Affichage des articles dont le libellé est Amnesty International. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Amnesty International. Afficher tous les articles

samedi 7 mai 2022

Ân xá Quốc tế: Có "bằng chứng không thể chối cãi" về tội ác của Nga ở Ukraina


Đăng ngày:

Các nhà điều tra của tổ chức phi chính phủ đã thu thập được trên 40 lời chứng từ thân nhân của các nạn nhân. Chẳng hạn lính Nga đã vào nhà của một cặp vợ chồng hưu trí ở một làng nhỏ tây bắc Kiev, nhốt họ dưới hầm và sau đó hỏi xin thuốc lá. Vì ông cụ không có thuốc nên đã lãnh một viên đạn vào đầu. Ân Xá Quốc Tế thu thập được 45 bằng chứng loại này.  

Đặc phái viên đài Europe 1 dẫn lời Vladislav, một cư dân Bucha cho biết chính mắt trông thấy một ông già chuẩn bị nổi lửa ngoài sân để nấu nướng vì không còn điện nước. Một kẻ mặc đồ màu đen, có thể là đặc nhiệm hoặc lính Tchetchenya, đã bắn thẳng vào ông. Những kẻ này bắn không thương tiếc vào tất cả những gì động đậy.

mercredi 6 janvier 2021

Việt Nam : Nhà báo Phạm Chí Dũng bị kết án 15 năm tù


Đăng ngày:

Theo cáo trạng, ba nhà báo trên đây đã « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước ». Các ông Phạm Chí Dũng (55 tuổi), Nguyễn Tường Thụy (71 tuổi) và Lê Hữu Minh Tuấn (32 tuổi, sinh viên) còn bị quản chế ba năm sau khi đã chấp hành bản án.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thành lập Hội Nhà báo Độc lập năm 2014 và giữ chức chủ tịch hội. Ông Nguyễn Tường Thụy là phó chủ tịch, Lê Hữu Minh Tuấn phụ trách quản trị trang web Việt Nam Thời Báo. Cáo trạng cho biết từ ngày thành lập 04/07/2014 đến 21/11/2019, các trang web và blog của Hội Nhà báo Độc lập đã đăng hơn 23.500 bài viết, trong đó riêng ông Dũng khoảng 1.530 bài.

vendredi 17 janvier 2020

Vụ Đồng Tâm : Ân Xá Quốc Tế tố cáo Việt Nam đàn áp mạng xã hội

Làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nơi xảy ra vụ can thiệp của lực lượng an ninh, ngày 09/01/2020. Copy d'écran.
Đăng ngày:


Thông cáo cho biết trong tuần qua đã có ba nhà đấu tranh bị bắt vì đăng lên mạng xã hội những thông tin về vụ Đồng Tâm, và khoảng mấy chục người sử dụng Facebook bị hạn chế đăng bài. 

Ông Nicholas Bequelin, giám đốc khu vực của Ân xá Quốc tế nhấn mạnh : « Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook ngày càng trở thành vũ khí của Việt Nam để chống lại những ai bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa. Đây là việc vi phạm tự do ngôn luận, và rõ ràng là mưu toan dập tắt những tiếng nói bất đồng ».

mercredi 29 mai 2019

Ân xá Quốc tế : Quân đội Miến Điện phạm "tội ác chiến tranh" ở Rakhine


Amnesty International hôm nay 29/05/2019 tố cáo: Quân đội Miến Điện đã phạm các « tội ác chiến tranh », « hành quyết không thông qua xét xử » « tra tấn » đối với một nhóm quân nhân nổi dậy ở bang Rakhine.

Báo cáo của Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế) dựa trên nhiều lời chứng của các nhóm thiểu số khác nhau, những hình ảnh, video và ảnh chụp từ vệ tinh, cho thấy có bảy vụ người Rakhine bị quân đội tấn công làm 14 thường dân thiệt mạng. Tổ chức quốc tế này cũng tố cáo chính quyền của bà Aung San Suu Kyi im lặng trước hiện trạng, và không cho đưa thuốc men, thực phẩm cứu trợ vào khu vực.

