Affichage des articles dont le libellé est Ái quốc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ái quốc. Afficher tous les articles

samedi 21 septembre 2024

Mai Quốc Ấn - Yêu nước

Đó là một điều tất yếu. Nhưng yêu nước có thể không giống nhau…Không giống nhau về cách yêu nước thì cũng đừng chụp mũ cho nhau những điều không đúng!

Tôi từng nghe chuyện đời một ông già hơn 70 tuổi ngồi ăn hủ tíu lề đường Sài Gòn. Ổng kể lúc quay về cố quốc sau hơn 30 năm ở xứ người, việc đầu tiên là quay lại cái xóm nghèo bên bờ rạch đối diện khu du lịch Văn Thánh. Cái nhà hồi xưa ông bà nội và ba má của ông ấy từng ở giờ quy hoạch thành chung cư Mỹ Đức.

Lúc ổng ra bờ rạch, thấy cây dừa lão vẫn còn nguyên thời ổng còn ở Sài Gòn, mà mừng húm, cứ đứng lẩm bẩm mấy kỷ niệm cũ. Nhà gần đó nói vọng ra: “Có cha nội bị điên cứ đứng nói chuyện một mình kìa má!”

Lưu Trọng Văn - Phải yêu nước mình lắm…

Lần đầu gã đến nhà cụ để hỏi cụ về các bản đồ chứng minh chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Cụ lấy từng tấm bản đồ cổ cũng như hiện đại của Trung Quốc đều không có Hoàng Sa, Trường Sa trong khi các bản đồ thời nhà Nguyễn và sau này của Việt Nam đều ghi Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Cụ nói điều này làm gã giật mình: Tôi biết trước sau gì Trung Quốc cũng dòm ngó Hoàng Sa, Trường Sa để chiếm Biển Đông, nên từ lâu tôi đã tìm kiếm và lưu giữ những tấm bản đồ này.

lundi 26 août 2024

Nguyễn Tiến Tường - Yêu nước một cách hủ bại


Yêu đất nước thì phải biết phân biệt các khái niệm căn bản: Tổ quốc, đất nước, chính thể.

Tổ quốc là tên gọi xưng cùng bè bạn năm châu, rừng biển cương thổ, lãnh hải.

Tổ quốc dung chứa đất nước, đất nước bắt đầu từ lời ru mẹ. Bởi vậy tổ quốc gọi thì ta lên đường, không còn tổ quốc thì như không còn mẹ.

lundi 19 août 2024

Thái Vũ - Yêu nước, trước hết phải biết đọc biết viết!


Sơn cờ lên mái nhà diện rộng, quy mô rộng lớn, tạo ra một nguy cơ ô nhiễm chắc chắn. Đó là : Ô nhiễm chì.

1. Tại sao phải có chì trong sơn?

Chì sẽ chống rạn nứt cho sơn, tạo độ đậm đặc, tăng độ màu, làm sơn mau khô, chống rỉ sét v.v...

Sự ô nhiễm sẽ bắt đầu sau một thời gian, sơn bong tróc, bụi mịn, mảnh sơn bong tróc hít vào. Hoặc chì tan theo nước mưa thấm vào đất.

dimanche 18 août 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Treo cờ và vẽ cờ

 

Treo cờ cũng đủ rồi!

Còn nói thật, nếu thực sự yêu nước thì nên làm điều gì đó để đất nước này đổi thay, phát triển, tiến bộ và tự do. Chứ kểu sơn hay phủ cờ đỏ sao vàng lên mái nhà, lên tường tòa nhà cao ốc hay cầu cảng gì đó thì thật nhảm, và chỉ cho thấy sự tuyên truyền, nhồi sọ, tẩy não của nhà cầm quyền mà thôi!

Nếu thực sự yêu nước thì hãy đừng bỏ nước ra đi, nhất là những kẻ giàu có. Họ, được nhà nước ưu ái và thiên vị, luôn tìm đường lo cho hậu sự tại các quốc gia phương Tây bằng cách “đầu tư” hàng trăm ngàn đô la vào bất động sản để mua thẻ định cư hay quốc tịch!

mardi 9 avril 2024

Trung Dũng - Lời cuối

 

Em !

Có th ngày mai anh không còn yêu nước na

Đt nước có tàn hoang cũng mc k đng bào

Chiu nay anh s ra nghĩa trang viếng m

Xin phép ông bà ngh yêu nước xem sao

Và chc chn, khi không còn yêu nước

Anh s có thêm nhiu thì gi nghe nhc, chơi game...

