Affichage des articles dont le libellé est Cứu trợ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cứu trợ. Afficher tous les articles

mercredi 25 septembre 2024

Hoàng Quang - Chẳng lẽ sự thiện lương cũng phân chia giai cấp

 

Cũng định chẳng viết gì thêm về tình trạng quyên góp cứu trợ đồng bào vùng bão lũ. Nhưng tối qua, trong lúc chờ cơm đọc được một cái tin khiến lặng người bỏ cả bát đũa lên gác nằm.

Đó là việc trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Quận Gò Vấp, TPHCM) trong một buổi lễ đã tuyên bố chỉ có giấy khen đối với những học sinh đóng góp từ 100 nghìn đồng trở lên, còn dưới mức đó thì thôi.

Trời ạ, thời buổi nào rồi mà những người nhân danh nhà giáo suốt ngày rao giảng cho học sinh về đạo đức, lối sống, tình yêu đối với đồng loại lại có lối ứng xử kỳ quặc như vậy. Các thầy cô có biết hành động đó của họ sẽ tạo ra sự đố kỵ, ganh ghét, sự mặc cảm trong lòng mỗi đứa trẻ hay không.

mardi 24 septembre 2024

Nguyễn Hồng Lam - Nghệ sĩ, bụi bặm và đỏm dáng

 

Duy Mạnh và Tuấn Hưng, tôi đều có ngồi chung bàn với mỗi người một lần.

Gặp Duy Mạnh tại nhà một ca sĩ khác. Tuấn Hưng thì vướng chút xíu rắc rối với cảnh sát giao thông chị Huyền Thanh (biên tập viên Làn Sóng Xanh 99.9 MHz, bạn cùng lớp) nhờ tôi đến "mắng nó một tiếng". Chắc cũng hơn 20 năm rồi.

Cả hai, tôi gặp một lần rồi thôi, không có nhu cầu gặp nhiều hơn. Cả nhạc lẫn đời của họ đều không nằm trong gu nên không thích, vậy thôi.

lundi 23 septembre 2024

Hà Phan - Mượn hoa cúng Phật!

 

Hồi trước, nhiều khi có thiên tai dịch bệnh tôi cũng kêu gọi quyên góp hỗ trợ đồng bào đang gặp tai ương, khốn khó. Nhưng rồi đến ngày nhận ra rằng mình cầm tiền, quà của người khác đi trao thì người nhận toàn cám ơn, nhắc đến mình chứ hầu hết không nhớ nhà tài trợ chính!

Đấy là chưa kể, nếu được ca ngợi, tung hô, khen là người tốt, có lòng hảo tâm đại đa số mình hưởng chứ người bỏ ra tiền của đích thực chẳng mấy ai hay! Trong khi đó mình chỉ bỏ công kêu gọi tìm chỗ trao là chính.

Có thể người cho đi họ chẳng cần nhận lại những lời cám ơn, ngợi ca hay abcd gì đấy nhưng mãi rồi tôi ngày càng áy áy cứ nghĩ đến tích mượn hoa cúng Phật. Gần đây tôi cảm thấy sức mình làm được gì thì tự bỏ công sức, tiền túi ra làm.

Trung Sơn - Chuyện đi cứu trợ

 

Bão lụt dầm dề làm mình nhớ miền núi. Một dạo mình cũng năng đi lắm, thế rồi tự nhiên hết xèng, thành ra tự thôi lâu lắm rồi.

Lúc này tai họa từ lụt bão cũng qua cái đận đau thương, kể lại vài chuyện đi cứu trợ ở miền núi vui vui cho các cụ cùng nghe.

