Affichage des articles dont le libellé est Giáo viên. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Giáo viên. Afficher tous les articles

jeudi 21 novembre 2024

Nguyễn văn Sâm - Nghề Thầy

 

Trong đời đi dạy học, tôi có rất nhiều học trò từ nửa thế kỷ trước như học trò Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho, Pétrus Ký Saigon hay học trò Văn Khoa, và sau này là lớp học trò nhí của trường Tiểu học bên Mỹ.

Tất cả đến nay tuổi đời suýt soát 60-70, đều đã thành đạt trong cuộc sống. Nếu có rải rác đâu đó những người không thành công thì chắc cũng đã thành nhân, đã sống cuộc đời đàng hoàng tử tế. Tôi luôn tin tưởng vào số học trò ngày xưa của mình, vì họ đã được hưởng một nền tảng giáo dục rất nhân bản trong chế độ cũ.

Nhưng có lẽ nhờ được làm thầy nên ngoài số đông học trò "thứ thiệt - học trò ruột", tôi còn có không ít học trò mà tôi chưa bao giờ dạy họ lần nào, nhưng họ vẫn gọi  tôi bằng thầy với lòng quý mến trong sự giao tiếp.

Nguyên Tống - Chuyện bây giờ mới kể, nhân ngày Hiến chương các Nhà Giáo

 

Mình cũng từng làm thầy giáo, đứng trên bục giảng hẳn hoi chứ không phải là chỉ là “thầy” danh nghĩa mà nhân viên hay gọi đâu nhé.

Khoảng đầu những năm 1990, mình ở Nga về, đi học thêm tiếng Anh buổi tối ở trung tâm của trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ mở. Trung tâm tên gì quên mất rồi, chỉ nhớ là ở Trưởng trung học Tây Sơn, nằm trên phố Trần Nhân Tông đoạn giao với phố Quang Trung, đối diện công viên Lênin (Hà Nội).

Mấy anh bạn mình tốt nghiệp tiếng Anh ra, đang dạy thêm ở đây nên giới thiệu mình đến học. Giáo trình Streamline, tuần ba buổi, học 6 tháng bằng A thì lên B, 6 tháng nữa thì lên C.

jeudi 17 octobre 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Cô giáo cảm thấy áy náy khi nhận quà 20/10 từ phụ huynh

 

Một tin nhắn đang lan truyền được cho là của một cô giáo gửi phụ huynh:

“Sắp đến dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, cô giáo thật lòng mong phụ huynh đừng bận tâm chi đến ngày này. Trời gió, biển thì động, năm nay kinh tế lại khó khăn, cô giáo cảm thấy áy náy khi nhận quà từ quý phụ huynh…”

“Cô giáo sẽ hướng dẫn cho các em làm thiếp để chúc mừng cô, nên quý phụ huynh đừng cho các em mua hoa để tránh lãng phí nhé…”

samedi 12 octobre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Suy nghĩ về đề xuất của Bộ Giáo dục miễn học phí cho con nhà giáo

Đề xuất ấy được bộ trưởng bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trình trước Quốc Hội ngày 08/10/2024 (Thanh Niên, ngày 08/10/2024).

Bài viết này không bàn về các điều kiện tài chánh thực thi đề xuất. Chỉ xin nêu lên những điều dưới đây:

Chắc chắn rằng một trách nhiệm rất quan trọng của Bộ Giáo dục – Đào tạo là xây dựng môi trường đào tạo mà tất cả người dân phải có điều kiện tiếp cận bình đẳng. Trách nhiệm này được tiến hành tới đâu?

vendredi 11 octobre 2024

Võ Khánh Tuyên - Người tốt, kẻ xấu và tên vô lại ?


1. Dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2022, Thầy giáo trẻ Văn Đình Lương, Tổng Phụ trách Đội trường trung học cơ sở Võ Trường Toản, thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương đã được Trung Ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng danh hiệu "Nhà Giáo trẻ tiêu biểu".

