Affichage des articles dont le libellé est Cải tạo. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cải tạo. Afficher tous les articles

vendredi 4 octobre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Lầm đường lạc lối

Cô bạn tui, họa sĩ Đoàn Quỳnh Như, viết:

“Ngày 03.10 như vậy được chọn làm ngày lễ thống nhất. Vào đêm thứ Tư hôm trước, quốc hội Cộng Hòa Liên Bang Đức với 294 phiếu thuận, 62 phiếu chống và 7 phiếu trắng đã chấp nhận toàn bộ vùng phía Đông nhập vào Tây Đức thành một quốc gia. Mà thực tế là sự trở về sau những ngày lầm đường lạc lối, để nước CHLB Đức có hình hài như ngày hôm nay”.

Trong khi đồng ý với tút của Quỳnh Như, tui lẩn thẩn nghĩ thêm về mấy chữ “lầm đường lạc lối”. Suy nghĩ lang thang là bởi trong thời gian chưa xa lắm, Đức với Việt Nam có đoạn lịch sử tương đồng, khiến kẻ nặng lòng nghe nhắc nước này lại nhớ nước kia...

dimanche 22 septembre 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Suy nghĩ vụn sáng Chủ nhật

 

Nhìn những nếp nhăn trên gương mặt già cỗi của anh Thức sau những năm tháng tù đày khiến tôi chạnh lòng nghĩ đến những khuôn mặt khắc khổ của biết bao cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Họ cũng từng bị tù đày trong những nhà tù khét tiếng của người cộng sản sau khi “thống nhất đất nước”.

Các nhà tù, đội lốt “trại cải tạo” cực kỳ tàn bạo ở miền Bắc, đã giảm cầm hàng trăm ngàn con người, cướp đi bao tâm hồn và cuộc đời của họ. Từ Hoàng Liên Sơn đến Suối Máu, những địa danh kinh hồn đã chôn vùi  biết bao mảnh đời trong sự im lặng đáng sợ.

Những “trại cải tạo” khổng lồ, phi nhân, kiểu Gulag, tại Liên Xô và các nước khối xã hội chủ nghĩa được sao chép một cách tàn bạo tại Việt Nam, để trả thù tất cả những ai liên quan đến chế độ cũ.

lundi 2 septembre 2024

Dương Công Quan - Bạn tôi, Nguyễn Đủ

Bạn tôi, trung úy Nguyễn Đủ khóa 6/69 SQTB đã từ giã cõi trần để ra đi.

Tôi và Nguyễn Đủ cùng trung đội, cùng đại đội trong thời gian thụ huấn ở quân trường Đồng Đế (1970), cùng khóa tư pháp cảnh lại với tôi ở Cam Ranh (1962), cùng tôi trải qua nhà tù Đồng Găng, trại A30 Tuy Hòa và Ty Công an Phú Khánh (từ năm 1975 đến năm 1981).

Cuối năm 1969 sau khi học xong giai đoạn 1 tại Quang Trung, khóa 6/69 SQTB Thủ Đức được chia làm hai, một nửa vào Thủ Đức và một nửa ra Đồng Đế để tiếp tục thụ huấn giai đoạn 2.

lundi 19 août 2024

Tuấn Khanh - Thế kỷ phai tàn trí nhớ

Tin về giáo sư (GS) Võ Tòng Xuân mất, được mọi người nhắc nhiều về việc ông tận tụy cống hiến cho cây lúa Việt Nam.

Bên cạnh những dòng tin tưởng nhớ, lại khiến tôi nhớ về GS Nguyễn Duy Xuân, con người đã sống với khoa học và hiến dâng trọn đời mình cho một miền Nam phát triển, với tên gọi Tây Đô.

Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân là Tổng trưởng Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên cuối cùng của chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Và cũng là người phát hiện, và thuyết phục đưa chàng thanh niên Võ Tòng Xuân từ Phi Luật Tân trở về để phục vụ đất nước.

mardi 30 avril 2024

Lưu Trọng Văn - Nhân ngày 30 tháng Tư

1. Tiến sĩ Nguyễn Tiến, chồng của ca sĩ Ái Vân kể:

Ba tôi là kiến trúc sư, thành viên ban thiết kế Dinh Độc Lập, trong nhóm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Một lần, khi ba tôi trình bày với tổng thống Ngô Đình Diệm về phân bổ, thiết kế các phòng, trong đó có phòng cho việc "thờ tự". Tổng thống cho ý kiến ngay:

- Các ông nên thiết kế cách chung, dễ thay đổi. Để sau này, tổng thống khác, tôn giáo khác có thể bài trí lại theo tôn giáo của họ.

