Chỉ có 11 Dân Biểu Cộng Hòa trên 217 đồng
nghiệp Cộng Hòa bỏ phiếu ủng hộ nữ Dân Biểu Marjorie Taylor Greene, trong sự
nghiệp cách mệnh lật đổ Chủ Tịch Hạ Viện Mike Johnson.
Đó là vì ông này thỏa hiệp với phe Dân Chủ,
thông qua gói viện trợ 61 tỉ mỹ kim cho Ukraine.
Bà Marjorie Taylor Greene được tờ báo bảo
thủ New York Post đặt tên hiệu là “Marjorie Moscow”, giống loại nối giáo cho giặc
như “Jane (Fonda) Hà Nội” trước đây.
(AFP, Le Monde 20/04/2024)Hạ viện Mỹ hôm thứ Bảy 20/04/2024 đã
thông qua gói viện trợ rất được chờ đợi 60,8 tỉ đô la để trợ giúp Ukraina đang
chiến đấu với Nga.
Số viện trợ quân sự và kinh tế này, kết
quả của nhiều tháng trời thương lượng hết sức gay gắt, sẽ được Thượng viện bỏ
phiếu đợt đầu vào thứ Ba tới.
20:35 – Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles
Michel « hoan nghênh cuộc bỏ phiếu của Hạ viện Mỹ. Ông nói : « Việc
này gởi cho Kremlin một thông điệp rõ ràng : Những ai tin tưởng vào tự do
và Hiến chương Liên Hiệp Quốc tiếp tục ủng hộ Ukraina và cư dân ».
Theo dõi những đề tài được tìm hiểu trên
Google, cho thấy trong những ngày chính phủ bị đe dọa có thể đóng cửa thì không
mấy người Mỹ nêu vấn đề đó ra để coi chuyện gì đang xảy ra; nhưng rất nhiều người
đi tìm thông tin về “Tuần Lễ Cà Phê 2023!”
Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy bị truất
phế với tỉ số 216 – 210. Đa số dân biểu Cộng Hòa vẫn tín nhiệm ông, chỉ có 8
người chống kịch liệt. Trong lịch sử nước Mỹ, ông là vị chủ tịch Hạ viện đầu
tiên bị cất chức.
Dân biểu Cộng Hòa Patrick McHenry, North
Carolina, tạm lên cầm chịch để lo bầu một chủ tịch mới. Trong khi chờ đợi coi
như Hạ viện ngưng hoạt động, sẽ không thể biểu quyết một dự luật nào. Hai dân
biểu Jim Jordan, Ohio, và Steve Scalise, Louisiana tỏ ý muốn ứng cử, nhưng họ sẽ
phải thương lượng với khoảng 20 dân biểu Cộng Hòa cứng rắn, những người đã gây
khó dễ cho ông McCarthy trong 9 tháng qua.
Cựu Tổng Thống Donald Trump của hệ phái
MAGA và cựu Phó Tổng Thống Mike Pence của hệ phái Ronald Reagan đều lên tiếng
chỉ trích việc truất phế Chủ tịch Hạ Viện Kevin McCarthy.
Một ứng cử viên tổng thống khác là Cựu Thống
Đốc tiểu bang New Jersey là Chris Christie đã miêu tả cuộc truất phế Kevin
McCarthy là “ám sát chính trị” (political assassination).
Tám Dân Biểu Hạ Viện cực hữu của đảng Cộng
Hòa đã cùng với tất cả trên 200 Dân Biểu đảng Dân Chủ bỏ phiếu truất phế Kevin
McCarthy với số phiếu 216/210. Nhưng không phải tất cả khoảng 20 Dân Biểu cực hữu
của đảng Cộng Hòa vốn không thích ông Kevin McCarthy đã bỏ phiếu chống. Có lẽ họ
hỏng muốn gây xáo trộn và tiếp tay với đảng Dân Chủ để lật đổ Kevin McCarthy
chăng.
