Affichage des articles dont le libellé est Liệt sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Liệt sĩ. Afficher tous les articles

dimanche 28 juillet 2024

Nguyễn Hồng Lam - Vọng Phu

 

Bà ngoại tuổi Mão – 1915. Quê bà ven sông La, ngay bến Tam Soa, làng Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Một làng đại khoa, cổ chí kim phe nào cũng lắm người tài. Bà là con gái họ Phan cự tộc. Ông nội bà là anh của cụ Phan Đình Phùng.

Mãi sau 1945, bà ngoại mới được thắp đèn dầu, theo chị em học bình dân học vụ, đủ biết đọc biết viết. Nhưng ngược lại, tuồng tích xưa, truyện Nôm hữu danh và khuyết danh, bà thuộc hàng pho, làu làu.

Tôi lớn lên, học Tổng hợp Văn nhưng những Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm, Phạm Công - Cúc Hoa, Truyện Kiều… rồi cả Thạch Sanh – Lý Thông và nhiều chuyện cổ tích, cả Hồng Đức Quốc âm thi tập và thơ Tố Hữu nữa, tôi chẳng cần đọc sách cũng thuộc, trích dẫn vô bài thi, tiểu luận ào ào mà chẳng sợ sai.

samedi 27 juillet 2024

Vi Văn Việt - Từ ngày thương binh liệt sĩ 27/7, nghĩ về những “Chủ nhật tri ân” và “Giờ tình nghĩa”

Đến hẹn lại lên, năm nào ngày 27/7; các cơ quan, đoàn thể cũng chộn rộn; lãnh đao tất bật với những hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” như viếng nghĩa trang liệt sĩ (NTLS), thăm hỏi và tăng quà các gia đình chính sách.

 Việc làm này đã trở thành truyền thống, thể hiện đạo đức cách mạng, giáo dục ý thức “Uống nước nhớ nguồn” và đạo lý người Việt.

Tuy nhiên, không ít người cứ mãi lăn tăn. Bởi các ba mẹ liệt sĩ, người có công, quanh năm vò võ, cô đơn không chỉ cần mỗi ngày 27/7. Sau những chuyến thăm viếng, tặng quà, sự quạnh quẽ và nỗi nhớ quay quắt người thân đã ngã xuống vì tổ quốc càng tăng lên của những Anh hùng Thầm lặng (AHTL). Thầm lặng hiến dâng những người thân yêu nhất hoặc một phần thân thể cho đất nước. Thầm lặng chịu đựng những sang chấn tâm lý, không chỉ sống đẹp mà còn gương mẫu.

Đặng Bích Phượng - Tại sao chỉ những liệt sĩ "bên thắng cuộc" mới được tưởng niệm ?


Ngày 30/4, là ngày triệu người vui, triệu người buồn.

Ngày 27/7, chỉ đãi ngộ thương binh, và tưởng nhớ các liệt sĩ phía "thắng cuộc".

Còn những người cũng máu đỏ da vàng phía bên "thua cuộc" đã ngã xuống thì sao? Có những gia đình có người thân ở cả hai bên, bị thương và chết trong cuộc chiến tranh này. Phải gọi đó là gì?

vendredi 15 mars 2024

Mạc Văn Trang - Không hiểu nổi !

 

Vợ tôi, Kim Chi dặn:

- Bữa trưa nay anh phải tùy nghi di tản. Chín giờ em đi họp mặt với các bạn học sinh miền Nam tập kết và liên hoan… 1954 - 2024, 70 năm rồi, mấy chục đứa vẫn gắn bó với bao nhiêu kỷ niệm. Toàn trên 80, U90, chắc gặp nhau được lần này.

Kim Chi chuẩn bị áo quần, quà cáp rất chu đáo, hớn hở ra đi như đứa trẻ! Chừng một giờ sau thấy quay về, mặt buồn bực:

- Chúng nó không cho đi! Hôm nay 14/03, nó tưởng mình đi thắp hương tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma!

samedi 17 février 2024

Lê Đức Dục - 45 năm, vẫn đất nước này ôi nước Việt yêu thương

 

Tôi đã thc ch đến 0 giờ ngày 17 tháng Hai

Đ nh v 45 năm trước

Lúc biên i năm y va qua ngày khác

Chc không mt ai tin vài gi sau h s chết bi đn gic Tàu !

