019.
Một quan chức cao cấp Việt Nam hôm nay 06/11/2019
tuyên bố có thể tiến hành thủ tục pháp lý, trong số nhiều giải pháp khác
nhau, để khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông trước người láng
giềng khổng lồ Trung Quốc.
Reuters
dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Lê Hoài Trung trong một hội nghị ở Hà
Nội, nói rằng Việt Nam tuy chủ yếu muốn thương lượng, nhưng cũng có
những chọn lựa khác. Những biện pháp này gồm cả đàm phán, hòa giải,
trọng tài và kiện tụng. Ông Trung nhấn mạnh: "Trong Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 đã dự trù đầy đủ các cơ chế cho
chúng tôi để áp dụng các biện pháp này".
Trung Quốc yêu sách
hầu hết toàn bộ Biển Đông, và những năm gần đây đã tự ý xây dựng các đảo
nhân tạo, quân sự hóa Hoàng Sa và Trường Sa.
Ý kiến ngắn gọn
của tôi về kiện hay không kiện, biểu tình hay không biểu tình vụ Tư Chính.
Việt Nam đã phạm
"sai lầm chiến lược" vì đã không đứng chung với Phi để kiện Trung
Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) tháng Giêng 2013. Sai lầm vì Việt Nam (và
các học giả thế giới) không ai dự trù được dân Phi lại bầu lên một ông tổng
thống tầm Duterte.
Phán quyết của
Tòa PCA ngày 11-7-2016 nếu được áp dụng thì tất cả những yêu sách của Trung
Quốc ở Trường Sa, như về chủ quyền, về "vùng
nước chung quanh" hay về "vùng nước lịch sử" đều bị hóa giải. Trung Quốc không còn lý do nào để quấy
nhiễu bãi Tư Chính như đã thấy hiện nay.
Bãi Tư Chính (Vanguard Bank trong tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Mỗi khi có một
đụng chạm về chủ quyền của các đảo trên Biển Đông như trường hợp Bãi Tứ Chính
hiện nay, Trung Cộng thường lập đi lập lại một luận điệu gọi là “quyền lịch
sử” của Trung Cộng trên Biển Đông. Thế nhưng hơn ba năm trước chính phủ
Philippines đã từng thách thức Trung Cộng ra trước Tòa án Trọng tài Thường trực
để chứng minh “quyền lịch sử” đó thì Trung Cộng lại không dám ra. Như
vậy, thực chất của cái gọi là “quyền lịch sử” này là gì?
Tháng 7, 2016,
từ các trang mạng xã hội, diễn đàn, cho đến các
tầng lớp, thế hệ Việt Nam trong cũng như ngoài nước, một luồng sóng cảm tình
dành cho Philippines tràn ngập, nhiều hơn cả khi quốc gia này bị cơn bão
Yolanda càn quét cách đây ba năm. Đây là một tình
cảm rất tự nhiên giữa những người cùng số phận nhỏ nhoi nhưng phải đương đầu
với một Trung Cộng to lớn và đầy tham vọng.
Ủng hộ
Philippines không có nghĩa ủng hộ chủ quyền của Phi trên các đảo Philippines
đòi hỏi, mà là ủng hộ một nước dân chủ nhưng sức yếu chống lại một Trung Cộng
bá quyền bành trướng.
Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Trường Sa. Ảnh vệ tinh tháng 6/2017.
Theo nhà nghiên cứu Benoit Hardy-Chartrand trên
Japan Times, có nhiều đổi thay và nhiều điều vẫn tồn tại, một năm sau
khi Tòa Trọng tài Thường trực La Haye ra phán quyết về Biển Đông. Tháng
7/2016, Tòa Trọng tài đã dội một gáo nước lạnh vào tham vọng của Bắc
Kinh, khi tuyên bố Trung Quốc không có « quyền lịch sử » tại Biển Đông, và đường lưỡi bò tự vẽ là vô căn cứ, khẳng định Bắc Kinh đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Được
cho là bước ngoặt quan trọng trong tranh chấp Biển Đông, phán quyết
trọng tài vẫn đang là trung tâm tranh luận tại châu Á-Thái Bình Dương
cũng như tại phương Tây. Một số người cho là phán quyết đã làm giảm căng
thẳng, nhưng họ không thể đưa ra những bằng chứng để khẳng định tuyệt
đối.
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes,
một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại
càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam,
Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan. Đó là vì Trung Quốc bác bỏ phán
quyết, nhưng đã tăng cường hợp tác kinh tế với một số nước để chắc chắn
rằng không ai có thể gây phiền nhiễu.
Trung
Quốc có quân đội đứng thứ ba thế giới và tổng sản phẩm nội địa thứ nhì
thế giới, khiến khó thể đối phó với việc Bắc Kinh kiểm soát Biển Đông,
đặc biệt đối với các quốc gia Đông Nam Á nhỏ yếu hơn. Nhưng không phải
tất cả đều bó tay, mà theo nhà báo Ralph Jennings, có bốn quốc gia sau
đây có thể tạt một gáo nước lạnh vào tham vọng kiểm soát vùng biển 3,5
triệu kilomet vuông giàu tài nguyên và mang tính chiến lược này.
Binh sĩ Philippines tuần tra trên đảo Thị Tứ trong quần
đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước
trong khu vực. Ảnh chụp ngày 11/05/2017.
