Affichage des articles dont le libellé est Chợ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chợ. Afficher tous les articles

mardi 19 décembre 2023

Võ Khánh Tuyên - Nghĩ về viễn cảnh toàn xã hội mua bán online

 

Thời gian gần đây, trên báo chí và cả mạng xã hội đều có phản ánh tình trạng ế ẩm trong buôn bán của các ngôi chợ truyền thống.

Nhiều người bán hàng rảnh đến nỗi tụ tập coi TikTok, đánh bài, nói chuyện phiếm. Nhiều sạp hàng ế ẩm đã tạm ngưng hoạt động. Thông tin trả sạp, sang nhượng sạp ngày càng nhiều.

Bên cạnh nguyên nhân kinh tế đang khó khăn, dân chúng thắt chặt chi tiêu...nhiều người còn chỉ ra một hiện trạng: Mua bán online hiện là xu thế với nhiều sự tiện lợi, cạnh tranh hơn hẳn so với việc phải ra chợ mua đồ. Và không ít lời kêu gọi chợ truyền thống phải thay đổi, phải livestream bán hàng, phải bán online thay vì chờ khách tới trực tiếp mua hàng.

dimanche 17 décembre 2023

Phạm Công Luận - Chợ Ga thân yêu và ông Mười chủ đất

 

Trước năm 1954, quanh khu vườn của ông Lê Tài Chí, nằm ngay góc hai con hẻm (một hẻm nay là đường Đỗ Tấn Phong và một nay là đường Trần Khắc Chân thuộc phường 9, Phú Nhuận) có những phụ nữ nghèo bày mấy rổ hàng dưới đất, buôn bán lặt vặt cho người dân quanh vùng.

Đến năm 1954, nhiều người Bắc di cư vào Nam. Vài người trong đó tìm đến khu đất này, chen chân vào bán hàng để tạm kiếm sống thời gian đầu mới vô.

Thấy bà con người Bắc mới vào Nam chưa có cuộc sống ổn định, chính quyền thời đó đến gặp ông Lê Tài Chí. Họ đề nghị ông cho mượn mảnh vườn nói trên để nhà nước xây lên một cái chợ cho đồng bào di cư có chỗ mua bán.

lundi 13 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Quách Đàm và chợ Bình Tây

Chuyện Hoa kiều Quách Đàm tặng chợ Bình Tây cho chính quyền Chợ Lớn thì báo Dân Trí viết nhảm cái tít, cũng có mấy người nhắc rồi. Nhưng mình thấy mọi người tấn công bài báo đó hơi quá.

Tác giả bài báo ban đầu viết là ông Quách Đàm tặng TP HCM, đã buồn cười rồi, sau thấy bị chê thì sửa ra là tặng Saigon, lại sai lần nữa. Vì lúc đó Saigon và Chợ Lớn là hai thành phố riêng biệt. Chuyện này không lạ lắm, vì cơ bản dân Việt Nam cũng dốt sử, không mấy người rành được Saigon, Chợ Lớn, Gia Định, TP HCM khác nhau thế nào.

Tuy nhiên nội dung chính của bài báo thì cũng không sai.

dimanche 2 janvier 2022

Tâm Chánh - Lai rai nghĩ về những tiền lệ


Cuối năm ra rả vui mừng, mặc dù đại dịch , kinh tế tưởng đâu bại xụi nhưng vẫn giữ được tăng trưởng dương. Chính quyền hân hoan phổ biến cụm từ "nhờ có nghị quyết 128", rồi thánh thót khắp nơi điệp khúc, một tháng bằng cả quý, cả năm. Mới hoàn hồn thì đã leo lẻo kiên cường, kỳ diệu, kỳ tích...

Cuộc sống rất cần trao cho nhau năng lượng tích cực để hành động tích cực. Nhưng một xã hội hành động tích cực không thể bắt đầu từ vô tri.

Có lẽ chưa có bao giờ cái chết đi qua Sài Gòn từng giờ khắc mồn một đến như trận dịch vừa qua. Chưa bao giờ người Việt Nam cảm nhận rõ ràng hơn thế về một thảm họa đô thị. Cái chết xuất hiện thình lình với hàng triệu con người, càn quét nhanh chóng, không kịp chống đỡ. Rồi như vừa sống sót, chúng ta tin mình đã làm nên tiền lệ.

dimanche 5 septembre 2021

Cù Mai Công - Covid TPHCM tháng 9-2021 : « Bao giờ cho đến tháng 10 ? »

 

Ca nhiễm Covid-19 ở TP.HCM hôm qua 3-9 lên con số khiến nhiều người lo lắng: gần 8.500. Ca F0 cộng đồng trên tổng số 180.944 mẫu xét nghiệm, chiếm 4,7%. Thế nhưng số ca tử vong giảm mạnh so với những ngày trước: 200.

