Affichage des articles dont le libellé est Trường học. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trường học. Afficher tous les articles

samedi 5 octobre 2024

Nguyễn Hồng Lam - Cần xem lại vai trò và sự tồn tại của Hội phụ huynh


Để tranh thủ sự đồng thuận, ủng hộ và thống nhất trong chủ trương, cách thức, tìm điều kiện tốt nhất cho việc giáo dục con em ở bậc phổ thông, Hội phụ huynh, hoặc Hội cha mẹ học sinh, hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh ra đời. Nhưng may ra, sự thống nhất chỉ tồn tại ở thời bao cấp.

Xã hội phân hóa, giàu - nghèo chênh lệch sâu, ý chí và ý thức của phụ huynh cũng phân hóa sâu sắc, không thể đồng thuận ý muốn và tiếng nói để đứng cùng một Hội. Hội này tự phát, không có tôn chỉ, không có điều lệ chặt chẽ, các thành viên của hội chưa bao giờ cùng tiêu chí.

Nhiều khi, ý chí của Hội phụ huynh, hoặc một nhóm nào đó mang danh nghĩa của Hội đang cản trở khuynh hướng giáo dục độc lập và khai phóng. Thậm chí, nó đi ngược các tiêu chí giáo dục. Một số nơi, nó trở thành "Hội thu hộ", làm khó nhiều phụ huynh khác.

vendredi 4 octobre 2024

Mai Bá Kiếm - Yêu nhiều thì ốm, ôm nhiều thì yếu

"Dân gian" nói câu trên để chỉ mối quan hệ nhân quả giữa yêu và ôm. Nhưng "quan gian" nghĩ không cần phải yêu mới được ôm. Mà, chỉ cần "có boa là có ôm" và càng ôm thì càng mạnh, bởi không yêu thì không thể yếu!

Từ đó, "bia ôm" mọc lên, các cô gái cho khách ôm lấy tip, tự xóa đói giảm nghèo.

Rồi, các "quan quyền" không muốn tốn tiền, và chỉ cần "có quyền" là có "gái sạch" ôm liền. UBND thị xã Hồng Lĩnh nhiều lần gửi công văn đến Phòng Giáo dục Đào tạo (GD-ĐT), trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn yêu cầu cử nữ giáo viên đi "tiếp khách" VIP trong các cuộc họp, nhân các ngày lễ lớn. Trưởng phòng, hiệu trưởng nịnh, cử các cô giáo đẹp, uống cừ đi tiếp quan. Rượu vào lời dê ra, Tiger vào tay quơ vô body, tạo ra phong trào "Họp ôm" bên cạnh "Bia ôm".

lundi 30 septembre 2024

Lê Thanh Phong - Nên dẹp Ban đại diện cha mẹ học sinh


Chính vì tình trạng lạm thu trong nhà trường mà phụ huynh cho rằng, Ban đại diện cha mẹ học sinh được lập ra chỉ để đi vận động thu tiền cho nhà trường.

Thậm chí, có nhiều ý kiến cho rằng để xóa bỏ tình trạng lạm thu, cần phải dẹp Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Ngày nay, nhà trường có thể đưa thông tin trên cổng thông tin của đơn vị, phụ huynh theo dõi mọi thông tin trên trang của nhà trường. Phụ huynh có thể tương tác với nhà trường, với thầy cô giáo, công khai, minh bạch.

dimanche 29 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Dân chủ đến thế là cùng

 

Vụ cô giáo xin laptop phụ huynh, mấu chốt ở chỗ cô cho biểu quyết trong nhóm Zalo và đại đa số đồng ý. Nhiều người lấy đó làm lý do để không nên đấu tố cô, vì đa số đồng thuận rồi mà! Dân chủ đến thế là cùng.

Biểu quyết kiểu này nó rất phổ biến ngoài xã hội nên mới cần bàn. Nó là thứ dân chủ giả vờ, không phải giả cầy. Vì cô trưng cầu ý kiến phụ huynh về quyền lợi của chính cô thì có vài phụ huynh dám bỏ phiếu chống hoặc trắng là quá liều lĩnh!

Chả khác mẹ gì họp chi bộ, bí thư hay hỏi:

mercredi 28 août 2024

Cao Huy Thọ - Lời cuối cho thể thao : Bế tắc !

Có thể đây là status cuối cùng của tôi về chủ đề quản lý thể thao Việt Nam. Bài này đăng trên TTCT tuần trước, nhưng bận bịu chuyện nhà nên không đề cập.