Tôi đt nén nhang vòng đ nhang cháy được lâu

Lâu đến my cũng không lâu bng ADN truyn kiếp

Nhng trang s rõ ràng đi đi kế tiếp

Có th không ghim sâu bng trang s mun lãng quên

Dương Kim Nhi - Người lên biên giới

 

hôm nay ai v biên gii

cho tôi gi nén hương trm

thp lên tng ngôi m chí

khói thơm nơi các anh nm

hôm nay ai v biên gii?

các anh nm ngm tri mây

đt V Xuyên ôm mãi mãi

tui xanh còn mãi nơi đây

Bùi Chí Vinh - Từ một tấm bia ghi chiến công của sư đoàn 337 bị đục mất chữ

 

Tm bia đã b đc

Bi mt lũ đê hèn

Mt lũ hèn cõng rn

Cn gà nhà na đêm

Sư đoàn 337

Tiêu dit gic nơi đây

Ghi chiến công lng ly

Bng mt dng hình hài

Thích Thanh Thắng - Văn tưởng niệm ngày 17-2

 

(Tròn 45 năm Trung Quốc xua quân xâm lược Việt Nam)

Phương Nam giữa lúc cánh mai rơi, ánh trăng mờ tỏ.

Ải Bắc gặp khi nhành mận nở, tiếng suối thì thầm.

Hồn thiêng các anh các chị ơi!

Bao năm gió lạnh ruột đau quặn thắt tình đồng chí.

Mấy thuở trăng tàn lệ rơi se sắt nghĩa đồng bào.

Lê Đức Dục - 45 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung : Vài điều muốn nói

 

Gần 20 năm qua, không tháng Hai nào mình không lên biên, kể cả tháng Hai năm 2020 khi đại dịch Cúm Tàu bắt đầu bùng lên.

Năm nay vì vài lý do, mình chưa lên được (chưa chứ không phải không). Và trên không gian Facebook, những sự tưởng niệm của cộng đồng về ngày 17-2 lại hiện lên qua những avatar, những ảnh bìa, những status…

Mình nhớ mùa xuân 2009, ở Vị Xuyên, ở Đồng Văn ở Mèo Vạc giữa ngàn ngàn bia mộ xám rêu lặng lẽ, mình đã viết “Những bông hoa không cần chỉ thị, cứ ra Giêng rụng thắm đất anh nằm”. Mười lăm năm sau câu chuyện những mộ bia hoang lạnh ấy, giờ đây Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên có tầm vóc như một Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia của cuộc chiến Việt Trung 1979-1989.

jeudi 27 juillet 2023

Nguyễn Thông - Về một ngày...

 

Căn theo lịch hằng năm và lịch sử thời nay, cứ vào cữ tháng Bảy tây, xã hội này lại gợi mở những ký ức thời chiến tranh.

Dù chỉ có ngày 27.07 được gọi là ngày Thương binh liệt sĩ, nhưng dường như suốt cả tháng người ta chộn rộn về sự kỷ niệm. Đền ơn đáp nghĩa, tưởng nhớ người đã khuất, gợi những nỗi đau, thậm chí cả những tủi hờn… đủ cả.

Mỗi cuộc chiến tranh, dù từng bên tự nhận mình là gỉ gì gì đi chăng nữa, cũng không thoát khỏi cái kết cục “được làm vua, thua làm giặc”, bên thắng cuộc và bên thua cuộc. Nhẽ ra đánh nhau xong thì thôi, nhất là với những cuộc nội chiến cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt, cần quên đau thương bi kịch đi để mà hòa hợp, xoa tay làm lành, nhưng thể chế này có vẻ không thích vậy. Mỗi năm vẫn rầm rĩ kỷ niệm Mậu Thân 68, ngày 30.04, trận này trận nọ, tạc bia dựng tượng, hội nghị hội thảo, cờ đèn kèn trống, khẩu hiệu băng rôn.

mercredi 12 juillet 2023

Phạm Nước - Không thể quên !

 

Có thể bạn chưa biết ngày 12 tháng Bảy là ngày gì ? Xin trả lời là ngày cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang gọi là ngày GIỖ TRẬN.

