Qua giờ, về việc xe biển số trắng (30F-)
với chủ đăng kiểm Trương Tuyết Nhung, vợ nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa,
đang đang chạy trên đường Phùng Hưng, Hà Nội bất ngờ úm ba la hô biến thành xe
biển xanh (80B -) rẽ vào cổng Bệnh viện Quân Y 103, làm dậy sóng dư luận. Các
bài báo đưa tin sau đó cũng nhanh chóng gỡ sạch!
Nhiều người đang hỏi nhau, Tô Huy Rứa đã
về hưu nhưng quyền lực thế nào mà xem thường pháp luật!?
Trụ sở công ty VIBA.AIR tại Slovakia (Ảnh của báo Spectator)
Theo điều tra của báo Spectator ở Slovakia hôm nay 09/08/2018, không ai biết là ông Lê Hồng Quang, nguyên là cố vấn của cựu thủ tướng Robert Fico đang ở đâu.
Các
đại diện của Việt Nam tại Slovakia - những người có thể làm rõ thêm vụ
bắt cóc Trịnh Xuân Thanh - vẫn giữ im lặng từ tháng Sáu đến nay. Đại sứ
quán Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Slovakia chỉ trả lời ngắn
gọn cho bộ Ngoại giao Slovakia, và các đại diện của họ vẫn ẩn náu phía
sau những bức tường của tòa đại sứ.
Nhà riêng
ông Lê Hồng Quang, nguyên cố vấn của cựu thủ tướng Robert Fico – người
được cho là có mặt trên chiếc máy bay của chính phủ Slovakia được dùng
vào việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh – được bảo trì cẩn thận. Trước lối
vào, một cây đào xanh tốt, bãi cỏ được cắt xén, và hộp thư trống rỗng.
Mặc dù một chiếc xe Mercedes sang trọng đang đậu gần ngôi nhà nằm tại
quận Vajnory của thủ đô, nhưng không ai ra mở cửa.
Trịnh Xuân Thanh hôm 22/01/2018 tại Hà Nội, sau khi bị kết án chung thân. Ảnh FAZ
(Blaise Gauquelin, LeMonde 08/08/2018)Theo các nhà điều tra Đức, cựu quan chức cộng sản Trịnh Xuân Thanh đã cùng với
những người bắt cóc ông ta rời khỏi châu Âu trên một chiếc máy bay của chính
phủ Slovakia.
Câu chuyện xứng tầm một tiểu thuyết gián điệp. Đối với các
nhà điều tra Đức, được nhật báo FrankfurterAllgemeine Zeitungngày 31/7 trích dẫn, đó là nhờ sự trợ giúp – tự nguyện
hoặc không – của chính quyền Slovakia, mà cơ quan tình báo Việt Nam đã thành
công trong việc đưa đi một trong những công dân nước mình đã bị bắt ở Berlin
vài ngày trước đó.
"Họ, chỉ là số ít
trong xã hội đầy rẫy những kẻ thấp kém như vậy đang ẩn mình đâu đó trong thượng
tầng. Muốn có một xã hội công bình và phát triển, phải bằng mọi giá tước đoạt
chiếc đũa quyền lực, trả họ về đúng với căn cốt của mình."
Ông "Út trọc" Đinh Ngọc Hệ, từ một
anh nông dân trí tuệ như gà mổ thóc lẻn vào đến quân đội làm đến thượng tá. Ghế
trên ngồi tót sỗ sàng. Mua bằng giả để khai hồ sơ đảng viên, nâng lương, bổ
nhiệm, phong quân hàm.
Một ông thượng tá
(nếu không có biến chắc sớm muộn sẽ đeo bông lúa) ra trước tòa đờ đẫn, ngu ngơ,
không một chút khí phách. Xin được khoan hồng vì nhận mình trình độ thấp và
nhiều thành tích. Bấu víu vào những cái phao không còn gì là thể diện.
Ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa ra tòa ở Hà Nội ngày 08/01/2018.
