Affichage des articles dont le libellé est Lãnh thổ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lãnh thổ. Afficher tous les articles

vendredi 1 novembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Zelenskyy: Ukraine sẽ không nhượng lại lãnh thổ, bất kể kết quả bầu cử Hoa Kỳ


Tổng thống Volodymyr Zelenskyy vừa nhắc lại tuyên bố rằng Ukraine sẽ không nhượng bộ về lãnh thổ.

Ông nhấn mạnh rằng bất kể ai thắng cử ở Hoa Kỳ hay sự ủng hộ chính trị của Hoa Kỳ có thay đổi, thì Ukraine cũng sẽ không thỏa hiệp về lãnh thổ của mình.

Trích dẫn: "Một tổng thống Hoa Kỳ mới có thể tăng cường hoặc giảm bớt sự hỗ trợ cho Ukraine. Việc giảm bớt sự hỗ trợ sẽ tạo cho Nga nhiều cơ hội hơn để chiếm đóng chúng ta và sẽ hạn chế khả năng chiến thắng của chúng ta trong cuộc chiến này. Đó là sự thật."

dimanche 24 mars 2024

Lê Nguyễn - Một bất ngờ đã không xảy đến trong lịch sử

 

KHI MIỀN NAM SUÝT TRỞ THÀNH MỘT TỈNH CỦA NƯỚC ĐỨC

Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra với thất bại nghiêng về phía Pháp. Điều này làm trầm trọng thêm những khó khăn mà đế quốc Pháp gặp phải về mặt tài chính vào những năm cuối thập niên 1860. Trong cuộc chiến tranh trên, một vài sự kiện liên quan đến thuộc địa Nam kỳ đã không được các tài liệu nghiên cứu sau này đề cập đến.

Theo J. Bouault, tác giả quyển La Cochinchine et la guerre de 1870-71 (Nam kỳ và cuộc chiến năm 1870-71) đăng trên Tạp chí lịch sử thuộc địa Pháp tháng 11.1929, tin tức về cuộc chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ vào tháng 7.1870 đã lan tới Sài Gòn vào ngày 05.08.1870, và nhiều thiệt hại của quân đội Pháp ghi nhận được vào ngày 25.09.1870.

Tuy nhiên, đó chỉ là tin không chính thức trong nội bộ các viên chức Pháp. Mãi đến ngày 20.10, Thống đốc Nam kỳ Cornulier mới được thông báo chính thức. Bouault đã viết về sự kiện này như sau (trích):

mercredi 13 décembre 2023

Lê Xuân Nghĩa - Đó chính là Zelensky!

 

Làm sao Ukraina có thể từ bỏ lãnh thổ của mình một cách dễ dàng như vậy? Điều này thật điên rồ - Zelensky phát biểu ở Thượng viện Hoa Kỳ hôm nay

"Tôi có một câu hỏi dành cho những người đang nói về vấn đề này: Họ có sẵn sàng giao con mình cho bọn khủng bố không?

“Ngoài việc đầu hàng, một số người không bao giờ biết rằng còn có một lựa chọn khác. Đó là: đứng lên, thẳng lưng và dũng cảm tự vệ!”

vendredi 1 septembre 2023

Lê Xuân Nghĩa - Gấu mẹ bắt đầu phải trả giá khi nhờ linh cẩu trông con

 

Ngay sau khi Trung Quốc xuất bản cái gọi là “Bản đồ tiêu chuẩn 2023” xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của các quốc gia láng giềng, gồm: Việt Nam, Ấn Độ, Nga, Malaysia, Philippines... Các quốc gia liên quan như Ấn Độ, Malaisia, Philippine và Việt Nam đã cực lực phản đối và lên án hành vi phi pháp này.