Dương Quốc Chính - Cuộc chiến Quốc-Cộng và hòa giải dân tộc

Việt Nam vốn được coi là bản sao của Trung Quốc dù là ở chế độ nào, trừ giai đoạn Việt Nam có bảo kê là Pháp, Mỹ, rồi Liên Xô. Đặc biệt là sau đổi mới, Việt Nam càng là một bản copy lỗi của Trung Quốc.

Lỗi chỗ nào thì mình đã chỉ nhiều lần, nhiều chỗ. Lần này sẽ chỉ thêm khi bàn sơ lược về cuộc chiến Quốc-Cộng Trung Quốc. Ban đầu, hai phe chung sống hòa bình dưới sự trợ giúp của Liên Xô, trong giai đoạn Tôn Trung Sơn lãnh đạo Quốc dân đảng. Đến khi Tưởng Giới Thạch kế vị, ông thống nhất Trung Quốc (trước đó Trung Quốc bị tan rã bởi các chính quyền quân phiệt cát cứ).

Tưởng có tư tưởng thiên hữu, Quốc dân đảng lúc đó có hai phe tả và hữu, nên ông quay ra chống Cộng. Chiến tranh Quốc-Cộng diễn ra từ năm 1926-1937 thì tạm ngưng để cùng đánh Nhật. Hai bên hợp tác không đáng kể, Mao đánh du kích nên không thiệt hại nhiều như Tưởng. Nên cuộc kháng Nhật khiến cho Mao mạnh lên còn Tưởng yếu đi.

Đỗ Trung Quân - Đặt tên đường cho nhân vật đã đánh sập kinh tế miền Nam ?

Một chiến dịch quyết liệt đánh sập một nền kinh tế thịnh vượng hàng đầu Đông Nam Á, mà Lý Quang Diệu - vị thủ tướng một quốc gia non trẻ là Singapore từng mong muốn đại ý “ nền kinh tế Singapore được như Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn ? “

Chiến dịch “cải tạo tư sản“ 1975 - 1977 - 1978 đưa Sài Gòn về thời kỳ nghèo đói hậu chiến bi thảm chưa từng có

Nhà cửa, của cải của những nhà doanh nghiệp Sài Gòn bị cải tạo, tù đày trở thành tài sản của …

lundi 29 avril 2024

Đỗ Duy Ngọc - Vẫn còn nước mắt


(Cứ đến 30.4 hàng năm, tôi lại đăng bài viết này dù nó đã cũ).

Tháng Tư. Khi cái nóng miền Nam lên đến đỉnh điểm và cờ đỏ giăng đầy lối phố, là đến ngày kỷ niệm. Ngày mà cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng: Triệu người vui cũng có triệu người buồn.

Người bên thắng trận có triệu người vui, nhưng thật ra trong niềm vui cũng có chất chứa sâu kín nỗi buồn. Hàng ngàn thanh niên miền Bắc sinh Bắc tử Nam, đã đi và không về cho một chiến thắng cuối cùng. Họ nằm lại và cho đến giờ, cuộc chiến tranh chấm dứt đã gần nửa thế kỷ qua rồi, thịt xương của họ đã thành cát bụi, đã hòa lẫn với đất cát, tro than, cây cỏ.

Người thân của họ vẫn trông chờ, tìm kiếm trong vô vọng. Những bà mẹ miền Bắc chiều chiều vẫn ngóng về Nam, thắp nén nhang gọi hồn con về. Cắm nén nhang lên bàn thờ nhiều khi chỉ là khung ảnh trống không có hình, nhiều khi chỉ ghi một cái tên, cũng có khi là chân dung của một người rất trẻ.

dimanche 28 avril 2024

Bùi Chí Vinh - Bài thơ cho một “người thua cuộc”


Đi tá Vit Nam Cng Hòa Nguyn Công Vĩnh

Trước 1975 là mt con người

D tic cùng v chng Tng Thng

Không khong cách nào gia vua chúa by tôi

         Trai thi lon trong quc gia thi lon

         Cm súng bo v quê hương là chuyn bình thường

         Bình thường k c khi ri bàn tic

         Có th rung đùi hát vng c ci lương

mercredi 24 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (10)

 

X) Câu chuyện về những chiếc bao bố ở trại Long Thành

Sau tháng Tư1975, quân nhân, công chức thuộc diện phải  học tập cải tạo đã đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Trước tiên là sự vỡ tan giấc mộng 30 ngày; rồi từ 1 năm đến quyết định cải tạo 3 năm, và sau 3 năm, đến một thời hạn ... không định trước nữa!