Hôm qua, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ McCarthy
đã đón tiếp bà Thái Anh Văn, Tổng thống nước Trung Hoa Dân Quốc, hay còn gọi là
Đài Loan.
Ông viết trên Twitter rằng : “Tình
hữu nghị giữa Hoa Kỳ và nhân dân Đài Loan chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế. Tôi rất
vinh dự được chào đón Chủ tịch Thái Anh Văn tại Thư viện bảo tàng Tổng thống
Ronadl Reagan”.
Bắc Kinh phản ứng vô cùng kịch liệt cuộc
gặp gỡ này và tuyên bố sẽ “đáp trả kiên quyết và đích đáng”. Đồng thời Bắc
Kinh hiện đang tổ chức cuộc tập trận lớn trên biển, chỉ cách Đài Loan chừng 300
km.
“Làm chính trị phải biết lì!” Ai cũng
nhớ lời tuyên bố của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người đã thành công nhờ
đức tính đó.
“Làm
chính trị phải biết lì!” Ai cũng nhớ lời tuyên bố của cố Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu, người đã thành công nhờ đức tính đó. Năm 1963 ông Thiệu mới được gắn sao
thiếu tướng, mới giữ chức vụ khiêm tốn chỉ huy một sư đoàn, một người trẻ nhất
trong nhóm tướng lãnh. Nhưng năm 1965, ông lên đóng vai lãnh đạo quốc gia suốt
10 năm, chín năm làm tổng thống.
Ông
Kevin McCarthy cũng theo châm ngôn “phải biết lì!” Sau 11 lần thất bại trong ba
ngày, không hội đủ 218 phiếu khi Hạ viện bỏ phiếu bầu chức chủ tịch; vì có hơn
20 dân biểu Cộng Hòa chống quyết liệt, ngày thứ tư, ông McCarthy đã thuyết phục
được 14 người ủng hộ ông, chỉ cần 2 lá phiếu nữa là ông đại thắng.
Suốt
cả tuần, báo đài tả hữu cứ rỉ rả loan tin Dân Biểu Kevin McCarthy ứng cử vào
chức vụ Chủ Tịch Quốc Hội. Họ bi quan cho số phận long đong của McCarthy là
hỏng đủ số phiếu để làm Chủ Tịch. Khi ấy mình cũng đoán chắc ông này tiêu tùng
rồi, nhưng hỏng chú ý lắm.
Ngày
nào đi làm về bật TV thấy đài nào cũng nói về Kevin McCarthy, và họ ai oán diễn
tả Quốc Hội đã bỏ ngõ tê liệt vì hỏng có Chủ Tịch để để tổ chức và lãnh đạo.
Nghe báo đài lải nhải quài nên từ từ bắt đầu chú ý. Cứ mỗi lần McCarthy thất cử
là bầu lại, bầu lại, rồi bầu lại. Chà gay cấn dữ đa.
Đêm
cuối cùng thứ Sáu, mình bỗng tỉnh ngủ hẳn vì xém có ẩu đả ở sàn Quốc Hội Hoa
Kỳ. Báo đài lại được dịp đăng tin rần rần thiệt hào hứng. Zừa bỏ phiếu zừa đấm
đá quyết liệt bảo vệ lập trường của mình. Như đôi khi đã xảy ra ở Quốc Hội Đài
Loan, Nhật Bản, hay Quốc Hội Ukraine trước chiến tranh.
Liệu các dân biểu Hạ viện liên bang có
thể đạt được những thỏa hiệp như ở các tiểu bang Ohio và Pennsylvania hay
không? Ông Kevin McCarthy sẽ phải cầu phép lạ!
Trong
hai ngày, một cơ quan lập pháp của nước Mỹ coi như không có mặt. Không có Hạ
viện, vì tất cả các dân biểu, mới đắc cử hoặc được bầu lại, chưa ai chính thức
nhậm chức.
