Affichage des articles dont le libellé est Lương thực. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lương thực. Afficher tous les articles

lundi 29 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (3)

Nói gì thì nói, vùng đồng bằng sông Cửu Long, kể từ tỉnh Long An xuôi về phía tây nam, tới tận mép biển tây là Kiên Giang và biển tây nam là Cà Mau, gồm 12 tỉnh thành, là vựa lúa gạo không lồ đủ sức nuôi cả nước.

Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng miền Trung chả là gì so với vựa gạo khổng lồ này. Vẫn biết phải duy trì vùng miền để thực hiện an ninh lương thực phòng khi xảy ra chuyện này chuyện nọ nhưng để có bát cơm, cả nước cần phải cảm ơn Đồng bằng sông Cửu Long.

Vậy mà có những năm dài, bên thắng cuộc nhìn miền Tây Nam Bộ xem như vùng sâu vùng xa, chỗ chỉ để khai thác, vơ vét (lương thực, thực phẩm, rau quả, sức lao động…), nơi thí cho thứ gì là ban ân huệ thứ ấy, chứ không quan tâm đầu tư phát triển.

lundi 22 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (2)

 

Giờ thì khác, người ta sợ ăn mặn, dễ bị huyết áp cao, nên đài báo, tivi nhan nhản lời khuyên cần ăn nhạt để bảo vệ sức khỏe.

Tất nhiên kèm theo lời khuyên ấy thường là một vài thứ thực phẩm chức năng giá cực đắt rất cần cho người bị cao huyết áp hoặc bị bướu cổ, với lời đọc liến thoắng trên tivi, hay in chữ bé tí ti như con kiến trên báo, rằng “sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Chả hiểu sao đám báo chí truyền thông quốc doanh công khai thủ đoạn bịp bợm, lừa đảo, dối trá như thế mà nhà cai trị, cụ thể là Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin - Truyền thông vẫn cứ mặc nhiên chấp nhận, không xử lý.

vendredi 19 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (1)

 

Ngẫm lại tiếng Việt ta, trải qua năm qua tháng có những từ, những cách nói gần như mất hẳn trong đời sống, nếu muốn tìm hiểu nó chỉ có thể lục tìm ở cuốn từ điển.

Ví dụ, cùng nói về ăn, xưa có những từ ghép: ăn dè, ăn mặn, ăn độn, ăn vã… nay chả ai nhắc tới hoặc dùng theo nghĩa từng phổ biến nữa.

Cũng phải thôi, ngôn ngữ là hình chiếu của cuộc sống, nó phản ánh, thể hiện những gì có trong đời thực, nay đời thực không còn thứ ấy thì nó cũng lịm nhạt dần đi, sau biến thành tử ngữ. Khi người ta mặc quần jean, quần tây thì không ai nhắc tới quần lá tọa, quần dây rút, quần ta. Phải chấp nhận thôi.

samedi 29 juillet 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 29/07/2023

1. Kết quả chiến dịch ve vãn anh em châu Phi của Putox

Các nhà lãnh đạo châu Phi đã đưa ra lời kêu gọi trực tiếp tới Tổng thống Nga Putox vào thứ Sáu để chấm dứt cuộc chiến chống lại Ukraine.

“Cuộc chiến này phải kết thúc. Và điều này chỉ có thể kết thúc trên cơ sở công lý và lý trí,” Moussa Faki Mahamat, Ngoại trưởng Chad và hiện là Chủ tịch Ủy ban Liên minh Châu Phi, nói với Putox vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi ở St. Petersburg.

Tổng thống Congo, Denis Sassou Nguesso nói rằng kế hoạch hòa bình của châu Phi “đáng được chú ý, nhất là không nên đánh giá thấp nó ... Chúng tôi một lần nữa kêu gọi khôi phục hòa bình ở châu Âu.” Tổng thống Senegal Maki Sall cũng kêu gọi “giảm leo thang để thúc đẩy hòa bình”, trong khi Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa bày tỏ hy vọng “sự tham gia vào đàm phán mang tính xây dựng” có thể chấm dứt xung đột.

dimanche 16 juillet 2023

Lưu Trọng Văn - Đằng sau việc Bình Thuận chấp thuận dự án 1,3 tỉ đô kho cảng khí hóa lỏng của Mỹ là gì ?

 

Tập đoàn AES của Mỹ cho biết dự án kho cảng này nằm trong chuỗi dự án LNG tại Bình Thuận, dự kiến vận hành thương mại năm 2027.

