Affichage des articles dont le libellé est Kiểm duyệt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kiểm duyệt. Afficher tous les articles

samedi 9 novembre 2024

Trần Thanh Cảnh - R.I.P Madeleine Riffaud


Lại nhớ đến Nguyễn Đình Thi. Một tài năng văn nghệ hiếm có của nước nhà.

Ông và bà Madeleine Riffaud có một mối tình tuyệt đẹp thời trẻ. Nhưng ông Thi đã không đủ can đảm sống đến tận cùng cảm xúc của mình.

Có lẽ vì vậy nhạc hay [Người Hà Nội], thơ đỉnh [Đất nước], văn xuôi có cảm xúc [Vỡ bờ], nhưng đáng tiếc không có cái nào vượt ra khỏi biên giới, sánh tầm quốc tế...

samedi 12 octobre 2024

Hoàng Dũng - Giải Nobel và chuyện chăn gà


Hình trên đây chụp ngày 21.01. 2017, cho thấy quan chức Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xin lỗi văn nghệ sĩ. Tất nhiên là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc và văn nghệ sĩ xứ kim chi, chứ không phải là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và văn nghệ sĩ xứ ta.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cho Yoon Sun bị cáo buộc chịu trách nhiệm về việc lập ra danh sách đen gồm ngót chục nghìn nghệ sĩ và nhân vật văn hóa dám phê phán chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Park Geun Hye.

Đáng chú ý trong danh sách đen, có những người nổi tiếng, đang làm sáng danh Hàn Quốc trên trường quốc tế.

jeudi 10 octobre 2024

Thùy Linh - Chuyện một lão nhà văn gàn dở

Có lão nhà văn mình yêu như anh giai. Mặc dù lão ấy gàn bỏ mẹ ra. Nói chuyện lại tức anh ách. Nhưng hễ gặp là phải chọc cho cái anh ách ấy bục ra. Để đỡ nhạt, chẳng thà tức anh ách. Chẳng thà va cái gàn dở...

Có đận lão ấy làm đến chức giám đốc nhà xuất bản Hồi lão lên chức thấy cái đám đặt lão ấy ngồi ghế cao kia chắc nghiện cái gàn dở, cái anh ách của lão nên mới ra nông nỗi thế... Oai phong vậy mà vẩn nhất quyết gàn dở, anh ách. Coi như bảo tồn văn hóa bản địa. Kệ mẹ. Đứa nào chơi được thì chơi.

Đận ấy lão ký in quyển "Trại súc vật", nhưng đám biên tập lại né kiểm duyệt nên đặt lại tên "Chuyện ở nông trại". Ối giời, Ban Tuyên giáo nhảy lên đòng đọc. Mình nghe mà run cho lão. Đã bảo rong chơi, nhậu nhẹt đi, quyền chức làm gì, anh không làm được đâu. Không nghe. Giờ tai bay vạ gió...

lundi 7 octobre 2024

Tiểu Vũ - Nhân vụ « Tình ca » của Hoàng Việt bị nhầm tên tác giả thành Hoàng Hiệp


Trong ảnh là cháu ngoại của cố nhạc sĩ Hoàng Việt. Tên cô chính là tên ca khúc nổi tiếng của ông: Nguyễn Thụy Tình Ca. "Tình ca" của Hoàng Việt không chỉ là tên của một tác phẩm mà còn là tên của một con người.

Nhạc sĩ Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, sinh ngày 29/10/1928 tại Chợ Lớn. Quê cha ở thị xã Bà Rịa, quê mẹ ở huyện Cái Bè, Tiền Giang. Từ những năm học trung học ở Sài Gòn, lúc mới 16, 17 tuổi, Lê Chí Trực với bút danh Lê Trực đã viết những ca khúc lãng mạn như "Chí cả", "Biệt đô thành" và đặc biệt là ca khúc nổi tiếng "Tiếng còi trong sương đêm" dưới bút danh Lê Trực.