Tổng ca nhiễm Covid ở TP.HCM ghi nhận đến tối qua 3-9 là 241.084, một con số dễ gây “sốc” với nhiều người. Và con số tử vong ở TP.HCM đến giờ hơn 9.000 ca càng khiến nhiều người lo lắng.

Riêng với cá nhân mình, con số 241.084 không bất ngờ. Ngày 8-8, từ những dữ liệu/data thu thập, tôi mạo muội dự toán và mạn phép trình bày trên facebook cá nhân: đến 5-9, số ca nhiễm ở TP.HCM là 243.600 ca.

dimanche 8 août 2021

Nguyễn Đắc Kiên - Ba khâu chống dịch

 

Hết ngày hôm nay là tròn một tháng TP.HCM giãn cách chống dịch với Chỉ thị 16 (và 16+). Giờ thử nhìn lại việc chống dịch của thành phố qua khâu: tổ chức thực hiện, tham mưu - giúp việc và ra quyết định, xem có rút ra được bài học gì không?

1. Tổ chức thực hiện: Hôm qua (7/8) báo chí loan tin chủ tịch quận 8 (TP.HCM) đã ra quyết định đình chỉ công tác chủ tịch phường 15 và điều chuyển chủ tịch phường 16. Đồng thời, quận 8 cũng đã cử một phó phòng tại UBND quận về phụ trách phường 15 và một trưởng phòng tại UBND quận xuống lãnh đạo phường 16.

Hai cán bộ bị đình chỉ, điều chuyển được cho là đã không không kịp thời tiếp nhận, giải quyết phản ánh của người dân cần hỗ trợ an sinh xã hội, y tế… trong công tác chống dịch Covid-19.

jeudi 22 juillet 2021

Hoàng Hải Vân - Ba chợ đầu mối và hệ thống chợ Sài Gòn vẫn không được mở lại theo đề nghị của hai bộ, thì làm sao ?

 

Hoàng đế Lê Thánh Tông từng ra chỉ dụ : “Trong dân gian hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hóa, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng hay trước ngày họp chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau”.

Lời của vua Lê thể hiện hai đạo lý : Thứ nhất, có dân mà không có chợ thì dân chết. Thứ hai, việc lập thêm chợ không được tranh giành khách hàng, nghĩa là người này không được giàu lên từ sự nghèo đi của người khác. Hơn 500 năm rồi mà lời này vẫn còn mang tính thời sự.

Tại TP.HCM hiện nay, sau khi Bộ Công thương đề nghị mở lại tất cả chợ truyền thống, hôm qua đến lượt Bộ Nông nghiệp &PTNT cũng đề nghị mở lại 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn cùng các chợ truyền thống.

dimanche 18 juillet 2021

Hoàng Hải Vân - Đạo lý của cái chợ


Thành thị, Đô thị, Thị xã, Thị trấn … tất cả đều có chữ “Thị”, là cái chợ. Cái chợ hình thành từ khi con người có nhu cầu trao đổi các sản vật mình làm ra, không có chợ con người không sống được thành một quần thể.

Nông thôn, miền núi từ hàng ngàn năm nay vẫn có chợ phiên. Nhưng khi chợ được tập trung thì sẽ quần tụ xung quanh một cộng đồng, cộng đồng xây dựng thêm các công trình phúc lợi, gọi là thành thị.

Khởi thủy của Sài Gòn là một cái chợ to nhất trong vùng, nơi tập trung nhiều người Việt đến sinh sống. Chúa Nguyễn đến xây dựng chính quyền để bảo vệ dân và đặt một trạm thu thuế để lấy tiền chi dùng cho sự bảo vệ đó. Nơi này dân đến làm ăn trước, chính quyền đến sau từ nhu cầu của dân. Đó là khởi đầu lịch sử hình thành Sài Gòn.

Cù Mai Công - Covid : « Đánh nhanh thắng nhanh » hay « trường kỳ kháng chiến » ?


Như vậy, hết ngày hôm nay, từ 0g ngày 19-7, khu vực Nam kỳ lục tỉnh xưa gồm 6 tỉnh miền Đông và 13 tỉnh miền Tây chính thức vào đợt giãn cách 15 ngày, theo Chỉ thị 16.

Sài Gòn xưa nay là trung tâm Nam kỳ lục tỉnh, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa lẫn… Covid. Theo chủ quan cá nhân, từ thực tế các khu cách ly, khu phong tỏa, tình hình các bệnh viện... và vận dụng vận trù học được học, trên trang Facebook cá nhân, ngày 4-7, tôi dự báo với nhiều anh em, bạn bè thân lẫn trên trang nhà mình: TP.HCM hết 11-7 trên dưới 13.000. Thực tế 13.012 ca.

