Affichage des articles dont le libellé est Giáo dục. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Giáo dục. Afficher tous les articles

jeudi 21 novembre 2024

Thái Hạo - Một môn hai thầy!

 

Đó là chuyện cách đây đã vài năm, khi tôi tình cờ gặp con của một người bạn, ngoài học chính khóa, cũng chỉ môn đó, cháu phải đi học thêm hai thầy.

Hỏi vì sao phải học lắm thế, thì được biết rằng, học ở nhà với thầy giáo chủ nhiệm là học để “đủ nghĩa vụ” – nếu không sợ sẽ bị đì. Còn thầy giáo bên ngoài là học để có kiến thức.

Chưa hết, ngoài hai "trận học” như trên, nhà trường còn tổ chức dạy thêm, cũng môn đó. Và gắn cho nó những cái tên trá hình như “phụ đạo”,  “tăng cường”, “bồi dưỡng”, “câu lạc bộ”...

Nguyễn văn Sâm - Nghề Thầy

 

Trong đời đi dạy học, tôi có rất nhiều học trò từ nửa thế kỷ trước như học trò Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho, Pétrus Ký Saigon hay học trò Văn Khoa, và sau này là lớp học trò nhí của trường Tiểu học bên Mỹ.

Tất cả đến nay tuổi đời suýt soát 60-70, đều đã thành đạt trong cuộc sống. Nếu có rải rác đâu đó những người không thành công thì chắc cũng đã thành nhân, đã sống cuộc đời đàng hoàng tử tế. Tôi luôn tin tưởng vào số học trò ngày xưa của mình, vì họ đã được hưởng một nền tảng giáo dục rất nhân bản trong chế độ cũ.

Nhưng có lẽ nhờ được làm thầy nên ngoài số đông học trò "thứ thiệt - học trò ruột", tôi còn có không ít học trò mà tôi chưa bao giờ dạy họ lần nào, nhưng họ vẫn gọi  tôi bằng thầy với lòng quý mến trong sự giao tiếp.

Nguyên Tống - Chuyện bây giờ mới kể, nhân ngày Hiến chương các Nhà Giáo

 

Mình cũng từng làm thầy giáo, đứng trên bục giảng hẳn hoi chứ không phải là chỉ là “thầy” danh nghĩa mà nhân viên hay gọi đâu nhé.

Khoảng đầu những năm 1990, mình ở Nga về, đi học thêm tiếng Anh buổi tối ở trung tâm của trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ mở. Trung tâm tên gì quên mất rồi, chỉ nhớ là ở Trưởng trung học Tây Sơn, nằm trên phố Trần Nhân Tông đoạn giao với phố Quang Trung, đối diện công viên Lênin (Hà Nội).

Mấy anh bạn mình tốt nghiệp tiếng Anh ra, đang dạy thêm ở đây nên giới thiệu mình đến học. Giáo trình Streamline, tuần ba buổi, học 6 tháng bằng A thì lên B, 6 tháng nữa thì lên C.

mercredi 20 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Bụi đen giấy trắng

Sau năm 1975, tình Thầy Trò Miền Nam bị cơn bão ập tới

Đồng lương đủ nuôi vợ con thành đồng lương chết đói

Bốc lột tàn nhẫn tấm lòng, công sức Thầy Cô

Thầy Cô không còn làm chủ học đường, lớp học,

            Chỉ là cây roi trong tay kẻ có quyền

            Thầy Cô mất vai trò giáo dục

Nguyễn Văn Tuấn - Nên lấy ngày nào làm Ngày Nhà Giáo Việt Nam ?

 

Hôm nay (20/11) là Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Nhưng lịch sử của ngày này thì có vẻ chẳng liên quan gì đến nhà giáo Việt Nam.

Năm 1949, ở Warszawa (Ba Lan). Một hội nghị của Tổ chức "Word Federation of Teachers Unions", viết tắt theo tiếng Pháp là FISE (có thể dịch là Liên Đoàn Nhà Giáo Thế Giới) diễn ra [1].

FISE công bố một tuyên ngôn nhan đề "Hiến Chương Nhà Giáo". Bản hiến chương đó có nội dung đấu tranh chống nền giáo dục tư sản và xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhà giáo xã hội chủ nghĩa.

Nguyễn Đình Bổn - Không hề có nghề cao quý nhất!

 

Ngày 20.11, là ngày "Nhà giáo Việt Nam", một số báo chí, bạn Facebook lại trích lời ông Phạm Văn Đồng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý".

Thực ra, nếu bỏ qua những tính toán chính trị và phô trương, tôi cho rằng trên bình diện quốc gia có một ngày để suy ngẫm, hàm ơn về người Thầy (ở nghĩa rộng) trong cuộc đời của mỗi con người là cần thiết.