Năm 1947, Lê Chí Trực tham gia Việt Minh ông một trong những người trẻ nhất của đội ngũ nghệ sĩ tham gia kháng chiến ở Nam Bộ thời ấy. Thời gian này Hoàng Việt vừa ôm súng chiến đấu vừa sáng tác những ca khúc mang tinh thần cách mạng như: "Lên ngàn", "Nhạc rừng", "Lá xanh", "Đánh giặc giữ làng", "Mùa lúa chín"…

vendredi 4 octobre 2024

Nguyễn Thông - Vụn về Hưng Yên (8)


Ấy, đã nhắc Hưng Yên thì chớ quên nhãn. "Dừa ngon Bình Định, Vĩnh Long/Thanh trà xứ Huế, nhãn lồng Hưng Yên".

Hồi dạy chúng tôi văn học dân gian phần ca dao, thầy Chu Xuân Diên ví dụ câu "Hỡi cô cắt cỏ bên sông/Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây" rồi giải thích kiểu chơi chữ này chắc xuất phát từ vùng Hưng Yên bởi chỉ đất Phố Hiến cũ mới có nhãn lồng.

Nhãn lồng nức tiếng cả nước, nghe thiên hạ nói vậy, chứ ngay cả lúc há hốc mồm nghe thầy Diên giảng, tôi cũng chưa được ăn nhãn lồng bao giờ. Miền Bắc những năm thập niên 60 - 70 là thế, vùng miền có đặc sản, nhưng do chiến tranh, do đi lại khó khăn, nhất là nghèo không có tiền, nên cứ tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu.

mercredi 10 juillet 2024

Yến Năng - Kiểm duyệt trí tưởng tượng

 

Nếu chỉ dùng một từ để phân biệt sự khác nhau giữa con người và con vật thì tôi chọn từ “sáng tạo”.

Nói cách khác: sự sáng tạo đã sáng tạo ra loài người. Chính sáng tạo đã làm cho con người tiến hóa và loài người không ngừng phát triển. Chống lại sáng tạo là chống lại sự tiến bộ, sâu xa hơn, là tội ác chống lại loài người. Kiểm duyệt sáng tạo là một hình thức cản trở sáng tạo, tức là phản động.

Vì thế, cá nhân tôi luôn phản đối chính sách kiểm duyệt sáng tạo, thông qua kiểm duyệt tác phẩm nghệ thuật.

samedi 22 juin 2024

Lưu Nhi Dũ - Nghĩ vụn về nghề báo

Làm báo bây giờ dễ hay khó? Trả lời câu hỏi này, cứ nhìn vào thời tiết chính trị thì biết.

1.Tiếp tục quy hoạch báo chí. Cú quy hoạch lần đầu tiên tiến hành thời kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng, chủ trì và tác giả là ông Nguyễn Bắc Son, bộ trưởng 4T lúc ấy. Trưởng Ban Tuyên giáo khi đó là Đinh Thế Huynh.

Cú quy hoạch này gần như thất bại không phải vì ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn ăn hối lộ vào tù, ông Đinh Thế Huynh đột nhiên “biến mất”, mà quy hoạch máy móc, làm một số tờ báo uy tín bị hạ cấp, phải nháo nhác đi tìm cơ quan chủ quản mới. Số lượng báo chí không giảm mà còn tăng thêm; ngân sách vẫn oằn mình gánh nhiều cơ quan báo chí.

vendredi 21 juin 2024

Tiểu Vũ - Buồn vui chuyện nghề báo (2)

 

Tháng Sáu có một ngày gọi là "Ngày Nhà báo Việt Nam". Đây cũng là dịp để mỗi người làm báo chia sẻ những câu chuyện buồn vui trên bước đường hành nghề của họ với bạn đọc.

Với tôi, một người làm báo chuyên viết mảng văn hóa văn nghệ nên có nhiều kỷ niệm với giới văn nghệ sĩ...Và câu chuyện về bài hát "Con đường xưa em đi" là một niệm khó phai nhất của riêng tôi.

Nhớ lại năm đó bất ngờ bài hát "Con đường xưa em đi" của nhạc sĩ Châu Kỳ bị Cục Nghệ thuật và Biểu diễn (NTBD) ra quyết định thu hồi và cấm lưu hành vĩnh viễn, vì họ cho rằng bài hát này sáng tác trước năm 1975 và có nội dung "nhạy cảm".

