NASA
là viết tắt của tiếng Anh, The National Aeronautics and Space Administration,
nghĩa là Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia của Mỹ. NASA đang
tiến hành thử nghiệm DART. Thủ nghiệm này là gì? Có mục tiêu gì?
Xin
mời anh chị đọc phần viết dưới đây, trong đó chủ yếu là các phần dịch từ tài
liệu của NASA về DART.
Ngày
26 tháng Chín, Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ NASA vừa bắn thành công một phi thuyền
có tên DART, trúng cách tâm điểm 16,7 mét của một tiểu hành tinh có chiều dài
160 mét, được đặt tên là Dimorphos.
Các
tiểu hành tinh có kích thước nhỏ như các viên đá trời (meteor) còn có tên trong
ngôn ngữ dân gian Việt Nam là “sao băng” khi nó bay vào bầu khí quyển và vạch
những đường sáng trong trời đêm.
Phi
thuyền DART viết tắt của chữ Double Asteroid Redirection Test, tạm dịch là “thí
nghiệm làm chuyển hướng cặp hành tinh”. Nhiệm vụ của phi thuyền DART do cơ quan
NASA thí nghiệm là lao vào ngôi “sao băng” mập mạp cách trái đất 11 triệu km
với vận tốc 23.000 km
một giờ. Hay 6,38 km
một giây. Một viên đạn M-16 có vận tốc 0,960 km một giây. Tức là phi thuyền DART lao
vào tảng đá trời với vận tốc nhanh hơn 6 lần cục kẹo đồng M-16.
Ông Greg Poling, giám đốc AMTI trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược Quốc tế (CSIS) nói rằng tuần duyên Trung Quốc nhắm đến việc « kiểm
soát » bãi cạn Luconia, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, nơi
tập đoàn Petronas của Malaysia có nhiều mỏ dầu khí.
Tuần trước, ngoại
trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah dự báo tàu Trung Quốc sẽ còn đến quấy
nhiễu khi Petronas tiếp tục khai thác mỏ khí Kasawari được phát hiện từ
cuối 2011, trữ lượng có thể lên đến 85 tỉ mét khối. Mỏ này giàu tiềm
năng đến nỗi tổng giám đốc Petronas nói rằng có thể giúp Malaysia trở
thành một trong năm nhà xuất khẩu khí hóa lỏng hàng đầu thế giới.
Hai phi hành gia Doug Hurley và Bob Behnken trên phi thuyền Dragon đã
chuyển từ vận tốc 28.000 km/h còn 24 km/h và đáp xuống ngoài khơi
Florida. Nhiều du thuyền trong đó có một chiếc mang tên « Trump » đã
tiến lại gần, lực lượng tuần duyên phải giải tỏa trước khi tàu vũ trụ
được một chiếc tàu của SpaceX vớt lên. Một bất ngờ khác là phải xua đi
hơi độc bốc lên từ bình xăng của phi thuyền.
Chuyến du hành thành
công này không chỉ là chuyến bay đầu tiên do một công ty tư nhân (mới
thành lập năm 2002) đảm trách, mà còn kết thúc sự độc quyền của Nga kể
từ khi Mỹ cho ngưng bay các tàu vũ trụ con thoi từ tháng 7/2011.
Con người đã đặt chân lên Mặt Trăng cách đây nửa thế kỷ. Trong
ảnh là phi hành gia Mỹ Buzz Aldrin của chuyến bay lịch sử Apollo 11,
ngày 20/07/1969.
Cách đây đúng 50 năm, tổng thống Mỹ Richard Nixon
gọi điện thoại trực tiếp từ Phòng Bầu dục của Nhà Trắng lên Mặt Trăng,
nơi hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin vừa hạ cánh. Lúc đó
là 23 giờ 45 phút, giờ Washington. Mười phút sau, hai phi hành gia bước
những bước đầu tiên trên Mặt Trăng. Người Mỹ đã kỷ niệm giây phút lịch
sử này trên toàn quốc vào hôm qua, 20/07/2019.
Từ Cap Canaveral, phó tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố : « Nếu Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins không phải là anh hùng, thì chẳng có ai là người hùng cả ». Theo ông, sự kiện này còn cần phải được kỷ niệm trong 1.000 năm nữa, vào thế kỷ thứ 30.
Trước
đó tại Nhà Trắng, tổng thống đương nhiệm Donald Trump dự lễ kỷ niệm từ
hôm thứ Sáu cùng với các viên chức NASA và hai phi hành gia Apollo 11 là
Buzz Aldrin, Michael Collins.