Nhưng làm gì có cái nghề nào cao quý hơn nghề nào?

Lê Nhàn - Tại sao bác sĩ được mở phòng khám còn giáo viên không được dạy thêm ?

 

Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều thầy cô. Đáng lẽ chúng ta được trả một mức lương đủ sống, không phải trầy trật để lo kiếm ăn bên ngoài.

Đồng nghiệp của mình có khi đi cả tuần không về nhà vì giờ hành chính làm ở bệnh viện, sau đó lại đi trực cho bệnh viện tư, sáng hôm sau về làm ở bệnh viện, cứ thế, không có thời gian về nhà. Khi họ đủ thời gian hành nghề quy định tại bệnh viện thì sẽ được mở phòng khám để khám ngoài giờ.

Bác sĩ mở phòng khám đã giảm tải cho bệnh viện rất nhiều, giải quyết các ca bệnh nhân mà họ không có thời gian để đi khám bệnh giờ hành chính.

Võ Khánh Tuyên - Kín và hở!

 

Buổi chiều mấy lúc rảnh rỗi đi bộ tập thể dục cho giãn gân cốt, thế là tôi "điểm danh" được cỡ chục tụ điểm "không hợp pháp" nhưng cũng không đến nỗi ...phạm pháp.

Đó là những phần nhà với khoảng phòng trước, cửa chỉ mở he hé. Cánh cửa nào có khoảng hở thì được che bằng những tấm bạt hoặc những miếng vải che chắn tầm nhìn từ bên ngoài.

Lúc đầu tò mò không hiểu chuyện gì, dòm vào thì thấy trên tường có gắn tấm bảng, thấy có "một người lớn" - nam hoặc nữ - đang viết viết vẽ vẽ mấy con chữ hay con số. Phía dưới là mấy em nhỏ đang hí hoáy viết theo, lâu lâu nghểnh cổ ngó lên bảng.

Hoàng Nguyên Vũ - 20/11: Kính mong các thầy cô luôn được yêu quý, kính trọng!

 

"Tôn sư trọng đạo" không chỉ là truyền thống, mà là một giá trị của dân tộc. Điều này không phải chỉ đề cao vai trò của người thầy, mà còn thể hiện cái lễ, cái nghĩa, cái đạo, cái văn cần có trong cốt cách của con người.

Cuộc sống hôm nay dù hơi "âu hóa", nhiều giá trị hòa chung với thế giới khi thế giới đã phẳng bằng công nghệ, thì cũng không thể làm loãng cái giá trị cốt lõi "tôn sư trọng đạo" của dân tộc mình.

Điều này cũng là áp lực cho cả hai.

Võ Xuân Sơn - Ngày vinh danh

 

Năm 1966, tôi vô lớp 1. Ngày 20/11 năm ấy, tôi đến trường chúc mừng các thầy cô. Các thầy cô hết sức bất ngờ, vì ngoài các thầy cô, thì hầu như tất cả học sinh và phụ huynh học sinh ở khu vực đó chưa ai biết đến ngày này.

Kể từ đó, hàng năm, ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức trên miền Bắc, và từ năm 1975, ngày này được tổ chức trên cả nước. Có thể nói năm sau tổ chức lớn hơn năm trước. Càng về sau, càng có nhiều hình thức tri ân thiết thực hơn, màu mè hơn, tốn kém hơn.

Những năm trước dịch, có lẽ một trong những ngày hoa được bán nhiều nhất trong năm là ngày 20/11. Một trong những ngày kẹt xe nhiều nhất trong năm trên đường phố của thành phố Hồ Chí Minh, cũng là ngày 20/11. Thế nhưng, tỉ lệ nghịch với cách tổ chức ngày càng rình rang, tốn kém, ngày càng màu mè, kèm theo cả sự thực dụng, là sự xuống cấp của giáo dục.

samedi 16 novembre 2024

Thái Hạo - Giáo dục: Không khó


Tôi cho là thế. Đầu tiên phải xác định rõ mục tiêu: Học để làm gì, được gì.

Học để khỏe, để vui, để có những kiến thức hữu ích, để biết làm những việc thiết thực, học để trở thành một con người biết tư duy, có viễn kiến và xác lập các giá trị nền tảng của văn minh. Cứ chiếu vào đó, cái nào chưa có thì thêm vào, cái nào vô ích thì bỏ đi. Những kiến thức hàn lâm, xa rời thực tế và cả đời không dùng đến, hãy loại trừ.