Đt nước b xâu xé bi ni thù, ngoi xâm k m

Ai mun làm gì thì làm, anh ch cn nn nót yêu em

samedi 2 mars 2024

Lê Học Lãnh Vân - Quê hương và niềm vui giản dị

Nhân đọc các bài viết về tình quê hương cùng quyết định sống trong nước của vài người bạn, Vương bỗng xúc động…

Hơn ba mươi năm trước, Vương có đầy đủ điều kiện định cư nước ngoài và đang chuẩn bị rước người thân qua Canada. Người lớn trong gia đình không chịu đi nên anh bàn với bà xã và quyết định trở về sống lâu dài tại Việt Nam.

Về Việt Nam, Vương trở lại dạy trường đại học Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh, nơi anh ra đi. Và tham gia sinh hoạt Hội Trí Thức Yêu Nước Thành phố Hồ Chí Minh (Vương quen dùng tên này dù hình như lúc đó cơ quan này được gọi là Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật TP HCM). Hội tổ chức buổi thuyết trình đầu tiên của Vương cho thành viên về đề tài Sinh Học Phân Tử Mở Những Chân Trời Gì Cho Y Học.

jeudi 15 février 2024

Lê Học Lãnh Vân - Việt Nam của tôi

 

Trang Phây của anh Trần Thiện Công (ngày 04/01/2024) đăng hình một trang trong sách Quốc sử lớp Nhì, xuất bản năm 1965 ở miền Nam Việt Nam. Sách dành cho học trò lớp Nhì (tức lớp 4 ngày nay).

Là người cùng thời với anh Công, tôi nhớ liền bài Quốc sử từng được thầy cho học thuộc lòng thời đó. Bài học toát lên niềm tự hào là người Việt, tình yêu nồng nàn với tổ tiên và đồng bào, lòng quả cảm và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng.

Lúc đó Miền Nam có dân số ít hơn Miền Bắc và có GDP tổng cao gấp hai lần, nhưng bài học dạy học trò tính khiêm tốn. Khiêm tốn thật lòng mới có thể tiến xa!

lundi 25 septembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Tại sao đạo lý suy sụp?

 

Hành khách mua những “đồng xèng” bằng plastic họ gọi là “giơ tông,” bán qua máy. Họ nhét đồng xèng vào cái khe trên cột quay, rồi bước vào, tôi không thấy ai gian lận.

Một bức thư truyền trên mạng từ cả năm nay, chính tôi đã nhận được nhiều lần. Người viết là một thanh niên Nhật đã qua thăm Việt Nam – một người Việt cũng có thể tự nhận như thế để khích động đồng bào.

Tác giả ghi lại những điều đáng buồn thấy mỗi ngày: Người Việt không biết xếp hàng. Người Việt chửi hay còn hơn hát. Người Việt cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng. Người Việt nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa. Vân vân. Về lớp tuổi thanh niên: “… một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình.”

lundi 29 mai 2023

Võ Xuân Sơn - Sẽ đi về đâu ?

 

Mấy hôm nay, tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc quấy nhiễu chúng ta ở Bãi Tư Chính. Phản ứng của người dân trên mạng xã hội thật là yếu ớt, nếu so sánh với hồi Hải Dương Thạch Du 981 xâm phạm lãnh hải Việt Nam.

Không biết các nhà lãnh đạo của chúng ta cảm thấy như thế nào khi người dân thờ ơ với việc Trung Quốc xâm phạm bờ cõi của chúng ta?

Nếu chiếu theo những gì trước đây họ hành xử khi người dân phản ứng với Hải Dương Thạch Du 981, thì có thể họ sẽ mừng. Người dân không còn quan tâm lắm đến những chuyện liên quan đến Trung Quốc nữa. Còn tôi thì thực sự lo lắng cho vận mệnh của dân tộc.

vendredi 17 mars 2023

Nguyễn Thông - Thành ngữ 'Đế quốc sài lang'

 

Tôi cứ tạm gọi là thành ngữ bởi cụm từ này khá hình tượng, quen thuộc trong đời sống, được dùng suốt nửa thế kỷ ở nước ta. Nói chính xác hơn thì chủ yếu ở miền Bắc.

Nó (thành ngữ ấy) có từ khi nào tôi không biết nhưng từ bé đến lớn đều nghe người nhớn vẫn dùng, cán bộ hay nói, báo chí hay viết, đài phát thanh phát liên tục. Nó bặt lúc nào cũng chả ai hay, bây giờ không ai nhắc đến. Với tụi trẻ từ 8X về sau nếu mình vô tình nói ra thì chúng nó cười, bảo ông này hâm tỉ độ, kể chuyện cổ tích, hoang đường, sài mí chả lang.

