Cuộc bầu cử đang diễn ra ở bên Mỹ, mà tôi
ở Úc cũng ... hồi hộp.
Trump hay Harris sẽ thắng cử? Đó là câu hỏi
ai cũng muốn có câu trả lời. Không ai có thể biết trước một cách chính xác. Chỉ
có ... suy đoán thôi. Suy đoán qua dữ liệu thăm dò ý kiến (survey).
Nhưng kết quả thăm dò của báo chí (như tờ
New York Time, Washington Post, CNN, MSNBC, Fox, v.v) là không tin được. Không
thể tin vì tất cả họ đều thiên vị. Chủ yếu là thiên vị về cánh tả (phe Con Lừa).
Chỉ có Fox là thiên vị phe cánh hữu (phe Con Voi).
Theo nghiên cứu của Pew Research thì năm
nay có 15 triệu công dân Mỹ gốc Á châu có thể đi bầu, tăng thêm 2 triệu người
so với 4 năm trước.
Bản tin của AAPI (Người Mỹ gốc Á châu và
Thái Bình Dương) ước tính đảng Dân Chủ sẽ được 42 % ủng hộ, Cộng Hòa 22 %. Người
Mỹ gốc Việt có khuynh hướng khác. Hơn một nửa (51 %) thường ủng hộ đảng Cộng
Hòa, chỉ có 42 % bầu đảng Dân Chủ, theo Pew Research năm 2023.
Người Việt ở Mỹ quan tâm đến chính trị
hơn các sắc dân thiểu số khác. Vì đại đa số chúng ta qua Mỹ để tị nạn chính trị.
Người Việt thích bàn chuyện chính trị. Nhất là trong năm bầu cử tổng thống và
quốc hội Mỹ. Chỉ còn trên năm tuần nữa sẽ đi bỏ phiếu, thế nào khi gặp nhau quý
vị cũng có lúc nói đến chuyện chính trị. Xa hơn một chút, nhiều người sẽ tranh
luận nên bầu cho ai.
Theo Bloomberg, tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), hai tàu phóng
tên lửa Type 22 của Trung Quốc (NATO xếp vào lớp Houbei) đã rượt đuổi
một tàu chở phóng viên đài ABS-CBN của Philippines trong suốt một tiếng
đồng hồ. Các tàu vũ trang hiện đại này tiến gần đến nỗi có thể nhìn thấy
bằng mắt thường số hiệu « 5101 », đôi khi áp sát tàu dân sự
Philippines. Chiếc tàu chở các nhà báo rốt cuộc phải quay về.
Đây
là lần đầu tiên tàu quân sự Trung Quốc công khai uy hiếp tàu dân sự của
một nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, có thể là một bước leo
thang mới trong khi lâu nay Bắc Kinh chỉ sử dụng lực lượng dân quân
biển.
Cuộc
bầu cử ở Mỹ đã kết thúc nhưng kết quả vẫn chưa được phân định. Chưa biết chắc
ai sẽ thắng. Chỉ biết ít nhất hai kẻ thua cuộc.
Thứ
nhất là các cuộc thăm dò dư luận (poll). Trước,
người ta rất tin tưởng vào các cuộc thăm dò ấy. Khen là nó rất khoa học và khả
tín. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, nó khác hẳn.
Năm
2016, hầu hết các poll đều cho Hillary Clinton thắng. Kết cuộc: Donald Trump
thắng. Năm nay cũng vậy. Cũng đầy nghi vấn. Trong cả năm, hầu hết các poll đều
cho Joe Biden thắng, hơn nữa, thắng lớn.
(Le Monde 28/10/2020) Ông Trump nhất thiết phải thắng ở các tiểu bang đã giành
được năm 2016, nơi có số lượng đại cử tri nhiều, và đang sát nút với Joe Biden.
Ba cuộc mít-tinh hôm thứ Hai 26/10 tại Pennsylvania, ba cuộc
khác vào thứ Ba ở Michigan, Wisconsin và Nebraska, trước khi đi một vòng các
tiểu bang hy vọng sẽ thắng ở miền Tây là Nevada và Arizona : cuộc đua
marathon tranh cử của ông Donald Trump tiếp diễn không ngơi nghỉ.
Đến tối 27/10, tổng thống mãn nhiệm đã thực hiện 45 chuyến
đi kể từ sau đại hội đảng mà ông được đề cử hôm 27/08, so với đối thủ Dân Chủ
Joe Biden chỉ có 27. Cách đây bốn năm, Donald Trump cũng đã rong ruổi khắp nước
Mỹ với cùng một nhiệt tình cho đến trước ngày bầu cử chỉ một hôm.