Reuters hôm nay 18/07/2018 cho biết trước tòa án
Đức, nghi can Nguyễn Hải Long nhìn nhận đã giúp cơ quan tình báo Việt
Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin và bí mật đưa về nước, nơi ông
Thanh bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng.
Đây
là lần đầu tiên một nghi phạm chính thức nhìn nhận là chính quyền Việt
Nam đứng sau vụ bắt cóc giữa thanh thiên bạch nhật khiến Berlin giận dữ.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12.
Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã họp Hội nghị lần
thứ 7 của Ủy ban Trung ương khóa 12 vào tuần qua. Trong thời gian chuẩn
bị sự kiện này, đã có những tin đồn lan truyền rộng rãi, là sẽ có những
khuôn mặt mới được đưa vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất.
Hai chiếc ghế được dòm ngó : một
để thay thế ông Đinh La Thăng đã bị rơi đài, chiếc ghế thứ hai là của
ông Đinh Thế Huynh, người đã « thôi giữ chức » để chữa bệnh dài
hạn. Người ta cũng đồn rằng chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng sẽ bị
thay thế vì lý do sức khỏe. Những đồn đoán này dựa vào thời gian dài
vắng bóng của ông Quang hồi tháng Tám năm ngoái.
Tuy nhiên hội nghị kết thúc mà không có tân ủy viên Bộ Chính trị nào
được bổ nhiệm ; còn ông Trần Đại Quang đã xóa tan tin đồn về bệnh tật
qua việc điều hành phiên bế mạc một cách thành công. Thay vào đó, những
gì người ta nhìn thấy là việc tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng
định những cam kết lâu dài về việc đổi mới Đảng.
Trịnh Xuân Thanh, ảnh chụp lúc đã trốn sang Berlin.
Ông Trịnh Xuân Thanh, cựu phó
chủ tịch tỉnh Hậu Giang bị bắt cóc tại Đức năm 2017 và bị Hà Nội kết án
chung thân, hôm qua 07/05/2018 đã quyết định không kháng án.
AFP
và Reuters dẫn tin từ trang web chính phủ Việt Nam cho biết trong phiên
phúc thẩm hôm qua, Trịnh Xuân Thanh vắng mặt tại tòa « vì lý do sức khỏe », và đã từ chối kháng án. Gia đình ông cũng từ bỏ yêu cầu đòi Nhà nước trả lại các tài sản bị tịch thu.
Tuy nhiên Reuters trích lời luật sư của ông Thanh là Nguyễn Văn Quynh cho biết Trịnh Xuân Thanh « không có vấn đề gì về sức khỏe » và trong lần gặp gần đây nhất, ông Thanh vẫn khỏe mạnh. Theo luật sư Quynh, Trịnh Xuân Thanh rút kháng án vì « một vấn đề nhạy cảm ». Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện chưa trả lời hãng tin Anh về vấn đề này.
(Thoibao.de 07/05/2018)Một
sự nghi ngờ khủng khiếp: Có phải Slovakia, một nước thành viên EU, đã giúp đưa
một nạn nhân bị bắt cóc ra khỏi EU? Cuộc họp ở Bratislava giữa Slovakia và Việt
Nam kéo dài bao lâu? Tại sao Slovakia nói dối? Nhân vật Lê Hồng Quang là ai và
giữ vai trò gì trong cuộc họp ở Brastilava?
Tại
tất cả sân bay trên thế giới, hệ thống kiểm soát không lưu của sân bay đều tự
động lưu trữ tất cả dữ liệu về các chuyến bay. Các phóng viên của nhật báo TAZ
với trụ sở chính ở Berlin đã truy tìm ra được dữ liệu không lưu của các chuyến
bay liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt là chiếc chuyên cơ
Airbus A319 của chính phủ Slovakia mà đang bị nghi ngờ đã chở Trịnh Xuân Thanh
ra khỏi EU.
Những
dữ liệu không lưu này đã được công bố qua bài báo của tờ TAZ, số ra ngày
04/05/2018. Sau đây là những nội dung của bài báo TAZ.
Cảnh sát Anh canh gác trước nhà cựu điệp viên Nga bị đầu độc, Serguei Skripal, ở Salisbury. Ảnh chụp ngày 06/03/2018.