Năm ngày trước, 13-7, khi các ca Covid hơn 16.000, trên trang nhà mình, tôi mạo muội dự báo cuối tuần này, hết ngày 18-7, TP.HCM từ 26.000 – 30.000 ca và ngành y tế TP.HCM "vỡ trận". Ngày 18-7, còn con số buổi tối, nhưng sáng nay đã 28.455 ca và tình hình ngành y tế TP.HCM như thế nào thì có lẽ anh em mình chắc cũng biết.

Trần Phi Tuấn - Nghịch lý chống dịch


Dân Sài Gòn hơn 10 triệu người, mỗi ngày bình thường xơi hết 12.000 con heo, nếu tính trung bình mỗi con 100 ký.

Chợ đầu mối Hóc Môn cung cấp khoảng 80% số thịt heo cho dân Sài Gòn, và dân các tỉnh xung quanh cũng lên chợ này mà mua thịt.

Hai chợ đầu mối có chức năng tương tự: Bình Điền ở quận 8, nông sản Tam Bình ở Thủ Đức lâm vào cảnh tương tự.

Hoàng Nguyên Vũ - « Nước đục » từ đâu ?


Chúng ta lên án Bách Hóa Xanh (BHX) "thừa nước đục thả câu", nhưng sao không hỏi "nước đục" từ đâu mà ra?

Trước hết, tôi phải khẳng định: việc trục lợi trên hoạn nạn của đồng bào của BHX không thể chấp nhận được ! Đó là kiểu kinh doanh vô lương tâm, độc ác, nhất là trong tình cảnh đồng bào còn gom góp cho nhau từng cọng rau, con tép như thế này.

Không có lý do nào để bào chữa khi mà BHX hoàn toàn được hưởng các chính sách mùa dịch (giảm tiền thuê nhà cùng một số chính sách khác), đồng thời là đơn vị chủ động nguồn cung ứng.

vendredi 9 juillet 2021

Mai Bá Kiếm - Có mắt mà không tròng !


Ngày 7/7/2021, Ban Thường vụ Đảng ủy Liên hiệp Hợp tác xãThương mại Thành phố ra Thông cáo về việc Saigon Co-op luôn đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ bà con Nhân dân trong mùa dịch, với giá cả bình ổn ra thị trường trong tối thiểu 6 tháng tới cho tất cả các mặt hàng nhu yếu phẩm (7.000 mặt hàng).

Ngày 8/7, trước khi bị phong tỏa, tôi đi Co.opmart 1362 Huỳnh Tấn Phát chụp hình các quầy kệ trống trơn làm bằng! Chắc chắn Ban Thường vụ sẽ chửi nhân dân không mua từ từ.

Trong khi đó, Sở Công thương lần lượt lock down chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ tự phát, để dồn dân về "ấp chiến lược": siêu thị.

jeudi 8 juillet 2021

Từ Nguyên Thạch - TPHCM những ngày giãn cách : Không lừa dối

 

Những ngày qua đã xuất hiện một số ý kiến chỉ trích về nhận định “tình hình dịch vẫn trong tầm kiểm soát” nhưng thực tế “số ca nhiễm liên tục tăng nhanh”. Theo tôi, đây hoàn toàn không phải là sự lừa dối, nhưng do năng lực quản lý đã đẩy cuộc sống của một bộ phận người dân vào bất ổn.

Tôi nhớ hình như ông trời chưa bao giờ bắt Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ thiếu đói. Trong lịch sử, Sài Gòn chỉ đôi lần thiếu đói do sự quản lý dở của con người. Bài học sau 1975 vẫn còn đó. Sau khi bỏ ngăn sông cấm chợ, từ đói Sài Gòn và Nam Bộ dư ăn và còn lúa gạo xuất khẩu.

18 giờ chiều nay - 6 giờ trước khi Chỉ thị 16 có hiệu lực trên toàn thành phố - nhiều người dân còn đổ xô đi mua thực phẩm. Đi qua một số phố, chợ thuộc các quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, quận 10, quận 6, quận 11…tôi đã thấy gì?

Hữu Phú - Khủng hoảng !

 

Buổi sáng tôi thức dậy, thực ra là gần trưa (vì tối qua thức đêm coi đá banh trận Anh-Đan Mạch). Ngồi uống cà phê, mở báo mới ra đọc, lại thấy Thủ tướng tuyên bố trên báo Chính Phủ về việc phòng chống dịch cúm tàu với lời lẽ sặc mùi chiến tranh, kêu đây là một ”trận chiến”.

Mở tiếp những bài báo khác, thấy nhan nhản thông tin của các cấp Chính quyền tại TP.HCM xung quanh việc TP.HCM sẽ giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Tuyên bố của lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành có liên quan về việc hàng hóa sẽ được cung ứng đầy đủ cho thành phố hơn 10 triệu dân này…

Vừa uống xong ly cà phê là bà xã nhờ tôi chở ra chợ mua rau về nấu cơm ăn để đỡ tốn tiền gửi xe, tôi chấp hành. Chạy xe ra tới ngoài đường mới thấy quang cảnh hôm nay sao có vẻ trông… giống như thời chiến thật, Thủ tướng nói không sai!