Song, vào những tháng cuối năm 1977, có một bất ngờ vượt lên trên mọi bất ngờ khác, làm sụp đổ bao nhiêu suy tính của mọi người, tạo ra một cuộc khủng hoảng tâm lý chưa từng có. 

Buổi sáng hôm đó, gần 3.000 trại viên được triệu tập lên hội trường với một lý do không được báo trước. Khi mọi người đã yên vị, một cán bộ dõng dạc tuyên bố ngắn gọn, đại ý là “những ai có tên trong danh sách này sẽ được nhận mỗi người một chiếc bao bố, dồn tất cả vật dụng riêng tư vào để trại gửi theo tàu ra Bắc”.

Lê Học Lãnh Vân - Người đi, kẻ ở...

 

Một bạn thân cũng là nhà báo nhắc ngày hai mươi mốt tháng tư bốn mươi chín năm trước, tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu từ chức ra đi. Hình trong bài mượn từ trang Phây của bạn.

1) Năm giờ rưỡi chiều hôm đó Vương từ trường Khoa Học Sài Gòn về nhà, lòng còn vương vấn giọng nói nhẹ êm dưới vành nón lá. Cành phượng cổng trường xanh lá trong nắng chiều, gió bay tà áo tím, cô bạn đứng đó đợi chỉ để cho nhóm bạn học gần gũi biết rằng ba cô không đi.

Ba tui nói từ nay người Việt không còn giết người Việt, Cộng Sản, Quốc Gia cũng đồng bào. Từ nay người Việt sống với nhau, đất nước thống nhất chắc phải tốt hơn chia hai, sẽ mau chóng giàu mạnh… Ba cô là trung tá Việt Nam Cộng Hòa, dân Bắc di cư năm 1954.

dimanche 21 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (9)


IX) Chuyện "ăng-ten" trong trại cải tạo

Vào giữa thập niên 1960, trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ngành truyền tin thường sử dụng các máy ANPRC 5, ANPRC 10 để liên lạc trong phạm vi đại đội.

Chiếc PRC10 hình khối chữ nhật, gọn gàng. Khi hành quân, người lính truyền tin mang trên lưng, khi dừng quân liên lạc với tiền phương hay hậu cứ, họ nhẹ nhàng đặt máy xuống, kéo chiếc cần ăng-ten (antenne) mỏng như lá lúa lên cao rồi bắt đầu gọi đi. Như vậy, trong thiết bị của ngành truyền tin, chiếc cần ăng-ten giữ một vai trò quan trọng, đẩy tín hiệu mạnh lên, giúp kết nối dễ dàng giữa các vị trí khác nhau trên trận địa.

Song trước và sau năm 1975, hai từ ăng-ten còn có một nghĩa khác, không chỉ áp dụng cho thiết bị, mà cho cả con  người. Đặc biệt từ tháng 6.1975, khi các trại cải tạo mọc lên như nấm thì hai chữ ăng-ten đã có một chỗ đứng vững vàng trong kho ngôn ngữ đời thường lúc ấy. Nó dùng để chỉ những người tự nguyện hay bị ép buộc phải làm kẻ chỉ điểm cho cán bộ trại giam về mọi vấn đề mà họ cần biết.

jeudi 18 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (8)

VIII) Chuyện tình cốt nhục sau tháng Tư 1975 và buổi thăm nuôi nhạt nhòa nước mắt

8.1) Cuộc chiến 1954-1975 để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc trong những gia đình có người thân ở cả hai phía.

Lẽ ra những ngày sau tháng 4.1975 phải là thời điểm chứa chan hạnh phúc của sự sum họp gia đình sau một thời gian dài đằng đẳng phân ly.

