Affichage des articles dont le libellé est ChatGPT. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est ChatGPT. Afficher tous les articles

mardi 19 novembre 2024

Phạm Nguyên Trường - Chat với ChatGPT : Quả là không thể ngờ được!

 

Hỏi: Hai nhà sư nhìn lá cờ, một người bảo lá cờ đang động, người kia hỏi lại: Cờ đang động hay tâm anh đang động. Xin bạn kể lại chuyện này.

Trả lời của ChatGPT: Câu chuyện bạn nhắc đến là một giai thoại thiền học nổi tiếng, thường được kể lại để minh họa về cách nhìn nhận thực tại và tâm thức. Dưới đây là câu chuyện theo cách kể phổ biến: Hai nhà sư đang cùng nhau đứng trong sân chùa, nhìn lá cờ đang phấp phới trong gió. Một vị nói:

"Nhìn kìa, lá cờ đang động."

mardi 22 octobre 2024

ChatGPT – Thích Chân Quang ngàn đời ghi danh

Hoàng Mạnh Hà : Mình vừa bảo thằng Chat GPT sáng tác một ca khúc về thầy Thích Chân Quang. Và sau đây là tác phẩm « Thích Chân Quang ngàn đời ghi danh » :

Verse 1:

Thầy Vương Tấn Việt, tên tuổi lẫy lừng,

Bằng cấp ba giả, ai cũng không dừng.

Tiến sĩ dễ lấy, trí tuệ phi thường,

Thầy dạy bao người, bước tiếp trên đường.

samedi 19 octobre 2024

Phan Nguyên - Robocop


Có những cỗ máy không có mặt người nhưng nói chuyện, trao đổi, bình luận bằng ngôn ngữ của loài người tử tế. Cư xử như một con người có kiến thức rộng mở, vô cùng hiểu biết, biết nói biết, không biết nói không biết, lịch sự và nhân văn.

Tuy nhiên cũng không thể đòi hỏi một cỗ máy phải có trái tim, tình cảm hoặc cái bao tử như một con người bằng xương bằng thịt. Chỉ cần nó lương thiện không dối trá.

Nhưng nhiều người vẫn e ngại vì còn khá xa lạ! Đôi khi còn tỏ ra nghi kỵ và cảm thấy sợ hãi!

vendredi 18 octobre 2024

Nguyễn Hồng Lam - Không thể lập trình cảm xúc

Phong trào nhờ ChatGPT làm thơ và bình thơ đang rộ lên. Nó là một bước hủy hoại thi ca.

AI có kiến thức nhưng không có hồi ức, không kỷ niệm riêng, không giấc mơ, trung tính cảm xúc. Thiếu chúng, câu thơ đi vắng.

Thơ hay không nằm ở chữ, không nằm ở ý, mà nằm ở tứ. Thơ hay không viết cho mọi người, không cho cái chung. Nếu thật sự là thơ, hẳn sẽ là rất riêng tư, là ý nghĩ và cảm xúc của chỉ riêng một người, nhưng thoát ra, nó chạm đến cảm xúc của muôn người.

dimanche 6 octobre 2024

Lê Đức Dục - Thư gửi các tổng biên tập

 

Từ tối đến giờ tâm sự với ChatGPT nhiều chuyện. Nhưng khi mình trao đổi về báo chí hiện thời, mình tin bây giờ không mấy tổng biên tập báo hiểu được vấn đề như GPT hiểu [hoặc có thể hiểu nhưng ko diễn đạt rõ ràng, súc tích và dễ hiểu như GPT].

Đoạn trò chuyện này xin gửi tới các sếp báo, với một hy vọng hơi mông lung về báo chí hôm nay.

Hỏi : Thay vì đảm đương sứ mệnh thông tin nhanh nhạy chân thật, phục vụ quốc kế dân sinh...dường như báo chí hiện nay đang lao theo câu view câu khách bằng những bản tin không có giá trị, giật gân, cùng với cách đặt tít tò mò. Những điều ấy khiến bạn đọc chân chính quay lưng với tin tức, ChatGPT nghĩ gì về tình hình tồi tệ này ?

dimanche 28 juillet 2024

Mạc Văn Trang - Mấy xàm tăng xem trí khôn nhân tạo (ChatGPT) nói đây !

 

Thích Chân Quang, Thích Trúc Thái Minh, Thích Nhật Từ, Thích Thanh Quyết... và các đồ đệ của mấy người nghe đây.

Xuyên tạc Phật pháp, làm chúng sinh u mê, lừa gạt chiếm đoạt tiền bạc đáng tội gì?

Hỏi 1: Có sư bảo phải "cúng dường" cho sư càng nhiều tiền, vàng thì phước càng lớn; phước đời sau càng lớn hơn… có đúng Phật pháp không?

ChatGPT: Trong Phật giáo, cúng dường là hành động cúng tặng các vật phẩm như thức ăn, y phục, thuốc men, và những vật dụng cần thiết cho các nhà sư và chùa chiền.

vendredi 15 mars 2024

Mạc Văn Trang - Tuyên giáo ta tài thật !

Nhiều lần mấy nhân viên an ninh trò chuyện thân mật với mình, cứ bảo: Xã hội nào chẳng có cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu, chú cứ nhìn vào mặt tiêu cực rồi phê phán nhiều không có lợi.

Mình bảo, khen - chê đều phải có xúc cảm. Cái xấu, ác, vô lý hiện ra, mình thấy bức xúc thì phải lên tiếng; cái tốt đẹp làm mình xúc động thì mình khen ngay. Chỉ mong có nhiều điều tốt đẹp thật, gây xúc cảm để khen.

Chứ khen kiểu “báo cáo thành tích” thì hàng ngàn báo, đài nói suốt ngày đêm rồi. Khen kiểu đó dễ lắm, không cần tình cảm, xúc cảm, thì nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà đài quốc doanh của ta viết nhanh, nhạy lắm, chỉ cần đúng định hướng của Tuyên giáo là ok.

mardi 13 février 2024

Hiệu Minh - Nhân loại và sự phải trái của AI

 

Mọi năm khi gửi lời chúc mừng năm mới dân ta đã có một mẫu quen thuộc “Sang năm mới chúc gia đình sức khỏe dồi dào, làm ăn tiến tới…”.

Nhờ bạn IT hỏi AI (Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo) xem nên chúc tết ra sao thì ChatGPT tư vấn, bạn nên dùng câu “Chúc mừng năm mới” cho mọi trường hợp mà không bị phốt.

Nếu nói về công nghệ năm qua (2023) thì sự kiện ChatGPT ra mắt làm chấn động thế giới, và nhiều chuyên gia dự đoán rằng, cuộc cách mạng AI đang bùng nổ và thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống con người.

vendredi 31 mars 2023

Nguyễn Quang Thiều - ChatGPT có thay thế được nhà văn ?

 

Chiều qua, tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2 diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Hội Nhà văn và Đại học sư phạm Hà Nội 2 và Bảo tàng Văn học Việt Nam. Sau lễ ký kết là cuộc tọa đàm "Viết - đọc trong thời đại kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo".

Một câu hỏi thú vị và nghiêm túc được đặt ra: "Liệu đến một ngày trí tuệ nhân tạo có thể thay thế nhà văn để viết văn, làm thơ hay không?".

Trong buổi tọa đàm, sinh viên đã đưa ra một số bài thơ do trí tuệ nhân tạo "sáng tác" làm không ít người vừa thán phục vừa hoang mang.

vendredi 10 février 2023

Tuấn Khanh - Trung Quốc đối phó với Công nghệ AI ra sao?

 

Giữa năm ngoái, tờ Techcrunch đã tiết lộ chuyện trong hệ thống cầm quyền của Trung Quốc cho lưu hành một tập tài liệu, nói về định hình sự phát triển công nghệ của Trung Quốc trong vài năm phải được định hướng rõ là  “chủ quyền kỹ thuật số”.

...Ám chỉ khả năng của một quốc gia trong việc phải biết kiểm soát “vận mệnh kỹ thuật số” của chính mình, bao gồm quyền tự chủ đối với phần mềm và phần cứng quan trọng trong chuỗi cung ứng AI. Các đợt cấm xuất khẩu của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là cơ hội thúc đẩy Bắc Kinh tiếp tục kêu gọi độc lập về công nghệ trong các lĩnh vực từ chất bán dẫn đến nghiên cứu cơ bản về AI.

Khi ChatGPT của OpenAI xuất hiện, cho thấy tiềm năng phá vỡ các rào cản bị kiểm duyệt hoặc bưng bít từ giáo dục, tin tức đến dịch vụ… cho nên Trung Quốc đã ra chỉ thị là muốn phát triển các ChatGPT cây nhà lá vườn của mình. Không chỉ để đảm bảo quyền kiểm soát các dữ liệu truyền qua các công cụ đó, mà còn để tạo ra các sản phẩm AI đặc thù văn hóa và chính trị của chủ nghĩa cộng sản.

Lê Huyền Ái Mỹ - Bí thư với ChatGPT!

 

Hôm nay, trong cuộc gặp mặt “tinh hoa” báo đài thành phố, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên có đề cập đến ChatGPT. Ông nhấn mạnh: “Các nhà báo cần viết nhanh hơn, truyền cảm hứng hơn, song điều quan trọng là không gì có thể thay thế được quan điểm cá nhân, ý thức chính trị và tính chuyên nghiệp”.

Đúng cả mà cũng… khó đến khó tả, thưa Bí thư,

Bởi, thường tin tức thông tấn thì tiêu chí nhanh là đầu tiên, nhưng nhanh mà phải đúng nội dung, trúng câu cú, ngữ pháp. Nội dung của nhiều cuộc họp (cho báo chí dự) ở ta, trong cùng một lĩnh vực cứ na ná nhau về các phần báo cáo, ý kiến phát biểu, kết luận chỉ đạo. Do đó, ở cấp độ thu thập dữ liệu và tạo văn bản (đơn giản) thì ChatGPT - với bộ dữ liệu ban đầu do OpenAI dựng sẵn (300 tỉ từ), rất dễ cho phóng viên ta “ngửi khói”; kể cả động tác share tin “ngay và luôn” cũng khó giải cứu.

Mạc Văn Trang - Thú vị Nguyễn Văn Nên

 

TPO cho biết: Sáng 07/02/2023, Thành ủy TPHCM đã tổ chức buổi họp mặt, lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên các cơ quan báo chí, xuất bản trên địa bàn thành phố mừng xuân Quý Mão 2023. Đến dự có ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy TPHCM, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM.

Ông Nên không đọc bài Thư ký viết sẵn rồi CLMV… hay nói như ông Tướng Tuyên giáo: Phải “đấu tranh một mất một còn” trên không gian mạng 24/24 với “các thế lực thù địch”…Không chỉ thị cho báo chí như Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Báo chí phải làm ngược và vừa làm giống, vừa làm khác với mạng xã hội”…

Ông Nên nói về nhiệm vụ của báo chí phục vụ người dân một cách thiết thực, kịp thời, phản ánh tâm tư nguyện vọng của người dân. Không thấy hô hào “chống thế lực thù địch”...

vendredi 3 février 2023

Đỗ Duy Ngọc - Sam Altman và ChatGPT

 

Mấy hôm rày báo chí trong và ngoài nước nói nhiều về Sam Altman, chàng trai sinh năm 1985, người sản sinh ra cái gọi là ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer).

Đó là một loại trí tuệ nhân tạo, nó là kho kiến thức đầy ắp, nó là nơi trả lời cho bạn bất cứ vấn đề gì bạn đang thắc mắc. Tuy nhiên, có thể là do vấn đề ngôn ngữ, nhất là những từ ngữ không có trong từ điển, những tiếng lóng, cho nên đôi khi câu trả lời tiếng Việt của nó trật chìa, kiểu ông nọ cắm cằm bà kia.

ChatGPT đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng nhờ khả năng trả lời câu hỏi một cách chi tiết và nhanh chóng. Người dùng có thể đặt các câu hỏi để ChatGPT trả lời, hoặc đưa ra những yêu cầu để công cụ này đáp ứng. Chẳng hạn yêu cầu soạn thảo một email xin việc hoặc kể một câu chuyện, viết một đoạn văn hoặc thậm chí viết những đoạn mã lập trình theo yêu cầu của người dùng. Tuy vậy, các chuyên gia đánh giá ChatGPT còn thiếu nhiều kỹ năng cần thiết để có thể thay thế các lập trình viên, đặc biệt kỹ năng phối hợp và làm việc theo nhóm.