Trong 24 giờ qua, số người mới bị nhiễm virus corona là 23.302 người,
số tử vong tại bệnh viện vì Covid là 299 người, và số bệnh nhân nặng
tương đương với cao điểm hồi tháng 11. Tổng cộng kể từ đầu đại dịch,
Pháp có 3.932.862 ca dương tính và 89.327 người thiệt mạng vì con virus
đến từ Vũ Hán.
Về việc tiêm chủng, đã có 4.149.077 người nhận được
ít nhất một liều vaccin, tương đương 6,2% tổng dân số. Đặc biệt lực
lượng cứu hộ mà 80% là người tình nguyện đã tham gia đông đảo, các bác
sĩ và y tá của lực lượng này đã chích ngừa Covid cho 200.000 người chỉ
trong hai ngày cuối tuần vừa qua.
Chiếc tàu 12.000 tấn Haijing 3901 đang xâm phạm vùng biển Việt Nam.
(NCQT 22/07/2019)Cách đây hơn ba năm, trong bài “Trung Quốc có thể làm gì tại Biển Đông” (29/02/2016), tôi đã ủng
hộ lập luận của Alexander Vuving (APCSS/Hawaii) phản biện lại quan điểm của
Lyle Goldstein (US Naval War College) vì không phù hợp với thực tế tại Biển
Đông và vô tình tiếp tay cho Trung Quốc. Trong bài này, tôi cập nhật vắn tắt cơ
hội và thách thức mới, và khuyến nghị Việt Nam có thể làm gì trong bối cảnh
hiện nay tại Biển Đông.
Cập nhật diễn biến
Theo
AMTI/CSIS (16/7/2019), trong mấy tuần qua, tàu HD-8 đã vào thăm dò dầu khí tại
lô Riji 03 và Riji 27 (gần lô 06-01) trong vùng SEZ của Việt Nam, bị các tàu
CSB và Kiểm Ngư của Việt Nam bám sát. Đồng thời, tàu hải cảnh Trung Quốc
(Haijing 35111) đã khiêu khích 2 tàu Sea Meadow 29 và Crest Argus 5, đang phục
vụ giàn khoan Hakuryu-5 của liên doanh PVN-Rosneft tại lô 06-01 (Lan Tây &
Lan Đỏ), thuộc Nam Côn Sơn, phía tây-bắc Bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu 370km.
Những
gì vừa diễn ra gần Bãi Tư Chính (7/2019) là sự “tiếp nối” những gì đã xảy ra
trước đây (7/2017 và 3/2018) tại lô 136-03 (Cá Kiếm Nâu) và lô 07-03 (Cá Rồng
Đỏ), và là “khúc dạo đầu” cho tham vọng mới của Trung Quốc. Nói cách khác, đây
là một ván cờ vây kéo dài (chưa có hồi kết) trong một “vùng xám” mà Trung Quốc
có lợi thế, trong khi Việt Nam cô đơn, bị họ trùm chăn bắt nạt mà phải im lặng
(để giữ “đại cục”).
Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Vladivostok, ngày 11/09/2018.
Thông tín viên Les Echos tại Matxcơva hôm nay 09/11/2018 phân tích « sự chuyển hướng mạnh mẽ sang phương Đông của ông Vladimir Putin ».
Đang căng thẳng với phương Tây, ông chủ điện Kremlin muốn quay sang
liên kết với châu Á cả về kinh tế lẫn ngoại giao. Tuy nhiên, kết quả của
cố gắng này vẫn chưa được như mong muốn.
Sau
các cuộc họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống
Hàn Quốc Moon Jae In, lần này nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ
gặp ông Vladimir Putin. Đối với Matxcơva, lại có thêm một phương cách
để nhấn mạnh đến « sự chuyển hướng sang phương Đông ».
Bốn năm căng thẳng với phương Tây từ sau cuộc khủng hoảng Ukraina,
khiến Nga phải quay sang châu Á. Putin liên tục công du, ký kết những
thỏa thuận hợp tác về kinh tế và chính trị, đặc biệt là với Trung Quốc
của Tập Cận Bình và Ấn Độ của ông Narendra Modi. Ông Putin cũng cố gắng
xích gần lại với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Dù vậy, trong album vẫn
còn thiếu một tấm ảnh : chưa bao giờ Putin có dịp bắt tay Kim Jong Un,
tuy liên tục đưa ra những lời mời mọc.
Giàn khoan JDC Hakuryu-5 của tập đoàn Rosneft tại mỏ khí đốt Lan Tây ở ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 29/04/2018.
Trung Quốc là động cơ của việc Nga « xoay trục sang châu Á »,
và đang trở thành nước tiêu thụ dầu lớn nhất trong số các đối tác về
năng lượng của Nga. Vào đầu tháng này, có tin là Matxcơva đã hoàn tất
việc giao hệ thống hỏa tiễn hiện đại S-400 đầu tiên cho Bắc Kinh.
Bộ
Thương mại Trung Quốc cho biết doanh số giao thương với Nga có thể đạt
100 tỉ đô la trong năm nay, và đầu tư trong khuôn khổ sáng kiến « Một vành đai, một con đường » đang
tăng nhanh. Thương mại tăng vì giá dầu tăng, chứ không hẳn nhờ có sự
đột phá kinh tế, nhưng đây là một phần trong nỗ lực chung nhằm mang lại
cảm tưởng tất cả đều tốt đẹp trong quan hệ hai nước.
Tuy nhiên
theo nhà nghiên cứu Nicholas Trickett thuộc European University ở Saint
Petersbourg, hai sự kiện gần đây đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong
quan hệ Nga-Trung.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Lào, 07/09/2016.
Sau tám năm quan hệ với « tổng thống Thái Bình Dương » Barack
Obama, các nhà lãnh đạo châu Á sắp phải làm việc với một chính quyền
mới của Mỹ. Chuyến công du châu Á cuối cùng của tổng thống Obama gợi lên
cảm giác hoài nhớ và chung cuộc.
Trong
chuyến đi được coi như từ biệt này, ông Barack Obama đã nhận được những
tràng pháo tay từ các nhà lãnh đạo G20 tại Trung Quốc, và lãnh đạo các
nước Đông Nam Á tại cuộc họp thượng đỉnh ở Lào. Lãnh đạo Miến Điện Aung
San Suu Kyi cảm ơn ông vì đã thúc đẩy đất nước bà tiến lên hướng dân
chủ.