Affichage des articles dont le libellé est Hà Tĩnh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hà Tĩnh. Afficher tous les articles

dimanche 14 avril 2024

Lưu Trọng Văn - Xót tiền dân quá dân ơi !

 

Đọc tin trên báo Hà Tĩnh lúc 13 giờ 30 ngày 10.04.2024:

“Đến thời điểm này, huyện Đức Thọ đã triển khai treo 332 băng rôn, khẩu hiệu, 48.913 cờ Đảng và cờ Tổ quốc, 16.530 hồng kỳ, 218 phướn, 19 bảng pano khổ lớn, 852 bảng áp phích. Làm 26 cổng chào trên các tuyến đường trục chính; 122 công trình phần việc với tổng kinh phí trên 200 tỉ đồng để chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (01/05/1904 - 01/05/2024).”

Gã cứ tưởng đùa. Nhưng báo của tỉnh đảng bộ Hà Tĩnh đăng thì sao đùa được?

vendredi 9 février 2024

Mai Bá Kiếm - Tiếng còi trong sân bay !

Tiếng còi trong sân bay !

Hú còi trong airport, theo gió đưa kinh hoàng, nghe oa oa chói tai

Thôi hot girl đi rồi, theo hot mom chơi còi

Bi bò, bi bí bo trâu bò

jeudi 8 février 2024

Đoàn Bảo Châu - Chúng ta thấy gì?

 

Việc bà Lệ Hà, chủ tịch Hội Phụ nữ Hà Tĩnh bật đèn, hú còi, dùng xe công đón con gái ở sân bay đang được công luận quan tâm.

Theo lời biện bạch của bà Hà: "Nhiều lần thấy xe của cơ quan hội gắn đèn và còi ưu tiên tôi đã nhắc nhở lái xe tháo đi, lái xe vẫn không thực hiện." và “Tôi ngồi trong xe nên không nhìn thấy đèn ưu tiên mà lái xe bật lên.”

Luật pháp nước ta rất "nghiêm". Ngọc Trinh biểu diễn trên xe máy còn bị phạt giam mấy tháng, một năm án treo với tội "quấy rối trật tự công cộng." Trước đấy báo chí còn dọa dẫm tới 5,7 năm tù. Vậy cho tôi hỏi việc lắp đèn, còi, cho hú còi, cho nháy đèn của bà Lệ Hà có vi phạm "quấy rối trật tự công cộng" không? Việc gắn đèn, còi ấy theo quy định nào? Nếu sai thì xử phạt sao?

Lưu Trọng Văn - Thói nói dối

Khi từ phó bí thư trực đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp nhà nước tỉnh Hà Tĩnh lên làm chủ tịch Hội Phụ nữ Hà Tĩnh, bà Lệ Hà bày tỏ:

“Quyết tâm tiếp tục phát huy kinh nghiệm trong công tác, nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống…”.

Sự việc bà chủ tịch hội đoàn quần chúng ăn lương của Dân điều xe hơi công từ thành phố Hà Tĩnh đến thành phố Vinh và về lại Hà Tĩnh gần 100 km để đón con gái là đáng trách. Bản thân bà chủ tịch Hội của tỉnh nghèo này thừa nhận lỗi của mình. Mọi việc sẽ không đến nỗi ầm ĩ và tạo bão dư luận nếu dừng lại ở lời nhận lỗi đó.

dimanche 6 décembre 2020

Lưu Trọng Văn – Formosa, phán quyết mới của Tối cao Pháp viện Đài Loan


Chúc mừng cha Nguyễn Thái Hợp !

Gã lang thang các giáo xứ ở Hà Tĩnh, nơi cha Nguyễn Thái Hợp làm giám mục. Vào bất cứ nhà giáo dân nào cũng nghe những lời thân thiết về cha Hợp. Nào là cây cầu ấy do cha Hợp giúp làm. Nào là nhà chống lũ ấy do cha Hợp giúp dựng...Nào là cha đã tới cái xóm đạo nghèo này ăn bữa cơm rau đạm bạc cùng bà con...

Cha Hợp sau những ngày đi cứu giúp giáo dân vùng lũ trở về Hà Tĩnh, cha dặn gã có đến Hà Tĩnh thì điện cho cha cùng đàm đạo chữ Việt, hồn Việt. Có lần gã hỏi cha, nếu thời vận đổi thay thì đạo Thiên Chúa ở Việt Nam sẽ thế nào? Cha đáp: Thời vận nào thì đạo Thiên Chúa ở Việt Nam cũng và chỉ đồng hành với Dân tộc.

samedi 2 novembre 2019

Mạnh Kim - Đôi dòng cảm nghĩ về một người trẻ không còn được sống



Ảnh trên Facebook của nạn nhân Phạm Thị Trà My, Hà Tĩnh.
Vào trang cá nhân của Trà My, tôi thấy Facebook cho biết giữa tôi và My có một “bạn chung”. Người này, tên Ng., đang sống ở Hà Nội, hóa ra, lại nằm trong friend list của mình. 