Họ
phải chờ đợi, vì sau sáu lần bỏ phiếu, Hạ viện không bầu được vị chủ tịch để
làm lễ tuyên thệ cho mọi người. Chưa ai hội đủ 218 phiếu, quá nửa trên 435 dân
biểu. Trong 100 năm, đây là lần đầu tiên Hạ viện không bầu được chức chủ tịch
sau cuộc bỏ phiếu lần đầu.
Tối
hôm qua, Hạ Viện Hoa Kỳ vừa mau lẹ thông qua ngân sách viện trợ 40 tỉ đô la cho
Ukraine. Nhiều hơn 7 tỉ đô la so với dự tính 33 tỉ cách đây vài tuần. Số phiếu
thuận của Cộng Hòa cùng với đồng nghiệp Dân Chủ áp đảo phe chống đối là 368-57.
Kìa, có đến 57 con gà mái vẫn còn cục tác ngại ngùng.
Đảng
Dân Chủ toan tính gài thêm 10 tỉ đô la ngân quỹ trị dịch Covid vào ngân sách
viện trợ Ukraine để dựa hơi ké phiếu thuận, nhưng bị đảng Cộng Hòa phản đối nên
rút lại.
Hy
vọng ngân khoảng 40 tỉ này cũng sẽ được thông qua chớp nhoáng ở Thượng Viện để
lão Biden ký chấp thuận cho lẹ.
Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi cho biết, dự luật 2.900 trang được gọi là « America Competes »
sẽ giúp đẩy mạnh đầu tư vào chip bán dẫn, tăng cường năng lực sản xuất
và nghiên cứu trong lãnh vực này ; đồng thời tăng tính cạnh tranh, giúp
Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu.
Chính quyền Joe Biden thúc giục Quốc hội
thông qua các biện pháp hỗ trợ sản xuất chip bán dẫn tại Hoa Kỳ, vì tình
trạng thiếu hụt chip dùng cho các linh kiện xe hơi và máy tính làm tắc
nghẽn chuỗi cung ứng. Năm ngoái, Thượng viện đã thông qua luật sáng tạo
và cạnh tranh, trong đó có 52 tỉ đô la để gia tăng sản xuất chip bán dẫn
tại Mỹ, và 190 tỉ đô la để tăng cường công nghệ Mỹ và nghiên cứu nhằm
cạnh tranh với Trung Quốc.
Tiểu
bang Wyoming rất thưa dân cho nên chỉ được bầu một dân biểu duy nhất của ở Hạ
viện, bà Liz Cheney. Bà thuộc một “gia đình lớn” trong đảng Cộng Hòa, là con
gái cựu phó Tổng thống Dick Cheney, dưới thời Tổng thống George W. Bush.
Ông
Cheney đã từng làm việc trong Tòa Bạch Ốc với các tổng thống Cộng Hòa Nixon,
Ford, làm dân biểu tiểu bang Wyoming, làm bộ trưởng quốc phòng của Tổng thống
George H. W. Bush lúc Mỹ tấn công Iraq lần thứ nhất năm 1991; ông cũng là người
chủ trương tấn công Iraq lần thứ nhì năm 2003. Ông được coi là vị phó tổng
thống quyền hành mạnh nhất xưa nay.
Bà
Liz Cheney đã giữ địa vị hàng thứ ba trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng Hòa ở Hạ
viện. Nhưng bà sẽ mất vì không chịu ngưng, cứ tiếp tục chống đối cựu Tổng thống
Donald Trump. Người được ông Trump ủng hộ lên thay là bà Elise Stefanik, dân
biểu Cộng Hòa ở Tiểu bang New York.
Trong một tweet của
Dân Biểu Eric Swalwell ngày 28 tháng 3 năm 2019 trả lời tweet của Tổng Thống
Donald Trump đòi thu hồi “đặc quyền an ninh” (security clearances) của hai Dân
Biểu Eric Swalwell và Adam Schiff. Đặc quyền an ninh là quyền được phép biết
các chi tiết bí mật quốc phòng.