Nay nhân đọc bài trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng phụ trách thể thao, toàn nói chuyện cũ và rút kinh nghiệm – một sợi dây dài nhất Việt Nam (!), nên nói một lời cuối cho xong.

1- Ai cũng thừa nhận phát triển thể thao bền vững chỉ có một con đường là Thể thao học đường. Nhưng, thể thao học đường đúng nghĩa ở ta thì có lẽ đời tôi không thấy. Đơn giản bởi, muốn thể thao học đường phát triển, thì việc đầu tiên là cơ sở vật chất trường học phải ngon lành. Mà ở ta, đã mấy chục năm nay, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 không những không giảm mà ngày càng căng thẳng. Lý do trường công đâu có đủ.

Ngọc Vinh - Thế nước


Trong ảnh là một trường tiểu học tại Cao Bằng bị ngập. Người trong ảnh chính là anh hiệu trưởng đang lội nước vào trường kiểm tra độ hư hại của trang thiết bị học tập, để chuẩn bị...khai giảng.

Sau thành phố núi cao Hà Giang, ngập đã lan tới Cao Bằng, cũng là một địa phương miền núi biên giới phía bắc.

Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Nội, Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ, Long Xuyên, Phú Quốc...Dù trên núi cao, đồng bằng hay sát biển đều ko thoát khỏi việc ngập nước trong mùa mưa.

Mai Bá Kiếm - Lấy mỡ phụ huynh rán học sinh

Việt Nam coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, trải thảm mời các trường quốc tế vào.

Nhưng, trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) coi giáo dục Việt Nam là "kế sách hàng thịt", lấy mỡ phụ huynh rán học sinh, vì "quốc sách hàng đầu" dễ dãi cho "kế sách" gọi "vốn đầu tư" từ người học!

Trong số 1.316 học sinh, có 900 phụ huynh tín cẩn đóng gói tài chính 4 tỉ đồng để con mình học lớp 1 đến lớp 12, ước tính 3.600 tỉ đồng, số còn lại đóng 280-725 triệu đồng/năm.

mardi 27 août 2024

Mai Bá Kiếm - Quân tử nhứt ngôn là quân tử dại


Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) ra dự thảo Thông tư dạy thêm và học thêm có những điều "xả cảng" so với Thông tư 17/2012 về dạy thêm và học thêm.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành khoe:

"Quy định trước đây nêu cụ thể những trường hợp không được dạy thêm, học thêm (cấm dạy thêm cấp tiểu học đã học 2 buổi/ngày, cấm giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa). Với dự thảo lần này, Bộ GD&ĐT nhận thấy không cần thiết đưa vào nữa".

mardi 6 août 2024

Cù Mai Công - Những ngôi trường như đúc từ một khuôn

 

Vài năm gần đây, nhiều quận huyện ở TPHCM như Tân Bình, Tân Phú… xây trường mới. Cây xanh cũng được trồng trong sân trường ngay khi mới xây xong.

Đó thật sự là niềm vui cho xã hội và học trò.

Những ngôi trường này dù tiểu học hay trung học cơ bản giống nhau. Từ thiết kế kiểu… lô cốt (bít bùng phía mặt tiền và xung quanh), bố trí phòng ốc (xếp hàng), ô cửa (nhỏ, vuông) thay cửa sổ… đến màu sơn (xanh da trời nhạt), bảng tên trường (chữ nhũ vàng khá chìm trên nền đá granit đỏ đậm).

jeudi 13 juin 2024

Mai Bá Kiếm - Tị nạn giáo dục


Sau Tết Nguyên đán 2022, giải tỏa rào chắn Covid, Nguyễn Cường (thằng em ở cùng phường) mời tôi và Lê Sang đến nhà (trong hẻm chợ Tân Thuận) uống bia.

Cường cho biết, Sở di trú Mỹ cấp visa cho vợ chồng và hai con Cường đi định cư (em gái Cường bảo lãnh từ 13 năm trước). Cường vừa mừng vừa lo, nhưng lo nhiều hơn mừng. Vì Cường 55 tuổi, từng lái cần cẩu ở Cảng Sài gòn, tiếng Anh bập bẹ. Con trai 23 tuổi, chưa có việc làm ổn định. Con gái học lớp 11, tiếng Anh cũng không khá.