Vậy mà, ở nhiều gia đình, sự mừng vui, chan hòa thì ít, sự bất đồng, thậm chí xung đột, nhiều hơn. Các ông bố, ông anh “cách mạng” thường lên lớp những thằng con, thằng em “ngụy” của mình bằng những bài kinh nhật tụng vẫn được hô ra rả trên các hệ thống loa phường. Người khổ tâm nhất trong những vụ này thường là các bà mẹ già, “vừa vui sum họp, đã sầu chửi nhau”.

mardi 16 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (7)

VII) Khi số phận đã an bài

Lúc ấy là khoảng tháng 7, tháng 8.1976. Sau hơn một năm làm việc, cơ quan quản lý trại giam Bộ Nội vụ hoàn tất việc thanh lọc ra những người “có tội với nhân dân”.

Hai quyết định được ban hành cùng lúc, một để trả tự do cho khoảng một, hai trăm người người xét không có tội, một quy định việc tập trung cải tạo ba năm cho đại đa số những người còn lại. Quyết định sau nhấn mạnh đến hai chi tiết:

- Ai lập công chuộc tội sẽ được cho về trước thời hạn 3 năm.

- Ai ngoan cố không chịu học tập, lao động, sẽ bị kéo dài thời hạn cải tạo sau 3 năm.

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (6)

VI) Một trường hợp « chuyển đổi giới tính » tại Long Thành

Câu chuyện xảy ra vào những ngày trước cái tết xa nhà đầu tiên của lũ chúng tôi, một cái tết mà ai nấy cũng biết là sẽ rất đau buồn. Bữa nọ, cụ Phạm Trọng Nhân (đã giới thiệu trong một bài trước) lục đâu ra một vở kịch thơ có nhan đề Chiến Sĩ Triều Trần và nuôi ý định tổ chức trình diễn tác phẩm này.

Hai nhân vật chính trong tác phẩm là vị tướng Trần Bình Trọng của nhà Trần bị giặc Nguyên-Mông bắt giữ, và cô công chúa Mông Cổ được giao nhiệm vụ dụ hàng ông. Vai cô công chúa phải có mặt xuyên suốt vở kịch và ngâm thơ từ đầu đến cuối. Bên cạnh hai nhân vật chính này còn có nhân vật tướng Mông Cổ, anh lính hầu tướng Mông Cổ và cô a hoàn của công chúa.

Sau khi tham khảo bạn bè, cụ Nhân nhất trí giao vai Trần Bình Trọng cho anh Dorohiem, người Chăm, em ruột anh Đỗ Hải Minh, học khóa 11 Quốc gia Hành chánh, chức vụ cuối cùng là Giám Đốc tại Bộ Phát triển Sắc tộc. Còn vai công chúa Mông Cổ thì cụ chỉ sang tôi, vì hai lẽ:

jeudi 11 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (5)

5.2) Những bữa tiệc « hàm thụ » ở trạm xá Long Thành

Vào tháng 9 năm 1975, số bệnh nhân nằm điều trị tại trạm xá Long Thành chỉ vào khoảng 9-10 người, trong đó có hai người cao tuổi.

Người thứ nhất là cụ Nguyễn Văn Tho, Trưởng khối Dân tộc Thượng viện, được hai cán bộ y tế chỉ định làm người trưởng nhóm. Người thứ hai là bác K., sau khi tình cờ biết mình từng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh, bác cho biết bác là bố vợ anh Ngô ĐL, một khóa đàn anh của mình, lúc ấy đã qua đời.

Ở trạm xá, bác K. là người phương phi nhất, vóc dáng khỏe mạnh, da mặt đỏ hồng. Bác lại là người nằm bệnh lâu nhất trong nhóm.

mardi 9 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (4)

 

V) Những chuyện kể ở trạm xá Long Thành

V.1) Chuyện chiếc bô nhựa và bịch tro than

Tháng 8.1975, học viên trường 15 NV (Làng cô nhi Long Thành cũ) cảm thấy thể chất của mình không còn được như cũ. Từ những bữa ăn có trị giá cao đến những bữa ăn theo chế độ tập trung bằng ngân sách nhà nước, cơ thể con người không kịp thích ứng, nhiều thứ bệnh “trời ơi đất hỡi” xuất hiện và lan truyền nhanh hơn virus Covid.