Tiểu Vũ - Buồn vui chuyện nghề báo (1)

Thời gian gần đây, nếu đi họp báo, kể cả các sự kiện lớn do sở ban ngành của nhà nước tổ chức, để ý sẽ nghe trong phần tuyên bố lý do giới thiệu thành phần tham dự sẽ nghe có câu:

"Cảm ơn các YouTuber, TikToker (rồi mới đến cảm ơn) các cơ quan báo đài đến dự và đưa tin...". Là hiểu nghề báo chí của chúng tôi đang ở vị trí nào!

Có lần nọ đi họp báo Lễ hội cà phê Tây Nguyên, thấy Ban tổ chức bố trí chỗ ngồi cho các hot YouTuber, TikToker ngồi hàng đầu tiên rồi đến các nhà tài trợ, dãy cuối cùng bên trái mới dành cho phóng viên.

vendredi 14 juin 2024

Nguyễn Nhơn - Giải oan cho TikToker

Nhiều người trong chúng ta đã có tiêu chuẩn kép rất bất công về các YouTuber, TikToker đi theo sư Thích Minh Tuệ thời gian qua.

Thầy Thích Minh Tuệ độc bộ du hành sáu năm. Suốt thời gian ấy, chỉ có một ít người gặp thầy trên đường, quay vài clip làm kỷ niệm.

Mãi đến vài tháng gần đây, thầy đột nhiên lộ sáng, gây rúng động cả xã hội. Nhưng toàn bộ hệ thống 700 đơn vị báo chí quốc doanh có tờ nào dám nói câu nào không? Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến tận khi dân kéo hàng ngàn người đi theo chân thầy qua mỗi tỉnh mới giật bắn mình đánh cái văn bản đầy sân si và dọa dẫm.

samedi 18 mai 2024

Mạnh Kim - Cung đình hỗn loạn, báo chí đang ở đâu?


Chính trị trong nước đang trong bối cảnh chưa từng có trong lịch sử. Tình tiết những âm mưu dày đặc. Những sự kiện dồn dập đang mang lại nguồn dữ liệu chưa từng có cho giới quan sát và phân tích chính trị.

Mỉa mai nhất là trong bối cảnh diễn biến chính trường sôi động đến nghẹt thở – phải nói là mang tính lịch sử - không có sự dự phần của báo chí. Truyền thông chính quy hoàn toàn bị gạt ra bên lề. Phóng viên nói chung giờ ngồi “hóng tin” từ B.T.H. và L.N.H.T. Thậm chí có người “ức quá”, như tâm sự của một cây viết nội chính nhà nghề nói với tôi, chỉ biết đọc VOA và BBC để cập nhật thêm từ những gì mà cá nhân tự tìm hiểu mà tuyệt đối không thể viết ra.

Cung đình hỗn loạn. Chẳng ai còn tâm trí “nhắc nhở” báo chí phải “đi đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng”. Muốn nhắc bây giờ chắc mồm cũng mắc cỡ và họng thấy nghẹn. Không người dân nào dám chắc những thông tin được cung cấp một chiều từ công an, và báo chí chỉ đăng lại, có khi cùng sao chép nguyên văn, có bao nhiêu tỉ lệ sự thật. Không có bài báo “điều tra” độc lập nào về Trương Mỹ Lan. Tất cả đều được cung cấp “đầy đủ” từ công an. Số liệu ngồn ngộn nhưng đúng hay sai thì chỉ công an biết. Cây nào bị chặt làm củi thì chỉ được phép đốt cây ấy trên mặt báo.

mardi 23 avril 2024

Hoàng Dũng - Cuốn “9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc đang bị giam lỏng !


Anh Bùi Vĩnh Phúc nhờ tôi gửi tặng cho các anh Nguyên Ngọc và Phạm Xuân Nguyên mỗi người một cuốn “9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương”. Tôi gửi qua Bưu cục Him Lam, TP HCM, hôm 02/04. Hơn chục ngày sau, sách vẫn chưa đến người nhận.

Ra bưu điện khiếu nại, được trả lời là để người ta xem lại. Sáng nay, sau hơn 20 ngày tính từ ngày gửi, lại ra bưu điện. Lần này được trả lời rằng sách bị giữ lại để "kiểm tra nội dung", chứ không phải đi lạc!