Tháng 2/1979 Trung Quốc  đưa quân xâm lược trên 6 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, bị quân và dân ta đánh thiệt hại buộc Trung Quốc  phải rút quân vào ngày 18/03/1979. Tuy vậy Trung Quốc vẫn duy trì một lực lượng bám sát biên giới và chiếm giữ một số điểm cao trên lãnh thổ Việt Nam.

Từ ngày 28/04/1984 đến ngày 16/05/1984 quân Trung Quốc đã lần lượt đánh chiếm và chốt giữ khu vực điểm cao 1509 - 772 - 685 - 233 - 226 - 1030 thuộc Huyện  Vị Xuyên, và điểm cao 1250 thuộc Huyện Yên  Minh, Tỉnh  Hà Giang.

lundi 10 avril 2023

Cù Mai Công - « Gạc Ma-Vòng Tròn Bất Tử » chìm trong vô vọng, vì sao ?

 

Tập sách lịch sử "Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử" của những người tâm huyết thực hiện trong 5 năm đã được hội đồng thẩm định cấp Quốc gia duyệt in.

Sách phát hành được 30 ngày bị 12 lỗi đính chính nên phải thu hồi để sửa. Trí Việt đồng ý sửa. Đích thân Thượng Tướng Võ Tiến Trung chỉnh sửa từng dòng lần cuối cùng.

Vậy mà ba năm sau tập sách này vẫn nằm ở Nhà xuất bản Văn Học, không được cấp phép tái bản sau khi chỉnh sửa theo yêu cầu?

jeudi 9 mars 2023

Ngô Văn Giá - Hèn hạ cũng nên có mức độ

 

Chuyện mới xảy ra sáng 07.03.2023 tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Lạc Diển, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng. Đây là nơi ghi dấu 20 chiến sĩ, đồng bào, trong đó có 16 nữ chiến sĩ đã bị quân Trung Quốc thảm sát vào tháng Ba năm 1979.

Công trình tưởng niệm này do nguồn kinh phí của các cựu chiến binh Trung đoàn anh hùng 567 và người dân cả nước chung tay quyên góp.

Trong kiến trúc tổng thể công trình, có đôi câu đối phúng của tiến sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện (Viện Hán Nôm), Văn bia tưởng niệm, và một bài thơ của cựu chiến binh Nguyễn Thái Long, tác giả cuốn Hồi ký xuất sắc "Tiếng vọng đèo Khau Chỉa" vừa ra mắt bạn đọc.

dimanche 29 janvier 2023

Ngọc Vinh - Di chứng tinh thần

 

1) Sau khi chiếm được thành phố du lịch Nha Trang xinh đẹp, chính quyền mới sau 1975 đã cho xây dựng ngay quảng trường biển trung tâm một cột trụ xi măng thô kệch tráng đá rửa có tên là Tổ quốc ghi công. Để ghi công các liệt sĩ cộng sản đã hiến thân cho cuộc chiến.

Thời gian dần trôi, cây trụ xi măng ấy ngày càng cho thấy sự xấu xí và không đúng chỗ.

Chính quyền muốn phá bỏ nó đi nhưng không dám vì sợ mang tội phá bỏ tượng đài tổ quốc ghi công, giống như hành vi phá bỏ bàn thờ.

dimanche 29 mai 2022

Sương Nguyệt Minh - Thật xót xa!

 

Gần 2.000 hài cốt liệt sĩ vẫn đang ở hốc đá, khe suối, đầu nguồn, núi rừng  biên giới Vị Xuyên.

Đội tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ nằm chênh vênh bên sườn đồi.

Đi qua cổng vào là Nhà quàn hài cốt, tiếp theo là phòng ngủ của đội phó, ở giữa là phòng ngủ của lính, trong cùng là phòng của đội trưởng.

mardi 15 mars 2022

Huy Đức - Gạc Ma & Chiến tranh

 

Tối qua, 13-3-2022, tại biển Cửa Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, 27 cựu binh sống sót trong cuộc thảm sát Gạc Ma đã làm lễ thả đèn hoa đăng tưởng nhớ 64 đồng đội của mình hy sinh 34 năm trước. Thân nhân của 12 gia đình liệt sĩ Gạc Ma cùng có mặt. Sáng nay, 14-3-2022, lễ dâng hương tưởng niệm đã diễn ra trang trọng bên biển Thiên Cầm.

