Đợt trước anh em đấu tố bà Lan kinh quá,
ý là lừa dân. Lúc đó mình đã dự là chưa biết thế nào đâu, vì bả quá nhiều tiền
và bất động sản, chưa chắc đã thiếu tiền trả đâu. Chẳng qua bị ép thì bán không
được giá, sẽ bị thiệt nhiều.
Ở lần xử này mới lòi ra đống tiền bả cho
vay, toàn vài ngàn tỉ một, rồi vài mảnh đất vài chục ngàn tỉ nữa. Mà hình như nợ
trái phiếu có 30 ngàn tỉ thôi.
Hiện đã lòi ra hai đại gia bất động sản
là Novaland và Bitexco cầm tiền của bả rồi. Hóng Vin nữa, có khi cũng có mà
chưa tiện khai!
Ở các bài về Vạn Thịnh Phát mình đã dự bà
Lan chắc phải rửa rất nhiều tiền, chứ không chỉ có chuyện tham ô ở SCB.
Bây giờ kết luận điều tra lần 2 đã nêu rõ
bà Lan bị kết tội rửa tiền, nhận từ nước ngoài về tận 3 tỉ đô, đem ra nước
ngoài 1,5 tỉ. Mình nghĩ đây mới là tội danh chính,
và có từ trước khi bà ấy mua SCB. Khả năng là rửa tiền bẩn từ Hồng Kông.
Lưu ý là nhận về 3 tỉ, chuyển đi có 1,5 tỉ,
thế nên suy luận của mình ở các bài trước cũng có lý. Lúc đó mình bảo không thể
có chuyện Vạn Thịnh Phát chỉ mỗi rút tiền từ SCB ra mà sống khỏe 10 năm như vậy,
phải có nguồn tiền khác nuôi họ. Họ dùng SCB để rửa tiền thì đúng hơn là chỉ để
tham ô.
Vụ Vạn Thịnh Phát, mình cho là không nên
loại trừ tình huống chị Lan là kẻ rửa tiền cho Tàu thông qua kênh của ông Chu Lập
Cơ.
Chúng ta vẫn biết, người Tàu đầu tư bất động
sản chui ở Việt Nam rất nhiều. Ông Chu là người Tàu, cũng có nhiều quan hệ với
bên Hồng Kông. Bển lại là đất Tam Hoàng, xã hội đen nhiều, cần rửa tiền nhiều.
Mà anh em rửa tiền nó đâu cần lãi. Ví dụ 10 đồng bẩn tẩy thành 7 đồng sạch là
Ok rồi.
Việt Nam cũng là thiên đường rửa tiền, vì
có thể tiêu tiền mặt nhiều. Đã có mấy vụ mafia rửa tiền ở Việt Nam qua các dự
án bất động sản. Có đăng báo hẳn hoi sau khi vỡ lở, vụ gì ở Nha Trang đó.
Mấy hôm rồi báo chí đăng tin vụ Vạn Thịnh
Phát là dựa trên nguồn kết luận điều tra của C03, coi như một chiều thôi. Nhưng
mà để xử được họ cũng không đơn giản đâu.
Bởi vì theo kết luận điều tra mình thấy Vạn
Thịnh Phát hầu như không dùng chuyển khoản qua ngân hàng mà toàn chơi tiền mặt,
chở nguyên xe tiền. Đúng bài của mafia, rửa tiền, sẽ khó kiểm soát dòng tiền.
Hơn nữa, việc mua bán tài sản, cổ phần...còn
không qua giấy tờ, mà trao đổi miệng, như vụ với Nguyễn Cao Trí. Bà Lan chuyển
tiền còn thông qua người giúp việc! Mà hàng ngàn tỉ có ít đâu. Y chang như đưa
tiền hối lộ vậy. Dự là các khoản chi khác cũng dùng cách tương tự. Rồi việc nhờ
người đứng tên cổ phiếu nữa. Nhiều khi là không có giấy tờ gì cả, chỉ bằng niềm
tin và có lẽ ràng buộc bằng luật ngầm.
Mấy
hôm nay theo dõi vụ Vạn Thịnh Phát, mình cố tìm hiểu xem dòng tiền mà hệ sinh
thái Vạn Thịnh Phát rút từ SCB dùng để làm gì? Nhưng đến giờ thì thấy rằng họ
dùng để phát triển bất động sản là không nhiều.