Với câu hỏi thứ gì đáng giá nhất trong các món hàng cứu trợ, các cụ sẽ trả lời thế nào? Thực phẩm lúc đói, áo quần lúc lạnh, thì đúng rồi, nhưng gì nữa? Nơi không có điện thì cần bếp ga bình ga, nơi có mạng thì cần thẻ cào điện thoại nữa,... Thật ra khi bị lũ cuốn trôi hoặc bị lấp mất hết cả thì thứ gì cũng cần, nhưng người đi cứu trợ không thể nào mang hết lên được nên đôi khi không còn biết thứ gì là cần nhất nữa.

vendredi 20 septembre 2024

Lê Anh Đủ - Một bàn thờ ba di ảnh

 

Hôm nay cuối tuần, em cũng ngại làm chùng cảm xúc của mọi người, nhưng không kể ra thì không thôi ray rứt. Nên em xin phép gửi nhanh lên đây câu chuyện mới ghi nhận sáng nay, qua báo cáo nhanh của em với cơ quan. Anh chị đọc nhanh cũng có thể hình dung nhanh nỗi đau khác ở Mường Vị (Bát Xát - Lào Cai), trước hoàng hôn thứ Sáu!

Sáng nay trời buồn.

Sáng sớm nay Lào Cai đổ mưa. Ra Việt com rút tiền từ trong Nam chuyển ra mà lòng dạ không yên.

jeudi 19 septembre 2024

Đào Tuấn - Chân nhân bất lộ tướng


Người đàn ông có dáng dấp “chim sẻ đi kiết vẫn bày đặt tập gym” này là Phong, Tùng Phong - một tình nguyện viên của Cơm Có Thịt.

Anh, cả tuần qua sống trên đường. Đi Bảo Yên, xuống Bảo Khánh, vào Làng Nủ. Quay về cái lại chạy Bát Xát. Tối, quay về bốc 5 tấn gạo, hôm sau lại lên Yên Bình, ngược Ngũ Chỉ Sơn. Bốn, năm ngày, đâu đó ba, bốn ngàn cây số. Từ 4 bánh đến 6 chân - quất tất.

Quần anh được cái nhiều túi. Bên cái bánh mì, bên chiếc bánh chưng (lại còn bánh chưng chay). Rồi có khi vừa ăn vừa lầm bầm, vừa uống vừa ho, vừa rít Thăng Long vừa nuốt bọt. Bị mắng không mua bán tiêu dùng gì thì kinh tế địa phương làm sao phát triển được thì gượng gạo vỗ bàn: “chủ quán, cho một chai nước luộc! Loại ngon”. Chứ quyết không xài mấy thứ “bột ngô pha ký ninh” của mấy ông.

lundi 16 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Từ thiện minh bạch


Mấy hôm có vụ đấu status của hai người mẫu về việc nghệ sĩ quyên tiền cứu trợ thiên tai. Mình nhận thấy vụ đấu phím này nó khá điển hình cho hai kiểu tư duy cảm tính là tương đối lý tính.

Thường anh em Nam kỳ vốn thiên về cảm tính hơn (đấy là cảm nhận cá nhân của mình, đừng ai đòi căn cứ). Vì chính mình cũng tranh luận với mấy bạn Nam kỳ với nội dung gần giống vậy, nên thấy cần làm rõ ở bài này.

1. Phe cảm tính và dựa trên góc nhìn của người nhận cứu trợ thì cho là: Người ta (nghệ sĩ) cứ kiếm được tiền trao cho dân là quý rồi, nhiều ít không quan trọng, cứ có là đáng trân trọng và thường là có tâm lý suy tôn người đi trao quà.

Phúc Lai - Vụn vặt ngày Chủ nhật

Hết mưa bão một cái, lại tắc đường. Ngày nào đi qua phố Thụy Khuê cũng tắc vì dòng người rồng rắn mua bán Trung thu. Cái hãng lâu năm này (theo báo chí là từ năm 1954) cũng có thể là ngon thật, nhưng xếp hàng từ sáng sớm tinh mơ cả tiếng đồng hồ thì quả là kỳ công.

Nhớ mấy năm trước, có cậu em xã hội bảo: Em đi xếp hàng đây, anh có mua không em mua hộ cho một ít? Mình trả lời: cảm ơn em, vì cái bánh ngon mà mất công như thế thì đúng là cầu kỳ, nhưng với anh chuyện ăn uống cũng phiên phiến thôi, nên bánh mua ở đâu cũng được. Anh thấy các hãng lớn đảm bảo an toàn ăn cũng chẳng khác gì mấy.