Nguyễn Tập - Nước mắt tiếp tục rơi…


Từ đợt nới rộng giãn cách tới giờ, hầu như ngày nào tôi cũng đạp xe đi vòng vòng mấy chợ tự phát, chợ vỉa hè ở nhiều quận. Đi mà cám cảnh...

**

Trước ngày 29/6, ra chợ tự phát là thấy miết những cuộc “rượt đuổi” giữa dân phòng, công an khu vực và dân nghèo bán rong. Xe công an tới đâu, dân chạy tán loạn tới đó, đồ rơi vung vãi. Có người bán đứng khóc ròng giữa chợ.

Ở khu chợ Nghĩa Phát (Q. Tân Bình), một chị (có đeo khẩu trang và cả tấm nhựa chắn giọt bắn đầy đủ) bị dân phòng giật khay tép mòng quăng lên xe. Chị cố giằng lại nhưng không được nên đành buông tay. Xe đi nhưng chị vẫn đứng đó, mắt đỏ hoe. Bất lực. 

dimanche 27 juin 2021

Cù Mai Công - Một ngày 724 ca Covid ở TPHCM, đối diện thực trạng về không gian kín và mở


Chỉ một ngày một đêm, đến sáng nay 26-6-2021, TP.HCM ghi nhận tổng cộng con số ca Covid-19 kỷ lục ngày 25-6: 724 người. Choáng váng nhiều người.

Có lẽ do hôm nay bên Y tế tăng cường rà soát, kiểm tra kỹ hơn thôi chứ không đột nhiên. Cụ thể ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế - cho biết trong số này có 99 trường hợp trong khu phong tỏa, 538 trường hợp trong khu cách ly được phát hiện qua 2 lần xét nghiệm.

Càng không bất ngờ khi ngay sau dịp lễ 30-4 và 1-5 vừa qua, nhiều người, trong đó có tôi, thật sự lo lắng về khối người TP.HCM chen chúc ở các khu du lịch nhiều tỉnh, rồi chen chúc về.

lundi 21 juin 2021

Trần Thu Hà - Đau lòng ta muốn khóc ....


"Bà con ơi, mua ủng hộ em đi, ăn giùm cho em với. Em mà ăn hết chỗ này thì chết mất”.

Khoảng 21 giờ tối qua khu dân cư chỗ mình nhận được quyết định sẽ đóng cửa toàn bộ chợ tạm lúc 4 giờ sáng nay.

Lúc đó, cá đã bắt lên khỏi đầm, gà đã bắt ra khỏi chuồng, heo bò đã ngả thịt, hoa đã lên xe, trái cây đã nằm trong cần xé... Hầu hết bà con nông dân, ngư dân, tiểu thương đã lên hàng, ôm hàng xong cho buổi chợ ngày mai.

samedi 19 juin 2021

TP.HCM: Không tập trung quá 3 người, dừng chợ tự phát


(Zing 19/06/2021) Chỉ thị số 10 của TP.HCM yêu cầu tạm dừng hoạt động chợ tự phát, người dân giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 m, không tập trung quá 3 người tại nơi công cộng.

Tối 19/6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ký Chỉ thị số 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM. Văn bản có hiệu lực kể từ ngày ký và áp dụng cho đến khi có thông báo mới.

Theo chỉ thị này, TP.HCM dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động chợ tự phát.

lundi 7 juin 2021

Từ Nguyên Thạch - TPHCM những ngày giãn cách : Đồng cảm những giọt nước mắt


Mỗi khi đi qua một ngôi chợ tôi lại nhớ mẹ tôi. Mẹ đội chiếc nón lá đi trên đường đến chợ. Chiếc nón lá luôn cạnh mẹ che nắng mưa, che nỗi nhọc nhằn kiếp người. Người đã hy sinh tất cả đến tận những ngày cuối đời để nuôi lớn anh em tôi.

Sáng nay, 6-6, nỗi nhớ mẹ dẫn dắt tôi đi về các chợ. Chợ Võ Thành Trang trên đường Trường Chinh, chợ Hoàng Hoa Thám, chợ Tân Phú 1 trên đường Độc Lập, chợ Tân Phú 2 đường Nguyễn Sơn, chợ Tân Hương, chợ Hiệp Tân trên đường Cây Keo…

Tôi nhận ra ngôi chợ nào cũng lam lũ như nhau. Dù những dãy phố, chung cư sang trọng mọc lên quanh đó khá nhiều cũng không thể che khuất nét vất vả của những ngôi chợ.