Thầy Văn Đình Lương được ví là "Người ươm những mầm non", luôn tận tâm với nghề, sáng tạo trong chuyên môn và nghiệp vụ, mong mỏi học sinh được giáo dục toàn diện, trở thành con ngoan trò giỏi.

2. Hôm nay, 11/10/2024, nhiều phụ huynh ở Bình Dương tố cáo một thầy giáo xâm hại tình dục các học sinh nữ lớp 7,8 và cả học sinh đã ra trường.

vendredi 4 octobre 2024

Mai Bá Kiếm - Yêu nhiều thì ốm, ôm nhiều thì yếu

"Dân gian" nói câu trên để chỉ mối quan hệ nhân quả giữa yêu và ôm. Nhưng "quan gian" nghĩ không cần phải yêu mới được ôm. Mà, chỉ cần "có boa là có ôm" và càng ôm thì càng mạnh, bởi không yêu thì không thể yếu!

Từ đó, "bia ôm" mọc lên, các cô gái cho khách ôm lấy tip, tự xóa đói giảm nghèo.

Rồi, các "quan quyền" không muốn tốn tiền, và chỉ cần "có quyền" là có "gái sạch" ôm liền. UBND thị xã Hồng Lĩnh nhiều lần gửi công văn đến Phòng Giáo dục Đào tạo (GD-ĐT), trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn yêu cầu cử nữ giáo viên đi "tiếp khách" VIP trong các cuộc họp, nhân các ngày lễ lớn. Trưởng phòng, hiệu trưởng nịnh, cử các cô giáo đẹp, uống cừ đi tiếp quan. Rượu vào lời dê ra, Tiger vào tay quơ vô body, tạo ra phong trào "Họp ôm" bên cạnh "Bia ôm".

Hoàng Nguyên Vũ - Cô giáo yêu và lả lơi học trò giữa thanh thiên bạch nhật là bình thường?


Nhiều người (mà hầu hết là các chị) bênh, cho rằng điều đó là bình thường.

Bình thường với điều kiện em ấy trên 18 tuổi, không còn là học trò của cô giáo ấy, và cũng không nhơn nhơn diễn ra trong lớp học, trước mặt các học sinh khác như vậy.

Chứ cả cô lẫn trò ngang nhiên lả lơi mơn trớn như thế, thì dù là ngoài công viên còn thấy khó coi khó cảm, chứ đừng nói ngay giữa lớp học.

jeudi 3 octobre 2024

Liễu Hằng - Sự suy đồi trong môi trường giáo dục

 

Ở đây có anh chàng nào từng ngơ ngẩn với nụ cười của cô giáo chưa?

Và cả những cô nàng thấy tim đập rộn ràng trước giọng giảng bài của thầy?

Sự rung động trong tương quan thầy - trò là rung động đầy tính ngưỡng mộ. Với tuổi “ẩm ương”, cô, thầy mang nét quyến rũ chết người kiểu vừa gần, vừa xa. Gần ở chỗ không chênh nhau nhiều về mặt sinh học, xa ở chỗ chững chạc cao vời.

mercredi 2 octobre 2024

Dương Quốc Chính - Trẻ vị thành niên, chuyện không đơn giản

Cô bảo đã nhắc nhở học sinh, học sinh thì bảo là đùa cợt. Nhưng xem video thấy mặt cô đắm đuối lắm, hơn vạn lời khai!

Vì là quen nhau từ trước nên chắc đôi này có tình cảm với nhau nên quen kiểu này rồi, mới chủ quan vậy. Đúng kiểu các đôi yêu nhau nhiều khi âu yếm nhau quá đà nơi công cộng.

Chênh 8 tuổi lái máy bay cũng OK thôi, chưa vợ chưa chồng thì không sao. Nhưng mà học sinh mới 15 tuổi, nếu bố mẹ học sinh biết mà tố cáo cô này nọ với trẻ vị thành niên là cũng dính án đó. Nhìn kiểu này là abc chán rồi mới tự nhiên vậy!

Hoàng Linh – « Từ chối hiểu »


Ngoài ngành làm sao biết được !