Trong khi đó, cảnh sát Miến Điện tối qua ban hành lệnh truy nã nhà sư cực đoan Wirathu, nhưng ông này hôm nay đã biến mất. Từ Rangoun, thông tín viên Sarah Bakaloglou cho biết thêm chi tiết :

dimanche 10 février 2019

Thổ Nhĩ Kỳ lên án Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Một người Duy Ngô Nhĩ tại Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), phản đối Trung Quốc trấn áp cộng đồng thiểu số theo Hồi giáo, ngày 06/11/2018

Thổ Nhĩ Kỳ tối 09/02/2019 tố cáo việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ là « nỗi nhục nhã cho nhân loại » và đòi hỏi đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương. Đây là phản ứng mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của một quốc gia Hồi giáo lớn, trong khi lâu nay chỉ có các tổ chức phi chính phủ lên tiếng.

Phát ngôn viên Hami Aksoy của bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố : « Chính sách đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ một cách có kế hoạch của chính quyền Trung Quốc là nỗi nhục nhã cho nhân loại. Tình trạng trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giam tùy tiện, bị tra tấn và tẩy não trong các trại cải tạo và nhà tù không còn là điều bí mật đối với bất kỳ ai nữa ». 

lundi 10 décembre 2018

70 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền : Tình hình vẫn còn ảm đạm

Đại sứ 19 nước tại Việt Nam đọc Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền bằng tiếng mẹ đẻ trong một video ngày 10/12/2018.

Ngày 10/12/2018, ngày Nhân quyền Quốc tế đồng thời kỷ niệm 70 năm bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ở Paris, tình hình quyền con người vẫn chưa mấy khởi sắc.

Ở Việt Nam, 21 đại sứ và phó đại sứ của 19 đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội đã đọc bản Tuyên ngôn Nhân quyền bằng tiếng mẹ đẻ của mình, trong một video đăng trên Facebook.

vendredi 17 août 2018

RSF tố cáo bản án 20 năm tù cho blogger Lê Đình Lượng

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng tại phiên tòa ở Nghệ An, 16/08/2018.

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm qua 16/08/2018 ra thông cáo lên án bản án kỷ lục 20 năm tù dành cho ông Lê Đình Lượng với cáo buộc « âm mưu lật đổ chính quyền », và kêu gọi các dân biểu châu Âu có phản ứng.

Thông cáo cho rằng đó là bản án tù dài nhất từ trước đến nay đối với một công dân chỉ muốn thông tin cho công chúng, được tuyên trong một phiên tòa nhanh gọn, các nhân chứng có lợi cho bị cáo không được mời ra. Một trong những « tội » của ông Lê Đình Lượng là tố cáo trên Facebook việc tập đoàn Formosa gây ô nhiễm biển Hà Tĩnh và những thiếu sót của chính quyền trong thảm họa này.

jeudi 5 avril 2018

Việt Nam xử 6 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền

Nhà tranh đấu Nguyễn Văn Đài (G) trong phiên tòa ở Hà Nội ngày 05/04/2018.

Tòa án Hà Nội hôm nay 05/04/2018 mở phiên xử sáu nhà tranh đấu bị cáo buộc có hoạt động với âm mưu « lật đổ chính quyền », trong bối cảnh gia tăng trấn áp các nhà ly khai. Nhiều người biểu tình đã bị công an câu lưu trước khi đến được tòa án.

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài cùng với năm người khác thuộc Hội Anh Em Dân Chủ (Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Lê Thu Hà), bị cho là « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ». 

mercredi 4 avril 2018

Ân xá Quốc tế : Việt Nam giam giữ gần 100 tù nhân lương tâm

Ảnh chụp màn hình website Amnesty International.

