Affichage des articles dont le libellé est Phản bội. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phản bội. Afficher tous les articles

mercredi 29 mai 2024

Tạ Duy Anh - Lịch sử rất lằng nhằng

 

Vừa mở mắt đã thấy đập vào thông tin Campuchia đặt tên Tập Cận Bình cho con đường vành đai 3 ở thủ đô, dài 53 km, từ vốn vay của Trung Quốc và do một công ty Trung Quốc thực hiện.

Quen với truyền thống đặt tên đường, bỗng giật mình nghĩ Xi xếnh xáng sao lại ra đi đột ngột như vậy. Vô lý, vừa mới khỏe mạnh thế kia mà! Nhưng hóa ra không phải. Hú hồn! Chúc mừng ngài Xi, mong ngài bách niên giai lão.

Campuchia có truyền thống đặt tên đường các nhân vật có ảnh hưởng lớn đến đất nước của họ. Năm 1965, một con đường tại Phnompenh đã mang tên Mao xếnh xáng.

samedi 20 avril 2024

Nguyễn Đình Bổn - Chết đau đớn vì hoang tưởng!


Russell Bentley 64 tuổi là người bang Texas, Mỹ, nhưng là một blogger Z nổi tiếng vì anh ta tuyên bố đất nước Nga, chính trị Nga mới là lý tưởng của đời mình.

Anh ta qua Nga, lấy vợ Nga, tham gia vào đội ngũ ly khai tại các vùng đất Nga chiếm của Ukraine và "chiến đấu chống bè lũ phát xít mới" từ năm 2014.

Người vợ Nga của anh vừa lên tiếng tố cáo trước báo chí và các blogger quân sự Nga, Russell Bentley đã mất tích 10 ngày, sau đó mất liên lạc.

mardi 20 février 2024

Mạc Văn Trang - Phim "Phản bội" bị phản bội!

 

Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung cộng đem hơn nửa triệu quân xâm lược nước ta suốt 6 tỉnh biên giới, gây bao tội ác dã man... Nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy nhớ lạị:

... "Vào dịp này năm ấy, tôi cùng nhóm làm phim cũng có mặt ở mặt trận Tam Đường, Lào Cai, rồi Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên...ghi hình trực tiếp. Ác liệt, tàn bạo và man rợ vô cùng.

Với sự trực tiếp giúp đỡ đặc biệt của ông Nguyễn Cơ Thạch, tôi đã cho ra "Phản bội", bộ phim tài liệu (Đen Trắng) dài nhất trong lịch sử Hãng Phim tài liệu Trung ương cho đến thời điểm đó: 90 phút.

vendredi 29 décembre 2023

Nguyễn Thông - Báo hại, báo cô, báo đời

 

Làm báo mấy chục năm ở xứ này, tôi biết chắc chắn rằng mỗi bài được xuất bản đều bị đám kiểm duyệt soi rất kỹ, tơ lơ mơ là phạt, thậm chí đình bản. Tôi nói từ thực tế khách quan, đừng cãi tôi.

Sợi dây trói ấy có tên gọi "đường lối của đảng và nhà nước", “quan điểm chính trị”.

Gọi là tự do báo chí, các ông bà ấy lúc nào cũng cãi xoe xóe với thế giới về thứ tự do lỏng mà siết chặt thật này, thực chất thứ tự do ấy thế nào?

lundi 25 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Dương Văn Minh, kẻ phản phúc

 

Đôi lời : Trong  hồi ký của William Colby, cựu giám đốc CIA ở Sài Gòn, có đoạn cho biết Dương Văn Minh từng đề nghị ám sát cả tổng thống Ngô Đình Diệm lẫn ông Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn nhưng bị CIA bác. Khi nào có thì giờ TM tìm lại được cuốn sách sẽ dịch đoạn này.

Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn:

Trước kia khi người Nguyên vào cướp, vương hầu quan liêu phần nhiều đến dinh xin quy phục. Đến khi giặc thua, bắt được một hòm các tờ biểu xin đầu hàng, Thượng hoàng sai đốt đi để yên lòng kẻ phản trắc.

Thượng hoàng là Trần Thánh Tông.