Theo nghĩa từ Hán Việt, (con) sài và (con) lang đều có nghĩa là loài chó sói hung ác, dữ tợn. Ngày xưa dọa nhau, người ta lấy con sài, con lang ra dọa. Mắng nhau gọi nhau là sài lang, lang sói có nghĩa cạch mặt nhau, ai mà thèm chơi với loài chó sói hung ác. Những người cộng sản rất giỏi tuyên truyền, khơi dậy lòng căm thù của dân chúng nên họ gắn ngay sài lang vào với đế quốc, thực dân, mở rộng hơn nữa là giai cấp tư sản - kẻ thù không đội trời chung một thời của họ.

Lê Học Lãnh Vân - Xin thắp nén nhang cụ Hoàng Nhỏ và khấn

 

Ngày mười bốn tháng Ba năm nay, 2023, báo chí tràn ngập bài viết về Gạc Ma. Nhiều hình ảnh các nguyên và đương nhiệm quan chức thắp nhang tưởng niệm 64 liệt sĩ bị quân Trung cộng tàn sát năm 1988.

Cũng hệ thống báo chí này, cách nay chưa lâu, im ru bà rù trong khi các trang mạng lên tiếng nhắc nhở ngày người Việt bị thảm sát tại Gạc Ma, quốc gia Việt bị mất biển đảo. Trong khi chủ quyền lãnh hải bị xâm phạm và uy hiếp thêm nữa. Trong khi cụ Hoàng Nhỏ lặng lẽ bày bàn thờ trên bãi biển, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa thắp hương…

Đầu những năm 2000, có những giám đốc công ty, hiệu trưởng trường đại học tìm cách ngăn chặn nhân viên, sinh viên biểu tình chống Trung cộng xâm lược. Trong mười năm sau đó, các cuộc biểu tình chống Trung cộng uy hiếp, xâm phạm thêm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam bị trấn áp, các cuộc tưởng niệm ngày 14/03 bị phá rối bằng nhiều sáng kiến khó ngờ! Đó là những xô nước đá hắt vào tấm lòng, truyền thống bảo vệ lãnh thổ của người Việt!

lundi 13 février 2023

Mai Thanh Sơn - Bi kịch con người chính trị Vũ Hoàng Chương

 

Trên mạng xã hội, và cả một số tờ báo “lề phải”, hôm qua đưa tin: nhà thơ Vũ Hoàng Chương từng được đề cử giải Nobel văn học năm 1972. Rồi sau đó, nhiều người viết về Ông, về thơ Ông. Vũ Hoàng Chương là một tài năng trác tuyệt.

Bàn về cái hay của thơ Ông hiển nhiên không khó. Đọc ai, tôi cũng thấy hay, thấy có lý, thấy mình thật là ngớ ngẩn trước thơ ca. Nhưng báo chí trong nước tuyệt nhiên không thấy nhắc đến bi kịch mà Ông phải gánh chịu sau tháng Tư 1975.

Tôi cũng là người yêu thơ Vũ Hoàng Chương. Thời còn ngồi nghe các thầy bát ngát trên giảng đường, tôi thích những câu thơ kiểu như: “Do dự mãi, đêm nay rời xứ Mộng/Ta chiều em, bỏ cánh lại cung Trăng/Lén bước xuống thuyền mây chờ cửa động/Vội vàng đi, quên giã biệt cô Hằng... Hai xác thịt lẫn vào nhau mê mải/Chút thơ ngây còn lại cũng vừa chôn/Khi tỉnh dậy bùn nhơ nơi hạ giới/Đã dâng lên ngập quá nửa linh hồn”.

lundi 2 janvier 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Lòng yêu nước được thử thách bằng độ trễ lịch sử


1.

Cuối năm 1954, trước khi vào Sài Gòn, Đại sứ Ba Lan tại Ủy ban Quốc tế Giám sát Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã tới chào Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi tiễn Đại sứ ra cửa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Nhờ Đại sứ chuyển lời hỏi thăm của tôi tới ông Ngô Đình Diệm".

Thấy Đại sứ Ba Lan có vẻ ngạc nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tiếp: “Ông Diệm là người Việt Nam. Là người Việt, ai cũng có lòng yêu nước. Ông ấy yêu nước theo cách của ông ta" (nguyên văn tiếng Pháp "à sa manière).

mardi 20 septembre 2022

Lưu Trọng Văn - Khi người nghệ sĩ không im lặng

 

Người dân Ukraine bàng hoàng trước tin nghệ sĩ ballet nổi tiếng Shapoval vừa hy sinh trên chiến trường chống quân Nga xâm lược.