Tôi liên lạc. Không phải do tò mò. Chỉ vì muốn tìm hiểu thấu đáo câu chuyện. Ng. đã đồng ý thuật lại, dựa vào lời kể của bố mình, vốn sống cách nhà My không đến một kilomet. Đây là những gì Ng. viết (tôi giữ nguyên văn câu chuyện được gửi, chỉ sửa vài chỗ chính tả)…

Gửi anh Mạnh Kim,

Em là N.T.H. Ng., họ hàng xa của chị Phạm Thị Trà My, về vai vế thì em gọi chị là o (cô) nhưng về tuổi tác chỉ kém chị một tuổi nên xin phép được gọi là chị My.

mardi 29 octobre 2019

Đoàn Bảo Châu - Vì sao Trà My đi? Lỗi của ai?



1. Vì sao Trà My đi? 

Ông Phạm Văn Thìn, bố của Trà My kể: “Trà My học cao đẳng kinh tế xong nhưng không xin được việc nên đi lao động ở Nhật 3 năm. Ngày 4/6/2019 Trà My về nước, chờ bên Nhật gia hạn nhưng công việc trục trặc không thành. Trước đấy gia đình đã vay số tiền 650 triệu để mua taxi cho em út của Trà My lái, không may vào ngày 2/9/2019 gặp trời mưa to, xe bị tai nạn. May có người lái xe container cứu em trai Trà My.”
 
Kể đến đấy ông Thìn quệt nước mắt, giọng xúc động: “Cháu lúc nào cũng lo cho gia đình, cháu thương bố mẹ lắm. Cháu bảo: Con phải đi, bố mẹ vay tiền để con đi rồi con giúp trả nợ chứ em còn đang nợ 450 triệu tiền mua xe, bố mẹ thì già yếu rồi, nghề nghiệp lại không có thì bao giờ nhà mình mới trả được nợ?

dimanche 27 octobre 2019

Đặng Đình Mạnh - Dân tộc sám hối



Ngày mẹ sinh em, luôn luôn có đủ khí trời để em thở cho đến tận khi em trưởng thành... Nhưng chỉ một khoảnh khắc rất nhỏ trong cuộc đời, trên chuyến xe tìm sinh đạo thì em đã không có đủ không khí để thở. 

Cho dù, bên ngoài kia vẫn còn cả một thế giới mênh mông như vốn dĩ. Cho dù, bên ngoài kia vẫn còn một quê hương cũng không phải nhỏ. Sinh tử chỉ cách một bức vách thành xe tải vài centimet oan nghiệt.

Em tức tưởi buông tay cuộc đời với dòng nhắn gởi cuối cùng với người đưa em vào đời "Con xin lỗi mẹ mẹ ơi". Em trót đi tìm sinh đạo nào mà đã thành tử lộ !

Nguyễn Công Khế - Con đường thoát nghèo và một xã hội ít bất an hơn



Đi tìm một con đường ra nước ngoài để thoát nghèo. Rất nhiều con đường ngoằn ngoèo, khó vượt, nguy hiểm. 

Hãy khoan vội nói đến những điều tốt đẹp xa vời. Chính quyền nền tập trung xây dựng một xã hội có nhiều việc làm hơn, ít bất an hơn

Chuyến đi Châu Âu vừa rồi, tôi gặp nhiều anh em doanh nghiệp thành đạt, đa số là người ở phía Bắc. Họ nói chúng tôi không bao giờ có ý chống đối lại Nhà nước, vì chúng tôi xuất thân từ những gia đình có gốc gác đi với chế độ. Nhưng họ tâm tư nhiều. Họ nói: Làm ăn ở Việt Nam có nhiều cơ hội hơn bên này, nhưng thiếu an toàn, nhiều rủi ro.

Mạnh Kim - Cái chết đến gần của một quốc gia




Di dân lậu người Việt bị bắt tại Anh vào tháng 10-2017 (Daily Mail)

“Có chết cũng đi!” đã trở thành một lời nguyền kinh khủng ám ảnh gần như tất cả người Việt. Vì sao không nội chiến tang thương, không cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng nào khiến cả nước bị đói, không bị đe dọa thường trực bởi khủng bố…, vậy mà người ta phải đi, “chết cũng đi”?
 