Trước tiên phải kể đến bệnh “gảy đàn”. Các đương sự ngồi đâu gảy đó, gảy ngoài rồi đến gảy trong, gảy hết ban ngày đến ban đêm, gảy cả những ngóc ngách sâu kín nhất chưa từng gảy bao giờ. Dù sao, trong cái gảy này, còn có cái ... sướng, nhiều người cố giảm thiểu chúng bằng những viên multivitamin mang theo.

dimanche 7 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (3)

 

(Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đã lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, bình tâm và không cực đoan trong các bình luận của mình).

Thân tặng Moc Nguyen và các bạn đồng cảnh ngộ ở Long Thành, Xuyên Mộc (1975-1982)

IV) Chuyện gì đã xảy ra sau thời hạn một tháng?

Trong tháng đầu tiên ở Long Thành, mọi người được trải qua một đời sống thoải mái, xe của các nhà hàng Á Đông và Đồng Khánh tiếp tục chở thức ăn lên. Song ngay trong buổi sáng đầu tiên sau cái đêm khuya được chở lên trại bằng xe camion bít bùng, mọi người sớm chứng kiến một cảnh tượng lạ lẫm.

Một chiếc GMC không mui chở theo khoảng một chục thanh, tráng niên gầy gò, trên thân người chỉ độc một chiếc quần đùi. Những anh này được thả xuống, với cuốc xẻng trên tay, bắt đầu đào những hố xí dọc theo hàng rào kẽm gai vây quanh làng cô nhi cũ. Cảnh tượng lúc ấy giữa chúng tôi và nhóm người này là một trời một vực. Một bên là ăn trắng mặc trơn, một bên là tả tơi, ốm đói. Đứng cách nhau độ ba, bốn mươi mét, một người trong chúng tôi bỗng kịp nhận ra một trong số người mặc quần đùi này là anh Trưởng ty Công chánh Phước Long!

vendredi 5 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (2)

 

II)  Những đoàn xe giữa đêm hôm khuya khoắt

Với số tiền ăn đã đóng hơn 13.000 đồng cho một tháng, ngay buổi chiều nhập trường Trưng Vương, mọi người đã nhìn thấy nhiều chiếc xe của nhà hàng Á Đông và nhà hàng Đồng Khánh chở thức ăn tới. Bữa ăn sang trọng gấp ba, gấp bốn một bữa ăn thông thường hàng ngày! Sự yên tâm, phấn khởi nhờ thế mà tăng lên.

Khoảng 10 giờ 30 tối hôm sau, 16.06.1975, mọi người được lệnh tập trung hết dưới sân trường Trưng Vương, mang theo đầy đủ tư trang, vật dụng. Sau những thông báo và quy định cần thiết về trật tự, sự im lặng cần thiết trong hành trình sắp tới, mọi người lặng lẽ leo lên những chiếc xe GMC bít bùng. Khung xe được bao bọc bởi những tấm bạt nối với nhau, để lộ nhiều chỗ hở, giúp người trong xe có thể nhìn thoáng ra ngoài.

mercredi 3 avril 2024

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (1)

 

Gần nửa thế kỷ qua, những ngày tháng Tư hàng năm bao giờ cũng là thời khoảng mang đến cho nhiều lớp người Việt Nam những kỷ niệm khó quên, nhiều ám ảnh nặng nề của quá khứ. Chúng được mở đầu bằng “Ngày nói dối” (1.4) và kết thúc bằng thời điểm 30.4 làm thay đổi số phận của hàng triệu con người.

Lớp người từng trải qua những ngày tháng tư ấy nay hầu hết đã thuộc về thành phần “thất, bát, cửu thập cổ lai hy”. Một số người đã bị thời gian loại ra khỏi sân khấu cuộc đời, số còn lại, người thì nghễnh ngãng, người phải vật lộn với nhiều căn bệnh mãn tính lăm le vùi dập kiếp người. Một thiểu số còn lưu giữ trong ký ức của mình những hình ảnh cũ trong tâm thế không vui, cũng chẳng buồn, coi như đó là những màn biến ảo, đầy hỷ nộ ái ố, trong một vở trường kịch kéo dài.

Những câu chuyện vụn vặt này được kể ra không phải để trách phiền quá khứ, hay nung nấu thêm những tình cảm đã một thời dằn vặt mỗi con người. Kể lại chúng chỉ để bổ sung vào bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam sau 1975, vì chúng là một phần không thể thiếu của lịch sử.