Affichage des articles dont le libellé est Xâm phạm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Xâm phạm. Afficher tous les articles

lundi 10 juillet 2023

Nguyễn Đình Bổn - Yêu cầu xử lý FPT vì tiếp tay cho giặc!

 

Theo báo Tuổi Trẻ, chiều 09-07, Cục Điện ảnh ban hành công văn yêu cầu Netflix và FPT Play gỡ phim 'Hướng gió mà đi' (Flight to you) vì nhiều tập có 'đường lưỡi bò' phi pháp.

Điều đáng nói, FPT - một công ty trong nước đã chiếu phim này trên các nền tảng kinh doanh online của mình - dù họ cho rằng "đã làm mờ" hình ảnh đường lưỡi bò.

Theo Cục Điện ảnh, các tập 18, tập 19, tập 21, tập 24, tập 25, tập 26, tập 27, tập 38; đặc biệt thể hiện rất rõ "đường lưỡi bò" từ 2 phút đến 2 phút 3 giây của tập 30. Và kèm theo lời thoại và phụ đề "Rồi sẽ có ngày tấm bản đồ này đi đến rất nhiều nơi trên thế giới" từ 41 phút 18 giây đến 41 phút 55 giây của tập 18.

mardi 30 mai 2023

Nguyễn Ngọc Tư - Lạc

 

Bạn đùa, có khi cái cô quậy tưng bừng ở sân bay được China trả lương.

Thời điểm cô náo loạn sân bay và cương quyết trình bày bản năng gốc, điên cuồng hơn thua với cuộc đời, tàu Hải Dương 8 của China quay trở lại bãi Tư Chính. Nhưng dư luận đã kịp bỏ rơi hiểm họa xâm lăng, tưng bừng chạy sang phía người đàn bà hành xử không phải lẽ. “Mấy rày tụi mình bỏ lớn lấy nhỏ, hao tổn tâm tư vì cổ quá”, bạn nói, có chút bẽ bàng.

Dĩ nhiên là bạn nói cà rỡn thôi, bởi thuyết âm mưu theo kiểu đó, thì người của China đang ở khắp nơi. Họ gây đám cháy, dấy cuộc thảm sát tương tàn, xúi một câu lạc bộ bóng đá bên tận trời Âu sang mua cầu thủ của mình. Và không phải tình cờ mà ngôi sao nào đó vừa chia tay, hoa hậu nào đó sắm túi giá nửa tỉ, hết thảy họ đều cố ý chọn đúng điểm rơi, nhằm lôi kéo mọi người lạc vào ma trận tin tức mà quên khuấy mất biển đảo bị giày xéo ngoài khơi.

lundi 29 mai 2023

Võ Xuân Sơn - Sẽ đi về đâu ?

 

Mấy hôm nay, tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc quấy nhiễu chúng ta ở Bãi Tư Chính. Phản ứng của người dân trên mạng xã hội thật là yếu ớt, nếu so sánh với hồi Hải Dương Thạch Du 981 xâm phạm lãnh hải Việt Nam.

Không biết các nhà lãnh đạo của chúng ta cảm thấy như thế nào khi người dân thờ ơ với việc Trung Quốc xâm phạm bờ cõi của chúng ta?

Nếu chiếu theo những gì trước đây họ hành xử khi người dân phản ứng với Hải Dương Thạch Du 981, thì có thể họ sẽ mừng. Người dân không còn quan tâm lắm đến những chuyện liên quan đến Trung Quốc nữa. Còn tôi thì thực sự lo lắng cho vận mệnh của dân tộc.

samedi 27 mai 2023

Nguyễn Đình Bổn - Khúc sầu bi

 

Sáng nay mưa xung âm thm quá

Thy mt mùa sau lãnh cm ri

Thy lm tương tàn trong Vit tc

Gia nhng bàn tay đm máu tươi.

mardi 28 juin 2022

Biden tấn công Trung Quốc bằng Bản ghi nhớ chống đánh cá bất hợp pháp

mardi 8 mars 2022

Biển Đông : Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế


Đăng ngày:

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : « Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, qua đó góp phần duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông ».

Bà Hằng cũng nói thêm, Việt Nam luôn theo sát diễn biến trên Biển Đông, thực hiện các quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

vendredi 15 janvier 2021

Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì hung hăng trên Biển Đông


Đăng ngày:

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố : « Hoa Kỳ ủng hộ các nước Đông Nam Á muốn bảo vệ lợi ích và chủ quyền của họ. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động cho đến khi nào Bắc Kinh chấm dứt thái độ cưỡng bức trên Biển Đông ».