Cậu sửng sốt, vì trước nay tôi có tiếng ở cơ quan là khảnh ăn, nhưng ăn rất sành và tinh tường về nhận ra mùi vị, khẩu vị rất tinh tế.

samedi 14 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Hiến kế


Mình lấy tình huống trong ảnh làm ví dụ. Sẽ có rất nhiều đoàn xe như vậy, cứ đi nhưng chưa biết đến đâu.

Giả sử đến Yên Bái. Thì mình đề xuất đại siêu thị Big C (Go) Yên Bái nên đứng ra nhận hàng, vì họ có kho bãi và hệ thống logistic chuyên nghiệp để phân phối. Xong rồi họ sẽ là đầu mối đổi hàng hoặc thu mua lại các hiện vật được chở đến.

Ví dụ xe chở 10 tấn gạo, nhưng dân cần 100 máy phát điện, 1.000 m2 tôn, 5.000 băng vệ sinh...thì Big C sẽ là đầu mối đổi hàng hoặc mua lại hàng dư rồi chuyển...về Hà Nội hay tỉnh khác bán lại. Chính quyền địa phương chỉ cần cử đại diện giám sát việc đổi chác mua bán này thôi. Big C free ship luôn tới hiện trường.

Mai Quốc Ấn – « Vặt lông » cả doanh nghiệp làm từ thiện


Đại dịch Covid diễn ra mới biết một điều, nhà nước cần xe cứu thương và doanh nghiệp tặng xe cứu thương cho nhà nước phải nộp thêm 600 tỉ tiền thuế.

Nay miền Bắc cần cứu trợ trong bão Yagi thì Bộ Giao thông cần phải thông qua sự “xem xét, chỉ đạo của các doanh nghiệp dự án BOT” để có thể miễn phí qua trạm cho các xe cứu trợ.

Đất nước quanh năm bão lũ và tiềm ẩn rất nhiều các sự cố lớn như đã từng cháy rừng, cháy nhà máy bóng đèn Rạng Đông phát tán thủy ngân, ô nhiễm styren trong nguồn nước sinh hoạt Hà Nội, sự cố Formosa, sự cố Vedan…

vendredi 13 septembre 2024

Hồng Hải - Sao kê, nước đi bất ngờ


Giữa đêm giữa hôm, Mặt Trận Tổ Quốc tung mấy chục ngàn trang sao kê số tiền ủng hộ bà con vùng bão lũ. Một nước đi không ai ngờ phải không?

Ờ, có lẽ mặt trận thấy trên mặt mạng, anh chị em tung màn hình chuyển khoản chục tịu trăm tịu quá trời rần rần, thiên hạ cứ nghĩ chắc mặt trận đã nhận cỡ ngàn tỉ. Thì tiền đâu mặt trận bù?

Một chú ba gác Saigon nhịn ăn cả tuần được triệu tư. Một chị bánh tráng trộn miền Trung vét túi trên túi dưới được hơn 600 ngàn mang tới tòa soạn tờ báo nọ. Một cậu học trò lớp hai miền Tây đập heo đất được mấy chục nhờ mẹ tìm cách chuyển cho mấy bạn ướt sách vở…cũng đủ làm tui xúc động rưng lòng.

Huy Nguyễn - Nắng lên, nước rút, bùn khô


Các thành phố trên miền núi và trung du phía Bắc đang có nắng lên. Những nơi cao ở phố nước đã rút và còn nhiều nơi làng bản thấp trũng ven sông, ven suối nước chưa rút.

Lũ năm nay là lũ bùn, những mảng sạt lở lớn hòa vào nước lũ, theo sông suối xuống các bản làng và đô thị. Việc dọn lũ sẽ rất khó khăn nếu đợi nước rút khô.

Kinh nghiệm dọn lụt của người miền Trung là nước rút tới đâu bùn ra tới đó.

Phạm Thành Nhân - VinGroup, Katinat và...


Liên quan công tác cứu trợ bão lụt, hôm nay có hai doanh nghiệp được gọi tên. Một là Tập đoàn VinGroup và hai là chuỗi cà phê Katinat.

