Thế
giới cũng lo lắng khi nhìn thấy kinh tế Trung Quốc chưa tiến nhanh hơn, vì khi
hơn một tỉ người chưa tiêu tiền thì những tỉ người khác cũng không thể bán
hàng.
Trong
khi Tổng thống Mỹ Joe Biden bay qua Hiroshima, Nhật Bản, dự hội nghị G7 bàn hỗ
trợ Ukraine và đối phó với Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng họp
giới lãnh đạo 5 nước vùng Trung Á.
Địa
điểm cuộc họp ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, rất có ý nghĩa. Đó là kinh đô
Trường An từ đời Hán, đời Đường. Trong hơn một ngàn năm những vị tướng Trung
Hoa như Phó Giới Tử, Mã Viện, Địch Nhân Kiệt từng kéo quân chinh phạt những dân
tộc gốc Thổ Nhĩ Kỳ này nhiều lần.
Một số nhà lãnh đạo Trung Á
đã gây ngạc nhiên khi tỏ thái độ, đôi khi trực tiếp. Chẳng hạn hôm
17/06 tại Diễn đàn Kinh tế Saint-Pétersbourg, tổng thống Kazakhstan phải
trả lời một câu hỏi gây bối rối : có sẵn sàng công nhận các « nước cộng
hòa ly khai » Donetsk và Luhansk ? Trước mặt Vladimir Putin, ông
Kassym-Jomart Tokaiev đáp : « Nếu quyền tự quyết được áp đặt khắp
nơi trên thế giới ; sẽ có trên 600 nước thay vì 193 thành viên Liên Hiệp
Quốc hiện nay. Chắc chắn sẽ hỗn loạn ».
Nhưng chỉ vì lỡ gây chiến với Ukraine,
Putin đang chịu lép vế trước Tập Cận Bình; bị cả thế giới tẩy chay, phải bám
lấy Trung Cộng để bán xăng dầu, khí đốt và mua hàng hóa bị cấm vận.
Gặp
Tập Cận Bình lần này, Vladimir Putin lép vế rõ ràng. Xuất hiện tay đôi trong
cuộc họp thủ lãnh các nước thuộc Tổ chức Cộng tác Thượng Hải, ở Samarkand, thủ
đô nước Uzbekistan, Tập Cận Bình chỉ thân mật gọi Putin là “ông bạn cũ,” cố hữu; còn Putin cố dùng những chữ nồng nàn níu kéo
hơn, nói với Bình những lời, “Đồng Chí
thắm thiết, Bạn thắm thiết.”
Vladimir
Putin còn thú nhận rằng, về “cuộc khủng
hoảng ở Ukraine,” “Chúng tôi hiểu những thắc mắc và mối quan tâm của các người
bạn Trung Quốc, và trong cuộc gặp gỡ hôm nay sẽ giải thích thêm chi tiết cho
sáng tỏ.”
Năm
2022 khởi đầu bằng cuộc nổi dậy ở Kazakhstan, với việc Nga tức tốc triển khai
quân đến đất nước láng giềng để dẹp loạn. Gợi nhớ đến các lần đàn áp của Liên
Xô ở Hungary năm 1956 hay Mùa xuân Praha ở Tiệp Khắc năm 1968.
Việc
triển khai được tiến hành trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể
(CSTO), tổ chức mà hầu như người ta chỉ nhớ tên khi nó được kích hoạt.
Quân
Nga đang bận dọa dẫm Ukrania vẫn phải triển khai thần tốc theo CSTO, vì
Kazakhstan quá quan trọng. Chứ như anh Armenia nhỏ yếu cũng là thành viên CSTO,
hồi bị Azerbaijan tẩn cho lên bờ xuống ruộng năm ngoái, mấy lần vời đến quân
CSTO nhưng chả ai đáp lời.
Tổng thống thừa cơ soán ngôi « cha già dân tộc » Kazakhstan ?
Libération cho
biết tối hôm qua 05/01, tổng thống Kazakhstan, ông Kassym
Jomart-Tokaiev xuất hiện trên truyền hình, khẳng định sẽ cứng rắn với
người biểu tình nhưng cũng hứa sẽ cải cách. Đồng thời khẳng định từ nay
sẽ giữ luôn vai trò chủ tịch Hội đồng An ninh. Câu nói này đã gây sửng
sốt cho tất cả những ai biết về chính trường Kazakhstan.
Le Monde hôm nay 08/02/2021 có bài điều tra công phu về tình
trạng sự hiện diện của Trung Quốc tại Kyrgyzstan bị người dân phản đối
kịch liệt. Vốn thâm thù láng giềng Trung Quốc từ xưa, dân Kyrgyzstan
chống lại dự án « Con đường tơ lụa mới » (Vành đai, Con đường) của Bắc
Kinh ở Trung Á. Với một tổng thống dân tộc chủ nghĩa vừa được bầu lên
vào tháng Giêng, khuynh hướng chống Trung Quốc sẽ càng gia tăng.