Tuy nhiên, các quan chức Nga không dám bình luận về việc công bố bản đồ chính thức của Trung Quốc, nơi đảo Ussurisky được tuyên bố là lãnh thổ của Trung Quốc.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã không nói một lời nào về tình hình với bản đồ, được trình bày vào đầu tuần tại các cuộc họp giao ban hàng ngày.

jeudi 31 août 2023

Hoàng Dũng - Tình hữu nghị Trung-Nga

Lợi dụng Nga đang mắc kẹt trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina, Trung Quốc tung ra một bản đồ khẳng định đảo Bolshoy Ussuriysky trên sông Amur thuộc lãnh thổ Nga, là một phần của Trung Quốc.

Tờ Newsweek giật tít: “Putin bất lực khi phàn nàn về việc Trung Quốc đòi lãnh thổ Nga” (Putin Powerless to ComplainAbout China Claiming Russia Territory).

David Silbey, Phó Giáo sư Đại học Cornell nói với Newsweek: “ […] đó chỉ là một trò chọc ghẹo nhỏ với người Nga, không có gì quá lớn nhưng chỉ đủ khó chịu để có ý nghĩa, giống như ăn trộm một miếng thức ăn trên đĩa của ai đó.”

Lê Xuân Nghĩa - Tình đồng chí, anh em và láng giềng hữu nghị kiểu Trung Quốc

 

Bản đồ chuẩn phiên bản 2023 do Trung Quốc công bố gom cả phần lãnh thổ của Việt Nam, Nga và Ấn Độ.

Ở đó:

- Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Chưa hết, nó còn có “16 chữ” (Việt Nam ta thêm chữ “vàng” vào) và “4 tốt”. Cụ thể: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

- Nga và Trung có mối quan hệ “không giới hạn”, đứng chung Hiệp ước CSTO, Thượng Hải, BRICS và là láng giềng của nhau. Bên cạnh đó là hai nước cùng chung một chiến tuyến chống lại cái gọi là “tư bản, đế quốc” để đem lại cái gọi là “thế giới đa cực hòa bình và nhân ái”.

vendredi 19 mai 2023

Phúc Lai - Thất bại của Putin trong cuộc xâm lược Ukraine : Việt Nam có cơ hội gì về lãnh thổ ?

Nhà thơ Thái Bá Tân có bài thơ “Sang năm tới Hoàng Sa”. Đại khái nhìn về người Do Thái không có Tổ Quốc tới hàng nghìn năm, nhưng năm nào cũng hẹn nhau: “Sang năm tới Jerusalem” – mong ước cháy bỏng của người Do Thái được về quê hương với đúng nghĩa là Tổ Quốc.

Đó cũng là mong ước cháy bỏng của nhà thơ hướng tới một phần lãnh thổ của Tổ Quốc bị chiếm đóng… Tháng Năm năm 2014, tôi có viết bài đăng trên “Tuần Việt Nam”  với tựa đề: “Sang năm tới Hoàng Sa – nhưng bằng cách nào?”

Vào thời điểm năm 2023, khi ngồi đọc lại bài này tôi nhận thấy nó vẫn còn nguyên tính thời sự và những nhận xét của tôi, có lẽ vẫn sát với thực tế. Lúc này là giai đoạn cuộc chiến tranh Nga – Ukraine đã dần đi đến hồi kết. Tháng Năm năm 2023, người Nga mất đi một quân số trên toàn cục đạt con số trên 200.000 lính. Chính xác là   201.100 lính, mất 3.773 xe tăng, xe chiến đấu bọc thép: 7.373 chiếc, hệ thống pháo binh 3.198, giàn pháo phản lực phóng loạt 563, hệ thống tác chiến phòng không 318, máy bay 308 chiếc, trực thăng 294, tên lửa hành trình 990, tàu (thuyền) 18, xe tải và xe bồn 6.073…

vendredi 17 mars 2023

Trần Văn Thọ - Nghĩ về Gạc Ma trong lúc đọc Hồi ký Shinzo Abe

 

Mọi người Việt Nam yêu nước đang tưởng nhớ và ghi ơn 64 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong lúc chống lại quân xâm lược Trung Quốc tại đảo Gạc Ma ngày 14/03/1988.