Theo nghiên cứu mới nhất của Amnesty International (Ân xá Quốc tế), hiện có ít nhất 97 tù nhân lương tâm trong các trại giam ở Việt Nam, đa số phải sống trong các điều kiện tệ hại và bị ngược đãi. Danh sách này được công bố hôm nay 04/04/2018, một ngày trước khi sáu nhà hoạt động bị đưa ra xét xử, trong đó có năm người thuộc Hội Anh Em Dân Chủ.
Ông James Gomez, giám đốc Amnesty International tại Đông Nam Á tuyên bố: « Việt Nam là một trong những nhà tù giam giữ nhiều nhà tranh đấu hòa bình nhất Đông Nam Á – một danh hiệu đáng xấu hổ. Cả 97 tù nhân lương tâm mà chúng tôi biết được là những con người can đảm, đã bị mất đi tự do chỉ vì muốn thúc đẩy nhân quyền. Điều tệ hại nhất là con số này có thể thấp hơn so với thực tế ».

jeudi 22 février 2018

Amnesty : Khủng hoảng Rohingya là hậu quả của nuôi dưỡng oán thù

Những người Rohingya bị bắt ở làng Inn Din ngày 01/09/2017. Cả 10 người này sau đó đã bị bắn chết.

Theo nhận định của tổ chức Amnesty International công bố hôm nay 22/02/2018, cuộc khủng hoảng ở Miến Điện và các vụ thảm sát người Rohingya theo đạo Hồi, là hậu quả của một xã hội khuyến khích lòng thù hận, và sự thiếu vắng lãnh đạo toàn cầu về mặt nhân quyền.

Tổ chức bảo vệ quyền con người, trong báo cáo thường niên về 159 nước cho rằng « những luận điệu chất chứa thù hận » của một số nhà lãnh đạo đã làm cho nạn kỳ thị người thiểu số trở nên bình thường. Theo ông Salil Shetty, tổng thư ký Amnesty, tình trạng này được chứng minh qua  « các chiến dịch quân sự tàn bạo nhằm thanh lọc chủng tộc đối với người Rohingya ở Miến Điện ».

jeudi 26 octobre 2017

Thổ Nhĩ Kỳ : 8 người bị cáo buộc ''khủng bố'' được tại ngoại

Bà Idil Eser, giám đốc Ân xá Quốc tế tại Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi được trả tự do, Istanbul, 26/10/2017.

Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ hôm 25/10/2017 đã cho tại ngoại hầu tra 8 bị can, trong đó có giám đốc Amnesty International tại nước này và hai người ngoại quốc, trong khi chờ đợi ra tòa vì cáo buộc « khủng bố ».
Vụ án liên quan đến 11 người, với tội danh có khung hình phạt đến 15 năm tù, đã trở thành chủ đề gây căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.

mercredi 25 octobre 2017

Sinh viên Phan Kim Khánh bị sáu năm tù

Sinh viên Phan Kim Khánh. Ảnh HRW

Sinh viên Phan Kim Khánh hôm nay 25/10/2017 đã bị tòa án tỉnh Thái Nguyên kết án sáu năm tù giam vì tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » theo điều 88 Luật Hình sự, do đã sử dụng mạng xã hội để cổ vũ cho đa đảng và tự do báo chí. 
Các hãng tin AFP, Reuters và AP cho biết Phan Kim Khánh, 24 tuổi, còn bị thêm bốn năm quản chế. Luật sư Hà Huy Sơn nói rằng các bằng chứng dùng để buộc tội cho Khánh trong phiên tòa sơ thẩm hôm nay là thiếu cơ sở, nhưng không rõ anh có muốn kháng cáo hay không. Trên trang Facebook cá nhân, luật sư nói thêm, tuy cáo trạng khẳng định không có tình tiết tăng nặng, nhưng tại tòa Viện Kiểm sát nại ra việc « phạm tội nhiều lần » để Phan Kim Khánh không được giảm nhẹ bản án.

mercredi 18 octobre 2017

Khủng hoảng Rohingya : Amnesty International kêu gọi trừng phạt quân đội Miến Điện

Cảnh hàng trăm người tị nạn Rohingya đến Bangladesh, chờ đợi được ghi danh và đưa đến trại tạm cư. Ảnh tại Shar Porir Dwip, Bangladesh, ngày 10/10/2017.