Washington tố cáo Bắc Kinh tìm cách đe dọa các nước ven biển như Việt Nam, Philippines ; trong khi Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ gây bất ổn tại khu vực. Tổng thống Donald Trump trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ đã liên tiếp tấn công Trung Quốc nhằm củng cố đường lối cứng rắn đối với Bắc Kinh, trước khi ông Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/01.

mardi 3 décembre 2019

Ấn Độ đuổi tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế

Tàu khảo sát Shi Yan 1 của Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ, đã bị đuổi đi hôm nay 03/12/2019.

Hôm nay, 03/12/2019, Hải quân Ấn Độ đã xua đuổi một tàu khảo sát Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở gần Port Blair.

Theo Times of India, chiếc tàu khảo sát Shi Yan 1 (Thực Nghiệm 1) của Trung Quốc đã tiến hành hoạt động khảo sát gần Port Blair thuộc quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết chiếc tàu này đã bị máy bay giám sát biển phát hiện.

Ngay sau đó Hải quân Ấn Độ đã điều một chiến hạm đến nơi, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ. Sau khi bị cảnh cáo, chiếc Thực Nghiệm 1 đã di chuyển về hướng khác, có thể là về Trung Quốc.

jeudi 17 octobre 2019

Biển Đông: Trung Quốc lại kêu gọi đối thoại sau khi bị Việt Nam tố cáo

Ảnh vệ tinh ngày 12/05/2018 phát hiện điều được cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á AMTI (CSIS) cho là triển khai các loại vũ khí mới tại căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) ở Biển Đông.

Trung Quốc hôm 16/10/2019 lại kêu gọi đối thoại hòa bình, sau khi bị Việt Nam tố cáo vi phạm chủ quyền tại Biển Đông.

South China Morning Post Global Times dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong cuộc họp báo hôm qua cho biết : « Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục giải quyết bất đồng trên biển thông qua đối thoại và thương lượng, nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông qua các hành động thiết thực ». 

Tuyên bố hôm qua của Bắc Kinh được đưa ra sau khi tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Hà Nội ngày 15/10 đã khẳng định Việt Nam sẽ « không bao giờ nhân nhượng » trong vấn đề chủ quyền, tuy nhiên cũng cần « một môi trường hòa bình » để duy trì sự phát triển. Cũng theo ông Trọng, việc xử trí mối quan hệ giữa hai nước không hề đơn giản, nhưng không có nghĩa là nhượng bộ bất cứ thứ gì một cách vô nguyên tắc.

mercredi 16 octobre 2019

Biển Đông : Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền tại hội nghị ASEAN


Trong hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 tổ chức tại Đà Lạt hôm qua 15/10/2019, Việt Nam tố cáo Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gây tác động tiêu cực cho an ninh khu vực.

Tuổi Trẻ và VnExpress dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, nhấn mạnh « những diễn biến phức tạp » trên Biển Đông đã cho thấy sự cấp thiết cần có Bộ quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (COC) để ngăn ngừa những hành động tương tự trong tương lai. Theo ông, các hành vi của Trung Quốc gây bất lợi cho cuộc đàm phán về COC. 

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng khẳng định lập trường của Việt Nam về Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

vendredi 16 août 2019

Đỗ Thái Bình - Nhận diện các tàu hải cảnh đang xâm phạm vùng biển Việt Nam



Hai tàu hải cảnh được cho là tân tiến đang cùng tàu Hải Địa-08 xâm phạm chủ quyền nước ta có số hiệu là 37111 và 35111. Tàu 37111 thuộc Chi đội Sơn Đông, còn 35111 thuộc chi đội Phúc Kiến.

Ta nhận biết điều đó từ cách đánh số hiệu 5 chữ số của tàu. Hai chữ số đầu chỉ tỉnh, số sau chỉ cỡ tàu và sê-ri. Đó là : 12 Thiên Tân, 13 Hà Bắc, 21 Liêu Ninh, 31 Thượng Hải, 32 Giang Tô, 33 Chiết Giang, 35 Phúc Kiến, 37 Sơn Đông, 44 Quảng Đông, 45 Quảng Tây, 46 Hải Nam.

Số thứ ba là lượng chiếm nước của tàu : dưới 500 tấn là số 0; 500 tấn trở lên là 1 Hai số cuối chỉ số sê-ri của tàu, các con số bắt đầu từ 01. Có số 1 vì lượng chiếm nước của hai tàu này là hơn 2.000 tấn. Riêng việc đã trang bị loại tàu này cho Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam rồi lại còn điều cả tàu từ vùng Hoa Đông xuống phía Nam, chứng tỏ Trung Quốc đặt vị trí Biển Đông ra sao trong cuộc chiến hiện nay ! 

mercredi 14 août 2019

Phạm Đình Trọng - Cuộc viếng thăm của công an



Sáng nay, 13.8.2019, ba công an đến nhà tôi. Chỉ có một mặc sắc phục công an là thượng úy Thành. Hai người mặc đồ dân sự tự giới là cán bộ văn hóa của chính quyền nơi tôi sinh sống, nhưng tôi biết chắc họ đều là công an cả. 

