Trên báo chí truyền thông nhà nước hầu
như chỉ đưa tin hoạt động rất tích cực của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng
trung ương, mà không thấy hoạt động của 63 Ban phòng chống tham nhũng địa
phương.
Vậy từ khi thành lập đến nay các ban địa
phương này làm gì, khui ra bao nhiêu quan chức cấp tỉnh, huyện, xã tham nhũng?
Tài
sản cá nhân và kiểm soát tài sản cá nhân của xã hội là một bộ phận rất quan
trọng của hệ thống quản lý tài sản - tài chính của một xã hội. Tài chính của xã
hội còn có các hệ thống tài chính công và tài chính của các pháp nhân – doanh
nghiệp rất lớn và rất phức tạp, tôi không nói ở đây.
Trong
một nền kinh tế thị trường phát triển (tức là gắn với tiêu chí văn minh) như
Đức, Anh, Mỹ… hệ thống quản lý tài sản - tài chính là cả một rừng thể chế. Và
việc thi hành chúng trong thực tế trơn tru, rộng khắp, triệt để, công tâm,
không có chỗ trống. Tất nhiên thực tế vẫn còn có những kẽ hở, nhưng các cơ quan
công quyền liên tục và thường xuyên cố gắng bịt các kẽ hở đó, không cho phép ai
lợi dụng chúng để trục lợi cá nhân.
Do
vậy, người Việt khi làm ăn ở các nước phát triển, ít người trở thành giàu nhanh
bất thường được.
Vụ
Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tóm cả ban lãnh đạo Cục Lãnh sự hôm qua vì
tội nhận hối lộ, thực sự là một vụ lớn cho dù về chức vụ, những người bị khởi
tố, bắt tạm giam hôm 27/1 không "to" bằng nhiều ông, bà bị bắt vào
thời điểm cận Tết mấy năm trước.
Tuy
nhiên, vụ này tính chất rất đặc biệt bởi không chỉ là vấn đề tham nhũng,
"tranh thủ" mùa dịch. Mà trong lĩnh vực này, nhiều năm qua, có thể
nói ít nhất là trong khoảng 20 năm nay, tình trạng nhũng nhiễu, tham tàn của
cán bộ lãnh sự Việt Nam ở nhiều nước đã được lên tiếng, phản ánh nhiều nhưng
chưa có vụ nào được điều tra, xử lý đến nơi đến chốn.
Đột
nhiên, một vụ việc được khởi tố tại Cục Lãnh sự và cơ quan điều tra khởi tố từ
Cục trưởng, Cục phó, Chánh văn phòng cho tới nhân viên, nó cho thấy tính chất
nghiêm trọng của câu chuyện.
Dân
cư mạng đang rần rần về vụ 4 cán bộ của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao bị khởi tố.
Từng làm trong Bộ một thời gian, mình cũng thấy có chút liên quan, xin được
chia sẻ một vài quan sát bên lề thế này:
-
Cán bộ ngoại giao đa phần có trình độ, học thức, biết đối nhân xử thế, nhưng
môi trường công tác đôi khi làm họ bị ảnh hưởng. Trong Bộ, nơi bị ảnh hưởng
nhiều nhất có lẽ là Cục Lãnh sự và các bộ phận lãnh sự ở các đại sứ quán ở nước
ngoài. Đây là bộ phận có “quyền lực” khi là nơi tiếp xúc trực tiếp nhiều với
người dân, đồng thời tạo ra nhiều thu nhập nhất cho Bộ.
Trước
đây (giờ nghe bảo không còn?), ngoài lương chính thức thì cán bộ, nhân viên
trong nước của Bộ mỗi tháng được hưởng một khoản thu nhập từ quỹ phúc lợi mà
theo mình hiểu là được trích từ các khoản thu lãnh sự (như phí visa ở các đại
sứ quán) mà Bộ được giữ lại một phần. Cũng chính vì thế, ở trong Bộ, Cục Lãnh
sự là bộ phận “hot”, không dễ để xin vào.