Một câu chuyện khác. Ông Nguyễn Văn Y, nguyên là Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia, chính quyền ông Ngô Đình Diệm, kể lại (mình tóm tắt đại ý):

dimanche 27 août 2023

Ngô Nhân Dụng - Prigozhin chết giữa trời

 

Tướng Ben Hodges, cựu tư lệnh quân đội Mỹ ở Âu châu nói với MSNBC rằng sau cái chết của Prigozhin chưa chắc quyền lực của Putin sẽ vững chắc hơn. Chế độ có thể sẽ mất ổn định, đến hỗn độn.

Ngày 21 tháng Bảy, 2023, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khuyên ông Yevgeny Prigozhin không nên đến gần những cửa sổ mở. Blinken nói đùa, “Nếu tôi là ông Prigozhin, tôi sẽ rất lo ngại… Khối NATO có chính sách mở cửa, nước Nga có chính sách ‘cửa sổ mở’.” Tổng thống Joe Biden cũng nhắn: “Nếu là Prigozhin, tôi sẽ rất thận trọng mỗi khi ăn uống.”

Nhiều người Nga đã rớt từ các cửa sổ xuống đất chết sau khi chỉ trích Vladimir Putin. Ngày 25 tháng 12 năm 2022, tỉ phú Pavel Antov, từng phê phán cuộc xâm lăng Ukraine, rơi từ lầu ba khách sạn Hotel Sai ở Ấn Độ. Trước đó, ngày 1 tháng 9, chủ tịch công ty dầu Lukoil là Ravil Maganov, cũng nghi ngờ cuộc chiến Ukraine, rớt từ cửa sổ một bệnh viện ở Moscow xuống đất.

vendredi 12 mai 2023

Trần Trung Đạo - Hun Sen là ai ?

 

Đêm 5 tháng 8, 1952, một đứa bé ra đời tại làng Peam Koh Snar thuộc tỉnh Kampong Cham, phía đông sông Mekong. Đứa bé được đặt tên là Hun Bunall. Tên của cậu được thay đổi nhiều lần và lần cuối được đổi thành Hun Sen khi cậu ta gia nhập du kích Cộng Sản Cambodia năm 1970.

Ngày 14 tháng 4, 1970, Hun Sen gia nhập Mặt Trận Đoàn Kết Dân Tộc Cambodia (National United Front of Cambodia) thường được viết tắt là FUNK để chống lại chính phủ Lon Nol thân Mỹ.

Năm 1974, Hun Sen chỉ huy một đơn vị với quân số khoảng hai ngàn. Trong thời gian này ông ta biết lãnh đạo thực sự của phong trào FUNK không phải là Sihanouk mà là Pol Pot. Chức vụ chính thức của Hun Sen là Tham Mưu Trưởng trung đoàn và năm 1977 được phong lên chức Trung đoàn phó. Theo lời Hun Sen ông ta đã sử dụng đơn vị này tấn công Lon Nol và sau đó tấn công Khờ Me Đỏ.

vendredi 14 avril 2023

Bông Lau - Phe ta tự giết phe mình

 

Hôm qua thứ Năm các toán đặc vụ võ trang của FBI sau hai ngày theo dõi đã bao vây và bắt giữ Hạ Sĩ Jack Teixeira, 21 tuổi, thuộc Không Lực Phòng Vệ Quốc Gia của tiểu bang Massachusetts (Massachusetts Air National Guard).

FBI với xe thiết giáp trang bị tận răng tiến vào căn nhà mà Jack Teixeira đang trú ngụ. Jack Teixeira đang ngồi đọc sách an nhàn trước hiên nhà, và đã đầu hàng ngay tức khắc nếu không muốn về chầu diêm vương.

Jack Teixeira đăng lính năm 2019 hiện mang cấp bậc hạ sĩ, là cấp cao thứ ba từ cấp thấp nhứt của Không Lực Vệ Binh Quốc Gia. Hắn phục vụ trong một đơn vị tình báo của Liên Đoàn 102 Không Lực Phòng Vệ Quốc Gia.

dimanche 8 mai 2022

Bông Lau - Ăn bánh mì Ukraine, thờ ma Putin

 

Cuộc chiến ở Ukraine hiện nay và cuộc chiến ở Việt Nam cách đây nửa thế kỷ có những điểm tương đồng và dị biệt.