Thể dục thể thao, các hoạt động văn hóa nghệ thuật phải được đặt lên vị trí quan trọng. Chú trọng đến thực hành, làm việc nhóm, tạo ra sản phẩm, tổ chức trường học thành một xã hội sống động chứ không phải chỉ là nơi nhồi kiến thức giáo điều. Biết và thực hành các quyền công dân, quyền con người thông qua thực hành dân chủ trong trường học, trên cơ sở giá trị tiến bộ của thế giới.

vendredi 15 novembre 2024

Mai Bá Kiếm - Phải học phép ứng xử lịch lãm khi ra nước ngoài

Trước khi qua Mỹ học lái máy bay (từ 11/11/1973 đến 13/3/1975), trường Sinh ngữ quân đội Gò Vấp đã dạy chúng tôi mấy buổi về tập quán của người Mỹ và cách giao tiếp văn minh lịch sự.

Khi qua trường bay Hondo (dạy lái máy bay hạng nhẹ T.41), thiếu tá Duy là sĩ quan liên lạc (liaison officer) quản lý chúng tôi. Số là trường bay Mỹ không có quyền phạt chúng tôi khi vi phạm kỷ luật, dù có quyền đuổi chúng tôi về nước, nếu không chịu học hay thi rớt. Thiếu tá Duy thường phạt chúng tôi đứng nghiêm ngoài nắng nhiều giờ (không phạt hít đất, nhảy xổm).

Thiếu tá Duy là phi công máy bay quan sát, người Bắc di cư rất nghiêm khắc, đã huấn thị về cách ăn, ở, sinh hoạt và học hành, rồi kích thích lòng tự trọng chúng tôi bằng kết luận: “Các anh là hình ảnh của người Việt trong mắt người Mỹ qua cách cư xử. Các anh là hình ảnh của một quân nhân qua tác phong và tư cách thể hiện. Cuối cùng, các anh là một phi công tương lai phải giữ nét phong lưu của mình”.

jeudi 7 novembre 2024

Hà Phan - Bộ trưởng hai không!


Hai năm trước, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn đăng đàn thừa nhận mình như một vị tướng ra trận không lính, không cả vũ khí!

Thầy cảm thán thế vì hai thứ quan trọng nhất của ngành là giáo viên và tài chính, Bộ Giáo dục không được quyết mà cũng chẳng được nắm !

Đến tận bây giờ, điều từng khiến dư luận ngỡ ngàng ngơ ngác ấy vẫn như thế! Vẫn giáo viên do Bộ Nội vụ quản lý theo ngành dọc, họ có bỏ dạy hay thiếu thốn triền miên thì Bộ Giáo dục cũng không thể tuyển vì đó là thẩm quyền của địa phương.

mercredi 6 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Lan man về câu nói của tiến sĩ Bùi Trân Phượng

Trong chương trình Diễn giả Phan Đăng, tiến sĩ Bùi Trân Phượng cho biết:

“Cái xã hội mà mình đã sống qua trước 75 là một xã hội mà mình đã không đồng tình với nó về nhiều mặt rất cơ bản. Mình là người đã tham gia cuộc đấu tranh chống lại xã hội đó, chính quyền đó. Nhưng mà, đứng về mặt học hành thì cái môi trường xã hội đó nó vẫn tốt hơn cho việc học của mình gấp triệu lần so với cái môi trường mà mình chứng kiến từ năm 75 đến nay”.

Câu nói đó gợi nhiều điều trong ký ức và suy nghĩ.

1) Trước năm 1975 tôi chỉ đi học: tiểu học, trung học rồi đại học. Nhận được sự giáo dục khai phóng trong một chế độ tự do, tôi có nhiều suy nghĩ về xã hội mình sống. Và cũng nhiều lần trình bày quan điểm của mình trước lớp hay trước một tập thể. 

mardi 5 novembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Nỗi buồn thế hệ

Có lẽ nhiều người biết đến bà tiến sĩ Bùi Trân Phượng, nhà quản lý giáo dục, Nhà khoa học Việt Nam, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen. Bà được xem là tiếp nối triển khai triết lý giáo dục Nhân bản- Dân tộc- Khai phóng trước đây.

Trong một talk show cùng diễn giả Phan Đăng, bà đã cho rằng mình may mắn khi được thụ hưởng môi trường gia đình-nhà trường-xã hội mà bây giờ các bạn trẻ không có được. Đỉnh điểm là câu nói (từ 3 phút 52):

"Cái xã hội mà mình đã sống qua trước 75 là một xã hội mà mình đã không đồng tình với nó về nhiều mặt rất cơ bản.

Lâm Bình Duy Nhiên - Cái Dũng của người làm giáo dục


Từ khá lâu, nhiều người khen ngợi hay tỏ vẻ khâm phục bà Bùi Trân Phượng (nguyên hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen). Nhưng riêng cá nhân, tôi lại thấy bà là người đi hai hàng, gió chiều nào, theo chiều ấy!