Các thanh tra của AIEA trong vài ngày nữa sẽ thay thế các đĩa cứng
cũng như các camera bị phá hoại hồi tháng Sáu. Từ Teheran, thông tín
viên Siavosh Ghazi cho biết thêm chi tiết :
« Iran dường như
đã nhân nhượng một phần các đòi hỏi của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế. Tân giám đốc chương trình nguyên tử của Iran đánh giá cuộc thảo
luận với Raphael Grossi là tích cực. Ông nói thêm, thương thảo còn tiếp
tục và tổng giám đốc AIEA sẽ phải quay lại Teheran để bàn bạc tiếp.
Nguy cơ phong tỏa lần thứ ba đang hiển hiện tại Pháp, cuộc biểu tình
trên khắp nước Nga vào cuối tuần qua theo lời kêu gọi của nhà đối lập
Navalny là hai đề tài chính của báo chí Pháp hôm nay 25/01/2021. Liên quan đến châu Á, Le Monde tố cáo « Chính quyền Trung Quốc tiến hành các hoạt động thu thập thông tin quy mô tại Ấn Độ Dương ». Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách vẽ bản đồ đáy biển.
Chiếc
tàu Hướng Dương Hồng (Xiang Yang Hong) 03 những ngày gần đây đã bị vệ
tinh nhận ra tại phía tây đảo Sumatra, trong lãnh hải của Indonesia. Tuy
là tàu nghiên cứu đại dương của chính phủ Trung Quốc, chiếc tàu này lại
di chuyển mà không bật tín hiệu nhận diện. Tờ báo chuyên ngành The Print hôm 22/01 cho biết Hướng Dương Hồng 03 đã bị tuần duyên Indonesia chận lại vì lý do trên.
Từ Istanbul, thông tín viên Anne Andlauer cho biết thêm chi tiết:
« Bản
kiến nghị do chính tay ông Erdogan ký dự kiến triển khai các quân nhân
Thổ Nhĩ Kỳ tại Azerbaijan để « tham gia các hoạt động của trung tâm điều
phối sẽ được thiết lập cùng với Nga », « bảo đảm việc tôn trọng ngưng
bắn », « thiết lập hòa bình và ổn định trong khu vực để bảo vệ lợi ích
của Thổ Nhĩ Kỳ ».
Theo Econotimes hôm nay 17/11/2020, lo ngại trước nguy cơ xảy ra đại
chiến thế giới lần thứ ba, đặc biệt trong bối cảnh xung đột giữa nhiều quốc gia
tại Biển Đông, NATO và Lầu Năm Góc cùng triển khai công nghệ giám sát đại dương.
Hai cơ quan trên, cụ
thể là Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Hàng hải tại Ý cùng phối hợp với Cơ
quan Mỹ về các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) để thiết kế một
mạng lưới theo dõi các hoạt động trên đại dương. Đây là sự hợp tác mới nhất của
đôi bên, sau khi Trung Quốc và Nga đã có nhiều tiến bộ về công nghệ tương ứng.
Theo một báo cáo của
DARPA, các thiết bị được sản xuất bằng vật liệu thân thiện với môi trường, có
thể thông tin về những hoạt động trên biển ngay lúc đang diễn ra. Mỗi một vật
nổi thông minh chứa nhiều cảm biến thu thập các dữ liệu môi trường như nhiệt độ
mặt biển, trạng thái nước biển, cũng như dữ liệu về các hoạt động của tàu buôn,
máy bay, kể cả việc di chuyển của các loài động vật hữu nhũ sống ở biển. Các
phao thông minh này truyền dữ liệu định kỳ thông qua vệ tinh đến một mạng lưới
đám mây để lưu trữ và phân tích trong thời gian thực tế.