Ngành giáo dục của chúng ta rất đặc thù, người ngoài nhìn vào không hiểu được đâu.

Cô giáo dùng học sinh làm « con tin » để cưỡng đoạt laptop của phụ huynh.

Thay vì loại trừ ra khỏi ngành, thì quyết định thành lập tổ công tác để động viên cô giáo này.

Huỳnh Thị Tố Nga - Còn đâu « tôn sư trọng đạo »

 

Thời phong kiến, thầy dạy được xem như cha mẹ. Đã có thân phận là thầy trò, là phải có phép tắc, ranh giới rõ ràng.

Người học trò không được phép tơ tưởng tình ái đến thầy (sư phụ) của mình, hoặc ngược lại. Nếu xảy ra việc như vậy, sẽ bị xã hội lên án thậm chí xem như trọng tội.

Đến thời cận đại, dù xã hội đã cởi mở hơn, nhưng truyền thống này vẫn được giữ gìn, « nhất tự vi sư, bán tự vi sư » mang hàm ý như vậy. Không hẳn chỉ mang ý nghĩa phải biết tôn trọng, biết ơn người thầy dạy dỗ mình, mà phải xem thầy là người mình tôn kính, không được vô lễ.

Võ Xuân Sơn - Bất lực hay hư hỏng nặng ?


Tôi đã có bài viết về vụ cô giáo đòi phụ huynh phải góp tiền để cô mua laptop.

Rằng đó là những cá nhân lẻ tẻ, hành động không có tổ chức… sử dụng quyền lực để trấn lột người khác, nhưng vì quyền lực của chúng nhỏ nhoi, nên những đòi hỏi của chúng nó cũng vụn vặt.

Tuy nhiên, những vấn đề sau đó thì có vẻ không phải như vậy. Theo VTC, cô giáo này đã tỏ thái độ thách thức, gọi các phụ huynh là “đầu đường xó chợ”, “thứ gì đâu không”, “trở mặt như trở bánh tráng”… Giáo viên thì cũng người này người khác. Chuyện cô giáo ăn nói mất dạy, vô giáo dục cũng không phải là quá cá biệt, nhưng theo tôi, nó vẫn là chuyện lẻ tẻ.

mardi 1 octobre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Động viên lộn địa chỉ rồi mấy ông bà ơi!

Tôi thực sự ngạc nhiên khi đọc được thông tin : Ban giám hiệu trường tiểu học Chương Dương đã thành lập tổ công tác gồm đại diện Phòng Giáo dục & Đào tạo quận 1, cấp ủy, ban giám hiệu trường, công đoàn trường, ban thanh tra nhân dân để tiếp xúc, động viên cô H. ngay trong tối 30/09!

Quá sai!

Chính các cháu bé chưa tròn 10 tuổi mới là đối tượng cần được động viên lúc này mấy ông à.

lundi 30 septembre 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Cho cái cô giáo bựa nhất này ra khỏi môi trường giáo dục giùm đi, ngành giáo dục thần thánh ơi!

Đó chính là cô giáo “xin đểu” phụ huynh laptop, đang rần rần trên truyền thông những ngày qua. Trong ngành giáo dục, cô này mà bựa thứ hai thì đảm bảo không ai bựa thứ nhất.

Cô tên Trương Phương Hạnh, giáo viên trường tiểu học Chương Dương, của quận trung tâm nhất TPHCM: quận 1. Đầu năm học, cô nhắn tin trong group phụ huynh xin đểu phụ huynh laptop, thêm một bộ loa nữa để cô giảng bài.

Một số phụ huynh không ý kiến, chắc là cạn lời. Một phụ huynh không đồng ý, chắc chịu không nổi.

dimanche 29 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Dân chủ đến thế là cùng

 

Vụ cô giáo xin laptop phụ huynh, mấu chốt ở chỗ cô cho biểu quyết trong nhóm Zalo và đại đa số đồng ý. Nhiều người lấy đó làm lý do để không nên đấu tố cô, vì đa số đồng thuận rồi mà! Dân chủ đến thế là cùng.

