Affichage des articles dont le libellé est Bão. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bão. Afficher tous les articles

mardi 29 octobre 2024

Huy Nguyễn - Nhìn lại đường đi của bão Trà Mi

Trà Mi có thể được xem là một cơn bão có đường đi kỳ dị, như được nhận định từ giai đoạn dự báo. Cùng một thời điểm, Trà Mi chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nên công tâc dự báo khá khó khăn.

- Yếu tố tác động giai đoạn đầu là địa hình núi cao phía Đông của đảo Luzon. Điều này dễ dự báo vì hầu hết các cơn bão đi vào Luzon đều bị phá cấu trúc và giảm cẩp, hoặc không thể tăng cấp.

- Yếu tố thứ hai là áp cao lục địa có thời điểm khí áp lên đến 1024 hpa từ phía Bắc đi xuống và sau đó là áp cao cận nhiệt đới khi bão vào gần bờ. Yếu tố này khiến bão bị "ép" đi theo hướng Tây thẳng vào miền Trung, và sau đó áp cao cận nhiệt đới góp sức bẻ lái bão đi từ trong bờ ra ngoài.

mercredi 23 octobre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Trà Mi tên vậy chớ không có hiền!

Cơn bão đang hoành hành tại Philippines (đã làm chết ít nhứt 7 người) dự báo tuần sau tiếp cận Việt Nam có tên quốc tế là Trami (Trà Mi, đúng ra là Trà My, tên bão do Việt Nam đặt - dựa theo tên của một loài hoa đẹp, có nhiều màu sắc khác nhau).

Hoa trà trồng nhiều tại Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... và các tỉnh phía Bắc Việt Nam, vì khí hậu phía Nam không hạp. Hoa tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng nhưng không hiểu cha nội nào lại đem đặt tên cho bão!

Và lịch sử của Trami bão không hiền xíu nào.

mardi 8 octobre 2024

Huy Nguyễn - Siêu bão Milton : Hãy chạy khỏi Florida !


Bà con người Việt ở Florida lưu ý siêu bão Milton đang ở vịnh Mexico, đi theo hướng Đông Bắc và sẽ tiếp cận bờ biển phía Tây Florida vào khoảng tối ngày 09/10 (giờ Mỹ), đi qua Orlando sang bờ Tây Florida trong ngày 10/10.

Vận tốc gió khi tiếp cận bờ khoảng 205 km/h, giật 250 km/h, kèm theo đó là lượng mưa hoàn lưu rất lớn.

Với vận tốc gió lớn hơn 205 km/h kèm mưa lớn thì chắc chắn nhà bay nóc, vỡ cửa kính, đổ tường. Ai ở các ngôi nhà biệt thự hai tầng kiểu lắp ghép bằng khung thép, cửa kính và ván ép, lợp mái tôn thì sơ tán ngay kẻo muộn. Bão vào trong đêm không biết xoay sở kiểu gì đâu.

mardi 17 septembre 2024

Thọ Nguyễn - Vườn rừng, một giải pháp tránh lâm nghiệp đơn canh và giảm sức phá hoại của bão

Cơn bão Yagi không những chỉ tạo ra những tổn thất về người và của, mà còn chỉ ra nhiều khuyết tật trong sinh hoạt xã hội. Từ những chuyện phê phán bóc mẽ nhau « Làm Màu », « Phông Bạt », « Diễn », đến những bức ảnh được photoshop, những bản sao kê người quyên góp vi phạm miền riêng tư hoặc những lời dạy bảo nhau mang nặng mùi đạo đức.

Tôi không tham gia vào tất cả những chuyện ong ve trên đây, mà chỉ muốn nói đến trách nhiệm của mỗi con người chúng ta trước thảm họa thiên nhiên. Bởi vì mưa bão, hồng thủy, động đất, núi lửa là các hiện tượng tự nhiên, chúng xảy ra từ khi con người chưa xuất hiện trên trái đất này và sẽ còn xảy ra mãi mãi.

Người cổ đại đã bắt đầu khai thác tài nguyên, rồi tạo ra chiến tranh và tàn phá trái đất. Nhưng sức tàn phá của họ không chạm nổi đến móng tay năng lực phục hồi của thiên nhiên. Từ khi công nghiệp hóa thì câu chuyện bắt đầu thay đổi, và sau khi toàn cầu hóa đầu những năm 1990 thì sức phá hoại của con người tăng vọt.

Hoàng Nguyên Vũ - Có gì để cười ở đây hả ông Giám đốc Sở Văn hóa?


Giữa cảnh bão tan hoang, cây cối ngổn ngang đổ, nó là sự thiệt hại lớn của Thủ đô sau bão số 3, thế mà ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế vẫn đăng ảnh chụp cùng cây cối đổ tại Hà Nội và cười te tởn.