Le Courrier International tuần này chạy tựa « Đông-Tây, sự quay lại ồ ạt của các điệp viên ». Cuộc
chiến tình báo đang ác liệt giữa Matxcơva, Luân Đôn và Washington, và
vụ đầu độc điệp viên hai mang Skripal chứng tỏ mọi chuyện đều có thể xảy
ra. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào mùa hè năm ngoái
chẳng hạn, cho thấy tình báo các nước toàn trị, mà đứng đầu là Nga, hiếm
khi tôn trọng Nhà nước pháp quyền.
Bị phương Tây xao lãng sau chiến tranh lạnh
Theo báo Süddeutsche Zeitung của Đức được Le Courrier International
dịch lại, chiến tranh lạnh kết thúc và Hồi giáo cực đoan trỗi dậy, lâu
nay đã làm châu Âu và Hoa Kỳ quên mất hình ảnh các điệp viên Nga lạnh
lùng. Hình ảnh tượng trưng cho cái Ác không còn là lãnh đạo già nua Bộ
Chính trị sẵn sàng nhấn nút nguyên tử, mà là giáo sĩ đạo Hồi dưới túp
lều ở Afghanistan, với những lời lẽ đe dọa thế giới. Hồi giáo hiểu rõ
sức mạnh của hình ảnh hơn là cộng sản.
(thoibao.de21/04/2018)Kể từ khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra
cho đến nay, đây là lần đầu tiên tờ Der Spiegel (Tấm Gương) – tuần báo lớn
nhất, có uy tín đứng nhất nước Đức và phát hành khắp thế giới – có một bài tường
thuật dài 3 trang với nhiều chi tiết mới mà trước đây chưa hề được các nhân
viên điều tra của Đức tiết lộ. Tờ tuần báo có tầm vóc định hướng dư luận này đã
cho đăng bài tường thuật trên chuyên mục Tội phạm và đăng đúng vào lúc phiên
tòa xét xử nghi can mật vụ Việt Nam Nguyễn Hải Long sắp sửa khai mạc. Sau đây
là bản dịch bài tường thuật:
Một cuộc
hẹn gặp đầy tai họa
Mật vụ
Việt Nam bắt cóc một cựu quan chức đảng và người tình của ông ta từ Berlin. Các
thủ phạm đã trốn thoát, chỉ có một tòng phạm giờ đây ra trước tòa.
(AFP
07/03/2018) Tư pháp Đức hôm nay 07/03/2018 loan báo, một người Việt đã bị khởi
tố vì liên can trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin năm 2017, được
cho là do Hà Nội tổ chức.
Nghi
can N.H.Long, 47 tuổi, đã bị khởi tố hôm 28/2 vì cáo buộc hợp tác với một cơ
quan tình báo ngoại quốc, và « tham gia vào một vụ bắt cóc » -
theo thông báo của Viện Công tố Liên bang Đức. Tội danh này có khung hình phạt
lên đến 10 năm tù.
Liên quan đến Việt Nam, Le Monde số đề ngày hôm nay, 25/01/2018, có bài viết mang tựa đề « Chiến dịch chống tham nhũng nhuốm màu sắc chính trị », với việc hai quan chức cao cấp bị lãnh những bản án tù nặng nề.
Chiến
dịch chống tham nhũng dữ dội được giới lãnh đạo Việt Nam tung ra từ
nhiều tháng qua, vừa làm rơi rụng thêm hai nhân vật, và không hề là loại
tép riu. Ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính trị, cựu chủ tịch tập
đoàn dầu khí quốc doanh PetroVietnam, hôm thứ Hai 22/1 đã bị tuyên án 13
năm tù giam. Còn ông Trịnh Xuân Thanh, cựu lãnh đạo một công ty con của
PetroVietnam, được cho là đã bị tình báo Việt Nam bắt cóc tại Đức năm
2017, bị lãnh án chung thân.