Những kết quả mới nhất do các cơ quan thăm dò lớn đưa ra
cho thấy có nơi dự đoán Joe Biden vượt Donald Trump đến 12%, tính trên cả nước. Người ta nhớ lại hiện tượng tương tự hồi tháng 10/2016,
khiến New York Times dự báo khả năng bà Hillary Clinton đắc cử tổng thống lên
đến 93%. Nhưng rốt cuộc ông Donald Trump lại dẫn đầu tại 60% các bang.
Các thăm dò này, dù cố ý hay không, đều sai lạc. Nguyên nhân
là thành phần đáng ngờ của những người được hỏi ý kiến, hay trong bối cảnh phân
cực chính trị cao độ hiện nay, nhiều người ngại không muốn nói ý định thực sự
bầu cho Donald Trump. Cũng có thể Joe Biden, như Hillary Clinton năm 2016, sẽ
giành được thắng lợi về số phiếu bầu phổ thông.
Cuộc bầu cử nhằm cố gắng gia tăng cơ hội giúp các ứng viên dân chủ
đạt đa số trên 35/70 ghế tại Nghị viện Hồng Kông vào ngày 06/09 tới, để
có thể ngăn chận các đề nghị của chính quyền. AFP ghi nhận, tuy 12 giờ
trưa các phòng phiếu mới mở cửa, nhưng trước đó nhiều người dân Hồng
Kông đã xếp hàng dài chờ.
Dù chỉ liên quan đến phe đối lập, nhưng
nhiều nhà quan sát nhận định số người tham gia sẽ cho thấy ý kiến của
người dân đối với luật an ninh của Trung Quốc. Lãnh tụ sinh viên Hoàng
Chi Phong tuyên bố, cuộc bầu cử sơ bộ là cơ hội đầu tiên để chứng tỏ
người dân Hồng Kông không bao giờ cúi đầu trước Bắc Kinh.
Các tàu cảnh sát biển Việt Nam theo sát các tàu hộ tống Trung Quốc. Ảnh của GS Ryan Martinson ngày 10/07/2019.
Trong
những ngày qua, nhiều chiến binh mạng dùng bàn phím định xông ra bãi Tư Chính
“cứu nước” và không quên kịch liệt lên án báo chí chính thống “im mồm” không
dám đưa tin về lực lượng Hải quân ta bị hải quân Trung Quốc “tấn công”.
Sự
thật là có một tàu, gọi là tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8)
cùng với một số tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống, đã vào thềm lục địa của ta tại
khu vực bãi Tư Chính để thăm dò dầu khí. Nơi đây có nhà giàn DK1 của Hải quân
ta kiểm soát khu vực thềm lục địa này.
Theo
luật pháp quốc tế, chủ quyền thềm lục địa của ta là ở phần đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển. Còn cột nước phía trên đáy biển thuộc tự do hàng hải, nếu không
nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của ta thì ta không có chủ quyền gì. Bởi vậy
tàu bè các nước qua lại đi tới đi lui vùng biển phía trên thềm lục địa của ta
đều không vi phạm.
Giàn khoan JDC Hakuryu-5 của tập đoàn Nga Rosneft và tàu hậu cần hoạt động ngoài khơi Vũng Tàu, ngày 29/04/2018.
Reuters nhận xét, một số lô dầu ngoài khơi Việt
Nam lại nằm lọt trong phạm vi đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra ở
Biển Đông, để yêu sách chủ quyền hầu hết diện tích vùng biển quan trọng
này.
Tuần trước, Rosneft
Vietnam BV, chi nhánh của tập đoàn dầu khí Nga Rosneft tiến hành khoan
thăm dò tại một lô khí đốt ở ngoài khơi làm Bắc Kinh tức giận. Hôm
17/05/2018, Rosneft tuyên bố khu vực Biển Đông mà tập đoàn này có giấy
phép khai thác « nằm bên trong vùng lãnh hải của Việt Nam », khẳng định chỉ tiến hành các hoạt động « trên thềm lục địa của Việt Nam ».
Bộ Ngoại giao Việt Nam lập tức tuyên bố lô khí đốt 06.01 « hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam », cảnh báo Bắc Kinh phải tôn trọng chủ quyền của nước mình.