VinGroup thì quá ok rồi. Thông qua Quỹ Thiện tâm, VinGroup và các công ty con trong hệ sinh thái chi 250 tỉ đồng để giúp đồng bào dựng lại nhà cửa, trao tặng cho các gia đình có người thân thiệt mạng (bao gồm cả bị thương và thiệt hại hoa màu, gia súc…), tái thiết các công trình dân sinh… Đây chính xác là những việc nên làm và rất thiết thực.

Giờ nói chuyện Katinat. Một doanh nghiệp trích một phần doanh thu để cứu trợ thảm họa thì có gì sai mà bà con chửi dữ vậy?

jeudi 12 septembre 2024

Trần Trung Đạo - Điều nên tránh trong những ngày tang chế

Tháng trước, Dũng, một người bạn trẻ, đến thăm nhà. Mấy mươi năm mới gặp lại nhau. Chàng thanh niên năng nổ ngày đó nay tóc đã ngả màu và ông anh thì dĩ nhiên tóc đã trắng phau.

Vừa bước vào nhà, sau những câu chào hỏi thường lệ, Dũng chợt hỏi “Linda khỏe không, chắc lớn lắm rồi?”  Linda tên của cơn bão lớn ở miền Trung Việt Nam hơn hai chục năm trước.

Khi nghe tin bão Linda, các bạn và tôi đứng ra tổ chức cứu trợ dưới hình thức một bữa cơm tại nhà hàng Chow Chow City. Chúng tôi không dùng tiền từ vé để lo cho chi phí tổ chức nên phải đi vận động nhiều nơi. Các Cha và các cộng đoàn Cộng Đoàn Công Giáo yểm trợ phần ca sĩ với Khánh Ly, Khánh Hà, Vũ Anh v.v… Các chùa giúp bán vé, tiếp tân, trang trí.

Dương Quốc Chính - Một số vấn đề về cứu trợ, cứu hộ

Theo quan sát của mình cả trên Facebook và thực tế trải nghiệm, thì có vẻ như ở các nơi đều không có một cơ quan nào làm tổng chỉ huy việc cứu trợ, cứu hộ (hai việc khác nhau).

Dường như bây giờ hầu hết là tự phát, dân tự cứu dân là phổ biến. Lực lượng vũ trang chắc cũng đã cố gắng, nhưng bên nào thì biết bên ấy thôi chứ không có sự chỉ đạo thống nhất.

Vì thế dẫn đến thông tin rất nhiễu loạn, chủ yếu lấy từ nguồn Facebook, không thể kiểm chứng. Thông tin có thể cũng không sai, nhưng sai về thời điểm thì cũng vứt đi. Vì lũ lụt này nước lên xuống từng giờ. Hàng cứu trợ sau 5 phút có khi cũng đã khác.

mercredi 11 septembre 2024

Thái Hạo - Cứu nạn cần chuyên nghiệp


Trong lúc nguy cấp càng phải bình tĩnh. Quan sát và theo dõi thông tin lũ lụt kinh hoàng những ngày qua từ nhiều kênh, tôi có thêm mấy suy nghĩ sau.

1. Đi cứu trợ cứu nạn trong thiên tai lũ lụt, không phải cứ biết bơi hoặc mặc áo phao là an toàn. Bơi giỏi và có áo phao trên người nhưng bị lũ lớn cuốn đi vẫn thiệt mạng như thường.

Chỉ cần một cú va đầu vào đá hoặc bị kẹt chân kẹt tay trong dòng lũ là nguy hiểm đến tính mạng. Nước lớn cuồn cuộn, liên tục ập vào mặt vào mũi thì áo phao không nghĩa lý gì.

mardi 10 septembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Sự lựa chọn

Từ tối qua tới giờ, Facebook liên tục chia sẻ những lời kêu cứu của nhiều người dân tại Thái Nguyên. Dân ở đây đang chịu thảm cảnh nước lụt dâng cao, gần như phải leo lên mái nhà, dồn người lên tầng trên, và khẩn thiết kêu gọi cứu hộ bằng xuồng, ca nô...