Tôi vừa đọc xong cuốn Hồi ký của cố thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Trong sách nầy có đoạn kể những nỗ lực của ông trong việc thương lượng với Nga để đòi lại 4 đảo phía Bắc mà Liên Xô đã bất ngờ chiếm ngày 09/08/1945, một hành động mà Nhật cho là chiếm đoạt phi pháp vì trước đó Nhật đã chấp nhận đầu hàng qua Tuyên ngôn Posdam (ngày 26/7/1945).

Từ giữa thập niên 1950 Nhật đã thương lượng với Liên Xô rồi Nga đề nghị trả lại cho họ nhưng không thành công.

Lê Học Lãnh Vân - Xin thắp nén nhang cụ Hoàng Nhỏ và khấn

 

Ngày mười bốn tháng Ba năm nay, 2023, báo chí tràn ngập bài viết về Gạc Ma. Nhiều hình ảnh các nguyên và đương nhiệm quan chức thắp nhang tưởng niệm 64 liệt sĩ bị quân Trung cộng tàn sát năm 1988.

Cũng hệ thống báo chí này, cách nay chưa lâu, im ru bà rù trong khi các trang mạng lên tiếng nhắc nhở ngày người Việt bị thảm sát tại Gạc Ma, quốc gia Việt bị mất biển đảo. Trong khi chủ quyền lãnh hải bị xâm phạm và uy hiếp thêm nữa. Trong khi cụ Hoàng Nhỏ lặng lẽ bày bàn thờ trên bãi biển, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa thắp hương…

Đầu những năm 2000, có những giám đốc công ty, hiệu trưởng trường đại học tìm cách ngăn chặn nhân viên, sinh viên biểu tình chống Trung cộng xâm lược. Trong mười năm sau đó, các cuộc biểu tình chống Trung cộng uy hiếp, xâm phạm thêm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam bị trấn áp, các cuộc tưởng niệm ngày 14/03 bị phá rối bằng nhiều sáng kiến khó ngờ! Đó là những xô nước đá hắt vào tấm lòng, truyền thống bảo vệ lãnh thổ của người Việt!

mercredi 5 octobre 2022

Trương Nhân Tuấn - Putin không dám bấm nút hạt nhân

Công cuộc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine vào Nga xem như hoàn tất, trên phương diện pháp lý của Nga.

Tòa Bảo hiến Nga phán rằng các hiệp ước về sáp nhập là "hợp hiến", đồng thời Quốc hội Nga cũng đã phê chuẩn các hiệp ước và thông qua. Các hiệp ước sáp nhập có hiệu lực từ ngày 03 tháng 10 năm 2022. Trên "nguyên tắc", 4 vùng lãnh thổ Donetsk, Lugansk, Zaporijjia và Kherson từ ngày này là "lãnh thổ của nước Nga".

Putin và các cộng sự diều hâu từ đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" đã nói đi nói lại rằng Nga sử dụng mọi thứ vũ khí hiện có để bảo vệ lãnh thổ của mình. Mọi người đều hiểu lời hăm dọa này bao gồm việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

dimanche 2 octobre 2022

Kim Văn Chính - Tại sao Putin cố đấm ăn xôi sáp nhập nhanh 4 vùng của Ukraina ?

 

Nhiều người coi thường biện pháp của Putin, chế nhạo nữa, nhưng việc sáp nhập nó như biện pháp cứu cánh của Putin trong cơn bĩ cực thua trận.

- Trong đối nội, đây là hành vi pháp lý do tổng thống, Duma và chính quyền tự xưng ký kết chính thức công nhận bốn tỉnh trở thành lãnh thổ Nga (trong tiếng Nga область vừa là tỉnh hành chính, vừa là vùng). Nhập nhèm khái niệm sẽ giúp Nga cãi cùn, và gây khó khăn về sau đối với Ukraina trong tranh chấp lãnh thổ.

- Từ nay Nga nhân danh bảo vệ lãnh thổ Nga có thể phát động chiến tranh, tổng động viên mà không sợ chính người Nga chống đối. Ai chống sẽ trừng phạt thẳng tay.