Ông mặc bộ đồ thể thao khỏe khoắn, cười rõ tươi và tay còn đưa ra trong tư thế "like".

Tôi chẳng hiểu ông Hải cười vì lẽ gì và "like" cái gì? Cười và "like" vì đống đổ nát này, trong khi cơn bão vẫn chưa qua hẳn và bà con miền Bắc vẫn oằn mình chống đỡ?

samedi 14 septembre 2024

Lê Xuân Nghĩa - Các quốc gia, tổ chức quốc tế giúp đỡ Việt Nam sau bão Yagi


1. Úc: Đại sứ quán công bố 3 triệu đô la Úc và nhấn mạnh đây mới là ban đầu. Đại sứ Úc tại Việt Nam, ông Andrew Goledzinowski khẳng định nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam "bằng bất cứ cách nào có thể".

2. Hoa Kỳ: Công bố ban đầu là 1 triệu USD, thông qua tổ chức USAID. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói: “Vui lòng đề xuất, chúng tôi sẽ đáp ứng”

3. Thụy Sĩ : Chính phủ Thụy Sĩ gửi 6 chuyên gia cùng các vật dụng thiết yếu đến giúp đỡ các nạn nhân siêu bão Yagi. Đồng thời dành 1 triệu franc (tương đương 1,2 triệu đô la) hỗ trợ nỗ lực cứu hộ và tái thiết.

vendredi 13 septembre 2024

Hồng Hải - Sao kê, nước đi bất ngờ


Giữa đêm giữa hôm, Mặt Trận Tổ Quốc tung mấy chục ngàn trang sao kê số tiền ủng hộ bà con vùng bão lũ. Một nước đi không ai ngờ phải không?

Ờ, có lẽ mặt trận thấy trên mặt mạng, anh chị em tung màn hình chuyển khoản chục tịu trăm tịu quá trời rần rần, thiên hạ cứ nghĩ chắc mặt trận đã nhận cỡ ngàn tỉ. Thì tiền đâu mặt trận bù?

Một chú ba gác Saigon nhịn ăn cả tuần được triệu tư. Một chị bánh tráng trộn miền Trung vét túi trên túi dưới được hơn 600 ngàn mang tới tòa soạn tờ báo nọ. Một cậu học trò lớp hai miền Tây đập heo đất được mấy chục nhờ mẹ tìm cách chuyển cho mấy bạn ướt sách vở…cũng đủ làm tui xúc động rưng lòng.

Mai Bá Kiếm - « Bốn tại chỗ, ba sẵn sàng »


Trên 30 năm qua, khi viết về bão lụt, tôi thuộc làu phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả).

Khi tác nghiệp ở nơi bão lũ, tôi thấy "bốn tại chỗ" chưa đủ và không mạnh, nên "ba sẵn sàng" không chủ động, kịp thời và hiệu quả".

Cái tin mừng "115 người "nghi mất tích" tìm thấy trên núi" đã nói lên cái may của "bốn tại chỗ". Nhưng, thảm họa ở Thủy điện Rào Trăng 3 cho thấy cái xui của "bốn tại chỗ". Ban đầu, 17 công nhân bị đất lở vùi, lực lượng tại chỗ không có, mà đường 10 km vào Rào Trăng 3 cũng lở sạt. Đoàn cán bộ 13 người vào ứng cứu, dừng chân qua đêm cũng bị đất lở chôn vùi!

Huy Nguyễn - Phải có một cuốn sách về Yagi, con cháu chúng ta phải được học về cơn bão này


Hôm nay tôi mới có thời gian xem lại con số thiệt hại về người và các hình ảnh ở một khu vực của Lào Cai. Tất cả đều mô tả sự tàn khốc của đợt thiên tai này.

Nửa đêm rạng sáng ngày 07/09, vào khoảng 2 giờ tôi bắt đầu cập nhật các dữ liệu, phân tích và so sánh các mô hình dự báo để viết bản tin cập nhật trên Facebook, dự kiến sẽ đăng nhanh lúc 3 giờ sáng. Nhưng rồi tôi ngồi đờ người ra, tay run và mất tới 45 phút viết được bản tin chỉ khoảng 100 chữ. Lúc đó tâm bão số 3 vẫn còn ở giữa vịnh Bắc Bộ và được dự báo gió mạnh từ sáng sớm ngày 07/09.