Shapoval đã rời sân khấu khi Putin phát động chiến tranh. Ông mặc quân phục chiến đấu như người lính thực thụ.

Trong lúc hàng ngàn người Ukraine khóc thương tiễn biệt nghệ sĩ ballet thân yêu của mình, thì trên sân khấu châu Âu nghệ sĩ hài người Nga Galkin cũng bằng tuổi Shapoval đang diễn những màn hài hước châm biếm những kẻ gây chiến với Ukraine và tên đồ tể Putin.

mardi 13 septembre 2022

Bông Lau - Người họa sĩ

 

Tin tức quân xâm lược Nga “chém vè” tan tác ở mặt trận vùng đông bắc Ukraine là Kharkiv (Kharkov) được loan tải rầm rộ ở truyền thông phương Tây. Đây là cuộc thất trận “vĩ đại” thứ hai, sau cuộc “lui binh vĩ đại” khỏi trục tiến quân vào thủ đô Kyiv vào cuối mùa đông năm nay.

Tuy nhiên đàng sau bản tin chiến thắng làm nức lòng này, có những hình ảnh nhân văn âm thầm nhưng quyết tâm của dân tộc này.

Phương Tây đã giúp chiến cụ, tình báo, và cố vấn quân sự cho cuộc tổng phản công ở miền đông bắc. Nhưng chính người lính Ukraine mới là yếu tố đem lại chiến thắng.

dimanche 11 septembre 2022

Phúc Lai - Hai trăm ngày “bưng bô”

 

Trước ngày 24 tháng Hai, tôi chỉ biết đến đất nước Ukraine qua một số hội nhóm trên mạng xã hội, dù trong gia đình có người đã từng học ở đó, thật ra là học ở Liên Xô cũ.

Tôi biết nhiều hơn một chút về nước Nga, vì cũng đã từng… đi qua, vậy thôi – đó là tất cả hành trang hiểu biết khi bước vào cuộc chiến tranh Nga – Ukraine năm 2022.

Tuy chỉ biết đến nước Nga một cách rất thoáng qua, nhưng thế cũng đủ cho tôi nhận ra một điều là bấy lâu nay mình hoàn toàn bị dẫn dắt một cách sai lạc. Nước Nga tươi đẹp – đúng, nhưng nó cũng không đẹp hơn những nơi khác tôi đã từng qua. Người Nga nhân hậu – cũng đúng, nhưng tôi cũng có nhiều tình cảm với con người của rất nhiều vùng đất tôi đã từng ở. Nước Nga với mùa thu vàng với người khác lãng mạn và mộng mơ thế nào, với tôi mùa thu ở Thanh Đảo hay Seoul, cũng hoàn toàn có thể đẹp đẽ được như vậy.

mardi 6 septembre 2022

Huy Đức - Nguyên Ngọc

 

Một lần, nhiều người, trong đó có bà cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình hỏi, “Chúng ta bắt đầu sai từ bao giờ?” Nguyên Ngọc nói, “Thưa chị, chúng ta bắt đầu sai từ Đại hội Tua” [Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tổ chức tại thành phố Tours, năm 1920].

Sáng nay, 05-09-2022, tôi gọi điện thoại vào Hội An chúc mừng sinh nhật ông và xin ông cho phép tôi nhắc lại câu chuyện “từ Đại hội Tours”. Ông nói, “Được nhưng nên nói rõ phản ứng của bà Bình”. “Bà Bình phản ứng sao ạ?”. “Bà ấy im lặng”.

Bà Nguyễn Thị Bình là cháu ngoại của nhà yêu nước vĩ đại Phan Châu Trinh. Ngày 19-06-1919, Phan Châu Trinh cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi Hội nghị Versailles, ký tên chung là "Nguyễn Ái Quốc".

mercredi 27 juillet 2022

Trần Trung Đạo - Những người ở lại với non sông

 

Người li Hoàng Hoa Cương lch s

Ngàn thông reo ru gic ng anh hùng

Tiếng bom rn rung đng khp non sông

Đi anh ngn nhưng tên dài vô tn

jeudi 14 juillet 2022

Bùi Chí Vinh - Sergeeva, nữ thứ trưởng 25 tuổi của Ukraine

 

Sergeeva, n Th trưởng B Xã Hi Ukraine

Đm nhim chc v khi va 25 tui

Chuyn xy ra mt đt nước chiến tranh

Còn x s “hòa bình” như Vit Nam thì min bàn, min nói