Dân địa phương phẫn nộ khi đất bị giao cho Trung Quốc 49 năm
Năm
2017, hải quan Kyrgyzstan đã giao cho một công ty tư vấn Nga,
Transproekt Group việc nghiên cứu tiền khả thi một trung tâm hậu cần nửa
công nửa tư ở At Bachy, có thể đón nhận 100 xe tải một ngày, với vốn
đầu tư 30 triệu đô la. Mùa hè 2019 nhân hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng
Hải (OCS) ở Bichkek, Tập Cận Bình ký một loạt hợp đồng với đồng nhiệm
Sooronbai Jeenbekov trong khuôn khổ « Con đường tơ lụa mới », và dự án
At Bachy được nâng tầm thành khu công nghiệp.
Trang tuotiao.com có trụ sở tại Bắc Kinh gần đây đăng bài « Tại sao Kyrgyzstan không quay về với Trung Quốc sau khi giành được độc lập ? ».
Tờ báo nói rằng dưới thời Thành Cát Tư Hãn, Kyrgyzstan với diện tích
510.000 kilomet vuông hoàn toàn thuộc lãnh thổ Trung Quốc, nhưng sau đó
lại lọt vào tay đế quốc Nga.
Trang web này có 750 triệu độc giả, và là nền tảng di động phổ biến nhất Trung Quốc.
« Tất cả các điều kiện đều hội đủ để thế kỷ 21
lại là thế kỷ của các nhà độc tài. Thứ nhất : các chế độ tự do dân chủ
bị yếu đi, thứ hai : các phương tiện kiểm soát bằng kỹ thuật số, thứ ba
là biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng. Các nhà độc tài đều có cùng những khuyết điểm như hoang tưởng và vô cảm ».
Hồ sơ của Courrier International tuần này nói về « Những con đường ma túy mới », L’Obs dành 20 trang để quay lại với thời kỳ « Khi Pháp đô hộ Algérie ». Trang nhất của L’Express dành cho tân thủ tướng Anh « Boris Johnson, người đàn ông tệ hại (bad boy) của châu Âu ». Trên trang bìa Le Point là lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đang tươi cười, tờ báo chạy tựa « Những bí mật của các nhà độc tài, họ trị vì và sống như thế nào ».
Cuốn sách mang tựa đề « Thế kỷ của các nhà độc tài »
do Olivier Guez chủ biên sẽ ra mắt vào tuần tới, đã vẽ nên chân dung
của 26 nhà lãnh đạo độc đoán của thế kỷ 20, từ Hitler, Stalin, Pinochet,
Mao Trạch Đông cho đến các nhân vật ít nổi tiếng hơn như Mobutu.
Sự
thăng tiến ngoạn mục, những thành công nhất thời, bạo lực trộn lẫn
những yếu kém về tinh thần, những sai lầm lớn nhất, và sự sụp đổ -
thường là đầy kịch tính của họ, khiến bên cạnh tính chất lịch sử, đây
còn là các nhân vật đầy chất tiểu thuyết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) tiếp tổng thống lâm thời Kazakhstan, Kassym-Jomart Tokayev tại điện Kremlin, ngày 03/04/2019.
Trong số báo đề ngày 28/03/2019, Le Monde
nhận định, đối với các nhà độc tài Trung Á thuộc khối Liên Xô cũ thì
không có việc từ chức. Họ « phục vụ nhân dân » cho đến phút cuối, qua
đời trong lúc vẫn đương chức. Có thể kể tổng thống Uzbekistan, ông Islam
Karimov hay tổng thống Turkmenistan, ông Saparmourad Niazov ; lên cầm
quyền từ thời Liên bang Xô viết còn tồn tại và trị vì mãi cho đến lúc chết.
« Cha già dân tộc » của Kazakhstan
Tổng
thống Noursoultan Nazarbaiev 78 tuổi của Kazakhstan cũng cùng thời với
hai đồng nhiệm đã quá cố trên. Ông Nazarbaiev giữ kỷ lục cầm quyền lâu
nhất trong số tổng thống một nước Liên Xô cũ nay vẫn đương nhiệm. Nhưng
ông đã gây chấn động khi loan báo từ chức hôm 19/03/2019, cho dù trên
thực tế, Nazarbaiev đã thận trọng chuẩn bị để duy trì quyền lực.
Ngay
hôm sau, Quốc hội Kazakhstan chỉ mất có 18 phút để thông qua việc đổi
tên thủ đô Astana thành Noursoultan, tức là họ của tổng thống. Một nhân
vật trung thành với ông Nazarbaiev, là Kassym-Jomart Tokaiev, chủ tịch
Thượng viện, lên làm tổng thống lâm thời. Còn con gái lớn của tổng thống
vừa từ nhiệm, bà Dariga Nazarbaieva lên thay chỗ ông Tokaiev, tức trở
thành nhân vật thứ hai trong chính phủ.