Tôi hình dung ra một kịch bản xấu, về một sự tàn phá hạ tầng với sức gió ở bão mạnh cuối CAT3 tiệm cận bão CAT4. Tôi theo dõi hầu hết các cơn bão lớn từ CAT2 đến CAT5 ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Việc theo dõi đó giúp tôi tìm hiểu các yếu tố tác động đến đường đi và sức mạnh của các siêu bão. Và tất nhiên là theo dõi cả mức độ thiệt hại.

mercredi 11 septembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Thiên tai ở miền Bắc


Bão Yagi và ngay tiếp sau là lũ lụt đã giáng một cú đánh cực mạnh vào miền Bắc Việt Nam, lộ rõ những yếu kém về phòng tránh và cứu hộ thiên tai tại khu vực này.

Vấn đề địa lý cũng góp phần làm sự thiệt hại tăng cao. Nếu cường độ đó Yagi vào miền Trung (từ đèo Hải Vân vào), thậm chí vào miền Nam thì tác hại cũng nhỏ hơn.

Miền Trung hệ thống sông ngắn, không liên quan đến Trung Quốc, núi cao và độ dốc lớn, lũ sẽ không lan rộng ở diện tích lớn và sẽ mau chóng rút ra biển.

Nguyễn Đức Hạnh – Cây xanh thời xã hội chủ nghĩa và thực dân đế quốc

Một vòng qua những phố xưa

Xem "tàn dư Pháp" bây giờ ra sao?

Chiều qua tranh thủ trời ngớt mưa, tôi quyết định đi một vòng qua những con phố chính mà thời Pháp thuộc họ đã trồng cây, để xem hậu quả của cơn bão Yagi nó thế nào. Qua quan sát thực tế tận nơi, thì xin báo cáo với bà con thế này:

1- Vòng quanh hồ Hoàn Kiếm & tượng đài Lý Thái Tổ:

mardi 10 septembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Sự lựa chọn

Từ tối qua tới giờ, Facebook liên tục chia sẻ những lời kêu cứu của nhiều người dân tại Thái Nguyên. Dân ở đây đang chịu thảm cảnh nước lụt dâng cao, gần như phải leo lên mái nhà, dồn người lên tầng trên, và khẩn thiết kêu gọi cứu hộ bằng xuồng, ca nô...

Đọc tin tức các báo, lực lượng cứu hộ chủ yếu hiện nay từ công an và quân đội, nhưng không sao thực hiện xuể, buộc phải áp dụng sự lựa chọn.

Đó là ưu tiên ứng cứu những vùng bị ngập sâu, có người già, trẻ em...Và điều đó có nghĩa là sẽ có không ít dân chúng phải cố tự lực cầm cự đến mức tối đa có thể.

Tiểu Vũ - Bài học sau bão từ miền Trung


Có một điều cần ghi tâm khắc cốt nhớ kỹ để mà phòng tránh là số người chết sau bão thường gấp nhiều lần trong bão. Cứ bão xong nhất định lụt sẽ tới, bão càng lớn thì lụt càng to.

Đã có nhiều người chết do nước lên nhanh, do lũ quét cuốn trôi nhà cửa, đuối nước, chìm ghe, sập cầu, sạc lỡ núi...Rồi do chủ quan do không phòng bị, không quyết liệt trong các phương án như di dời tránh lũ trách sạc lở ở vùng có nguy cơ cao để bảo vệ người dân.

Đọc cái tin Lào Cai bị quét vùi lấp cả thôn, 15 người chết, hàng chục người mất tích nó đau đớn khôn cùng. Buồn.

Nguyễn Thanh Huy - Ngàn năm đất nước nhọc nhằn


Ông cha mình nói “nhất thủy nhì hỏa”. Hai tai họa này thật khủng khiếp. Chỉ có ai trong hoàn cảnh đó mới rõ những mất mát, đau thương; ai đã từng kinh qua mới cảm thấu được nỗi đau của họ.

Kỳ thực, đã là họa thì bản chất đều đáng sợ như nhau. Nhưng cái họa từ nước nó dữ dội hơn, khủng khiếp hơn nhiều lần. Vì nó xảy ra trên diện rộng, nhấn chìm, tàn phá tất cả những gì nó đi qua và để lại những di họa to lớn, không gì có thể bù đắp được.

Đất nước ta, mới vừa trải qua tai họa Covid, hàng chục ngàn người đã từ giã cõi đời, mà trong đó, người Sài Gòn phải chịu nhiều đau thương nhất. Bi thương, tang tóc phủ trắng khắp trời miền Nam. Hệ lụy đã khiến hàng trăm, hàng ngàn trẻ em mất cha mất mẹ, không còn người thân, không nơi nương tựa. Nền kinh tế cũng bị tê liệt, suy yếu suốt mấy năm liền và đến tận bây giờ nhiều doanh nghiệp, công ty vẫn còn đầy trắc trở.

lundi 9 septembre 2024

Cù Mai Công - Dựng lại cây, cũng cần gọi tên người trồng lẫn kẻ phá


Mưa to gió lớn, bão bùng thì hậu quả đầu tiên là cây đổ. Đâu cũng vậy, kể cả những nước giàu có, trồng đúng kỹ thuật. Bão Yagi lại là bão lớn.

