Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Huy Thiệp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Huy Thiệp. Afficher tous les articles

vendredi 9 décembre 2022

Tạ Duy Anh - Xuất bản Trại Súc Vật (3)

 

(Trích hồi ký Lách Qua Luật Ngầm)

KỲ 3 - DƯ LUẬN VÀ CÁC THUYẾT ÂM MƯU

Có rất nhiều lời đồn đoán cũng như các giả thiết mang mầu sắc thuyết âm mưu về việc “Trại súc vật” được xuất bản chính thức tại một nhà xuất bản lớn.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đầy tự tin khẳng định có sự đánh đấm hạ bệ nhau từ Bộ Chính trị ; và bọn Trung Trung Đỉnh, Tạ Duy Anh chỉ là mấy kẻ được nhờ đánh thuê. Ông cho rằng nếu không có phe nhóm nào tầm cỡ Bộ Chính trị bật đèn xanh rồi chống lưng, thì “mấy thằng cha kia” có cho mật gấu cũng không dám. Quan điểm này được Nguyễn Huy Thiệp bảo lưu nhiều năm sau, ngay cả khi mọi sóng gió về cuốn sách đã tạm lắng lại.

vendredi 2 décembre 2022

Tạ Duy Anh - Biên tập sách của Nguyễn Huy Thiệp

 

(Nhân việc Nguyễn Huy Thiệp được trao giải thưởng Nhà nước. Trích hồi ký “Lách Qua Luật Ngầm”, có lược bớt so với nguyên bản).

Tôi không nhiều kỷ niệm với Nguyễn Huy Thiệp. Có thể là do số phận.

Khi ông nổi danh như cồn, thì tôi đang nằm chết dí ở thị xã Lào Cai hoang tàn (...). Tôi biết đến ông lần đầu qua truyện ngắn "Muối của rừng", đọc ngay trên chốt canh địch. Tờ báo Văn nghệ đã bị tôi làm cho nhàu nát, chỉ vì truyện của ông. Thực sự tôi đã bị sốc, bởi lần đầu tiên được đọc một thứ văn đẹp và sâu sắc như vậy do người Việt viết.

Kỷ niệm thật sự, cực kỳ hiếm hoi giữa Nguyễn Huy Thiệp và tôi, thì lại dậy lên chút mùi cay đắng. Đó là khi tôi nhận được bản thảo tiểu thuyết "Tuổi hai mươi yêu dấu" của ông.

Trần Thanh Cảnh - Tôi chỉ thấy buồn !

 

Tôi và ông Bảo Sinh Nguyễn nhiều lần ngồi nói chuyện với nhau, văn của Nguyễn Huy Thiệp đã vượt khỏi tầm của nước Việt và của những người có quyền thẩm định hay trao giải thưởng gì đó cho anh ấy ở thể chế này.

Tử tế, ngay từ lúc anh Thiệp còn sống, họ đã phải trao mọi giải thưởng về Văn học cho anh ấy. Nhưng cho đến tận lúc từ trần, không có bất cứ một giải thưởng nào tầm quốc gia được trao cho một văn tài lừng lẫy như vậy!

Với anh Thiệp, tôi là một bạn đọc: tôi đọc tất cả những gì anh viết, kể cả những cái mà anh bảo viết để kiếm tiền như "Tiểu long nữ" hay "Tuổi hai mươi yêu dấu". Về mặt nghề nghiệp, tôi chỉ là một kẻ hậu sinh, thỉnh thoảng ngồi trò chuyện và được anh động viên đôi lời. Nhưng tôi biết, anh không mặn mà, thích thú gì với các thể loại giải thưởng của nhà nước này mà người ta thỉnh thoảng lại dền dứ đâu đó.

Phạm Xuân Nguyên - Giải thưởng cho Nguyễn Huy Thiệp

 

Vừa hay tin nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021) được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2022.

Theo tôi, xét về tài năng văn chương và tác phẩm thì Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng chắc chắn Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật ngay khi ông còn sống.

Nhưng ở thời kỳ đỉnh cao văn chương của mình Nguyễn Huy Thiệp đã không được giải gì của Nhà nước và của Hội Nhà văn Việt Nam. Đã thế, ông còn bị phê phán kịch liệt.

dimanche 4 avril 2021

Lưu Trọng Văn - Lời chia tay Nguyễn Huy Thiệp của Nguyễn Quang Thiều như một áng văn...


Gã không thích gọi đó là điếu văn bởi nhà văn, nghệ sĩ không bao giờ thích khuôn mẫu.

Khi Tản Đà và Vũ Trọng Phụng mất, cha gã là người thân thiết với Tản Đà và Vũ Trọng Phụng nên được các nhà văn đề cử đại diện cho họ nói lời chia tay với Tản Đà và Vũ Trọng Phụng. Lời chia tay ấy không theo khuôn mẫu nghi thức tang lễ nào hết mà chỉ có tấm lòng và sự đánh giá giá trị văn chương, nhân cách của người đã khuất.

Ngày cha gã mất, gia đình gã cũng yêu cầu không có đại diện hội đoàn đọc điếu văn mà chỉ có lời chia tay của bạn bè.

mardi 23 mars 2021

Nguyễn Đình Bổn - Chúng ta đã có thể có hơn một Nguyễn Huy Thiệp


Nguyễn Huy Thiệp là một văn tài !

Điều này đã được công nhận. Nhưng ông đã may mắn xuất hiện đúng thời điểm, và may mắn là nhờ thời điểm đó nhà văn Nguyên Ngọc, một người Quảng Nam làm Tổng biên tập báo Văn Nghệ.