Cường hỏi tôi có nên đi không? Tôi nói "Tao 71 tuổi, nếu được như mầy tao vẫn đi. 

jeudi 30 mai 2024

Thái Vũ - Chuyện xe đưa đón học sinh của đế quốc Mỹ

* Yêu cầu cho một tài xế lái xe bus đưa đón học sinh (school bus) của bang Wisconsin:

1. Có bằng trung học trở lên.

2. Có bằng lái xe của tiểu bang.

3. Có bằng lái xe CDL (Commercial Driving License) với dấu xác nhận lái xe school bus (CDL with a school bus endorsement). Để có xác nhận này, lái xe school bus phải qua các kiểm tra viết (written test) riêng và kiểm tra kỹ năng riêng cho việc lái xe school bus.

Đặng Chương Ngạn - Bỏ quên !


Em b b quên

Trong gic ng nũng nu ca bé con lên sáu !

Sao bn bè không nh đánh thc em dy ?

Sao cô giáo không nh gi tên em ?

Sao lp hc sáng nay không phát hin ra ghế em ngi đ trng?

Sao trường có đ mi quy trình, không có quy trình tránh b quên em ?

lundi 27 mai 2024

Hà Phan - Hơn thua để làm gì khi con trẻ bị tổn thương ?

Ai chẳng cay mắt khi biết đứa bé lớp 1 nhìn chúng bạn ăn uống vui vầy ngày cuối năm rồi về hỏi mẹ “ "Sau này lên lớp 2 con có được ăn liên hoan không"? Đại đa số cũng đều bức xúc với thông tin từ mẹ bé cho rằng chỉ vì không đóng quỹ phụ huynh mà con mình phải ngồi “nhìn mồm” chúng bạn và tủi thân như thế!

Rồi gạch đá, phẫn nộ trút xuống đầu giáo viên, các phụ huynh cùng lớp, nhà trường và cả nền giáo dục nước nhà. Tiếc thay thông tin một chiều như vậy không chỉ từ người mẹ cố chấp mà còn được một vài báo loan tải rõ ràng!

Từng nuôi mấy đứa con rồi đưa cả cháu đến trường, nhìn chúng vui vẻ với nhau tôi băn khoăn khi đọc câu chuyện này.

lundi 6 mai 2024

Tuấn Khanh - Nói gì với những bài học giáo dục cho con em chúng ta?

Có lần ngồi nói chuyện nước non với một người chị sống ở Úc, chị kể cho nghe đời giáo viên sau 1975. Chuyện cũng lắm vui buồn.

Chị T. kể ông hiệu trưởng mới từ miền Bắc vào, cầm theo những giáo trình của chế độ mới và yêu cầu chị phải học thuộc và dạy đúng như vậy. Chỉ trong vài ngày đầu, chị đột nhiên trở thành người đối địch tư tưởng với ông hiệu trưởng mới, được biết là lúc đó chưa học đến lớp 5.

Điều chị T. không thể hiểu được rằng trong các bài giảng mới, chị phải dạy những bài học gọi là "Con trâu đánh Mỹ", "Con ong đánh Mỹ"... với những đứa học sinh nhỏ bé của mình. Chị cảm thấy bất thường trong bài giảng cho nên đi gặp ông hiệu trưởng và hỏi rằng tại sao cứ "dạy con gì cũng đánh Mỹ hết để làm gì?", nhất là khi chiến tranh đã chấm dứt và người Mỹ cũng không còn ở Việt Nam. Ông thầy hiệu trưởng cũng không giải thích được, nhưng nói đó là chủ trương để giáo dục trẻ em về lòng căm thù. Bắt buộc.

dimanche 5 mai 2024

Phúc Lai - Vụ sách "nhạy cảm" ở trường quốc tế tại TPHCM: Vẽ đường cho hươu chạy?

 

Hôm qua có cô bạn nhắn: Vụ sách “nhạy cảm” ở trường quốc tế trong này hót hòn họt thế mà không thấy “dáo xư” có ý kiến gì? Tôi phải hỏi lại: vụ gì nhỉ?

Đang mải review toàn những ATACMS với đường tàu, xe tải với vòng bi, ai mà để ý được mấy chuyện… xẹc-xi của các cháu. Thế là mụ bạn phải gửi một số link và thấy... quả cũng thú vị.

Tôi lần mò đọc những ý kiến trái chiều trước. Chẳng hạn ngay một ông bạn Facebook của tôi viết - khi đó đọc bài này tôi chẳng hiểu đang có chuyện gì - anh này cho rằng phụ huynh 40 tuổi rồi đọc những dòng văn đó thấy “mắc cỡ” là một não trạng không phù hợp với trường quốc tế.

Phan Thanh Sơn Nam - Làm sao để có “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian”?