“I don’t have a security
clearance. I’m an elected Member of Congress from a SEPARATE BUT EQUAL branch
of government. Sorry, we don’t live in a kingdom. I won’t be silenced”.
Tạm dịch là: “Tôi
(Eric Swalwell) hổng có đặc quyền an ninh vì tôi là Dân Biểu Quốc Hội được dân
bầu lên có tư thế TÁCH RỜI VÀ BÌNH ĐẲNG với Hành Pháp. Xin lỗi, chúng tôi không
sống trong một vương quốc. Tôi sẽ không im lặng”.
Câu trả lời không
sai nhưng trịch thượng và vô
trách nhiệm.
Nạn nhân đầu tiên
của cuộc điều trần của bà Thẩm Phán Amy Coney Barrett mấy ngày qua ở Thượng
Viện Hoa Kỳ lại chính là thượng nghị sĩ (TNS) Dianne Feinstein của đảng Dân Chủ
thuộc tiểu bang cấp tiến California.
Bà Dianne
Feinstein là một chính khách kỳ cựu 87 tuổi, thuộc khuynh hướng cấp tiến
“Liberal” và đã từng giữ chức Thị Trưởng của San Francisco. TNS Dianne
Feinstein cũng rất nổi tiếng trong nỗ lực tịch thu các loại súng trường tấn
công như AR-15 và AK-47 khỏi thị trường dân sự. Những người cổ võ Tu Chính Thứ
Hai của Hiến Pháp không thể thích được bà này.
Trong tiến trình
thẩm tra Thẩm Phán Amy Coney Barrett, TNS Dianne Feinstein đã cố ép Thẩm Phán
Barrett phải trả lời về quyết định sẽ hủy bỏ luật cho phép phá thai (Roe v.
Wade) trong tương lai. Tuy nhiên Thẩm Phán Barrett từ chối trả lời trực tiếp
câu hỏi ấy, nói bà sẽ quyết định khi vụ án xảy ra và sẽ dựa vào luật pháp để
phán xét.
Chủ tịch Hạ viện
Nancy Pelosi vừa giới thiệu dự luật về việc thiết lập ủy ban đánh giá năng lực
đảm đương nhiệm vụ của tổng thống theo Phần 4, Tu chính án 25.
Dự luật này không
có cửa thành luật trong tương lai gần, ít nhất đến khi Cộng hòa còn nắm Thượng
viện. Nên bài vở được Pelosi tung ra 25 ngày trước bầu cử nhiều khả năng chỉ
nhằm mục đích khuấy nước đục, chĩa mũi dùi dư luận vào tình trạng nhiễm bệnh
của Tổng thống Trump.
Mục đích sâu xa
thứ hai, với điều kiện thông qua được, như Trump chỉ ra, có thể là dọn đường
thay thế Biden, lỡ như cụ đắc cử và có biểu hiện lẫn sau này.
Tuy nhiên cơ quan tư pháp cao nhất nước Mỹ vẫn tạm thời ngăn không
cho Hạ viện tiếp cận các tài liệu về tài chính của ông chủ Nhà Trắng.
Yêu
cầu của công tố viên Cyrus Vance được đưa ra trong khuôn khổ cuộc điều
tra về vụ một nữ diễn viên phim khiêu dâm nhận tiền để giữ im lặng về
quan hệ với ông Trump trước đó.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :
Dự luật được cả phe Cộng Hòa lẫn Dân Chủ ủng hộ, nhằm tăng cường áp
lực lên Bắc Kinh, ngoài những biện pháp đã được chính quyền Mỹ loan báo
từ khi Trung Quốc loan báo luật an ninh quốc gia về Hồng Kông. Một
thượng nghị sĩ Dân Chủ cho biết văn bản của Hạ viện chỉ có một ít thay
đổi về kỹ thuật, chắc chắn hôm nay được Thượng viện thông qua.