Tại sao là người Quảng Nam? Bởi chắc chăn một người Hà Nội làm Tổng biên tập thì các truyện ngắn của ông đã không được đăng. Thời của Vũ Tú Nam hay Hữu Thỉnh báo Văn Nghệ trở thành một tờ báo tầm thường là một ví dụ.

Ngọc Vinh - Nhân cái chết của một nhà văn


Một thi sĩ mà tôi kết bạn là N.Q.Chánh, đặt vấn đề rất hay rằng, nếu công nhận Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn lớn dưới thời cộng sản thì té ra thời cộng sản cũng có tự do tư tưởng à ?

1- Chánh học cùng thời với tôi, chúng tôi lấy bằng cử nhân văn chương tại trường Tổng Hợp Sài Gòn trong thời điểm mà người ta gọi là" đổi mới"- quanh mốc thời gian 1986, khi Tổng bí thưTrường Chinh đặt câu hỏi trước đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6: "Đổi mới hay là chết".

Tôi có đưa câu này vào lời nói đầu cuốn luận văn của mình. Luận văn có chủ đề "Mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị", thông qua các cuộc tranh luận văn chương cũng như một số tác phẩm văn nghệ ở Việt Nam thời điểm ấy. Giáo sư Lê Đình Kỵ hướng dẫn và tiến sĩ Lê Tiến Dũng (đã mất) phản biện.

Nguyễn Hưng Quốc - Nguyễn Huy Thiệp, bi kịch của một nhà văn nhược tiểu


Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2008, Nguyễn Huy Thiệp gửi tôi email như sau:

“Anh Tuấn quý mến,

“Tôi là Nguyễn Huy Thiệp. Vẫn còn nhớ lần nào anh về, ta cùng đi chơi chùa Bút Tháp, đi Bát Tràng, thế mà thoắt đã gần chục năm trời. Tôi ở Hà Nội, thỉnh thoảng có đọc anh vì Nguyên Hưng đôi khi ghé qua chơi cho sách, thâm tâm cũng có nhiều điều tâm đắc quý trọng.

Tết năm nay tôi đi châu Âu, qua Ý để nhận giải thưởng văn học Nonino, gặp gỡ được nhiều người trong giới xuất bản và viết lách mới mở mắt học được nhiều điều. Hóa ra trong 20 năm cầm bút viết văn, mình như gà mù chẳng biết gì đường đi lối lại, một phần vì dốt, vì nghèo, vì nhiều thứ nữa…

dimanche 21 mars 2021

Đỗ Hoàng Diệu - Nguyễn Huy Thiệp và thần linh


 1. Tôi luôn phản đối việc thánh hóa người trần. Con người, dù anh có là ai, tài năng tới đâu, đức độ tới đâu, vẫn vô vàn khiếm khuyết.

Nhưng tôi tin thần linh, cùng những huyền hoặc.

Tôi nghĩ Nguyễn Huy Thiệp đã viết văn như thần viết. Truyện ông hay không phải do học tập cần cù rèn luyện. Thượng đế đã chọn ông.

Tạ Duy Anh - Những lần gặp Nguyễn Huy Thiệp


Tôi không nhiều kỷ niệm với Nguyễn Huy Thiệp. Có thể là do số phận.

Khi ông nổi danh như cồn, thì tôi đang nằm chết dí ở thị xã Lào Cai hoang tàn, ăn mắm tôm khô đến thối cả ruột. Tôi biết ông qua truyện ngắn "Muối của rừng", đọc ngay trên chốt canh địch. Tờ báo Văn nghệ đã bị tôi làm cho nhầu nát, chỉ vì truyện của ông. Thực sự tôi đã bị sốc, bởi lần đầu tiên được đọc một thứ văn đẹp và sâu sắc như vậy do người Việt viết.

Một hôm, sau khi truyện ngắn "Bước qua lời nguyền" của tôi in trên báo Văn Nghệ, tôi thật sự hoảng hốt khi nghe mọi người (gồm cả thầy Hoàng Ngọc Hiến) bảo rằng Nguyễn Huy Thiệp đến ký túc xá thăm tôi nhưng đúng lúc tôi đi vắng nên không gặp.

samedi 20 mars 2021

Tuấn Khanh - Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời (1950-2021)


Tin cho hay, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời ở Hà Nội, vào lúc 4g30 chiều ngày 20-3-2021. Việt Nam lại mất đi một cây bút tài năng và tính cách.

Nguyễn Huy Thiệp là một người đến với văn chương muộn. Gần 40 tuổi, người đọc mới biết đến những truyện ngắn của ông, khởi đăng trên báo Vǎn Nghệ của Hội Nhà vǎn Việt Nam vào nǎm 1986.

Chỉ một vài nǎm sau đó, cả làng vǎn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về tác phẩm của ông. Cái tên Nguyễn Huy Thiệp bừng dậy trong giới văn chương Việt Nam với những góc nhìn mới mẻ, táo bạo, nhất là trong giai đoạn kiểm duyệt còn vô cùng đen tối, so với hiện nay. Đặc biệt khi ông cho ra mắt truyện ngắn Không Có Vua vào năm 1987. Có người lớn tiếng gay gắt, thậm chí coi vǎn chương của ông có những khuynh hướng thấp hèn, phản động. Người khác lại ca ngợi ông và cho rằng ông có trách nhiệm cao cả với cuộc sống hiện nay...