Phát
triển bất động sản tức là làm giống như Vinhomes hay Novaland, tức là đầu tư
xây dựng nguyên khu đô thị lớn hàng trăm đến vài trăm hecta rồi bán lấy lãi.
Còn
kiểu của Vạn Thịnh Phát thì cũng có phát triển bất động sản như vậy nhưng quy
mô khá nhỏ, chỉ vài chục hecta. Dự án lớn nhất là Mũi đèn đỏ ở quận 7 thì lại
chưa được phê duyệt, tức là chưa có chi phí gì nhiều. Dường như Vạn Thịnh Phát
chủ yếu mua lại các bất động sản trung tâm,
điển hình như tòa The One ở quận 1 hay các tòa nhà ở đường Nguyễn Huệ, quận 1…
Bài của bà Lan Vạn Thịnh Phát mình thấy
không có gì mới cả, các vụ án khác liên quan tới ngân hàng như ACB, Ocean Bank
đều dùng cách tương tự. Thế mà sao lại làm được 10 năm chả cơ quan chức năng
nào biết?
Bài đại khái là thâu tóm lấy một vài ngân
hàng, tất nhiên cũng cần vốn lớn cỡ 10 ngàn tỉ trở lên. Xong rồi rút ruột ngân
hàng đó bằng cách khoản vay dưới chuẩn (kê khống tài sản thế chấp, chế ra dự án
để vay...).
Nhưng họ làm được 10 năm trong khi ngân
hàng vẫn luôn phát triển tốt, thì sao gọi là lừa đảo? Thấy có gì sai sai! Vì
SCB cho tới lúc bị kiểm soát cũng vẫn là ngân hàng mạnh khỏe chứ đâu phải yếu
kém gì? Thế là sức khỏe ảo à?
Sau
tết là mùa gặt của các shark tăng. Thế bên Bộ Tài chính mới ra thông tư quản lý
thu chi tiền công đức.
Đối
với lễ hội đã có quy định về minh bạch thu chi, có sổ sách kế toán đàng hoàng.
Nhưng đối với chùa thì chưa có quy định về minh bạch tài chính. Vì thế chùa vẫn
là nơi rửa tiền yêu thích của quan lại thông qua tiền cúng dường.
Đại
khái doanh nghiệp thay vì cúng dường cho quan thì quay ra cúng cho chùa. Quan
không nhận tiền doanh nghiệp cho nó lành. Sau đó chùa thu phế vài chục % rồi
gửi lại quan.
Trụ sở Viện Công tố Châu Âu đặt tại Luxembourg, công tố viên trưởng
là Laura Codruta Kövesi, cựu viện trưởng Viện Kiểm sát chống tham nhũng
Rumani. Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet cho biết thêm chi tiết :
« Cho
đến nay, Cơ quan châu Âu chống gian lận (OLAF) phụ trách việc giám sát
các nguồn quỹ của châu Âu, nhưng chỉ giới hạn ở việc chuyển giao kết quả
điều tra cho nhiều hệ thống tư pháp quốc gia, và đề nghị khởi tố.
Biểu tình tại Valletta, Malta ngày 02/12/2019 đòi công lý trong vụ ám sát nhà báo điều tra Daphne Caruana Galizia.
Liên quan đến tình trạng lộn xộn gần đây tại Malta, đất nước nhỏ bé là thành viên Liên hiệp Châu Âu (EU), bài xã luận của Le Monde nhấn mạnh « Châu Âu phải hành động để chống nạn tham nhũng ».
Ngày 16/10/2017, nhà báo Daphne
Caruana Galizia bị ám sát, bị thiêu sống khi một quả bom gài trong xe
phát nổ. Bà đang điều tra một vụ tham nhũng có liên quan đến các quan
chức cấp cao. Sự kiện này không phải đã xảy ra tại một nước độc tài xa
xôi nào đó, mà ở Malta, quốc gia nhỏ nhất trong Liên hiệp Châu Âu. Hơn
hai năm đã trôi qua, điều tra của cảnh sát vẫn dậm chân tại chỗ.