Ở bà, thỉnh thoảng có vài nhận xét, được cho là cấp tiến hay mang tính phản biện về nền giáo dục nước nhà. Nhưng nó chỉ lưng chừng, úp úp mở mở và bà ta chẳng dám chỉ trích thẳng nhà nước.

Bà được cho là “nhà quản lý giáo dục giỏi” của Việt Nam và từng được đi du học tại Pháp dưới thời Việt Nam Cộng Hòa ! (À, cũng chính chế độ này cho bà học bổng và cơ hội du học tại nước ngoài).

lundi 4 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Việt Nam xây dựng nền tự chủ đại học được không ?

Ý chính : Tự chủ Đại học rất có lợi cho việc phát triển quốc gia. Xây dựng Tự chủ Đại học cho Việt Nam khó nhưng khả thi. Vấn đề là: Việt Nam có quyết tâm xây dựng nền Tự chủ Đại học như thế giới không?

Từ Tự Chủ Đại Học gần đây được báo chí nhắc tới như cái đích mà các trường đại học Việt Nam hướng tới. Khái niệm này trước năm 1975 được Miền Nam gọi là Tự trị Đại học và được áp dụng một cách nghiêm túc. Bài viết về vấn đề chuyên môn này dài, xin lược lại. 

A- Khái niệm tự chủ đại học qua những thế kỷ (Lịch sử và triết lý Tự chủ Đại học)

Dương Quốc Chính - Hồng vệ binh

Hôm qua đến giờ mình thấy một loạt page lên bài đăng mấy cái ảnh các cháu trẻ trâu làm mấy hành vi phản cảm trước lá cờ ba sọc ở bảo tàng lịch sử quân đội mới xây.

Mình để ý lâu nay đám bò đỏ cuồng dại nhất thường chính là đám trẻ trâu ở lứa tuổi học sinh. Việc các page đông mem hổ lốn đồng loạt lên bài chắc chắn là có chỉ đạo từ người mà ai cũng biết là ai đó. Không thể là ngẫu nhiên. Việc lợi dụng đám trẻ con này không hề mới, mà từ thời cách mạng văn hóa bên Tàu, mà mình đã làm video chi tiết về đám đó.

Trẻ con như tờ giấy trắng, não còn sạch tinh, nên dễ bị người lớn vẽ bậy lên. Mà dễ vẽ bậy lên nhất là chính là bố mẹ và thày cô giáo, nhân danh sự giáo dục con em mình. Đấy là sự éo le, khốn nạn nhất của xã hội này. Khi mà những người có trách nhiệm dạy học, dạy làm người, lại biến đám trẻ thành bò đỏ.

jeudi 31 octobre 2024

Nguyễn Thông - Ai phông ai bạt


Tôi cực lực phản đối việc trường Mạc Đĩnh Chi ở Sài Gòn ra đề kiểm tra Văn "Hãy viết bài văn nghị luận bàn về lối sống phông bạt của giới trẻ hiện nay".

Đó không phải là thứ đưa vào đề Văn, mà nó chỉ là chủ đề của những cuộc nói chuyện tầm phào, rảnh rỗi, buôn chuyện khi trà lá, rỗi hơi.

Làm gì có thứ văn như thế. Vậy nhưng vẫn có những tờ báo xúm vào khen là sáng tạo, đổi mới, bắt kịp những thay đổi của cuộc sống. Báo cũng tầm phào luôn.

samedi 26 octobre 2024

Trần Trung Dân - Giáo dục Việt Nam được mùa PR ngược

Ngày 9/10/24, TTO đưa tin “Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa công bố kết quả kiểm tra, rà soát điểm bài thi của thí sinh C.T.H., hội đồng thi Trường THPT Lê Hồng Phong”.

Kết quả kiểm tra, so sánh điểm bài thi của thí sinh C.T.H.: môn toán, điểm trên phiếu chấm là 4,5; điểm trên bài thi 4,5; điểm trên bảng điểm 8,0. Môn ngữ văn: điểm trên phiếu chấm 6,5; điểm trên bài thi 6,5; điểm trên bảng điểm 8,5. Môn tiếng Anh: điểm trên phiếu chấm 2,4; điểm trên bài thi 2,4; điểm trên bảng điểm 6,4.

Thành viên hồi phách, lên điểm tại hội đồng thi Trường trung học phổ thông (THPT) Lê Hồng Phong gồm cán bộ đọc điểm Ngô Thị Tuyết, cán bộ kiểm soát đọc Vũ Thị Thủy, cán bộ ghi điểm Ngô Thị Trang, cán bộ kiểm soát ghi Trần Thị Tư, đều là giáo viên Trường THPT Ngọc Lặc.