Gạc Ma là một thực thể địa lý bao gồm các rạn san hô nằm trong quần đảo Trường Sa, phần thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nửa đêm về sáng ngày 14-3-1988, tổ cắm cờ 5 người cùng khoảng 20 chiến sĩ công binh đang làm nhiệm vụ tại khu vực này thì 4 tàu chiến của Trung Quốc kéo đến, chĩa súng uy hiếp. Những người lính của chúng ta đã không rời vị trí dù họ gần như tay không.

Rạng sáng, Trung Quốc cho khoảng 50 lính có vũ trang đổ bộ, Chỉ huy cụm đảo ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu HQ-604 xuống đảo hỗ trợ, họ cũng chỉ có xà beng, cuốc xẻng… Lính Trung Quốc nổ súng bắn chết thiếu úy Trần Văn Phương và bắn bị thương hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh trước khi rút đi để sử dụng súng máy từ các tàu, thảm sát những người lính Việt Nam giữ đảo… Chỉ có 39 người sống sót bao gồm cả 9 người bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

vendredi 18 février 2022

Đặng Bích Phượng - Đi thắp hương cho liệt sĩ chống Tàu vẫn bị ngăn cản

 

Việc nhà còn đang ngổn ngang, nhưng sáng nay nhà em vẫn đi cùng bạn bè ra nghĩa trang liệt sĩ Nhổn, để thắp hương cho các liệt sĩ.

Đầu óc dạo này ngu ngơ quá, thế nào mà lại quên điện thoại ở nhà. Trong khi mọi người còn đứng chờ một vài người bạn nữa, nhà em nhìn thấy hai tay dân phòng đi tới.

Dân phòng làm gì ở nghĩa trang liệt sĩ thế nhỉ?

jeudi 17 février 2022

Huy Đức - Biên giới tháng Hai & Phương Bắc


Khác với thông lệ, Đại hội Đảng diễn ra đã hơn một năm, chưa thấy các tân lãnh đạo Việt Nam sang thăm Trung Quốc. Trong khi, cả Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đều đã đã đi gần khắp Á, Âu. Tháng Ba tới đây, Thủ tướng cũng có lịch sang thăm Mỹ.

Chuyến thăm Trung Quốc gần nhất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra cũng đã từ tháng 1-2017. Kể từ tháng 4-2019, Tổng bí thư rất ít khi ra khỏi Thủ đô. Trong nhiệm kỳ này, ai - trong số "tam nhân" - mở đầu chuyến thăm Trung Quốc sẽ được giới quan sát coi là một chỉ dấu chính trị mở ra rất nhiều suy đoán.

Trong khi đó, ngày 8-12-2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến dâng hương Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên. Và, trước Tết, ngày 26-1-2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại khu tưởng niệm các liệt sĩ Pò Hèn. Nhân vật đầu tiên trong Bộ Tứ thắp hương trên mộ các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc là Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang. Ông lên Biên giới vào ngày 17-2-2016, gần một tháng sau Đại hội (XII).

Nguyễn Văn Phước - Có những cuộc chiến, những cái chết không bao giờ được phép quên


Tổ quốc tỉnh giấc bởi tiếng súng. Năm đó tôi học lớp 11, 17 tuổi.

Cuộc chiến tranh tấn công khốc liệt của Trung Quốc rạng sáng ngày 17-2-1979 giết chết hơn 60.000 người Việt Nam làm tôi cùng nhiều người bạn cấp 3 đã đăng ký nhập ngũ. Cả Việt Nam trào dâng nỗi xúc động khi Tổ quốc bị kẻ thù phương Bắc bất ngờ xâm lược, bắn giết - khi cuộc chiến Biên giới Tây Nam đang diễn ra.

Những chuyến bay suốt đêm đến sáng chở những người lính phía Nam tay ghì chặt khẩu súng AK-47 không thể ngủ, mong có mặt kịp tại trận chiến biên giới phía Bắc cứu đồng bào nhân dân mình.

Nguyễn Xuân Diện - Văn tế đồng bào và chiến sĩ tử trận trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Trung Quốc xâm lược (1979-1989)


Hỡi ôi!

Thấm thoắt đã bốn ba năm

Mới đấy đã thành thiên cổ!

Trời biên giới ầm vang tiếng súng, thanh niên lớp lớp lên đường

Miền biên cương máu nhuộm đỏ sông, dân chúng nhà nhà tan tác