jeudi 29 août 2024

Dương Quốc Chính - Rảnh quá nên review nhà của vua


Dinh 3 là một điểm đến quan trọng của du khách tới Đà Lạt, chắc nhiều người biết đến nó rồi.

Khi tham quan, chắc hẳn mọi người đều cũng biết về lai lịch và công năng của nó thông qua thuyết minh của hướng dẫn viên, hoặc thông qua các hiện vật trưng bày. Nếu mọi người chưa từng đi Đà Lạt, thì cũng có thể đọc được qua các trang Web về du lịch hoặc các kênh YouTube giới thiệu về tòa nhà này, cơ bản là giống hệt nhau 90 %.

Mình đã tới đây hai lần, nhưng mình không tiếp cận thông tin giống như đa số, vì mình thấy một số điều vô lý khi xem hiện vật trưng bày.

Ngoài ra, mình không chỉ có thông tin từ mấy trang web kia, thực ra là quá sơ sài và không có nguồn để kiểm chứng. Mà phải đọc nhiều sách vở khách có liên quan và đánh giá dưới con mắt của một kiến trúc sư và một người hay nghiên cứu lịch sử nữa, sẽ chỉ ra các chỗ vô lý.

Việc tìm hiểu lịch sử một cách bình dân, phổ thông, cho đại chúng, thông qua việc tham quan các di tích lịch sử là rất phổ biến hiện nay. Giống như đi tham quan Huế, Sài Gòn, Hà Nội, có vô số các di tích, ngoài ra còn các bảo tàng nữa. Nhưng không ít trong số đó đã trưng bày các hiện vật fake hay nội dung fake, khiến cho du khách hiểu sai về lịch sử.

Vậy thông tin về tòa nhà có gì sai hay chưa thể kết luận đúng sai? Liệu gia đình vua Bảo Đại có thực sự sinh sống ở đây hay không? Các hiện vật được trưng bày có thực sự là tôn trọng bản gốc hay không?

Thái tử Bảo Long sinh năm 1936, năm 14 tuổi là năm 1950, không thể ở dinh này, vì năm 1947 bà Nam Phương đã đưa các con đi Pháp và không quay về nữa. Ảnh đính kèm chụp ở Dinh 3.

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát năm 1933-1938 còn đang là sinh viên Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, mà dinh này xây từ năm 1933-1938. Vậy ông Phát thiết kế dinh khi chưa là sinh viên ?

Đính kèm là bản vẽ gốc do con trai của kiến trúc sư người Pháp gửi tặng Việt Nam, hiện treo ở Dinh 3. Ai là kiến trúc sư và từng tới Dinh rồi thì sẽ thấy bản vẽ này khác xa cái đang có! Không hiểu nó bị sửa thiết kế vào giai đoạn nào? Đây là bản vẽ thi công, vì rất chi tiết.

Mình dự là sửa trong giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa đó, nhưng không ai thuyết minh chuyện này. 

Ông kiến trúc sư này thành danh từ bên Thượng Hải cơ, năm 1937 mới sang Việt Nam hành nghề, mà dinh này xây từ năm 1933-1938. Vậy có hai khả năng. Một là ông ấy thiết kế dinh khi còn ở Thượng Hải, lúc thi công gần xong mới sang Việt Nam (tránh chiến tranh Trung - Nhật). Hai là thông tin thời gian xây kia sai.

Một kiến trúc sư tham gia thiết kế là Kruze, ông này dạy trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, dự là thày ông Huỳnh Tấn Phát ! Nên nếu ông Phát có tham gia thì chắc là với vai trò điếu đóm cho thày ở giai đoạn đang thi công rồi.

Hướng dẫn viên du lịch « chém » là bà Mộng Điệp ở 51 Trần Hưng Đạo, tưởng là ở Đà Lạt, nhưng thực ra đó là địa chỉ ở Hà Nội ! Đi du lịch mà nghe hướng dẫn viên « chém » về lịch sử thì chỉ có ngu đi.

DƯƠNG QUỐC CHÍNH 29.08.2024

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.