Phủ tổng thống Philippines hôm nay 11/07/2017
khẳng định đàm phán giữa Manila và Bắc Kinh về tranh chấp ở Biển Đông
đang diễn tiến tốt đẹp, và đó là bằng chứng về sự tiến triển trong quan
hệ đôi bên. Tuyên bố này được đưa ra vào dịp kỷ niệm một năm phán quyết
Biển Đông của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye (PCA).
Phát ngôn viên tổng thống, ông Ernesto Abella, được báo trên mạng Rappler.com trích dẫn, cho biết : « Một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye, nay Philippines và Trung Quốc đang đối thoại ». Theo quan chức này, trong cuộc đàm phán song phương đầu tiên hồi tháng Năm, hai bên đã tái khẳng định « cam kết hợp tác và tìm ra phương cách củng cố lòng tin trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông ».
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) tiếp tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Bắc Kinh, ngày 15/05/2017.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay
19/05/2017 cho biết chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đe dọa sẽ xảy ra
chiến tranh giữa hai nước, nếu Manila quyết định áp dụng phán quyết của
Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye và khởi động khoan thăm dò dầu khí
trên Biển Đông.
Theo AFP, ông
Duterte kể lại rằng ông đã gặp gỡ Tập Cận Bình hôm thứ Hai 15/05 tại Bắc
Kinh, và trong dịp này ông Tập đã cảnh cáo ông, một cách thân mật nhưng
kiên quyết.
Tàu tuần duyên Trung Quốc thường xuyên gây hấn trên biển.
Các hành động ngày càng hung hãn hơn của các tàu tuần duyên Trung Quốc trên Biển Đông có nguy cơ gây bất ổn cho khu vực. Các « tàu lạ » ngang
ngược trên Biển Đông hầu hết là tàu Trung Quốc. Trên đây là kết luận
của các tác giả một công trình nghiên cứu, mới được công bố, về các sự
cố trên tuyến đường hàng hải quan trọng này, được Reuters loan tin hôm
nay 07/09/2016.
Trong khi các
nhà quan sát đang lo ngại nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột toàn diện tại
vùng biển tranh chấp, không thể coi thường mối nguy hiểm từ những sự cố
có liên quan đến các tàu tuần duyên Trung Quốc. Bà Bonnie Glaser,
chuyên gia an ninh khu vực của CSIS (Center for Strategic and
International Studies – Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế) đặt tại
Washington nhận định như trên.
Trung Quốc sẽ « thiệt thòi » nếu không
công nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, bác bỏ
yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Perfecto
Yasay hôm nay 30/08/2016 tuyên bố như trên.
Điều trần trước Quốc hội Philippines, ông Yasay nói : «
Chúng ta cố gắng làm cho Trung Quốc đặc biệt hiểu rằng, khi tình hình
yên ắng lại, rốt cuộc họ sẽ là người thua thiệt trong vấn đề này, trừ
phi họ tôn trọng và công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài ».
Người Việt và Philippines biểu tình chống Trung Quốc tại Manila ngày 06/08/2016.
Trên trang web change.org dành riêng cho những kiến nghị trên mạng, đã xuất hiện một bản kiến nghị đòi hỏi « Tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12/07/2016 liên quan đến tranh chấp Biển Đông ». Kiến nghị viết bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Việt do CRAFV (Hội đồng đại diện các hội Pháp-Việt) đề xướng.
Bản kiến nghị
tố cáo những hành động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông từ nhiều
thập kỷ qua. Trước hết là việc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng
Hòa năm 1974. Đến năm 1988, đến lượt Đá Gạc Ma (Johnson Reef) thuộc
Trường Sa, năm 1995 Trung Quốc chiếm giữ Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và
xây lên một căn cứ hải quân. Năm 2012 bãi cạn Scarborough của
Philippines lọt vào tay Bắc Kinh.
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ngày
24/08/2016 kêu gọi hợp tác quốc tế để duy trì hòa bình tại Biển Đông,
nhằm chận đứng tham vọng lãnh thổ của Bằc Kinh, tại vùng biển đang được
nhiều nước tranh chấp trong đó có Việt Nam.
«
Chúng tôi rất ủng hộ sự hợp tác của Pháp và các quốc gia khác trong
tiến trình duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và tại Biển Đông ».
Chủ tịch nước Việt Nam tuyên bố như trên, trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi
dành cho hãng tin Pháp AFP, trước chuyến viếng thăm của tổng thống Pháp
François Hollande vào đầu tháng Chín. Ông Trần Đại Quang nói thêm, đó
là vấn đề « đảm bảo an ninh, tự do hàng hải và hàng không ».
Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân tiếp đãi thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong dạ tiệc tại Nhà Trắng ngày 02/08/2016.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Singapore đang trong
tình trạng bất định, sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La
Haye về tranh chấp Biển Đông. Theo các nhà quan sát, cho dù Singapore
không đòi hỏi chủ quyền vùng biển này, nhưng các động thái liên quan gần
đây của Singapore, đã khiến Bắc Kinh lo ngại.
Theo
South China Morning Post, Trung Quốc và Singapore có mối liên hệ chặt
chẽ, đặc biệt là về kinh tế. Trong những thập kỷ qua Singapore đã trở
thành nơi huấn luyện kỹ năng cho các quan chức Trung Quốc, và thường
xuyên được các lãnh đạo Bắc Kinh nêu ra như tấm gương về quản lý đô thị.
Nhưng những phát biểu gần đây của thủ tướng Lý Hiển Long đã khiến Trung Quốc lo lắng về tương lai quan hệ hai nước.