Biểu quyết kiểu này nó rất phổ biến ngoài xã hội nên mới cần bàn. Nó là thứ dân chủ giả vờ, không phải giả cầy. Vì cô trưng cầu ý kiến phụ huynh về quyền lợi của chính cô thì có vài phụ huynh dám bỏ phiếu chống hoặc trắng là quá liều lĩnh!

Chả khác mẹ gì họp chi bộ, bí thư hay hỏi:

Nguyễn Đình Bổn - Vô Thường là gì?


Là... nickname trên zalo của cô giáo H. (Trường tiểu học Chương Dương, quận 1, TP.HCM), người xin tiền phụ huynh mua laptop, không được thì quạu, hiện đã bị tạm đình chỉ đứng lớp.

Hihi, quả là tên vận vào người, chắc cô nghĩ vô thường là...thường vô nên mới bắt phụ huynh mua đồ cho mình xài. Ngờ đâu lại quá... vô thường, đã mang tiếng còn bị cho thôi việc!

Nhưng ngày nay trên Facebook, ta dễ gặp câu sáo rỗng khi có ai đó mất, kiểu như "Đời người quá vô thường anh (chị, em) ạ!". Sáo rỗng vì người nói câu đó hoàn toàn không hiểu vô thường là gì, ngay cả khi họ là một Phật tử.

jeudi 26 septembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Nữ giáo viên thanh lịch

 

"Tiên sư chúng mày", "Nhanh lên không chết mẹ chúng mày đấy. Mắt chúng mày mù à", "Chúng mày đến chỉ có dúi mặt ăn uống rồi chúng mày chơi à".

"Há mồm ra. Mày nói đi. Lúc nào cũng như thằng câm ấy", "Tao có điên đâu mà tao bảo chúng mày có ăn cơm không", "Mày về mày bảo mẹ mày kỹ năng sống tức là học buổi chiều nghe rõ chưa"…

Dạ thưa, đó là những lời ngà ngọc của người "Mẹ của em ở Trường, là cô giáo mến thương. Cô yêu em vô hạn..." ở Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng(thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) dành cho các em học sinh thân yêu.

lundi 16 septembre 2024

Nguyễn Văn Tiến Hùng - Hãy để cô giáo Diệp đẹp như cô Tấm đi !

 

Câu chuyện gây tranh cãi nát nước về cô giáo Hoàng Minh Diệp - giáo viên trường tiểu học và trung học cơ sở Minh Chuẩn, Yên Bái - thì nằm gọn trong video này.

May trời cho cô giáo này, còn có người quay được cái clip tan nát với đất với bùn và kết thúc bằng tấm hình ăn mì tôm.

Thật ra thì cũng đừng trách những người vì không thấy mà không tin. Chỉ trách rằng cuộc sống hiện tại cái giả nhiều khi lấn át cái thật, cái giả ngồi trên cái thật mà giảng giải điều đạo đức này nọ... Nó làm cho con tim nhiều thứ bị lu mờ lẫn lộn.

Hà Phan - Ai nói dàn dựng ?


Nhiều kẻ cho rằng tấm ảnh cô giáo lấm lem bùn đất nhai mì sống đẹp hơn hoa hậu là dàn dựng, diễn, giả hay làm màu. Đây là câu trả lời:

Bà Vũ Thu Hương, Hiệu trưởng trường trung học phổ thông cơ sở Minh Chuẩn, xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên cho biết bức ảnh trên là cô giáo Hoàng Minh Diệp (giáo viên khối mầm non) công tác tại trường từ năm 2019, là giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

Cô Hương cho biết thêm trong những ngày mưa lũ do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, cô Diệp là một trong những người cập nhật đầu tiên về tình hình của trường.

Bùi Chí Vinh - Sen trong bùn


Hy vng đây là hình nh tht

Đng làm anh b h nghe em

Trên mng tràn lan hình nh gi

Thy cái gì lương thin là thèm

Người ta nói em là cô giáo

Dy trường Minh Chun huyn Lc Yên

Tranh th lúc tiết tri khô ráo

Em nhai mì gói sng đ ghin