Hôm trước nói về
vụ xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, tôi có cho rằng thực chất các vụ xử
này là xử đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN). Tất cả những tội phạm tham
nhũng, những người “làm trái quy định của
nhà nước”… gây thất thoát của cải quốc dân, không ngoại lệ, đều là đảng
viên đảng CSVN.
Ông Trọng có nói “đánh tham nhũng là ta đánh vào ta”. Ông
Tư Sang thì nói “không còn là con sâu làm
rầu nồi canh, mà là cả một nồi sâu”.
(VOV.VN 21/01/2018) - Có ba sự "quá ngưỡng" khiến phiên tòa
xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm đi vào lịch sử tố tụng với đầy đủ sắc
thái "hỉ, nộ, ái, ố".
Thứ nhấtlà lời nói "quá ngưỡng”.Với
quá khứ oanh liệt, những người yêu mến ông Thăng không khỏi bất bình khi nhìn
thấy "nguyên ủy viên Bộ Chính
trị" bị còng tay hầu tòa. Họ chưa quen với cảm giác ông Thăng đang
mang thân phận bị cáo, khó chấp nhận bị cáo Thăng phải được bình đẳng với các bị
cáo khác trước pháp luật. Trong khi đó, vây quanh ông Thăng là những luật sư
tài giỏi mà không phải bị cáo nào cũng có thể thuê được.
Phiên tòa sơ thẩm
xét xử Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm đã kết thúc. Đây là phiên
tòa được nhân dân cả nước quan tâm theo dõi. Sự quan tâm đó bởi tính đặc biệt
của nhân thân bị cáo - lần đầu tiên một nguyên ủy viên Bộ Chính trị cùng rất
nhiều quan chức cao cấp bị thẩm vấn, luận tội công khai tại phiên tòa.
Đây là phiên tòa
đầu tiên không có vành móng ngựa; luật sư ngồi ngang hàng với kiểm sát viên
nhằm bảo đảm sự bình đẳng, dân chủ trong việc tranh
tụng. Các báo, đài được mời dự khá đầy đủ (trong phòng riêng, qua màn hình vì
cho rằng vào hết thì quá đông, cùng với sự tác nghiệp của nhà báo sẽ gây mất
trật tự phiên tòa)…
Nhưng tại sao lại
phá sóng internet, phá sóng điện thoại trong khuôn viên tòa?
(Reuters 22/01/2018) – Tòa án Việt Nam hôm nay
22/01/2018 đã tuyên án 13 năm tù đối với cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La
Thăng, và án chung thân cho ông Trịnh Xuân Thanh, vì tội tham ô và cố ý làm
trái quy định của Nhà nước, trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng.
Ông Đinh La Thăng, quan chức cao cấp nhất của Việt Nam phải
ra tòa kể từ nhiều thập niên qua, bị tuyên án 13 năm tù vì « cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng » - theo VOV và Thông tấn xã Việt Nam.
Từ chỗ 3 ngàn 200 tỉ gì đó mà báo chí
bảo Trịnh Xuân Thanh chịu trách nhiệm chính. Giờ gần cả tuần, nền tư pháp chỉ
loanh quanh luẩn quẩn với cái vali 4 tỉ mà không có tang chứng, vật chứng, chỉ
có khẩu cung.
Cứ chuyền từ ông khai đến Hội đồng xét
xử (HĐXX) rồi lại đến ông khai, vì không có điểm neo là tang vật chứng. Chuyền
qua chuyền về như trẻ con chơi trò lắc vòng í, rất buồn cười.
Các đại án liên tục được phanh phui
trong năm 2017. Một mặt cho thấy những nỗ lực trong công cuộc chống tham nhũng,
nhằm hốt "đống rác cũ", bất chấp nhiều người cố tình chính trị
hóa các vi phạm nghiêm trọng về kinh tế. Mặt khác, nó cũng cho thấy nhân dân đã
bị móc túi và đất nước bị rút ruột, tàn phá đến thế nào!
Điểm qua một vài vụ thất thoát/gây thiệt
hại của các tập đoàn/ngành kinh tế "mũi nhọn" trong vòng 10
năm qua: