1.
Thái tử Saudi Arabia, Mohammed bin Salman, người chắc chắn kế vị ngai vàng đã
từ chối lời mời tham dự Thượng đỉnh BRICS 2024 tại Nga từ Tổng thống Putin.
Saudi
Arabia chỉ cử Bộ trưởng Ngoại giao tham dự. Đồng thời, Thái tử còn đe dọa sẽ hạ
giá dầu xuống còn 50 đô la/thùng nhằm đối phó với việc Nga liên tục gia tăng sản
lượng dầu mà bất chấp các thỏa thuận.
Nếu
điều này xảy ra, Nga sẽ sụp đổ - theo các chuyên gia.
Nước
Nga có tổng cộng 45 nhà máy lọc dầu các loại. Trong đó:
-
30 nhà máy lọc dầu lớn.
-
15 nhà máy lọc dầu nhỏ, chiếm tỉ trọng không đáng kể.
Trong
hai tháng qua, đặc biệt là hai tuần qua có đến 12 nhà máy lọc dầu xếp loại lớn
nhất của Nga đã bị UAV của Ukraine tấn công banh chành. Và mục tiêu hiện nay
của Ukraine chỉ nhắm vào danh sách 30 nhà máy lọc dầu lớn này.
Sáng nay, 16/03 tại vùng Samara của Nga,
UAV đã tấn công thành công cùng lúc vào hai nhà máy lọc dầu.
Theo truyền thông Nga, vụ tấn công xảy ra
lúc 6 giờ sáng giờ địa phương. Máy bay không người lái đầu tiên tấn công khu vực
của nhà máy lọc dầu ở Syzran. Một đám cháy bắt đầu từ đó. Hiện tại, đám cháy chừng
500 m2 và có thể lan rộng hơn nữa. Lực lượng ứng cứu khẩn cấp đã có mặt để xử
lý.
Cùng lúc đó, một số máy bay không người
lái khác đã tấn công vào Nhà máy lọc dầu Novokuibyshiv. Vụ nổ và lửa cũng đã
bùng lớn ở đó. Có vẻ như ngọn lửa đã được dập tắt sau nửa giờ.
Mười bốn tàu dầu chở 10 triệu thùng dầu của
Nga đã bị “mắc cạn” ngoài khơi Hàn Quốc đã vài tuần và vẫn chưa được bán, do lệnh
trừng phạt của Mỹ cũng như vướng các vấn đề thanh toán.
Ở một diễn biến khác: Nepal yêu Nga trả lại
những người Nepal mà Nga tuyển dụng đánh thuê cho cuộc chiến ở Ukraine, và bồi
thường cho những người đã chết
Moscow tiếp tục chiêu mộ không chỉ những
người nước ngoài mang quốc tịch Nga, mà còn tìm kiếm người ở các quốc gia khác
để chiến đấu cho "thế giới Nga".
Hầu như mọi người đang chú tâm tới cuộc
chiến ở Ukraine, hoặc sự căng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Cộng – Đài Loan và
Hoa Kỳ. Xa hơn là Iran đang chế tạo bom nguyên tử.
Nhưng ít người chú ý hoặc không biết là
Hoa Kỳ đang kiểm soát khoảng 1/3 lãnh thổ phía bắc của Syria. Đây là khu vực
các mỏ dầu lửa dày đặc nhứt của Syria, đã từng bị khủng bố IS chiếm đóng và
khai thác dầu để bán lấy tiền mua đồ chơi.
Trong khu vực chiếm đóng này có hàng chục
căn cứ quân sự lớn nhỏ của 900 lính Biệt Kích Mỹ và mấy trăm nhân viên dân sự Mỹ
phụ trách tình báo và kỹ thuật. Có cả sân bay lớn và dài cho vận tải cơ khổng lồ
C-17 đáp. Để yểm trợ cho các căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Syria là do các căn cứ
quân sự khác của Mỹ ở Iraq đảm trách.
Trước
âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch phương Tây áp đặt giá trần lên dầu thô
của Nga, với mục địch làm mất uy tín đồng chí Putin kính mến và làm suy yếu
kinh tế nước Nga vĩ đại.
Điện
Kremlin đã đi trước một bước là chủ động hạ giá dầu của mình, cụ thể là dầu
Urals chỉ còn 51 USD/thùng trong suốt tuần qua.
Và
mãi đến hôm nay, ngày 02/12, EU mới chốt và thông qua được giá trần áp đặt lên
dầu thô của Nga là 60 USD/thùng. Đây là một bước đi táo bạo mà không chỉ khiến
EU bất ngờ mà thế giới cũng ngã ngửa, không kịp trở tay.
Đó là những thành quả nho nhỏ giúp
chuyến đi của Tổng thống Joe Biden qua Saudi Arabia không hoàn toàn vô ích, dù
phải chịu “đụng tay” với Mohammed bin Salman, người mà ông đã chửi không tiếc
lời.
Tòa
Bạch Ốc loan tin chuyến đi Trung Đông của Tổng thống Joe Biden đã có kết quả:
Saudi Arabia sẽ tăng số lượng dầu sản xuất mỗi ngày từ 10 triệu lên 13 triệu
thùng! Nhưng con số 13 triệu này sẽ phải đợi đến năm 2027!
Ngoại
trưởng Saudi, Faisal bin Farhan Al-Saud, nhắc lại rằng việc gia tăng số lượng
dầu đều là quyết định chung của khối các nước dầu lửa OPEC, cùng với nước Nga.
Saudi không tỏ ra muốn giúp ông tổng thống Mỹ hạ giá xăng ở Mỹ.
Chiến tranh ở Ukraina, đảng Xã Hội thỏa thuận với phe cực tả Pháp,
nắng nóng khủng khiếp ở Ấn Độ là các chủ đề được báo chí Pháp bàn luận
nhiều nhất hôm nay 05/05/2022. Trước hết là cuộc giải cứu lần đầu tiên
các thường dân kẹt lại trong địa ngục Mariupol, kết quả cuộc thương
lượng giữa tổng thư ký Liên Hiệp Quốc với Vladimir Putin. Hơn 100 người
hôm thứ Ba 03/05 đã đến được thành phố Zaporijia.
Địa ngục Mariupol, nơi Nga sẽ cho diễu hành « mừng giải phóng »?
Những
người sống sót ở nhà máy Azovstal, cứ điểm cuối cùng của kháng chiến
quân ở Mariupol, từ hai tháng qua sống dưới lòng đất, hy vọng được trông
thấy ánh mặt trời dần tàn lụi với những quả bom làm rung chuyển căn
hầm. Dù sao họ cũng phần nào may mắn hơn cư dân trung tâm thành phố hàng
ngày hứng chịu đủ loại hỏa tiễn, số người thiệt mạng ước tính lên đến
20.000. Hầu hết những người đến trú ẩn trong những boong-ke Azovstal là
cha mẹ của công nhân nhà máy, số khác là thân nhân những chiến binh
Mariupol.
Giá
dầu hôm nay đã quay đầu, chỉ cần có thông tin là sẽ tăng sản lượng khai thác để
bù vào thiếu hụt từ Nga. Điều đó cho thấy mạng sống của nước Nga quá mong manh,
chỉ qua một vài lượt đàm phán của OPEC và Mỹ.
Anh
em nhớ lại là Liên Xô cũng từng là cường quốc dầu mỏ mà vẫn tèo. Tây Âu vẫn
từng sống khỏe qua chiến tranh lạnh mà không cần dầu từ Liên Xô (vì hai bên
không quan hệ với nhau). Sự phụ thuộc dầu mỏ của EU mới từ giai đoạn Nga và
phương Tây hội nhập mà thôi.
Hiện
tại EU có thể chưa sẵn sàng cắt ngay nguồn dầu từ Nga được. Nhưng rõ ràng họ đã
từng sống khỏe từ trước những năm 80, nên bây giờ họ cũng có thể sống như vậy
được. Và EU cũng đang có kế hoạch giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
« Con rắn đen » dài đến 1.500 kilomet lẽ ra sẽ chạy từ tỉnh Alberta
thuộc miền tây Canada, đi qua Dakota và Montana rồi đến Nebraska, tại
đây sẽ nối với một hệ thống ống dẫn dầu đã có theo trục bắc nam. Ngoài
việc hủy bỏ Keystone XL, nước Mỹ của ông Joe Biden lại tham gia hiệp ước
khí hậu Paris, hạn chế việc khoan dầu tại những vùng đất thuộc Nhà nước
liên bang, đội xe 645.000 chiếc của chính phủ sẽ phải « hoàn toàn là xe
điện » trong những năm tới…
Mới cách đây một năm, có rất ít nhà
hoạt động sinh thái tin tưởng vào chính khách sinh ở Scranton, thủ phủ
than đá của Pennsylvania. Nhưng Biden chịu áp lực của cánh tả trong đảng
Dân Chủ, đặc biệt là phong trào Sunrise, một nhóm trẻ đầy tham vọng đấu
tranh cho « Green New Deal ». Nhà quan sát Max Friedman, thuộc American
University ở Washington nhận xét : « Đảng Dân Chủ đã ngã sang tả
dưới tác động của giới trẻ, và nay Biden biết rằng phải tỏ ra cấp tiến
về vấn đề này hơn cả Obama ».
Hôm 17 Tháng Chín, lãnh tụ tối cao Iran tuyên bố sẽ “không có cuộc
đàm phán nào với Hoa Kỳ ở bất kỳ cấp độ nào.” Do đó, Tổng Thống Trump phải trả
đũa Iran. Trong hình, bức hình Lãnh Đạo Tối Cao Iran là Giáo Chủ Ayatollah Ali
Khamenei (trái) và cựu Lãnh Đạo Tối Cao Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini (phải)
trên tường ở thủ đô Tehran, Iran, hôm 7 Tháng Chín, 2019. (Hình: Atta
Kenare/AFP/Getty Images)
(Người Việt 20/09/2019)Iran chủ mưu vụ tấn công vào mấy nhà máy
lọc dầu của Ả Rập Saudi để thử coi nước Mỹ sẽ phản ứng thế nào.
Nước Mỹ có thể làm một châm ngôn nổi tiếng
của Tổng Thống Teddy Roosevelt: “Miệng nói nhẹ nhàng nhưng tay cầm một cây gậy
thật lớn” (Speak softly and carry a big stick). Tổng Thống Donald Trump hiện
đang theo cách khác: Nói rất mạnh nhưng không muốn chiến tranh.
Nhưng ông Trump sẽ phải đổi. Nếu không,
các nước Ả Rập theo Hồi Giáo Sun Ni với những mỏ dầu lửa mênh mang sẽ nghĩ rằng
thời kỳ dựa vào sự bảo vệ của Mỹ đang chấm dứt; từ nay mạnh ai nấy lo.
Tướng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Kenneth
F. McKenzie Jr. (thứ bảy, trái) xem vũ khí Iran bị lực lượng Saudi bắt giữ từ
phiến quân Huthi của Yemen, trong chuyến thăm căn cứ quân sự ở al-Kharj ở miền
Trung Ả Rập Saudi hôm 18 Tháng Bảy, 2019. (Hình: Fayez Nureldine/AFP/Getty
Images)
(Người Việt 17/09/2019)Nước Mỹ đang bị lôi vào một cuộc tranh
chấp giữa hai giáo phái Hồi Giáo: Sun Ni và Shi A ở vùng Trung Đông.
Từ đầu thế kỷ trước, Mỹ vẫn ủng hộ vương
triều Á Rập Saudi, theo phái Sun Ni, trong cuộc tranh chấp giữa nước này và
Iran, nước dẫn đầu khối tín đồ phái Shi A. Hiện hai nước Hồi Giáo lớn ở Trung
Đông đang cạnh tranh nhau trên nhiều mặt trận.
Tại Syria, Iran ủng hộ chính quyền Assad
(thuộc thiểu số Shi A ở nước này) trong khi Saudi giúp các nhóm Sun Ni chống đối.
Tại Lebanon, Iran nuôi dưỡng lực lượng Hezbollah theo phái Shi A, còn Saudi
giúp chính quyền cùng phái Sun Ni. Tại Iraq nơi đa số dân theo phái Shi A, cả
hai nước cùng công nhận chính quyền do Mỹ lập nên nhưng Iran hỗ trợ những nhóm
dân quân Shi A ngoài chính quyền.
Đường đi của tàu Hải Dương Địa Chất 8 Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong hai ngày 16 và 17/07/2019, do GS Ryan Martinson ghi nhận.
Giặc lại đến nhà...
(Reuters 17/07/2019)Các tàu Việt Nam và Trung Quốc từ
nhiều tuần qua đang gờm nhau tại một lô dầu ngoài khơi vùng biển tranh chấp ở
Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hai think-tank tại
Washington hôm nay 17/07/2019 cho biết như trên.
« Đường lưỡi bò » bao trùm phần lớn Biển Đông mà
Trung Quốc yêu sách chủ quyền, kể cả một phần lớn thềm lục địa Việt Nam, nơi có
các lô dầu khí được khai thác.
Hải Dương Địa Chất 8, một tàu của Cục điều tra địa chất
Trung Quốc (CGS) hôm thứ Hai 15/7 đã hoàn tất chuyến nghiên cứu 12 ngày gần
quần đảo Trường Sa, theo như hai báo cáo khác nhau của Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược Quốc tế (CSIS) và Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Hiện đại (C4ADS).
Một trong số các lô dầu được Việt Nam nghiên cứu và nhượng
quyền cho công ty Tây Ban Nha Repsol (REP.MC), năm ngoái và năm 2017 đành phải
ngưng hoạt động trong vùng biển của Việt Nam, dưới sức ép của Trung Quốc.
Một giàn khoan dầu ở giếng Soroush của Iran trên vịnh Péc-xích. Ảnh tư liệu chụp ngày 25/07/2005.
Các bài học cần rút ra từ ngày lễ Lao động 1/5 vừa
qua, ảnh hưởng của các nghiệp đoàn lên giới công chức, vụ những người
biểu tình đột nhập vào bệnh viện La Pitié-Salpétrière, các nhà hát Opéra
tại Pháp, sức mua....là tựa chính các báo Paris hôm nay. Về thời sự
quốc tế, tình hình Venezuela và Iran được bàn luận nhiều nhất.
Suy thoái, lạm phát đang chờ
Còn tại Trung Đông, Libération nhận định « Trừng phạt Iran : Phương pháp thô bạo của Trump », Les Echos nói về « Cú siết cuối cùng của Hoa Kỳ lên dầu lửa Iran », « Washington gia tăng áp lực lên Iran », theo Le Monde.
Hôm qua Hoa Kỳ thông báo không còn đặc miễn cho bất kỳ nước nào để mua
dầu của Iran. Sự bóp nghẹt này có thể làm lạm phát của Iran lên đến 37%
và tạo ra suy thoái ở mức kỷ lục.
Trong số 8 nước trước đây còn
được mua, Ấn Độ lập tức ngưng, Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị Mỹ suy nghĩ lại, còn
Đài Loan, Ý, Hy Lạp thì đã ngưng giao dịch trước đó. Bắc Kinh vốn mua
của Iran 580.000 thùng dầu/ngày trong năm ngoái, mạnh mẽ tố cáo
Washington, nói rằng không chấp nhận tuân lệnh Mỹ, nhưng Teheran chẳng
nhận được đơn đặt hàng nào trong tháng Năm của Trung Quốc cũng như các
nước khác.
Nguyễn Xuân Sơn ra tòa trong vụ Đinh La Thăng. Ảnh TTXVN
Từ ngày 6 -10/7/2015, Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng
viếng thăm Hoa Kỳ. Tháp tùng, có Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (gọi tắt chủ tịch PVN) là “đệ ruột” của bộ trưởng
Giao thông Vận tải Đinh La Thăng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Lúc đó mạng xã hội bình loạn... xạ. Phe ủng hộ ông Trọng nói, ông cho Sơn đi
tháp tùng là thua Ba Dũng rồi. Phe Ba Dũng thì ngạo nghễ cho rằng Sơn lãnh
trọng trách ký kết với các tập đoàn dầu khí của Mỹ, mang ngoại tệ về cứu ngân
sách.