Chuyện trò, hỏi thăm quanh co một hồi rồi ông công an mặc dân sự tự giới thiệu tên Lâm nhắc đi nhắc lại khuyên tôi như năn nỉ: Bác có tuổi rồi, đừng đi biểu tình nữa. Bác ở nhà giữ sức khỏe.

Tôi biết họ thừa biết số điện thoại của tôi nhưng Lâm vẫn xin tôi số phôn và hẹn sẽ có sáng đến mời tôi di uống cà phê.

mercredi 31 juillet 2019

Bãi Tư Chính: Tranh chấp song phương hay đa phương và Việt Nam cần làm gì?



Trên BBC có bài phỏng vấn ông Ngô Vĩnh Long, giáo sư đại học Maine ở Mỹ. GS Long cho rằng "VN thua ở bãi Tư Chính", mà nguyên nhân là vì VN không "đa phương hóa Biển Đông". Đây là điều mà GS Long cho rằng ông đã đã cảnh báo VN "từ mười mấy năm nay". Dẫn nguyên văn: 

"Họ (TQ) muốn đây là vấn đề song phương, mà vấn đề song phương thì các nước khác không được dính líu vào. Chỉ là giữa Trung Quốc với Việt Nam thôi. Thì vấn đề này Việt Nam phải suy nghĩ, vì trong mười mấy năm qua chúng tôi nói là Việt Nam phải cố gắng đa phương hóa vấn đề Biển Đông."

Điều đáng tiếc là trong bài phỏng vấn, GS Long đã không cắt nghĩa để độc giả hiểu thế nào là "đa phương hóa tranh chấp ở Biển Đông", đặc biệt ở bãi Tư Chính.

Tranh chấp Tư Chính bắt nguồn từ tranh chấp chủ quyền


Vụ bãi Tư Chính, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao của cả hai bên lên tiếng phản đối nhau, nội dung xét ra không khác chi nhiều. 

jeudi 25 juillet 2019

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc lập tức rút tàu ra khỏi bãi Tư Chính

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh họp báo ngày 25/07/2019.

Hà Nội hôm nay 25/07/2019 yêu cầu Trung Quốc « rút ngay lập tức » chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang thăm dò trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm nay tuyên bố : « Việt Nam đã có nhiều biện pháp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, các lực lượng chức năng Việt Nam đã triển khai các biện pháp theo đúng pháp luật. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức các tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ».

Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định : « Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế ».

Đây là lần thứ ba trong vòng 10 ngày qua Hà Nội lên tiếng phản đối việc Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, và ngày càng tỏ ra kiên quyết hơn. 

samedi 20 juillet 2019

Mai Quốc Ấn - Phải nhìn nhận lại về Trung Quốc !



Tàu Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Không cần đợi đến khi Bộ Ngoại giao lên tiếng, mà chính những “cột mốc chủ quyền sống trên biển”- ngư dân Việt, đã thông báo trước về điều đó.

Hơn ai hết, ngư dân nước mình biết rất rõ ai là kẻ cướp hải sản, cướp ngư cụ, đánh đập, bắt giam và thậm chí tông thuyền, giết người. Sự biết ấy sâu sắc “nhờ” trả giá một cách đầy đau đớn trong cuộc mưu sinh. 

Không có trận bão nào suốt hơn mười năm nay khiến ngư dân Việt thiệt hại từ tài sản đến sinh mệnh nhiều như “tàu lạ”. Đến mức nhà báo Huy Đức từng phải bật ra câu “Tàu thì lạ, sự hèn hạ thì quen” trong một quan điểm chính thức của anh ấy bằng bài viết.

Biển Đông : Mỹ tố cáo Bắc Kinh khiêu khích, yêu cầu chấm dứt quấy nhiễu

Tàu Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 tự tiện hoạt động tại vùng biển Việt Nam. Ảnh chụp lúc ở Pakistan.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm nay 20/07/2019 bày tỏ quan ngại về « những hành động khiêu khích liên tục » của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động khai thác dầu khí của các nước láng giềng ở Biển Đông, đặc biệt là tại vùng biển được Việt Nam tuyên bố chủ quyền. 