Tuy ba kẻ thủ ác có liên quan đến mafia đã bị bắt, nhưng kẻ chủ mưu
cho đến nay vẫn là bí mật, việc bắt được một tay trùm cờ bạc đã bất ngờ
giúp tăng tốc cho cuộc điều tra. Được bảo đảm không truy tố, người này
đã khai ra một doanh nhân quyền lực là Yorgen Fenech. Đại gia này khai
tiếp Keith Schembri, chánh văn phòng và là bạn thân của thủ tướng Joseph
Muscat. Nhưng ông Schembri, người bị nhà báo Daphne tố giác ăn hối lộ
vẫn được tự do và không bị khởi tố, các nhà báo bị ngăn chận thô bạo,
thủ tướng giữ im lặng…
Tề Minh (Ming Chai), em họ Tập Cận Bình. Ảnh của The Age.
Một nhà báo của Wall Street Journal
làm việc tại Trung Quốc bị trục xuất vì bài viết về em họ của ông Tập
Cận Bình, tin này được Bắc Kinh và tờ báo Mỹ xác nhận hôm nay
30/08/2019.
Vương
Xuân Hàn (Chun Han Wong), công dân Singapore, là phóng viên thường trú
tại Bắc Kinh từ năm 2014. Hồi tháng Bảy, ông cùng với đồng nghiệp Philip
Wen viết bài về cuộc điều tra của chính quyền Úc nhắm vào Tề Minh (Ming
Chai), em họ của chủ tịch Trung Quốc. Cha Tề Minh là Tề Nhuệ Tân (Qi
Ruixin), em ruột của bà Tề Tâm (Qi Xin), mẹ của Tập Cận Bình.
Wall Street Journal khẳng
định, ông Tề Minh nằm trong tầm ngắm của tình báo Úc, trong khuôn khổ
một cuộc điều tra về tội phạm có tổ chức, rửa tiền và buôn người, có
liên quan đến Trung Quốc.
Chùa Bái Đính của tập đoàn Xuân Trường được coi là "lớn nhất Đông Nam Á". Ảnh lấy từ
Zing.vn. Chú thích của tác giả.
Khi Việt Nam đang hội nhập sâu
vào thế giới, luật pháp đang minh bạch từng bước, nhiều luật lệ đang trong quá
trình liên thông với quốc tế. Do đó, tiền tham nhũng mang ra tiêu dùng hay đầu
tư sẽ khó dần, gửi ra nước ngoài thì không hề dễ nếu như không được rửa, chỗ có
thể để trong nước thì đang thu hẹp.
Nghe nói có một số quan chức biến tiền tham nhũng
thành vàng thành kim cương rồi đào hầm trong nhà để cất, thỉnh thoảng xuống …
ngắm. Thiệt là cực khổ cho các quan chức của ta, kiếm tiền thì dễ nhưng dùng
tiền lại khó vô cùng. Nhưng, như người ta thường nói, cái khó ló cái khôn.
Những nỗ lực dùng quyền thế để thiết lập đường dây
tham nhũng khép kín, ví dụ như sử dụng Tổng cục Tình báo Bộ Công an đưa các
hoạt động cướp đoạt tài sản công vào vòng bí mật để cho luật pháp không thể sờ
gáy, và dùng chính cơ quan siêu quyền lực kia để rửa tiền thông qua những công
ty bình phong xem ra không thể là kế lâu dài được. Cho nên các vị phải tính
những kế song song. Một trong những kế hữu dụng lâu dài nhất là đưa tiền tham
nhũng vào chùa để rửa.
Wiraphon (Wirapo)l Sukphol, nhà sư Thái Lan hoàn tục tới Tòa hình sự, ở Bangkok, Thái Lan, ngày 09/08/2018.
Một nhà sư Thái Lan hoàn tục,
bị dẫn độ từ Hoa Kỳ về năm ngoái, hôm nay 09/08/2018 đã bị kết án 114
năm tù vì tội gian lận và rửa tiền.
Nhà
sư Wiraphon Sukphon, 39 tuổi, pháp danh là Luang Pu Nen Kham, bị tòa
tuyên phạt vì tội rửa tiền, gian lận, vi phạm luật an ninh mạng vì quyên
góp trên internet. Nhà sư này còn bị buộc phải bồi thường 28,6 triệu
baht (tương đương 743.000 euro) cho 29 mạnh thường quân đã khởi kiện.