Theo
dự luật, Washington có thể trừng phạt « các lãnh đạo đảng Cộng Sản chịu
trách nhiệm về luật an ninh Hồng Kông », các đơn vị cảnh sát đàn áp
người biểu tình, và kể cả các ngân hàng có những « giao dịch đáng
kể » với các đối tượng bị trừng phạt. Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm qua
còn đe dọa không loại trừ việc sẽ mạnh tay hơn nữa, sau khi đã rút lại
quy chế ưu đãi dành cho Hồng Kông.
Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma (G) trong một buổi thuyết giảng ở Bodhgaya, Ấn Độ, ngày 04/01/2020.
Đăng ngày:
Chính quyền Mỹ có thể phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh tất cả các
quan chức Trung Quốc nào tìm cách nhận diện và đưa lên ngôi một Đạt Lai
Lạt Ma mới do chính quyền Bắc Kinh chọn lưa, sau khi thủ lãnh tinh thần
Tây Tạng qua đời.
Dự luật này còn phải được Thượng viện chấp
thuận, và thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio - vốn nhiều ảnh hưởng ở
Thượng viện, đã từng vận động thành công luật nhân quyền Hồng Kông - hứa
sẽ ủng hộ. Sau đó sẽ được trình lên tổng thống Donald Trump để phê
chuẩn.
Thông tín viên Anne Corpet ở Washington cho biết tranh cãi đã nổ ra
gay gắt giữa thượng nghị sĩ Mitch McConnell, thủ lãnh phe đa số Cộng Hòa
ở Thượng viện, và bà Pelosi :
« Một ngày sau vụ bỏ phiếu luận
tội ông Donald Trump, thủ lãnh phe đa số ở Thượng viện, ông Mitch
McConnell, phụ trách tiến trình tiếp theo, đã mạnh mẽ lên án phe Dân Chủ
ở Hạ viện. Ông tuyên bố : Hạ viện đã điên cuồng chống lại tổng thống
của đảng đối lập, tạo ra một tiền lệ mới độc hại, sẽ còn gây ảnh hưởng
lâu dài trong tương lai.
Đã hẳn là việc trở thành vị tổng thống thứ ba trong lịch sử nước Mỹ
bị luận tội, sẽ khiến nhà tỉ phú với núi tự ái quá cao cảm thấy bị tổn
thương.
« Thương hiệu » Donald Trump
Hơn
ai hết, nhà cựu đầu tư địa ốc và là người dẫn chương trình truyền hình,
luôn bị ám ảnh bởi việc giữ gìn hình ảnh của mình. Tên tuổi và thành
công của Donald Trump là một thương hiệu, và trong việc kinh doanh, vẫn
tiếp tục mang lại cho ông hàng triệu đô la.
Phiên bỏ phiếu tại Ủy ban Tư pháp Hạ viện thông qua hai điều khoản luận tội tổng thống Donald Trump ngày 13/12/2019.
Nếu không có bất ngờ vào phút chót, tổng thống Mỹ
Donald Trump sẽ bị đưa ra luận tội, sau cuộc bỏ phiếu lịch sử tại Hạ viện tuần tới, do hôm qua 13/12/2019 Ủy ban Tư pháp đã thông qua hai
điều khoản cáo buộc ông.
Hai tháng rưỡi sau khi xì-căng-đan Ukraina bùng nổ, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã kết luận hai tội danh đối với tổng thống Trump là « lạm dụng quyền lực » và « cản trở hoạt động của Quốc hội ».Do
phe Dân Chủ chiếm đa số tại Hạ viện, ông Donald Trump sẽ trở thành vị
tổng thống thứ ba trong lịch sử nước Mỹ bị luận tội, sau hai ông Andrew
Johnson năm 1868 và Bill Clinton năm 1998.
Nhưng cũng như hai
người tiền nhiệm, ông Trump sẽ không bị truất phế vì Thượng viện, nơi
quyết định việc này, đang do đảng Cộng Hòa kiểm soát.