“Người Trung Quốc
đang sử dụng hơn 162.000 hecta đất biên giới, ven biển thông qua hai hình thức :
thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho
người Việt gốc Hoa mua đất. Đây là thông tin được Bộ Quốc phòng đưa ra trong
báo cáo trả lời chất vấn của cử tri được gửi tới Quốc hội mới đây.
Hầu hết các lô
đất thuộc « sở hũư » của người Trung Quốc đều ở vị trí các đường
lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong
khu vực phòng thủ ». (Trích Tuổi Trẻ)
Hai năm trước, Bộ
trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nói trước Quốc hội: “Người nước ngoài không có quyền mua đất
trên đất nước ta, nên nếu đại biểu biết có việc người nước ngoài mua đất dọc bờ
biển thì thông tin cho tôi.” Trước khi ông Trần Hồng Hà phát ngôn câu ấy,
người dân và báo chí đã phản ánh không ít về tình trạng này.
Nhân viên y tế tại một trạm xét nghiệm di động virus corona tại Daegu, Hàn Quốc ngày 03/03/2020.
Đăng ngày:
Đến hôm nay 12/03/2020, Hàn Quốc có 7.869 người bị nhiễm virus
corona, đứng thứ tư trên thế giới, tuy nhiên chỉ có 66 người chết so với
ba nước đứng đầu lần lượt là Trung Quốc (3.169 tử vong), Ý (827), Iran
(354). Hãng tin Pháp AFP đặt câu hỏi, phải chăng Hàn Quốc là hình mẫu
nên theo trong cuộc chiến chống nạn dịch này ?
Seoul xử lý nạn dịch như thế nào ?
Ngược
với Trung Quốc – đã chọn giải pháp cách ly ngay 50 triệu dân – Seoul sử
dụng chiến lược phối hợp giữa việc thông tin cho công chúng với sự tham
gia của cư dân và một chiến dịch xét nghiệm đại quy mô. Người thân của tất cả những người bị dương tính được tìm kiếm và đưa đi xét nghiệm.
Cổng chào đang được xây dựng của một trại cải tạo mang danh "trung tâm dạy nghề" ở Dabancheng, Tân Cương.
Dàn dựng ra tai nạn giao thông, giả dạng du
khách…Tại Tân Cương, chính quyền đã huy động trí tưởng tượng tối đa để
ngăn trở không cho các nhà báo quốc tế đến điều tra về các trại cải tạo
người Duy Ngô Nhĩ.
Trung Quốc bị
Liên Hiệp Quốc tố cáo đã bắt một triệu người Duy Ngô Nhĩ đi cải tạo,
còn Bắc Kinh biện minh rằng đó là những « trung tâm huấn nghệ » nhằm
phòng ngừa Hồi giáo cực đoan.
Khi đi xe trên một con đường dẫn đến
một trong những trại cải tạo loại này, mà các phóng viên của hãng tin
Pháp AFP đã chứng kiến một cảnh tượng « siêu thực ». Một xe vận tải nhẹ
chạy với tốc độ rùa bò về phía một chiếc xe đang đậu trên lề đường, rồi
dừng lại khi còn cách vài…milimét để giả làm một vụ đụng xe.
Chỉ
trong vài phút, « tai nạn » này đã thu hút một đám đông hiếu kỳ khiến
giao thông phải ngưng lại. Mục tiêu của công an đã đạt được : lối vào
trại cải tạo đã bị tắc.
Các thanh niên biểu tình che mặt bằng khẩu trang, tiến về phía Nghị viện Hồng Kông để phản đối dự luật dẫn độ, ngày 13/06/2019.
Tắt chức năng định vị điện thoại di động, mua vé
tàu điện ngầm bằng tiền mặt, im lặng trên các mạng xã hội : nhiều người
biểu tình Hồng Kông tìm cách trở nên vô hình trên internet để tránh bị
chính quyền theo dõi và khởi tố.