Bưu điện nhớ rằng khi nhận tiền tôi trả, tức là đã ký một hợp đồng, theo đó bưu điện phải đưa bưu phẩm đến địa chỉ đã ghi.

lundi 25 mars 2024

Huy Đức - Tham nhũng và quy hoạch báo chí

 

Khi Võ Văn Thưởng bị tước hết các loại chức vụ, một nguyên tổng biên tập phát hiện, hầu như tất cả những người soạn thảo và triển khai máy móc Quy hoạch báo chí đều đã mất chức hoặc bị bắt. Mở đầu là Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn…

Có nhà báo nhìn hiện tượng này như là “nhân quả”; có nhà báo cảm thấy được an ủi khi “kẻ thù của báo chí” bị trừng trị.

Quy hoạch, khi được triển khai máy móc, đã triệt hạ địa vị pháp lý của nhiều tờ báo tử tế, làm giảm giá trị thương hiệu, làm suy yếu khả năng tiếp cận bạn đọc của nhiều trang báo trên nền tảng số.

mardi 19 mars 2024

Tạ Duy Anh - Đoạn tuyệt quá khứ nhục nhã

(Kể tiếp về Đài Loan)

Giáo sư, nhà thơ Tưởng Vi Văn, người cực kỳ yêu quý Việt Nam, tổ chức cho chúng tôi tới thăm bảo tàng văn học Đài Nam. Một không gian thực sự ấn tượng về mặt kiến trúc.

Nhưng ấn tượng nhất với tôi có lẽ là bức ảnh một nhà văn ngồi bên cửa sổ sáng tác. Bên ngoài là bầu trời cao rộng, mây trắng thanh thản bay, tượng trưng cho tự do. Nhưng ngồi phía bên trong cửa sổ, bóng ông nhà văn nhìn từ phía sau thì như muốn thu người lại, vì ý thức rất rõ xung quanh ông có vô số những cặp mắt đang bí mật theo dõi. Ông có thể bị tố cáo, bị tống vào tù bất cứ lúc nào, bởi những điều mình viết.

Hóa ra trước khi bất cứ ai ở Đài Loan cũng có quyền sáng tác và xuất bản, như một quyền tự do không thể bàn cãi và bất khả xâm phạm như những gì tôi đã viết, quốc gia này từng có một quá khứ kiểm duyệt đáng hổ thẹn.

vendredi 15 mars 2024

Ngô Nhân Dụng - Tập Thủy Hoàng Đế

Lý Cường hiểu rõ tâm lý Tập Thủy Hoàng Đế. Tuyên bố trong ba năm sẽ không họp báo sau phiên họp quốc hội là biết phận mình, chấp nhận rằng dân chúng không cần biết mặt ngang mũi dọc ông thủ tướng; cũng không cần biết ông thủ tướng đang làm công việc gì.

Tần Thủy Hoàng đi thăm cung Lương Sơn, nhìn thấy xe ngựa, cờ quạt dưới chân núi; hỏi tả hữu ai đi mà đông vậy. Chúng thưa đó là Thừa tướng Lý Tư. Ngày hôm sau, Lý Tư vẫn đi qua núi nhưng không thấy ngựa xe tấp nập nữa. Thủy Hoàng nổi giận hỏi ai đã kể chuyện với Lý Tư; chúng đều chối. Bèn giết hết những kẻ có mặt ngày hôm trước; và từ đó cấm không cho ai biết hoàng đế đang ở chỗ nào; Tư Mã Thiên kể trong Sử Ký. Hai ngàn năm sau, đời nhà Thanh, ông vua cùng tam cung lục viện sống trong Cấm Thành.

Giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc cũng sống riêng biệt trong khu Trung Nam Hải, một thứ cấm thành mới. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình còn tạo nên một “Cấm Thành Ảo” không cho ai biết bên trong cấm thành đó ông quyết định vận mạng hơn một tỉ người Trung Hoa như thế nào.

mercredi 13 mars 2024

Nguyễn Thông - Thời sự 2 : Phạt “cháu ông to”

 

Cũng tới gần giữa tháng Ba, báo mậu dịch và siêu mạng xã hội ì xèo về vụ nữ tài xế ở Hà Nội bị phạt, rồi phạt lây sang cả người khác.

