Russell Bentley 64 tuổi là người bang
Texas, Mỹ, nhưng là một blogger Z nổi tiếng vì anh ta tuyên bố đất nước Nga,
chính trị Nga mới là lý tưởng của đời mình.
Anh ta qua Nga, lấy vợ Nga, tham gia vào
đội ngũ ly khai tại các vùng đất Nga chiếm của Ukraine và "chiến đấu chống
bè lũ phát xít mới" từ năm 2014.
Người vợ Nga của anh vừa lên tiếng tố cáo
trước báo chí và các blogger quân sự Nga, Russell Bentley đã mất tích 10 ngày, sau
đó mất liên lạc.
(Bài viết khi blogger Nguyễn Lân Thắng sắp
ra tòa)
Này người anh em, chỉ vài giờ nữa là họ
đưa người anh em ra “xử kín” với tội danh “chống nhà nước”. Nghĩ tới mấy từ này
là tôi lại bật cười.
Tôi cười vì họ có đầy đủ mọi thứ trong
tay, họ có cả hệ thống quyền lực trong tay mà sao lại e dè, rón rén đến như vậy.
Phàm ở đời, chỉ có làm việc gì khuất tất mới phải “kín”, chứ đường đường chính
chính ai lại thế, phỏng ạ!
À mà thôi, việc họ cứ để họ diễn. Mình
nói về chuyện của mình thôi. Ta sinh ra không phải là anh em (theo huyết thống)
mà chỉ là những người xa lạ trong xã hội. Vậy ta quen biết nhau từ khi nào nhỉ?
À, khà khà, mùa hè đỏ lửa 2011. Nhoắng cái đã gần 12 năm rồi đấy, chưa đầy 1
tháng nữa là tròn 12 năm.
Tút
trước mình chỉ viết ngắn vì chưa có thời gian. Nên không rõ ý. Vì thế nên nhiều
anh em vào phản biện này kia. Nay mình mới viết cụ thể về chuyện hai anh kia
chửi nhau.
Với
mình thì chuyện đó lẽ ra là không đáng có, nên mình mới viết là do vấn đề nhận
thức. Mình trước giờ không có giao du gì đáng kể với những người đã từng hoạt
động (mà tút trước mình viết là anh em dân chủ). Có quan hệ, gặp gỡ với một vài
người cũng chỉ mang tính xã giao. Chính vì thế nên mình tin là mình có góc nhìn
khách quan khi đánh giá về các anh.
Về
anh Chênh, mình biết anh có quá khứ tham gia phong trào sinh viên miền Nam cùng
anh Khế, anh Mẫm...Mình tạm gọi là anh thôi chứ đúng ra phải gọi là chú. Mình
khá hiểu lịch sử giai đoạn đó nên cũng hiểu vai trò của các anh sau này với chế
độ mới, tại sao được trọng dụng ở báo Thanh Niên. Nhóm này thực ra rất gần với
thành phần thứ ba thời đệ nhị Cộng hòa.
Tui đang có tâm trạng rất buồn vì chuyện
riêng (có vài người biết) thì đọc thông tin tràn ngập trên Facebook về chuyện
hai ông Khế và Thông bị bắt. Tui càng thêm buồn nên buông ra một chữ BUỒN trên
status, như là một sự giải tỏa.
Khi tui buông ra chữ BUỒN ngay trong hoàn
cảnh như vậy, tui biết đã đi ngược chiều lại với trào lưu tình cảm hả hê vui sướng
của rất nhiều người.
Khá nhiều người đã tức tối và nghi kỵ
tui. Đã có rất nhiều lời lẽ không hay về sự biểu lộ tâm trạng không đúng lúc của
tui, trong đó có anh Hiếu.
Giữa lúc thiên hạ đang chú mục
vào chuyện dịch bệnh, thì thông tin nhà cai trị truy tố các thành viên nhóm Báo
Sạch ít được quan tâm. Cũng như hôm kia người ta đề nghị khởi tố nhà báo Nguyễn
Hoài Nam về "tội" chống tham nhũng theo cách riêng vậy.
Cũng chả thể trách cứ dư luận
thờ ơ với những vụ việc trọng bởi người đời đang vật lộn với sự sống cái chết
còn trọng hơn, tuy nhiên chọn cách công bố vào thời điểm này, nhà chức việc
tránh được những ì xèo của dân chúng.
Điều thấy rõ nhất là nhà cai
trị chuyên chính vô sản đã quyết trừng trị dập tắt những tiếng nói trái chiều
mà họ quy gọn là phản động, chống đối, nói xấu, bôi nhọ. Một vụ quan trọng như
thế nhưng họ giao cho viện kiểm sát huyện (huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ)
truy tố (đành rằng có thể đúng theo quy trình, phân cấp).
Phương Trần : Facebooker Bùi Văn Thuận đã bị bắt sáng
nay lúc 8 giờ sáng tại nhà riêng, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo điều 117
bộ luật hình sự. Dưới đây là nhữngđiều
Thuận dặn dò tôi phải thông báo khi anh bị bắt :
1. Anh không thuộc bất kỳ hội nhóm, phe phái, tổ chức
nào.
2. Anh không nhận tội, không xin ân xá để hưởng khoan
hồng hay trao đổi với nhà cầm quyền.
Ông Daniel Bastard, phụ trách châu Á của RSF kêu gọi trả tự do ngay cho blogger này, người từ nay « tham gia vào danh sách dài gồm các nhà báo bị cầm tù chỉ vì cố gắng cung cấp các thông tin khả tín cho người dân ».
Ông không quên nhắc lại, Việt Nam đang xếp thứ 175/180 trong bảng xếp
hạng tự do báo chí năm 2021 của Phóng viên Không biên giới.
Theo
báo chí trong nước, ông Lê Văn Dũng, 51 tuổi, bị bắt tại xã Phương Tú
huyện Ứng Hòa, Hà Nội hôm 30/06/2021. Ông là người sáng lập và điều hành
kênh Chấn Hưng Nước Việt (CHTV) phát trên Facebook Live, YouTube và các
mạng xã hội khác. Trên kênh này ông có những bài phỏng vấn và bình luận
về các vấn đề xã hội như tham nhũng, cưỡng chế đất, vốn nhạy cảm đối
với chính quyền.
Phạm Đoan Trang, đồng sáng lập viên các trang web thông tin Luật Khoa
và TheVietnamese, đã bị bắt tại nhà ở Sài Gòn vào đêm 06 rạng sáng
07/10/2020. Bị cáo buộc « tuyên truyền chống nhà nước »,
blogger này có nguy cơ lãnh án đến 20 năm tù. Trong bản kiến nghị, RSF
đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà báo vốn đã được tổ
chức này tặng giải thưởng tự do báo chí năm 2019.
Ông Daniel Bastard, phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của RSF, tuyên bố : « Với
lòng can đảm và hào hiệp, Phạm Đoan Trang là một biểu tượng của cuộc
đấu tranh vì thông tin khả tín và độc lập cho người Việt. Ký vào kiến
nghị đòi trả tự do cho blogger này là tham gia ủng hộ tự do báo chí,
trong một đất nước mà mọi phương tiện truyền thông đều bị cơ quan tuyên
truyền của đảng Cộng Sản kiểm soát nghiêm ngặt, đồng thời chứng tỏ tình
liên đới với xã hội dân sự Việt Nam đang hoạt động rất sôi nổi dù bị Nhà
nước kiểm soát».
Sáng thứ Hai,
ngày 12/10/2020, luật sư Đặng Đình Mạnh đã lập thủ tục đăng ký bào chữa cho cô
Phạm Thị Đoan Trang tại Cơ quan An ninh Điều tra (ANĐT)
thành phố Hà Nội. Với sự ủy quyền của gia đình, trong thời gian sắp tới sẽ có thêm
một số luật sư cùng đăng ký tham gia bảo vệ cho cô Đoan Trang.
Theo thông tin
chính thức, thì cô bị Cơ quan ANĐT TP Hà Nội khởi tố về tội danh thường được
gọi tắt với tên gọi “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự
năm 1999 và điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Đây là tội danh
thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia thường có sự chế tài rất nặng nề, mức
hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù giam kèm theo hình phạt bổ sung là
chịu quản chế từ 1 - 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt chính. Cô bị bắt
giữ vào khuya ngày 06/10/2020, tại một căn nhà tọa lạc tại quận 3, TP.HCM.
Phạm Đoan Trang
bị bắt khuya hôm qua. Cô đồng nghiệp cũ của chúng tôi nay trở thành
"tin" trên tờ báo cô từng yêu quý gắn bó và phụng sự.
Cũng lâu rồi mình
không gặp bạn ấy. Lần gần nhất là trong một hội thảo quốc tế ở Hà Nội gần 5 năm
trước.
Tám năm trước,
sau sự kiện Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, sự kiện Văn Giang (Hưng Yên) nổ ra. Ban
biên tập nhắc: Thay vì bày tỏ bức xúc chỉ trên facebook, chúng ta hoàn toàn có
thể mổ xẻ vụ này trên báo. Và văn phòng Hà Nội, Đoan Trang và Ban Thời sự đã
cùng thảo luận đề xuất mổ xẻ sự việc này. Chúng tôi đã đặt nó dưới cái nhìn căn
cơ gốc rễ hơn từ việc xây dựng chính sách.
Đây là nội dung
lá thư viết sẵn được Will Nguyễn công bố sau khi Phạm Đoan Trang bị bắt.
Sài Gòn ngày 27/5/2019
Gửi các anh chị
em, bạn bè thân yêu của tôi.
Không ai mong
muốn phải ngồi tù, nhưng nếu nhà tù là chỗ tất yếu ai đấu tranh cho tự do cũng
phải đến, và nếu vào tù là để thực hiện một mục đích nào đó ta đã định trước,
thì ta nên đi tù.
Tôi có một số mục
đích định trước như vậy. Thế nhưng đi tù chỉ là bước đầu để thực hiện các mục
đích này, còn muốn hoàn thành thì rất, rất cần sự tiếp sức của các bạn.
Tại sao Bộ Công an
đã thông báo bắt Nhà báo Phạm Đoan Trang để điều tra về hành vi quy định tại
hai Bộ luật hình sự?
Ngày hôm nay,
7/10/2020, Bộ Công an thông báo trên truyền thông là đã bắt nhà báo Phạm Đoan
Trang để điều tra về tội "Tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều 88 Bộ luật
Hình sự 1999 và tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài
liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 117
Bộ luật Hình sự 2015".
Điều 426 của BLHS
2015 quy định Hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và bộ luật hình sự
năm 1999 sẽ hết hiệu lực. Tuy nhiên, sau khi hơn 95% đại diện "ưu tú"
của dân bấm nút thông qua thì chính Nhân dân phát hiện ra rất nhiều lỗi cực kỳ
vô duyên mà không thể thi hành được trong thực tế.
(TTO
07/10/2020) - Bà Phạm Đoan Trang, 42 tuổi, bị Cơ quan an ninh điều tra Công an
TP Hà Nội và tổ công tác thuộc Bộ Công an vào TP.HCM bắt vì có hành vi
tuyên truyền chống Nhà nước.
Ngày
7-10, thông tin từ Bộ Công an cho biết Cơ quan an ninh điều tra Công an TP Hà
Nội đã chủ trì phối hợp một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an
TP.HCM thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét khẩn cấp bị can Phạm Thị Đoan Trang
(tức Phạm Đoan Trang, 42 tuổi, trú quận Đống Đa, Hà Nội) về tội "tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Bà
Trang bị công an bắt khi đang ở một địa điểm trên đường Cách Mạng Tháng Tám,
phường 10, quận 3, TP.HCM.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm nay
26/05/2020 ra thông cáo đòi hỏi trả tự do cho hai nhà báo độc lập Nguyễn
Tường Thụy, Phạm Chí Thành đồng thời kêu gọi các đối tác thương mại của
Việt Nam gây áp lực để chấm dứt chiến dịch trấn áp mới này.
Blogger Nguyễn Tường Thụy bị bắt tại Hà Nội hôm thứ Bảy 23/05 và di
lý về Sài Gòn. Ông Thụy, 68 tuổi, là cựu chiến binh, phó chủ tịch Hội
Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN).
Hai ngày trước đó, ông Phạm Chí
Thành (bút hiệu Phạm Thành) cũng đã bị bắt tại nhà ở Hà Nội theo điều
117 Luật Hình sự (tội danh chống Nhà nước) và đang bị tạm giam. Ông Phạm
Thành là chủ blog Bà Đầm Xòe, và vừa công bố một cuốn sách mang tựa đề « Nguyễn Phú Trọng : Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo ». Ông cũng là hội viên IJAVN.
Ngay lúc này, 9h
sáng 23/5/2020 tại Hà Nội, gia đình ông Nguyễn Tường Thụy (Nhà A2, chung cư 54
Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân) đang bị khám nhà, theo tin
báo qua điện thoại từ con gái ông cho ông Nguyễn Lân Thắng.