Bich Nguyen X - Chiến dịch Lyman kết thúc

 

Tôi gọi là chiến dịch chắc cũng không sai lắm. Trong khoảng một tuần phá tan đạo quân 5.000 lính không phải là chuyện dễ, nhất là của một cường quốc số hai về quân sự.

Ngoài việc loại khỏi vòng chiến đấu không ít quân Nga, Ukraina cũng phá hủy và thu được một số lượng khí tài khá lớn. Lyman (trước chiến tranh có hơn 20.000 dân), là địa điểm chiến lược quan trọng, là đầu mối giao thông đường bộ cũng như đường sắt.

Việc Ukraina lấy lại thành phố Lyman, bị Nga chiếm đóng từ ngày 26.05, đã trở thành hiện thực. Bộ Quốc phòng Nga cũng đã xác nhận là, Lyman có "nguy cơ bị bao vây và các đe dọa trực tiếp" nên các đơn vị đồn trú ở đây, đã được rút về các địa điểm "thuận lợi hơn".

Trương Nhân Tuấn - Ukraine và cuộc bỏ phiếu ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Đúng như tôi dự đoán vài hôm trước, Putin làm thủ tục sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine vào Nga, sau đó lên tiếng đề nghị ngừng bắn và đàm phán.

Đây là một thủ thuật "cổ điển" của Nga. Nhiều  "enclave" của Nga (Transnistrie, Ossétie...) đã chiếm được bằng phương cách tương tự như vậy.

Cuộc bỏ phiếu ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kết quả biết trước vì Nga sẽ bỏ phiếu "Veto". Ấn độ và Trung Quốc bỏ phiếu trắng, nhưng ý kiến của hai cường quốc này lại quan trọng. Ấn Độ chủ trương "hai bên ngừng bắn và đối thoại". Trung Quốc cũng có ý kiến tương tự.

Lưu Trọng Văn - Trùm lên nước Nga sẽ là nỗi sợ hãi

 

Hàng trăm ngàn đàn ông Nga bỏ chạy qua các nước láng giềng với những ánh mắt lo âu.

Hàng ngàn đàn ông Nga bị động viên cầm súng với vẻ mặt đăm đăm.

Hàng ngàn hàng binh Nga cúi mặt.

samedi 18 juin 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Dựa vào ai và rút về đâu khi xảy ra "Chiến dịch đặc biệt"?

 

1. VẼ LẠI BIÊN GIỚI 

Ngày 16/06/2022, khi thăm Kyiv cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Ý Mario Draghi và Tổng thống Rumani Klaus Iohannis, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói:

"Cuộc tấn công xâm lược Ukraine đồng nghĩa với sự thay đổi thời đại. Bởi vì Nga đang làm việc dịch chuyển biên giới các nước ở ngay trung tâm châu Âu, và điều này là không thể chấp nhận được. Do đó, nước Đức cùng với các nước khác trên thế giới, đã đứng về phía Ukraine ngay từ ngày đầu".

Lời của Thủ tướng Đức Scholz về “Nga đang làm việc dịch chuyển biên giới các nước ở ngay trung tâm châu Âu” chỉ là nhắc lại khẳng định của Tổng thống Nga Putin trước đó một tuần. 

vendredi 27 mai 2022

Thích Thanh Thắng - Cường quốc ngụy thiện

 

Ngày 09/05 vừa qua, Ferdinand Marcos Junior, con trai cố tổng thống độc tài Ferdinand Marcos (1965-1986) đã trở tân thành tổng thống của đất nước Philippines.

Ông Marcos Junior cũng đã bổ nhiệm bà Sara Duterte, con gái cựu tổng thống Rodrigo Duterte làm phó tổng thống. Điều đó cho thấy vị tổng thống này sẽ theo đuổi quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc, tiếp nối các chính sách của chính quyền Tổng thống Duterte trước đó.