Nguyễn Xuân Sơn là ai? Hắn là Tổng giám đốc OceanBank (tháng 12/2008 - 11/2010)
được Đinh La Thăng (chủ tịch PVN) đem 800 tỉ đồng (36 triệu USD) của PVN đầu tư
vào OceanBank rồi mất trắng.
Khai thác dầu lửa từ mỏ Bạch Hổ ở ngoài khơi Vũng Tàu.
Theo báo Nhật Nikkei Asian Review hôm
08/02/2019, một công ty liên doanh dầu khí giữa Việt Nam và Nga bắt đầu
sản xuất dầu thô trên một địa điểm mới tại Biển Đông. Dự án này sẽ mang
lại trên 1 tỉ đô la cho Hà Nội từ nay đến năm 2032.
Công
ty Vietsovpetro là liên doanh giữa tập đoàn quốc doanh PetroVietnam và
Nga, hoạt động tại một mỏ dầu cách bờ biển phía nam của Việt Nam 160 km.
Địa điểm này nằm gần mỏ dầu lớn nhất Việt Nam là Bạch Hổ, cũng do
Vietsovpetro khai thác, nhưng nằm bên ngoài « đường lưỡi bò » do Bắc
Kinh tự vẽ để yêu sách chủ quyền Biển Đông.
Một người dân Venezuelan cầm tấm bảng ghi "Cần viện trợ nhân đạo
ngay", ở phía trước trạm kiểm soát biên giới Tienditas, tại Cucuta,
Colombia. Ảnh chụp ngày 06/02/2019.
Thủ lãnh đối lập Venezuela,
ông Juan Guaido hôm 06/02/2019 yêu cầu quân đội không ngăn chận viện trợ
nhân đạo quốc tế gồm thực phẩm và dược phẩm, mà Quốc hội đã thông qua
kế hoạch phân phối. Hàng
viện trợ phải được đưa qua ba địa điểm biên giới với Colombia, Brazil
và một đảo Caribê, nhưng ông Nicolas Maduro nhất quyết không cho đi vào
lãnh thổ Venezuela.
Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille gởi về bài phóng sự cho biết ý kiến của một số người dân tại chỗ :
«
Đó là một mặt trận mới mở ra tại Venezuela. Trên 65 triệu đô la viện
trợ nhân đạo đã được cung cấp, chủ yếu từ Hoa Kỳ, Canada và Liên hiệp
Châu Âu. Hàng cứu trợ hiện đã đến Colombia, nhưng chính quyền Maduro đã
phong tỏa nhiều cây cầu để ngăn cản việc chở hàng qua biên giới.
Các thiết bị khoan dầu ở Cabimas, Venezuela. Ảnh chụp ngày 29/01/2019.
Venezuela, Hoa Vi, đó là hai hồ sơ chính của các báo Pháp hôm nay 30/01/2019, bên cạnh đó là việc đánh thuế GAFA. Le Figaro nhận định « Washington tìm cách bóp nghẹt Caracas » : Venezuela không còn có thể xuất khẩu dầu lửa qua khách hàng chính yếu và hầu như duy nhất, đó là Mỹ.
Cấm vận dầu lửa Venezuela : Mỹ đã tung đại pháo
Washington đã quyết định tung ra vũ khí hạng nặng để chống lại chế độ
Nicolas Maduro. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin loan báo sẽ phong
tỏa tất cả tài sản của tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA, và mọi khoản
tiền chi trả mua dầu từ nay sẽ chuyển vào một tài khoản được đóng băng.
Số tiền mua dầu trong năm nay là khoảng 11 tỉ đô la, và tài sản của
PDVSA tại Hoa Kỳ khoảng 7 tỉ đô la.
Tổng thống Maduro giận dữ tuyên bố quyết định của Mỹ là « bất hợp pháp, đơn phương, vô đạo đức, đáng lên án », là « lời kêu gọi thẳng thừng làm đảo chính ». Về phía ông Juan Guaido loan báo sẽ bổ nhiệm một ban giám đốc mới cho tập đoàn dầu khí để «
thu hồi một ngành kỹ nghệ đang trong tình trạng thê thảm. Mục đích là
nhằm tránh một khi rời quyền lực, những kẻ đã vơ vét mọi thứ ở Venezuela
có thể đánh cắp những đồng bạc cuối cùng ».