Nhiều khả năng,
tiếp ngay sau vụ bắt bớ ông Phạm Thành (Phạm Chí Thành - Bà Đầm Xòe), nhà cầm
quyền Việt Nam lại tiếp tục bắt thêm một người cao tuổi nữa - ông Nguyễn Tường Thụy.
Ông Thụy (sinh
năm 1950, 70 tuổi) là một cựu chiến binh (hiện ông đã ra khỏi Hội cựu chiến
binh Việt Nam), Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập. Trước đó, Chủ tịch hội này là
ông Phạm Chí Dũng đã bị bắt, ngày 21/11/2019.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris tố cáo một bản án « hoàn toàn bất công ». Ông Daniel Bastard, giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của RSF tuyên bố : « Lập luận được đưa ra để kết án nặng nề ông Trương Duy Nhất là không thể chấp nhận được ». Theo thông cáo của RSF, nhà báo tự do này phải trả giá cho việc hành nghề khi sở hữu « những thông tin quý giá », và chính quyền Việt Nam muốn « trấn áp để làm gương ».
Phóng
viên Không biên giới nhắc lại, ông Trương Duy Nhất được trông thấy lần
cuối vào ngày 26/01/2019 tại Bangkok, Thái Lan, nơi ông đang chờ đợi Cao
ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc xét hồ sơ. RSF cho rằng blogger này bị bắt
cóc, và hai tháng sau có tin ông Nhất đang ngồi tù ở Hà Nội.
Theo báo chí trong nước, tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã bị bắt hôm nay 21/11/2019 và bị khởi tổ vì cáo buộc « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam » theo Điều 117 Luật Hình sự sửa đổi.
Thông
cáo của Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết cơ quan An ninh Điều tra
đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét
đối với ông Phạm Chí Dũng, sinh năm 1966, ngụ tại Tân Bình.
Cũng theo thông cáo này, ông Phạm Chí Dũng đã «
có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy
hiểm, tác động xấu đến ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh
trật tự thành phố ».
Tối qua 12/09/2019 tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris đã trao Giải tự do báo chí 2019 cho ba
nhà báo nữ, trong đó có blogger Phạm Đoan Trang ở Việt Nam.
Giải
thưởng này lần đầu tiên được trao tại Berlin, ở nhà hát Deutches
Theater, với sự hiện diện của nhiều khách mời quan trọng như thị trưởng
Berlin (Michael Müller), tổng biên tập The Guardian (Alan Rusbridger) và
một số nhà báo từng đoạt giải.
Phạm Đoan Trang được tặng giải « Tác động »,
dành cho các nhà báo đã giúp cải thiện cụ thể sự tự do, độc lập và đa
chiều của nghề báo hoặc đánh động ý thức về vấn đề này. Bà đã thành lập
Luật Khoa tạp chí trên mạng và tham gia biên tập trang web
thevietnamese, giúp độc giả hiểu thêm về luật pháp để bảo vệ quyền lợi
của mình, chống lại sự độc đoán.
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng tại phiên tòa ở Nghệ An, 16/08/2018, bị kết án 20 năm tù.
Trong bản báo cáo về tự do báo chí năm 2019 do tổ
chức Phóng viên Không biên giới (RSF) công bố hôm nay 18/04/2019, Việt
Nam đã bị đánh sụt một hạng, đứng thứ 176/180 quốc gia. Tương tự đối với
Trung Quốc, nay xuống hàng 177. Báo cáo đánh giá tình hình năm nay u ám
hơn năm ngoái, nhận định « Hận thù đối với các nhà báo nay đã biến thành bạo lực ».
Riêng về Việt Nam, RSF cho rằng
các blogger và nhà báo công dân – nguồn thông tin độc lập duy nhất trong
một quốc gia mà toàn bộ báo chí đều theo lệnh của đảng Cộng Sản – là
mục tiêu thường xuyên của nạn trấn áp. Bạo lực từ công an mặc thường
phục liên tục xảy ra. Chính quyền viện dẫn Luật Hình sự đặc biệt là các
điều 79, 88 và 258 để kết án các blogger tội « âm mưu lật đổ chính quyền », « tuyên truyền chống Nhà nước », hay « lợi dụng tự do dân chủ ».