Chả là có một cô lái ô tô trên đường, xe cô ta va chạm với xe máy người khác. Anh xe máy đi đúng luật, không vi phạm gì, nhưng cô kia cứ lăn ra bắt đền. Công an tới giải quyết, biết cô kia dính nồng độ cồn, lại còn cãi bướng, nên lập biên bản. Cô cáu tiết lu loa lên, kiểu “biết bố tao là ai không”, tự xưng là cháu một ông to, rất to (tôi chỉ biên chung chung vậy thôi, kẻo họ lại lôi tôi vào cuộc, đụng tới ông này phức tạp lắm).

Nhiều người nghe thấy, rồi báo chí mậu dịch nắm được, tường thuật điều nóng sốt ấy. Có những anh chị phây búc cơ nhanh nhảu thuật lại, rằng cháu ông này, cháu ông kia. Thế là sinh chuyện.

Nguyễn Thông - Thời sự 1 : Đào Ngọc Dung


 

Ngày 12 và 13.03, khá nhiều báo quốc doanh thông tin về hoạt động bất thường của ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.

Báo Tuổi Trẻ rút hẳn tít cụ thể “Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bổ nhiệm 4 lãnh đạo cấp cục, vụ”, báo Dân Trí thì tránh cái tên cúng cơm nhưng cũng khá rõ “Bộ trưởng LĐ-TB&XH bổ nhiệm 4 cán bộ cấp vụ”…Đọc kỹ tin bài, coi kỹ ảnh chụp lúc trao hoa trao quyết định, không thấy ông Dung, chỉ có ông thứ trưởng và những người được hưởng lộc. 

Chưa đầy nửa ngày sau, gần như tất cả các báo đăng nội dung này đều bóc gỡ, nếu mở ra sẽ chỉ xuất hiện lỗi 402 hoặc mất tăm mất tích.

lundi 11 mars 2024

Tiểu Vũ - Chạnh lòng với thân phận báo chí thời nay

 

Dạo này đi họp báo, kể các các sự kiện lớn của nhà nước tổ chức, bạn sẽ liên tục nghe MC nói trong phần tuyên bố lý do giới thiệu thành phần tham dự: "Cảm ơn các YouTuber, TikToker (rồi mới đến cảm ơn) các cơ quan báo đài đến dự và đưa tin...".

Là hiểu nền báo chí của chúng ta đang ở vị trí nào.

Có lần nọ đi họp báo Lễ hội cà phê Tây Nguyên, thấy ban tổ chức bố trí chỗ ngồi cho các hot TikToker YouTuber ngồi hàng đầu tiên rồi đến các nhà tài trợ. Dãy cuối cùng bên trái mới dành cho phóng viên.

mardi 20 février 2024

Đỗ Trung Quân - 17-2 -1979

Chuyện từ một tờ báo được “tam ban triều điển“ của Triều đình. Phó ban tuyên giáo Huỳnh Thanh Hải khi ấy nói “Chuyện người ta muốn quên các anh cứ khơi lại, nhắc mãi …“

Để Mị nhắc cho mà nhớ:

Năm 2009, báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng bài Biên Giới Tháng Hai của nhà báo Huy Đức trên cụm trang Góc nhìn số ra ngày thứ Hai 09.02.2009. Bản online của bài này được đăng lên website sgtt.vn ngay sau đó.

Đến trưa ngày 09.02.2009 bài này bị “trển” bắt rút khỏi website, và bản báo giấy thì bị điểm mặt chỉ tên lưu “sổ bìa đen” trong cuộc họp giao ban với ở “trển” vào thứ Năm tuần đó.

lundi 19 février 2024

Lê Học Lãnh Vân - Nỗi oan thế kỷ

 

Giữa những ngày mùng Tết, đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) đã loại bỏ hai tập phim về tuổi thơ của Trương Vĩnh Ký trong loạt phim hoạt hình “Khát vọng non sông”. Truớc đó, hai tập phim này cũng bị loại bỏ bởi đài truyền hình Cần Thơ.

Sự loại bỏ này, nhìn từ bên ngoài, giống như sự tiếp nối của hành động cấm ra mắt sách “Trương Vĩnh Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” của nhà biên soạn uy tín Nguyễn Đình Đầu!

Cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký thật có những điều khiến nhiều người thảo luận. Nhìn chung người đời sau xét ông trên hai phương diện: phương diện học thuật và phương diện chính trị. Dù có quan điểm của riêng mình, bài viết này không chủ ý trình bày quan điểm đó mà tìm hiểu về thái độ của xã hội đối với các quan điểm khác nhau về ông.