Tương đồng là một chế độ độc tài chuyên chính dùng võ lực để chiếm đoạt ép buộc một quốc gia khác phải nằm trong quỹ đạo của mình (Liên Bang Xô Viết mới hay đế quốc Nga hiện nay). Khi quốc gia nạn nhân này muốn được tự do lựa chọn thể chế dân chủ và tiến gần lại với thế giới văn minh thì bị chế độ độc tài đó xua quân xâm lăng.

Một điểm tương đồng khác là chế độ độc tài ấy cũng dùng những mỹ từ bịp bợm như “giải phóng các nạn nhân (Ukraine) đang bị kìm kẹp dưới ách thống trị của tay sai Đức Quốc Xã”. Và dân tộc của chế độ độc tài ấy (Russian) cũng bị sống trong bức màn sắt, bị bưng bít thông tin và đầu độc ám sát nếu có mầm mống “phản động”. Giống Việt Cộng tuyên truyền dân miền Nam quằn quại rên siết dưới gót giày đế quốc Mỹ ác ôn. Ở miền Bắc cũng có những cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, những cuộc đàn áp trí thức như Nhân Văn Giai Phẩm năm 1955.

dimanche 31 octobre 2021

Khiết Nguyễn - Sự khác biệt giữa hai dân tộc: Số phận và định mệnh

 

Tôi có một anh bạn người Hán Thành, Đại Hàn Dân Quốc. Anh từng phục vụ tại Việt Nam với tư cách một cán sự kỹ thuật chuyên dạy nghề cho các hồi chánh viên từ năm 1969 đến 1971. Chúng tôi liên lạc lại với nhau vào năm 1993.

Gần đây, anh ta có tâm sự với tôi như sau. Việt Nam Cộng Hòa ở trong thời chiến, phải chiến đấu để chống lại làn sóng xâm lăng của giặc cộng, thế mà lại có hai tổng thống hết sức hiền đức.

Anh ta nói rằng dưới thời Tổng Thống Phác Chính Hy, quân đội đặt súng đại liên giữa ngã tư trong thủ đô Hán Thành, đứa nào đi biểu tình mà xâm nhập các khu cấm là bị bắn gục tại chỗ.

samedi 25 septembre 2021

Khủng hoảng tàu ngầm Úc-Pháp : Hậu trường một vụ đi đêm


Đăng ngày:

« Vụ phản bội thế kỷ » được Úc chuẩn bị từ một năm rưỡi


Nhật báo cánh hữu Pháp cho rằng ngay cả các tác giả đã sáng tạo ra nhân vật James Bond cũng không hình dung được một kịch bản như thế, nhưng họ có thể đặt tít cho thương vụ tàu ngầm Úc là « vụ phản bội thế kỷ ». Pháp là nạn nhân của vụ lừa đảo ngoại giao chưa từng thấy của đồng minh, thế nên có thể hiểu được sự phẫn nộ của Paris, và vụ này sẽ còn để lại dấu ấn lâu dài, nhất là đối với Úc.

mercredi 29 janvier 2020

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu : "Sống không có tự do là chết"


Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và ông Hoàng Đức Nhã.

(Dân Luận 28/01/2020) Vào ngày 18 tháng 10, Henry Kissinger bay trực tiếp từ Paris đến Sài Gòn để báo cáo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về hiệp định hòa bình. Buổi họp ngày 19 tháng 10 kéo dài gần hai giờ. Sau khi lắng nghe Kissinger thuyết trình, ông Thiệu muốn có bản thảo hiệp định. Ông được trao cho bản tiếng Anh.

Cuộc họp trở nên xấu đi. Đầu tiên, ông Hoàng Đức Nhã, cố vấn cho Tổng thống Thiệu, chỉ được trao cho bản tiếng Anh. Ông Nhã phẫn nộ đáp lại: "Chúng tôi không thể thương lượng số phận của nước mình bằng tiếng nước ngoài!" Ông rất tức giận đòi có bản tiếng Việt. Ông Nhã muốn thấy bản tiếng Việt mà những người cộng sản đã trao cho Kissinger.

Kissinger nói, "À, chúng tôi quên." Ông Nhã đáp: "Ông muốn nói gì thế, ông quên ư?". Rồi ông Nhã chế giễu toàn bộ quá trình hội nghị và ông nói với Kissinger, "Ông muốn bảo tôi là người Mỹ có thể hiểu tiếng Việt hơn người Việt sao? Chúng tôi muốn thấy bản tiếng Việt."