Mục tiêu của dự án giai đoạn 1 sẽ cung cấp từ 3,6 triệu tấn khí LNG một năm. Giai đoạn 2 tăng lên 6 triệu tấn khí một năm cho các nhà máy điện khí ở Bình Thuận, biến Bình Thuận thành một trong những trung tâm năng lượng quốc gia.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper nhìn nhận: “Dự án sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn”.

dimanche 21 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (5)

 

Tốt nghiệp đại học tháng 12.1976, tháng 4.1977 tôi khăn gói quả mướp xuống tàu biển Thống Nhất ở bến Chùa Vẽ, Hải Phòng vào Nam, hành nghề dạy học.

Mấy tháng chờ việc ở quê nhà, thày bu tôi thương thằng con gần 4 năm đói dài đói rạc nên bồi dưỡng chút thức ăn có chất đạm bù lại. Tôi 4 tháng được ăn cơm trắng, rau cỏ vườn nhà, cá mú vùng quê lúc ấy cũng khá rẻ, nên trông đã ra cái hồn người, đã có tí da tí thịt. Khi biết tôi phải vào Nam, thày tôi động viên, bảo miền Nam lúa gạo tôm cá nhiều, vào trong ấy chắc đỡ hơn ngoài bắc mình, con ạ.

Cầm tờ "công vụ lệnh" (quyết định phân công công tác), tôi ra trụ sở ngân hàng nhà nước gần bến Bính đổi tiền được 90 đồng tiền miền Nam, ra tiếp bến Chùa Vẽ xếp hàng mua được cái vé tàu khách Thống Nhất hạng 90 đồng (có 3 hạng: 60, 90, 120, loại 60 bao giờ cũng hết trước). Nhờ trình công vụ lệnh nên được ưu tiên, chứ có nhiều người xếp hàng mấy ngày vẫn không mua nổi, nhỡ chuyến thì phải chờ hơn chục ngày sau mới xếp hàng tiếp.

samedi 20 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (4)

Khoai lang ăn nhiều bị nóng cổ, nhãi ruột, mà không ăn thì đói. Những nhà nghèo còn ăn luôn cả củ khoai bé tí (vốn để nuôi lợn), quê tôi gọi là khoai rãi, chả cần gọt vỏ, bỏ vào rổ tre chà xát cho vỏ mỏng ra rồi ghế chung với gạo.

Ăn khoai rãi cũng có nguyên do, bởi củ khoai lang to đem bán mua gạo, cả chục ký khoai mới được ký gạo. Củ nhơ nhỡ thì rửa sạch thái phơi khô bỏ vào chum chờ ngày giáp hạt. Nông thôn miền Bắc những năm trước và sau 1975 nhà nào cũng phải thủ sẵn chum khoai khô.

Tôi nhớ năm 1972, cơn bão số 7 vật vã quăng quật suốt một ngày, rồi tiếp đến mưa tầm tã thêm ngày nữa, nhà tôi phen ấy mà không có chum khoai khô có lẽ đổ đói cả nhà. Hết gạo không còn hột nào, chả thể chợ búa gì, bu tôi lấy khoai lang khô bung với đỗ đen, ăn cầm cự qua được cơn bão.

jeudi 18 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (2)

 

Đầu thập niên 60, sau một thời gian ngắn thí điểm làm ăn theo hình thức tổ đổi công (cứ 5 - 10 nhà ghép lại với nhau, ruộng đất vẫn riêng nhưng trâu bò nông cụ thì chung, lao động vần công), nông dân miền Bắc bị đảng và nhà nước ép vào hợp tác.

Hợp tác tước đoạt hết ruộng đất và công cụ sản xuất, làm việc tính điểm, 10 điểm được gọi là 1 công. Cuối vụ chiêm hoặc mùa, mỗi nhân khẩu một vụ được chia vài chục cân thóc, quy thành gạo chỉ vài ký/tháng, thế là bắt đầu cuộc trường kỳ ăn độn.

Trước đó, còn riêng lẻ, nồi cơm vừa mới hôm nào bắc lên mở vung ra cơm trắng thơm phưng phức. Đến nỗi mấy bà người thôn Du Lễ, Tú Đôi xã Kiến Quốc bên cạnh đi chợ huyện ngang qua, thường vào nhà tôi xin nước mưa uống cho đỡ khát giữa độ đường, các bà hỏi “Ông ơi, nhà ta nấu gạo gì mà thơm thế?”.

dimanche 12 juin 2022

Lúa mì Ukraina, con tin trong cuộc xâm lăng của Nga


Đăng ngày:

Đến lượt lúa mì thành vũ khí của Putin

Sau khí đốt, đến lúa mì. Khi đồng nhiệm Sénégal Macky Sall, kiêm chủ tịch Liên hiệp Châu Phi bày tỏ nỗi lo của một châu lục đang bị khủng hoảng lương thực đe dọa, tổng thống Nga Vladimir Putin nói « không có vấn đề gì ». Le Monde ghi nhận cuộc gặp diễn ra tại Sotchi, thành phố bên bờ Hắc Hải, nơi mà hồi tháng 10/2019 hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi đã được tổ chức. Ba năm sau, ngũ cốc trở thành chiếc chìa khóa của « quyền lực mềm » Nga, một sức mạnh chưa từng có và là vũ khí ngoại giao chủ chốt, khi sản lượng toàn thế giới chỉ có 774 triệu tấn trong năm 2022.

mardi 11 janvier 2022

Liên Hiệp Quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo 5 tỉ đô la cho Afghanistan

 

mercredi 3 novembre 2021

Trung Quốc kêu gọi người dân tích trữ lương thực


Đăng ngày:

AFP dẫn một thông cáo trên trang web của bộ Thương mại tối qua, yêu cầu « các hộ gia đình tích trữ một số lượng hàng thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày, để dùng trong trường hợp khẩn cấp ». Thông cáo không nêu lý do, cũng không nói Trung Quốc có bị khan hiếm thực phẩm hay không. Bộ Thương mại cũng kêu gọi chính quyền các địa phương tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và hoạt động cung ứng, giám sát việc dự trữ thịt, rau quả, đồng thời ổn định giá cả.

Trung Quốc là nước nhập khẩu thực phẩm nhiều nhất thế giới, dễ bị ảnh hưởng trước những xung đột. Hiện nay Bắc Kinh đang căng thẳng với các nước xuất khẩu lương thực lớn như Hoa Kỳ, Canada, Úc. Chỉ thị của bộ Thương mại khiến cư dân mạng cho rằng có liên quan đến căng thẳng với Đài Loan, nhưng tờ báo Nhà nước Economic Daily phê phán họ « tưởng tượng quá nhiều ».

mardi 21 avril 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Vai trò của Bộ Nông nghiệp ở đâu ?



I. ĐẤU TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO 

1. Ngày 20/4/2020, “Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chỉ đạo điều tra về dấu hiệu tiêu cực trong quản lý hoạt động xuất khẩu 400.000 tấn gạo thời gian qua mà báo chí, mạng xã hội và doanh nghiệp nêu nghi vấn” (Tuoitre.vn 20/4/2020).

Cũng trong ngày 20/4/2020, ông Đinh Tiến Dũng còn có công văn số 4764/BTC-VP gửi cấp dưới là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc thanh tra, kiểm tra, xác minh thông tin tiêu cực trong xuất khẩu gạo của Tổng cục Hải quan.

2. Tiêu cực ở Tổng cục Hải quan nhiều không đếm xuể, không ai không biết, ông Đinh Tiến Dũng lại càng không thể không biết. 

dimanche 29 mars 2020

Hoàng Hải Vân - Giữa đại dịch toàn cầu, đối mặt với mất an ninh lương thực



Những người ủng hộ thị trường tự do (trong đó có tôi) không tán thành việc duy trì hạn ngạch xuất khẩu gạo, không tán thành việc quy hoạch cố định diện tích đất trồng lúa. 

Đối với họ, an ninh lương thực sẽ tự bảo đảm khi thị trường vận hành thông suốt và khi người nông dân tự quyết định làm cái gì trên mảnh đất của mình là có lợi nhất. Tóm lại là trong kinh tế thị trường, có tiền là có an ninh lương thực, càng có nhiều tiền thì càng không có lý do gì để sợ đói. 

Nhưng khi đại dịch toàn cầu đang diễn ra, họ phải nghĩ khác, không phải họ từ bỏ niềm tin vào thị trường, mà họ không thể không tính đến một tình huống chưa có tiền lệ đang hiện hữu.

mercredi 4 mars 2020

Trương Châu Hữu Danh - An ninh lương thực cho ai?



Người dân Chợ Gạo đã vét đến những giọt nước cuối cùng cho đồng ruộng, chỉ để đảm bảo "an ninh lương thực". Mà an ninh lương thực cho ai, khi hàng chục năm nay Việt Nam luôn tự hào xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới!

Việc sử dụng nước ngọt để trồng lúa, trong số các quốc gia dọc sông Mêkông, Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã và đang lấy nước sông Tiền và sông Hậu nhiều nhất để mở rộng diện tích lúa có nước tưới trong mùa khô (đông xuân), đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hằng năm từ 6-7 triệu tấn gạo. 

Theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, sản xuất mỗi một kg lúa tốn đến 3.000 lít nước. Vậy để xuất khẩu gạo 6 - 7 triệu tấn gạo cho "an ninh lương thực thế giới", sẽ tốn bao nhiêu nước?