Trong bản báo cáo công bố hôm nay 18/10/2017, Amnesty International tố cáo quân đội Miến Điện đã sát hại hàng trăm người Rohingya, kêu gọi quốc tế hành động để chấm dứt tình trạng đàn áp « đẫm máu và có hệ thống » người Rohingya. Tổ chức quốc tế này gọi đây là « cuộc khủng hoảng tị nạn tệ hại nhất » trong khu vực kể từ nhiều thập niên qua.
Theo Amnesty International (Ân xá Quốc tế), bây giờ là lúc để « ngưng mọi hợp tác quân sự, áp đặt cấm vận vũ khí và các biện pháp trừng phạt cụ thể đối với những kẻ vi phạm nhân quyền ».

samedi 26 mars 2016

Thư đòi Tập Cận Bình từ chức: Ân xá Quốc tế tố cáo Bắc Kinh đàn áp



Tổ chức Amnesty International (Ân xá Quốc tế) hôm 25/03/2016 tố cáo việc Trung Quốc giam giữ những người thân của một nhà văn ly khai sống ở New York. Đây là sự kiện mới nhất trong chiến dịch đàn áp của Bắc Kinh, sau khi một lá thư ngỏ nặc danh kêu gọi chủ tịch Tập Cận Bình từ chức được công bố trên mạng.
Ông Ôn Vân Siêu (Wen Yuchao), nhà đối lập thường xuyên chỉ trích Bắc Kinh hiện đang sống tại Mỹ, khẳng định với hãng tin Reuters và AFP là cha mẹ cùng với em trai ông đã bị chính quyền Quảng Đông bắt đi không một lời giải thích. Vài ngày trước đó, họ đã bị chính quyền quấy nhiễu vì nghi ngờ có liên can đến lá thư ngỏ trên. Ông Ôn Vân Siêu khẳng định không phải là tác giả lá thư, mà chỉ để đường dẫn trên tài khoản Twitter của mình.

jeudi 29 octobre 2015

Ân xá Quốc tế tố cáo Úc chi tiền để đuổi thuyền nhân


Amnesty International trong báo cáo công bố hôm qua đã tố cáo Úc trả tiền cho bọn đưa người vượt biên để đẩy thuyền nhân về Indonesia, gây nguy hiểm cho tính mạng của họ. Hôm nay 29/10/2015 chính quyền Úc cho rằng cáo buộc này là « vu khống ». 

Báo cáo nêu ra hai sự việc cụ thể hồi tháng Năm và tháng Bảy, khi các quan chức Úc chi tiền cho thủy thủ đoàn những chiếc tàu chở di dân để họ lái tàu rời hải phận nước Úc. Tổ chức nhân quyền khẳng định chính quyền Úc đã chi 30.000 đô la cho những người tổ chức để họ chịu quay lại. Các thuyền nhân Bangladesh, Miến Điện và Sri Lanka rốt cuộc đã được đưa đến đảo Rote ở miền đông Indonesia.

lundi 28 septembre 2015

Ân xá Quốc tế đòi Trung Quốc trả tự do cho 8 nhà tranh đấu ủng hộ Hồng Kông

Lãnh tụ học sinh Hoàng Chi Phong trước Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, 28/09/2015.

Amnesty International nhân kỷ niệm một năm phong trào biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông hôm nay 28/09/2015 đã kêu gọi trả tự do cho tám nhà đấu tranh Trung Quốc, đang có nguy cơ phải lãnh những bản án tù nặng nề vì đã ủng hộ phong trào đòi dân chủ Hồng Kông.

Sáu người trong số đó bị cáo buộc « xúi giục nổi dậy chống chính quyền » vì đã giơ cao các biểu ngữ ủng hộ « cuộc chiến đấu cho tự do » của người dân Hồng Kông, có thể bị tuyên án đến 15 năm tù giam. Hai người còn lại có nguy cơ lãnh 10 năm và 5 năm tù, theo tổ chức Ân xá Quốc tế.