Đằng sau hình ảnh đất nước “yên bình” này đang nổi lên một nỗi bất an kinh khủng. Nó đến từ nhiều nguyên nhân và điểm quy chiếu cuối cùng, khi xét đến hậu quả, có lẽ chẳng gì khác hơn là sự thất bại toàn diện của một nhà nước!

Ở thời mà đất nước chứng kiến giai đoạn “bình yên” có thể nói là lâu dài nhất kể từ thế kỷ 20 đến nay, những giọt nước mắt ly hương vẫn chưa cạn. 

mardi 2 juillet 2019

Chu Mộng Long - Rừng cháy, sao không chửi mà khóc?


Cháy rừng thông ở núi Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh.

Thấy ngứa thì viết cho đã ngứa. Về chuyện rừng Ngàn Hống cháy.

Không ít người, trong đó có hàng giáo sư tiến sĩ, viết mỉa mai: Sao rừng miền Trung cháy mà các Sao không khóc, lại đi khóc Nhà thờ Đức Bà Paris?

Lãng nhách! Hạng dân đen vô học viết ra câu ấy không chấp. Nhưng hàng giáo sư tiến sĩ mà viết câu ấy thì đẳng cấp thấp hơn váy của các sao khoe hàng.

Nhà thờ Đức Bà Paris hay thậm chí rừng Tây Ban Nha cháy là đáng khóc. Bởi Nhà thờ Đức Bà là di sản văn hóa nhân loại, rừng Tây Ban Nha là rừng nguyên sinh, tất cả đều được người ta bảo tồn gìn giữ hàng ngàn năm. Bao nhiêu công sức người ta bỏ ra để bảo tồn từng milimet. Di sản người ta quý trọng như vậy mà rủi ro bị tàn phá thì đáng khóc, dù tôi chẳng ưa gì cái trò khóc lóc của các sao.

vendredi 30 novembre 2018

Huy Đức - Hậu Võ Kim Cự & Bắc Hà : Hà Tĩnh nên trả lại đất cho dân



Cuối năm 2015 khi khảo sát "chính sách địa phương" ở Hà Tĩnh (một dự án của Canada/Red), nhiều cán bộ cấp cơ sở thở phào với chúng tôi khi biết Võ Kim Cự phải rời Hà Tĩnh. Một cán bộ cấp huyện ở Kỳ Anh cho biết, ông Cự gọi thường xuyên bắt phải thu hồi đất của dân giao cho dự án Bình Hà. "Các anh làm hay trả ghế cho người khác" - tối hậu thư ông Cự. 

Nông dân nhiều xã Kỳ Anh đến lúc ấy vẫn sống trong nơm nớp. Đất đai của họ có nguy cơ bị mất. Mức giá mà "Ban đền bù giải phóng mặt bằng" đưa ra là khoảng 30 triệu/hecta. Trong khi đất đai của nông dân là tư liệu sản xuất, là nguồn sống duy nhất. Họ đang trồng keo với mức thu nhập hàng chục triệu/hecta cho một chu kỳ 5-6 năm. Bắc Hà có tham vọng lấy cả ngàn hecta đất trong vùng này. 

dimanche 17 juin 2018

Việt Nam : Hàng ngàn người dân Hà Tĩnh biểu tình ôn hòa chống Luật Đặc khu và An ninh mạng

Giáo dân giáo hạt Văn Hạnh, thuộc giáo phận Vinh, Hà Tĩnh biểu tình ngày 17/06/2018 phản đối dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.

Hàng ngàn người dân Hà Tĩnh, hôm nay Chủ nhật 17/06/2018 đã biểu tình ôn hòa chống lại dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng, vài ngày sau khi xảy ra các vụ đụng độ tại Bình Thuận, cũng ở miền trung Việt Nam. 
Reuters ghi nhận những người phản kháng lo sợ ba vùng đất chiến lược Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ bị lọt vào tay các nhà đầu tư của nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc, với lịch sử một ngàn năm Bắc thuộc trước đây. Người dân cũng phản đối việc Quốc hội vừa thông qua Luật An ninh mạng, mà họ cho rằng sẽ hạn chế tự do ngôn luận.

jeudi 27 avril 2017

Phải chăng chúng ta đã mất chủ quyền ngay trên lãnh thổ Việt Nam?


(Độc giả Hoàng Thành - Dân Trí) Tại sao chúng ta có thể “thẳng tay” đối với công ty Vedan mà Khu công nghiệp (KCN) Vũng Áng lại là ngoại lệ? 
 