Đọc tin tức các báo, lực lượng cứu hộ chủ yếu hiện nay từ công an và quân đội, nhưng không sao thực hiện xuể, buộc phải áp dụng sự lựa chọn.

Đó là ưu tiên ứng cứu những vùng bị ngập sâu, có người già, trẻ em...Và điều đó có nghĩa là sẽ có không ít dân chúng phải cố tự lực cầm cự đến mức tối đa có thể.

Nguyễn Văn Tiến Hùng - Một tỉ có lớn không ?

Dạ thưa, với một số người làm ăn, kinh doanh ... không lớn. Với đa số người làm việc văn phòng, công chức... này nọ thì kiếm được nhưng phải tích cóp nghiêm khắc. Với người lao động tay chân thì rất lớn. Phần còn lại, có khi cả đời không có được.

Số tiền 1 tỉ đó, nằm trong một sổ tiết kiệm, và nó vừa được mang đến báo Tuổi Trẻ để góp vào quỹ gửi đến cho đồng bào miền Bắc đang từng giờ đương đầu cùng mưa, gió, lũ lụt nước dâng và đất trồi...

Số tiền 1 tỉ đó còn một số ngày nữa mới đến chu kỳ lãi suất, nhưng chủ nhân vội mang đến báo Tuổi Trẻ vì sợ chậm trễ, không kịp để cứu cái ngặt của đồng bào ngoài kia.

dimanche 5 mai 2024

Nickie Tran - Tôi sẽ chết...

 

Hôm nay có việc đi Đồng Nai, trên đường về tôi thấy rất nhiều cây cháy chết vàng đen vàng đỏ cả lá. Cây lớn lớn chết! Cây trung trung chết! Cây nhỏ nhỏ chết, ngay cả cỏ mọc ven đường và dừa nước dưới ao cũng chết. 

Tôi nhìn cảnh đó rồi tôi ngồi trên xe tôi khóc. Tôi không phải dạng ủy mị thấy cái mẹ gì cũng khóc, mà tôi thuộc dạng chết nhát. Thấy mình sắp chết nên tôi khóc.

Bài viết cũ của tôi nói về chuyện những cánh đồng không lúa và những con sông không cá. Đó là tôi dự đoán cho tương lai mấy chục năm nữa. Hôm nay thì tôi thấy nó không có xa như tôi nghĩ. Và khi nhiệt độ tăng lên thêm tầm vài độ nữa thôi thì tôi sẽ chết. Mà không phải mình tôi chết đâu.

dimanche 25 février 2024

Phan Châu Thành - Hai năm chiến tranh và những chuyến xe viện trợ của người Việt cho Ukraina

 

Hôm nay, 24-02-2024, là kỷ niệm đúng hai năm ngày Putin phát động cuộc xâm lược không báo trước vào Ukraina. Thậm chí chỉ 10 ngày trước đó, 14-02-2022, ông ta vẫn còn leo lẻo: "Nga không hề có ý định tấn công Ukraina !", trong sự hoài nghi của các nước phương Tây. Quả nhiên.

Cũng ngày này hai năm trước, một cậu người Ukraina xin nghỉ để lên biên giới đón gia đình chạy tị nạn. Chiều hôm đó, cậu trở về, nói đã xin nghỉ tiếp rồi hỏi mượn chiếc xe thùng của công ty mình "để mang cà phê, trà... lên cho những người chạy trốn chiến tranh", đang xếp hàng rồng rắn dưới nhiệt độ -8 độ C, toàn người già, trẻ con phụ nữ.

Bởi có sẵn, mình hỗ trợ cậu ấy luôn một xe thực phẩm thiết yếu và đề nghị gửi báo cáo tình hình. Khi những hình ảnh đáng lo ngại từ biên giới được chuyển về, mình đã chuyển lên trang Uwaga - Người Việt ở Ba Lan. Ngay lập tức, cả cộng đồng người Việt tại Ba Lan chuyển động. "Cần phải giúp họ !".