Thế nhưng ở ta, bên cạnh bão và vỉa hè đô thị chật hẹp, bị bó vỉa như siết cổ cây thì không thể phủ nhận chuyện ngay từ ban đầu việc trồng ẩu tả, dối trá, không “sâu rễ bền gốc” đã “góp sức” không nhỏ trong việc làm đổ mấy vạn cây. Riêng ở Hà Nội thống kê tới giờ (09-09-2024) là 25.000 cây.

Ai cũng xót xa, nhất là người Hà Nội. Dư luận bức xúc trước vô số hình ảnh cây bật gốc, lòi ra bầu đất còn nguyên bọc nhựa. Ai mua cây non về trồng đều biết: cây non được bó trong bầu nhựa cho chắc đất, chắc cây. Mua xong, các nhà vườn đều dặn tháo bầu nhựa trước khi trồng thì rễ mới ăn ra đất được.

Tuấn Khanh - Những lễ cầu nguyện đầu tiên cho các nạn nhân sau cơn bão Yagi


Thánh lễ Công giáo đầu tiên kêu gọi cùng hiệp thông cầu nguyện cho những nạn nhân chết và mất tích - không phân biệt là ai -  trong cơn bão số 3 (Yagi) do Linh mục Anton Maria Vũ Quốc Thịnh, Dòng Chúa Cứu Thế, vừa lên tiếng.

Cha viết trên trang Facebook : "Sáng mai (10-09) con dâng lễ cầu cho 54 người chết và mất tích trong cơn bão số 3. Xin mọi người hiệp ý nguyện với con."

Con số 54, Cha viết từ vài giờ trước lúc chưa có cập nhật. Đã có những tín hữu nhắn tin cho Cha biết về con số nạn nhân được liên tục thông báo.

Lê Xuân Nghĩa - Vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Một sự thật hiển nhiên mà không cần phải tranh cãi là cây cầu này đã sập bởi lũ trên sông Hồng. Vấn đề đặt ra ở đây là nó bị sập vì nguyên nhân gì?

Trong báo cáo nhanh từ Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi) gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu (nhịp 6 và nhịp 7) vào lúc 10 giờ sáng nay 09.09.

Tức là, theo đánh giá ban đầu thì cây cầu bị sập là do “lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu”. Không hề có nhận định sự cố liên quan đến tải trọng phương tiện qua cầu.

Trần Thanh Cảnh - Hậu Yagi

 

Tôi đã nói ngay lúc bão Yagi chuẩn bị đổ bộ vào đất liền miền Bắc: Hậu bão ở miền núi phía Bắc mới là vấn đề!

Bởi bản thân đã có nhiều năm sống ở vùng này, đã trải qua những mùa mưa rừng lũ núi khủng khiếp.

Tâm bão Yagi vào Quảng Ninh, Hải Phòng rồi lướt qua Hải Dương, Bắc Ninh tới Hà Nội, tan ở đó. Mây bay lên cao dồn hết lên núi Bắc, tây Bắc. Và trút mưa xuống. Thế là thảm họa...

Nguyễn Thông - Ai, ai, ai?

Chính phủ tử tế phải điều tra tận gốc làm rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ.

Phải nói thẳng là sập cầu chứ đừng giảm khinh giảm nhẹ như báo chí viết "sập hai nhịp cầu". Sập một nhịp cũng là sập cầu, đâu phải cứ sập cả thì mới bỏ chữ nhịp.

Đừng lôi bão số 3 vào vụ này, oan nó. Nó tội lỗi chất chồng rồi, trong đó có vụ làm đổ cây hoàng lan nhà tôi ở quê Phòng, do thày tôi trồng, gợi nhớ "dưới bóng hoàng lan" tôi còn chưa thèm bắt đền, đừng gán vụ sập cầu Phong Châu cho nó nữa.

Nguyễn Thông -Cơn bão đi qua (2)

 

Bão số 3 tan rồi nhưng nó để lại, đọng lại những điều khủng khiếp, trên đời thực và trong lòng người.

Rồi sau này những đứa trẻ bây giờ sẽ kể lại cho con cháu chúng nghe về trận bão năm Giáp Thìn 2024 từ ký ức khó phai nhạt. Những điều vui có thể dễ quên, chứ những bất hạnh, ghê gớm thì sâu đậm lắm.

Ông anh rể tôi, một nạn nhân cải cách ruộng đất, cứ mỗi lần anh em có dịp ngồi với nhau, anh ấy kể cha mình bị đấu tố và bắn thế nào, tôi có cảm giác từng giọt máu rơi lộp độp xuống bàn.