Vừa qua, ở vùng biển có khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) cá chết hàng loạt, ngư dân Việt Nam điêu đứng. Có phải nguyên nhân là do khu công nghiệp này xả nước thải độc hại ra biển gây nên cá bị chết không? Câu hỏi đó cần được làm rõ, nhưng nghịch lý là đại diện cơ quan chức năng lại phát biểu rằng: “Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Áng vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này”.

lundi 3 octobre 2016

Thế lực nào?



Một nữ tu trong cuộc biểu tình trước Formosa Hà Tĩnh ngày 02/10/2016.

(FB Nguyen Tieu Quoc Dat) Nhân đọc cmt của một bạn trên fanpage của nhà văn được giải Pulitzer - anh Thanh Việt - về vai trò của Giáo hội Công giáo (khu vực miền Trung) với nỗi hoài nghi. Tác giả cũng có câu trả lời đơn giản của một người quan sát mà mình cho là không thể đơn giản hơn thế. 

Cuộc biểu tình long trời đất lở tại Formosa ngày hôm qua với con số ước tính khoảng 6-10.000 người không bao giờ có thể xảy ra tại Hà Nội hay TP.HCM mà nó chỉ có thể ở Hà Tĩnh bởi:

Báo nhà nước nói về cuộc biểu tình quy mô ở Hà Tĩnh


Hàng ngàn người dân Kỳ Anh tập trung phản đối Formosa gây ô nhiễm

(Bài báo đã bị gỡ của Thanh Niên) Sáng nay (2.10), hàng ngàn người dân ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã kéo đến cổng của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh phản đối việc công ty này gây ô nhiễm môi trường biển.

Hàng ngàn người biểu tình đòi Formosa rời khỏi Việt Nam (Video)



Rừng người biểu tình trước nhà máy Formosa Hà Tĩnh sáng 02/10/2016.

(Reuters 02/10/2016) Hàng ngàn người đã biểu tình hôm Chủ nhật tại một nhà máy do tập đoàn Formosa Plastics của Đài Loan quản lý để yêu cầu Formosa rời khỏi Việt Nam, và bồi thường thỏa đáng hơn cho người dân, sau thảm họa môi trường thuộc loại nghiêm trọng nhất trong cả nước.

Những người biểu tình ở Hà Tĩnh bày tỏ sự giận dữ trước nhà máy thép Formosa, vốn đã bồi thường thiệt hại 500 triệu đô la và nhìn nhận rằng nhà máy trị giá 10,6 tỉ đô la là thủ phạm đã gây ra nạn cá chết hàng loạt dọc theo 200 cây số bờ biển hồi tháng Tư.

Bỏ Formosa đi, hãy lo cho Ba Đình



(FB Nguyen Anh Tuan) Chưa đầy 36 giờ đồng hồ sau khi Chính phủ công bố phương án bồi thường, sáng nay gần 10.000 người dân Kỳ Anh, trong trạng thái phẫn nộ, đã bao vây Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Công an, quân đội - như bao cuộc biểu tình khác - ban đầu trấn áp quyết liệt người biểu tình, song khi thấy số lượng người tham gia quá đông, đã rời bỏ hàng ngũ tháo chạy. Nhiều quân nhân còn nhanh chóng cởi bỏ quân phục, để tránh bị phát hiện vì họ thừa hiểu trong mắt người dân bấy giờ họ đang bảo vệ cho Formosa - thủ phạm trực tiếp gây ra cảnh khốn cùng của người dân.

Công dân Đài Loan vẫn an toàn sau cuộc biểu tình ở Formosa


Biểu tình trước nhà máy Formosa, 02/10/2016.

(CNA 02/10/2016) Bộ Ngoại giao Đài Loan xác nhận các công dân làm việc tại nhà máy thép của Formosa Plastic Group’s (FPG) và gia đình họ vẫn an toàn, sau cuộc biểu tình của khoảng 3.000 người bên ngoài nhà máy hôm Chủ nhật.

dimanche 8 mai 2016

AFP, Reuters : Cuộc biểu tình thứ hai về vụ cá chết tại Việt Nam bị dập tắt

Phản đối đàn áp người biểu tình ôn hòa tại Saigon ngày 08/05/2016..

Việt Nam : Biểu tình chống ô nhiễm biển, 100 người bị câu lưu

 

(AFP 08/05/2016) Khoảng một trăm người đã bị câu lưu hôm Chủ nhật tại Hà Nội sau khi biểu tình chống một công ty Đài Loan bị lên án là đã gây ô nhiễm biển ở miền Trung làm cho nhiều ngàn con cá bị chết.