Trong thông cáo hôm nay được AFP và Reuters trích dẫn, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Morgan Ortagus nhận định : « Những vụ khiêu khíchlặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm ngăn trở việc triển khai các hoạt động dầu khí ngoài khơi các nước khác đang đe dọa an toàn năng lượng của khu vực ».

Bản thông cáo nhắc nhở, như ngoại trưởng Mike Pompeo đã « lưu ý » hồi đầu năm, « Trung Quốc với các biện pháp cưỡng bức đã ngăn chận các nước thành viên ASEAN tiếp cận nguồn năng lượng trị giá trên 2.500 tỉ đô la »

Biển Đông : Tàu Trung Quốc vẫn hoạt động tại vùng biển Việt Nam

Lộ trình tàu Hải Dương Địa Chất 8 Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam từ ngày 18 đến 20/07/2019. Ảnh Ryan Martinson.

Hôm nay 20/07/2019, theo ghi nhận của giáo sư Ryan Martinson, chiếc tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hộ tống vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở bãi Tư Chính. Bắc Kinh hiện vẫn giữ im lặng sau khi bị Hà Nội tố cáo đích danh vi phạm chủ quyền, và yêu cầu rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bản đồ do giáo sư Ryan Martinson, trường Hải chiến Hoa Kỳ cập nhật hôm nay cho thấy nhóm tàu này từ ngày 18 đến 20/7 vẫn liên tục hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam. Trong khi theo Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, thì nếu các nước khác khi có những hoạt động tại khu vực 200 hải lý trên, nếu ảnh hưởng đến quốc gia ven biển, thì phải được phép của nước này. 

Tuần trước, tàu Haijing 35111 của tuần duyên Trung Quốc đã thao tác một cách mà theo mô tả của CSIS là « đầy đe dọa » đối với các tàu Việt Nam đang bảo vệ một giàn khoan của Nhật mang tên Hakuryu-5, do tập đoàn quốc doanh Nga Rosneft (ROSN.MM) thuê, hoạt động tại lô dầu 06.1 của Việt Nam, ở cách Việt Nam 370 km (230 hải lý) về hướng đông nam. 

vendredi 19 juillet 2019

Việt Nam tố cáo tàu khảo sát Trung Quốc vi phạm chủ quyền


Chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 hôm nay 19/07/2019 vẫn ở trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam. Lộ trình do GS Ryan Martinson ghi nhận.

(Reuters) Hà Nội hôm nay 19/07/2019 tố cáo một tàu khảo sát Trung Quốc cùng với các tàu hộ tống đã tiến hành các hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Reuters trích tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng yêu cầu Trung Quốc ngưng « các hành động bất hợp pháp » và các tàu Trung Quốc phải rời khỏi vùng biển Việt Nam.

Tuyên bố trên đây được đưa ra nhiều ngày sau khi hai think-tank có trụ sở tại Washington tiết lộ việc các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã phải đối đầu với các tàu Trung Quốc trong nhiều tuần qua, gần lô dầu 06.1, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trước đó mạng xã hội đã xôn xao về thông tin này.

mercredi 27 septembre 2017

Tàu Trung Quốc lại xâm nhập Senkaku



Phát thanh RFI ngày 26.09.2017
Các tàu tuần duyên Trung Quốc hôm 25/09/2017 lại đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông. Sự cố này là lần thứ hai trong vòng không đầy một tuần lễ.

Bốn chiếc tàu Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật Bản quản lý, vào khoảng 10 giờ sáng (1 giờ GMT) và sau đó đã đi về hướng tây nam, theo lực lượng tuần duyên Nhật. Lực lượng này cho biết đây là lần thứ hai kể từ thứ Năm tuần trước, bốn tàu Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển Senkaku.

dimanche 3 avril 2016

Lần đầu tiên Việt Nam loan báo bắt giữ tàu Trung Quốc xâm phạm Vịnh Bắc Bộ


Bộ đội biên phòng Hải Phòng hôm 02/04/2016 loan báo đã bắt giữ một tàu chở dầu Trung Quốc chuyên tiếp nhiên liệu cho các tàu đánh cá trái phép xâm phạm vùng biển Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ. Đây là lần đầu tiên Việt Nam bắt tàu Trung Quốc và thông báo công khai - một sự kiện đặc biệt nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi lâu nay ngư dân Việt hành nghề trên biển thường xuyên bị tàu Trung Quốc tấn công.
Chiếc tàu trên đây mang số hiệu 13056, có ba thuyền viên đều là người Trung Quốc, xuất phát từ đảo Hải Nam, chở theo trên 100.000 lít dầu DO. Tàu bị phát hiện vào chiều ngày 31/3 ở cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía tây nam huyện đảo Bạch Long Vĩ, có nghĩa là xâm nhập sâu vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.