Affichage des articles dont le libellé est Nhiếp ảnh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhiếp ảnh. Afficher tous les articles

jeudi 6 juin 2024

Tiểu Vũ - Sự thật về bức ảnh sét đánh xuống Hà Nội

Vào sáng ngày 05/06, Hà Nội có sét đánh ở tần suất cao là sự thật. Tuy nhiên có một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội cho rằng ghi lại cảnh sét đánh là không đúng. Thực tế bức ảnh đó là của nhiếp ảnh gia Fendy Gan chụp tại thung lũng Klang ở Malaysia vào năm 2020.

Sự nhầm lẫn này có thể xuất phát từ việc ai đó đã chôm bức ảnh này, cắt bớt đi một phần bên trái có những tòa nhà có kiến trúc đặc trưng của Malaysia cho nó có vẻ giống Hà Nội, rồi đăng lên trang mạng xã hội nhưng cố tình không ghi rõ nguồn.

Và cứ thế người khác chôm lại, rồi người nọ chôm tiếp của người kia về đăng mà không cần kiểm chứng...Sau khi lan truyền khắp nơi, bức ảnh đương nhiên trở thành "cảnh sét đánh ở Hà Nội".

mardi 22 août 2023

Phong Quang - Văn Cao, 20 năm vào cõi thiên thai

 

Một ngày cuối tháng Bảy năm 1993, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rủ tôi sang văn phòng tòa soạn báo Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh nằm trên đường Đồng Khởi, tham dự khai mạc triển lãm tranh của một số họa sĩ tên tuổi.

Tôi xách theo máy ảnh Nikon F2 chụp phim với ống kính 105mm/f2.5 Ais, mà sau nhiều năm lăn lộn với ảnh tôi mới mua nổi nó.

Tại đây lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất tôi diện kiến Văn Cao, một người mà tôi đã bị mê hoặc bởi “Thiên thai”, “Buồn tàn thu” từ khi còn bé qua tiếng hát Thái Thanh.

vendredi 2 juin 2023

Hiệu Minh - Nguyễn Đình Toán, người ghi sử bằng ảnh

Trong đời thợ ảnh kiêng nhất là chụp chân dung. Nếu ảnh đẹp là do mẫu đẹp, nếu xấu chắc chắn do thợ ảnh. Chưa kể chụp xong, mất tiền phim, bỏ tiền rửa, mang đến cho người ta. Không may ảnh xấu bị bĩu môi, ảnh đẹp đút túi và ít người nghĩ phải trả tiền mà không biết người chụp ảnh cũng phải ăn.

Chả hiểu sao anh Nguyễn Đình Toán lại chọn cái nghề khốn khổ ấy. Và lại chụp văn nghệ sĩ, hầu hết nghèo.

Nhớ lần về Hà Nội năm 2009, trong một cuộc gặp các blogger Hà Nội do anh Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Quang Lập tổ chức đón Thanh Chung New York, mình được ăn ké. Thấy mình giơ cái máy Canon kỹ thuật số chụp lung tung, dùng chế độ Auto, một anh đầu bạc với nụ cười hiền thân thiện hỏi muốn xem.

dimanche 12 avril 2020

Huy Đức - Con đường trong giọt sương



“Vẫy tay từ biệt trăng sao/ Ta đem hồn vía giấu vào xa xôi/ Hãy dừng lại tháng năm ơi/ Hãy ngừng lại giấc mơ đời vu vơ…”[46]

Khoảng 8 giờ tối 10-4-2018, khi không thấy Sơn xuống ăn cơm, người nhà chạy lên tầng thượng thì… đầu Sơn gục trên bàn phím. Kết quả khám nghiệm pháp y ngay trong đêm cho thấy, Sơn mất trước đó vài giờ bởi nhồi máu cơ tim. Trong những ngày tang lễ, bạn bè phát hiện, Sơn có post vài bài thơ lên Facebook. Sau khi lo lắng cho con chu toàn, nhà thơ Nguyễn Duy lần mở máy tính của con trai và ông lặng người đi…

“Ta nhìn tới những ngôi sao/ Ước chi có một lời chào với ta/ Kia kìa trăng… gió và… xa/ Ta như một bóng hồn hoa mé vườn.”[13]

lundi 12 septembre 2016

« Em bé napalm » : Ông Zuckerberg hãy đưa các thuật toán của mình đi xem triển lãm



(Xã luận Libération 11/09/2016) Vụ Facebook kiểm duyệt một tấm ảnh lịch sử cho thấy cần phải thay đổi chính sách về hình ảnh.

Mark Zuckerberg thân mến,

Ảnh báo chí tuần này đã là nạn nhân một đòn nặng nề. Một cú đòn đến từ một kẻ thù kiểu mới. Không phải là những « nghi can thông thường » của nạn kiểm duyệt báo chí, toan dập tắt tiếng nói của các nhà báo và tất cả những ai chứng minh một thực tế phiền hà. Nhưng mối đe dọa đến một cách xảo quyệt, ít bạo lực hơn và dưới cái cớ một ý định tốt đẹp : tuần này, chính là ông, Mark Zuckerberg và mạng xã hội to lớn mở ra trên thế giới của ông đã kiểm duyệt một trong những bức ảnh mang tính biểu tượng nhất của lịch sử nhiếp ảnh và ảnh báo chí : « Em bé napalm » trong chiến tranh Việt Nam.

vendredi 9 septembre 2016

« Em bé napalm » : Nạn nhân của Facebook

Bức ảnh "Em bé napalm" trên bìa nhật báo Na Uy Aftenposten số ra ngày 09/09/2016.

Bức ảnh nổi tiếng chụp một bé gái Việt Nam 9 tuổi trần truồng vừa chạy vừa khóc trên quốc lộ sau trận bom napalm thời chiến tranh Việt Nam, đã vi phạm quy định về đăng ảnh khỏa thân của Facebook ? Mạng xã hội này hôm nay 09/09/2016 vừa xóa một loạt các post có bức ảnh « Em bé napalm », kể cả của thủ tướng Na Uy, gây ra làn sóng phản đối tại đất nước Bắc Âu.
Nữ thủ tướng Na Uy, Erna Solberg đã thách thức Facebook khi đăng trên tài khoản của mình tấm hình do phóng viên ảnh AP Huỳnh Công Út (Nick Ut) chụp năm 1972 tại Trảng Bàng, Tây Ninh.