Việc Philippines để ngỏ khả năng “gác tranh chấp cùng khai thác” không thể không tác động đến chính sách của Việt Nam tại Biển Đông.

dimanche 24 avril 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Bài học từ chiến tranh Nga-Ukraine: Tham vọng lãnh thổ và kẻ xâm lược

 

1. DÃ TÂM XÂM CHIẾM LÃNH THỔ

Cuối cùng thì lãnh đạo Liên bang Nga không còn úp mở về dã tâm. Tướng Nga đã tuyên bố công khai, rằng mục tiêu giai đoạn 2 là chiếm toàn bộ Donbass gồm Luhansk (26.683 km²) và Donetsk (26.517 km²) cùng miền Nam Ukraine, tạo thành một dải liền gồm Donbass, Nam Ukraine, Crimea (27.000 km²) và thông với vùng Pridnestrovie (4.163 km²) của Moldova.

Pridnestrovie (Transnistria) là lãnh thổ của Moldavia, tự tuyên bố độc lập, được quân đội Nga ủng hộ trong cuộc chiến với Moldova năm 1992, tự tuyên bố ly khai khỏi Moldova. Miền nam Ukraine được hiểu, tối thiểu là 4 tỉnh (vùng) Zaporizhia (27.183 km²), Kherson (28.461 km²), Mykolaiv (24.598 km²), Odessa (33.314 km²), chưa nói đến các tỉnh Dnepropetrovsk (31.923 km²) và Kirovohrad (24.588 km²). 

Với mục tiêu giai đoạn 2, chính quyền Putin đang toan tính chiếm đoạt 32,1% lãnh thổ Ukraine, phần lãnh thổ giàu có nhất về công nghiệp và khoáng sản của Ukraine với diện tích của 7 tỉnh là 193.756 km². 

mardi 29 mars 2022

Phan Quang - Thông tin nhanh về Mariupol và quá trình đàm phán Nga - Ukraine

 

1. Tại Mariupol, quân Ukraine đang phòng thủ vòng tròn. CNN dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết: Không có thay đổi gì ở Mariupol, và quân Nga vẫn chưa đạt được tiến bộ đáng kể ở đây cũng như một loạt các thành phố khác.

2. Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh tại Mariupol.

3. Trên chiến trường Ukraine, Nga sử dụng lực lượng cực hữu Phong trào Đế quốc Nga (RIM), một tổ chức mà Mỹ liệt vào khủng bố.

dimanche 27 février 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Thỏa thuận của cường quốc và bài học cho Việt Nam (3)


IV. VIỆT NAM ĐƯỢC & MẤT GÌ TỪ CUỘC CHIẾN NGA-UKRAINE

Chênh lệch lực lượng quân sự Nga – Ukraine lớn đến mức ai cũng biết được kết cục cuộc chiến. Chỉ là bao nhiêu thời gian từ khi bắt đầu.

Để Ukraine đơn thương độc mã, kết thúc cuộc chiến nhanh như kế hoạch, ông Putin không ngần ngại đe dọa dùng bom nguyên tử trả đũa tức thì với “hậu quả kinh hoàng chưa từng thấy” cho bất cứ ai giúp Ukraine, cản trở ông Putin. Lời đe dọa này hướng vào các nước gần Ukraine.

mercredi 23 février 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Thỏa thuận của cường quốc và bài học cho Việt Nam (2)

 

II. LÝ LẼ KẺ MẠNH VÀ THÔNG ĐIỆP MANG TÍNH “TỐI HẬU THƯ” CỦA ÔNG PUTIN

Ngày 22/2/2022 Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres đã khẳng định nhóm lính Nga được triển khai ở miền Đông Ukraine không phải là “lực lượng gìn giữ hoà bình” như Matxcova tuyên bố.

Thực ra, từ khi ông Putin xâm chiếm và sát nhập Crimea tháng 2 năm 2014, là bắt đầu một cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa Nga và Ukraine. Dân quân hai vùng Donetsk và Lugansk không thể chống lại được quân đội Ukraine. Lực lượng chủ chốt và vũ khí tại Donetsk và Lugansk là của Nga.