Affichage des articles dont le libellé est Lưu Hiểu Ba. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lưu Hiểu Ba. Afficher tous les articles

dimanche 15 mars 2020

Tạ Duy Anh - Người giải phẫu chế độ Trung Quốc



Lưu Hiểu Ba là cái tên vẫn còn khá xa lạ với phần lớn người dân Việt Nam. Đơn giản vì tên của ông không được nhắc đến, hoặc nhắc đến rất ít trên hệ thống báo chí, truyền thông chính thống luôn tuân thủ nghiêm ngặt định hướng của cấp trên. 

Ngoài ra tên của ông còn gắn với một sự kiện tàn khốc của lịch sử hiện đại Trung Quốc và vì nhiều lý do, vẫn luôn bị coi là “nhạy cảm” khi nhắc đến ở Việt Nam, đó là cuộc thảm sát đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn diễn ra ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989.

Năm 2010 tôi có dịp lần đầu đến Trung Quốc, được nghe anh bạn người Trung Quốc kể lại là chính quyền kiểm soát chặt thông tin về sự kiện này đến mức cứ vào mỗi dịp kỷ niệm, số 4 và số 6, chữ TỨ và chữ LỤC lại tự động biến mất trên hệ thống mạng tìm kiếm của Trung Quốc vài hôm?

vendredi 14 juillet 2017

Bắc Kinh áp đặt sự im lặng lên cái chết của Lưu Hiểu Ba

An ninh canh gác bên ngoài tang nghi quán bệnh viện Thẩm Dương.

Trung Quốc kiểm duyệt tất cả những bài viết, hình ảnh về nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, khôi nguyên Nobel hòa bình bị tù tội vừa qua đời hôm qua 13/07/2017, và bác bỏ mọi chỉ trích của các nước phương Tây.

Nhà thơ Bối Lĩnh (Bei Ling) nhớ lại mùa xuân năm 1989 ở New York. Sau khi học xong chương trình ở Oslo và Hawai, người bạn Lưu Hiểu Ba của ông đã chấp nhận giảng dạy ở trường đại học Columbia. Nhưng phong trào chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn đã nhanh chóng lan rộng, và hai người bạn cả ngày lẫn đêm ngồi trước máy truyền hình. Ông nhớ lại : « Lưu Hiểu Ba muốn về nước tham gia, còn tôi thì tôi sợ. Anh ấy cũng sợ, nhưng nói rằng anh phải đi thôi ».
 
Lưu Hiểu Ba trở thành một trong những lãnh đạo của phong trào, và thương lượng cho hàng trăm sinh viên ra khỏi quảng trường bị bao vây, tránh được một biển máu bi thảm hơn. Người sáng lập Independent Chinese PEN Center, sau khi ông Lưu Hiểu Ba qua đời, đặt câu hỏi : « Ở hội nghị thượng đỉnh G20, có một tổng thống nào, một thủ tướng hoặc một quan chức nào dành ra chỉ một phút để chất vấn Tập Cận Bình về việc trả tự do cho Lưu Hiểu Ba ? »

jeudi 13 juillet 2017

Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba qua đời, Trung Quốc bị điểm mặt chỉ tên


Người dân Oslo đặt hoa tưởng niệm Lưu Hiểu Ba trước Trung tâm Nobel, ngày 13/07/2017.

(AFP 13/07/2017) Nhà ly khai Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người Trung Quốc đầu tiên được tặng giải Nobel hòa bình, đã qua đời hôm nay 13/07/2017 vì ung thư gan, trong khi vẫn đang bị quản thúc. Bắc Kinh đã lãnh một trận mưa chỉ trích vì không cho ông ra nước ngoài chữa bệnh.

Ủy ban Nobel hòa bình tố cáo Trung Quốc phải chịu « trách nhiệm nặng nề về cái chết quá sớm » của nhà đối lập do không cho Lưu Hiểu Ba được chữa trị một cách thích hợp. 

Lưu Hiểu Ba là giải Nobel hòa bình đầu tiên qua đời trong lúc bị tù tội, kể từ khi nhà đấu tranh ôn hòa người Đức Carl von Ossietzky, bị Đức Quốc xã cầm tù, đã chết tại bệnh viện năm 1938.

samedi 8 juillet 2017

Giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba đang nguy ngập

Biểu tình tại Hồng Kông ngày 01/07/2017 đòi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba.

Nhà ly khai Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), giải Nobel hòa bình bị Bắc Kinh bỏ tù và đang nằm viện vì ung thư gan thời kỳ cuối, đã được phép gặp gỡ thân nhân hôm nay 08/07/2017. Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng đòi hỏi phải được tiếp xúc với nhà đấu tranh nổi tiếng, mà tình hình sức khỏe rất đáng quan ngại.
Ông Thượng Bảo Quân (Shang Baojun), luật sư cũ của ông Lưu Hiểu Ba cho hãng tin AP biết, một người anh và em trai của nhà ly khai cùng với vợ họ đã được phép vào thăm ông. Tại bệnh viện, ông Lưu Hiểu Ba được vợ và anh vợ chăm sóc, nhưng cả hai không được liên lạc với bên ngoài. Bạn ông là nhà hoạt động Hồ Giai (Hu Jia) nhận định, việc người thân được cho vào thăm ông Lưu chứng tỏ Bắc Kinh nhìn nhận sức khỏe của giải Nobel hòa bình đang sa sút nghiêm trọng.

samedi 1 juillet 2017

Phía sau Lưu Hiểu Ba, là số phận mịt mùng của các nhà đối lập Trung Quốc

Đêm thắp nến cầu nguyện cho giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba tại Hồng Kông, 29/06/2017.

Việc giải Nobel hòa bình 2010 Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) được ra khỏi trại giam và nhập viện do bị ung thư gan giai đoạn cuối, đặt ra câu hỏi về số phận phía sau song sắt nhà tù của nhiều nhà ly khai Trung Quốc khác.
Năm nay 61 tuổi, ông Lưu Hiểu Ba bị kết án 11 năm tù giam năm 2009 vì tội « nổi dậy ». Là khuôn mặt hàng đầu của phong trào dân chủ Trung Quốc, ông là đồng tác giả của bản Hiến chương 08, đòi hỏi tôn trọng nhân quyền và tổ chức bầu cử tự do.