 

Một người mẹ “run lên vì tức giận” khi cô giáo cho con gái 17 tuổi của mình đọc “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” của tác giả Ocean Vương. 

Như thường lệ, những cuộc chiến khốc liệt về ngôn ngữ đã diễn ra.  Một bên ủng hộ cuốn sách hữu ích trên con đường học làm người của các bạn nhỏ, và một bên phản đối chuyện trường giới thiệu các cuốn sách đề cập đến chuyện “nhạy cảm”, mà lại là LGBT, cho các bạn nhỏ tuổi 17.

Như thường lệ, trước áp lực của dư luận, cơ quan quản lý vào cuộc, cuối cùng thì Sở Giáo dục & Đào tạo yêu cầu nhà trường thu hồi sách, đồng thời còn yêu cầu nhà trường kiểm điểm cô giáo. Sau đó, Sở còn yêu cầu các trường rà soát các tài liệu, sách không phải sách giáo khoa trong nhà trường.

Đặng Chương Ngạn - Tại sao sách không dán nhãn 13+, 16+, 18+... như phim ?

1- Sáng nay, đó là câu hỏi đầu tiên của tôi : Tại sao không dán nhãn sách 13+, 16+, 18+ như các sản phẩm điện ảnh?

Một số lý giải rằng do phim với hình ảnh có tác động quá mạnh với trẻ em nên phải thế! Lý giải này không thỏa đáng: Ngôn ngữ với một số người còn có tác động mạnh hơn cả hình ảnh, để lại ấn tượng sâu sắc và khủng khiếp hơn. Âm thanh cũng vậy.

Một hình ảnh chết chóc chúng ta nhìn thấy có khi không gây sốt bằng một hình ảnh chết chóc như vậy khi đưa vào phim ảnh, và có thể còn khủng khiếp hơn khi nó được nhà văn viết bằng ngôn ngữ.

Võ Khánh Tuyên - Đừng đánh đồng giá trị quyển sách với giới hạn lứa tuổi

 

Nhân vụ một phụ huynh học sinh lớp 11 trường quốc tế hoảng hốt khi nhà trường cho con mình đọc những "trang sách khiêu dâm".

Trong sách Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian (tên gốc "On Earth We’re Briefly Gorgeous" của Ocean Vuong), có đoạn mô tả quan hệ tình dục giữa hai nam thanh niên.

Thấy nhiều người thuộc type "sống hiện đại", hoặc văn nghệ sĩ, nhà tâm lý học có nhiều bài phân tích dài, chủ ý bênh vực. Có một nữ văn sĩ còn tự hào vì...từng đưa bao cao su cho các bé tuổi 15. Rồi một tác giả khác thì thống kê chỉ có 5 trang trong tổng số hàng trăm trang, quá ít.

dimanche 21 avril 2024

Võ Khánh Tuyên - Trường công, nhưng tự chủ tài chính!

 

Trường Mầm non công lập Vàng Anh Quận 5 dự kiến tăng mức học phí lên...8 triệu đồng/tháng, với lý do thực hiện "tự chủ tài chính". Một mức học phí quá cao so với mức lương của nhiều bậc cha mẹ.

Tếu nhất là khi thực hiện việc "thăm dò ý kiến" thì có tới 213/236 phụ huynh không đồng ý tăng học phí (7 phụ huynh không ý kiến, chỉ có 16 người đồng ý); 73/78 người thuộc ban ngành, đoàn thể Quận 5 không đồng ý.

Nhưng lạ một điều là 21/26 giáo viên của Trường Mầm non này hoàn toàn đồng ý nhứt trí với việc tăng học phí.

vendredi 19 avril 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Đám cưới con ông hiệu trưởng to hơn kỷ cương phép nước?


Ngày giỗ tổ, cả nước được nghỉ. Thế nhưng, học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở Hiệp Hòa (Vũ Thư, Thái Bình) vẫn phải đi học.

Theo bức xúc của nhiều phụ huynh, các con bị bắt đi học ngày này là học bù, để phải nghỉ ngày học thứ Bảy (20/04), vì ngày này các thầy cô trong trường bận đi đám cưới con thầy hiệu trưởng Nguyễn Thắng Thiên.

Vụ việc bại lộ, đến cả phòng giáo dục huyện Vũ Thư cũng bất ngờ. Trưởng phòng giáo dục xác định việc bắt học sinh đi học vào ngày này là sai quá sai. Dĩ nhiên, đúng vào đâu được? Một hành động coi thường kỷ cương phép nước đã quá rõ.