Trong
các vụ sử dụng bạo lực trên đường phố tệ hại nhất kể từ nhiều thập niên
qua tại Hồng Kông, cảnh sát hôm thứ Tư 12/06/2019 đã dùng đến đạn cao
su và hơi cay để giải tán những người chống lại dự luật cho dẫn độ sang
Hoa lục.
Đa số những người biểu tình đều trẻ tuổi, họ lớn lên
trong một thế giới kỹ thuật số và ý thức được mối nguy hiểm khi bị theo
dõi trên mạng. Đối với Ben, một nhân viên văn phòng 25 tuổi đeo khẩu
trang, thì luật dẫn độ sẽ hủy hoại các quyền tự do của người Hồng Kông.
Anh giải thích : « Ngay cả nếu chúng tôi không làm gì quá đáng,
chẳng hạn như tranh luận về Trung Quốc trên mạng, vẫn có thể bị nhận ra
do sự giám sát này ».
Trong những cuộc xuống đường
gần đây, nhiều người biểu tình đã mang khẩu trang, đeo kính, đội nón để
bảo vệ trước hơi cay và đạn cao su, nhưng cũng để khó thể nhận diện.
Những người chấp nhận trả lời AFP đều che toàn bộ khuôn mặt, cho biết
cũng đã tắt định vị, tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các thiết bị
của mình, và xóa hết những cuộc đối thoại, những tấm ảnh trên mạng xã
hội có thể gây tai hại cho họ.
Một gian triển lãm của Hikvision tại hội chợ trí thông minh nhân tạo thế giới tại Thiên Tân, 16/05/2019.
Sau khi cho Hoa Vi (Huawei) vào danh sách đen, các
mục tiêu sắp tới của chính quyền Donald Trump có thể là năm công ty
Trung Quốc sản xuất camera giám sát, đặc biệt là Hikvision chuyên về
công nghệ nhận diện, được sử dụng rộng rãi ở Tân Cương. Các hãng tin
Bloomberg và Reuters hôm nay 22/05/2019 cho biết như trên.
Cũng
như Hoa Vi vào tuần trước, nay đến lượt Hikvision (Hải Khang Uy Thị) có
nguy cơ bị liệt vào danh sách đen, tức là các nhà cung cấp Mỹ phải được
chính phủ cho phép mới có thể buôn bán với công ty này. Nhà Trắng từ
chối bình luận về thông tin của New York Times.
Những
nguồn thạo tin khác cho Bloomberg hay, chính quyền Mỹ lo ngại Hikvision
lẫn Dahua Technology (Đại Hoa), với các camera có công nghệ nhận diện
được sử dụng để đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, có thể phục vụ cho
gián điệp.
Kiểm soát bằng caméra, giám sát trên mạng, cho điểm...người dân
Trung Quốc khó thoát được vòng kiềm tỏa của Nhà nước. Ảnh minh họa:
Caméra giám sát trên quảng trường Thiên An Môn.
Theo tờ Shunpo Montly ở Hồng Kông, Trung Quốc vốn ngày càng số hóa, đang triển khai hệ thống đánh giá điểm « tín nhiệm xã hội »,
giúp khen thưởng hay trừng phạt thái độ của mỗi công dân. Dự kiến biện
pháp này sẽ được áp dụng trên toàn quốc vào năm 2020, và như vậy cuộc
đời của người dân Hoa lục sẽ được tính theo điểm số.
200 triệu camera giám sát vẫn chưa đủ !
Mùa
hè vừa qua, có một người cha ở quận Thương Nam (Cangnan), thị trấn Ôn
Châu (Wenzhou), tỉnh Chiết Giang đã phải đưa ra một quyết định quan
trọng. Người con trai vừa thi đậu vào một trường đại học danh giá ở Bắc
Kinh, cả nhà hết sức vui mừng. Nhưng một cú điện thoại từ nhà trường đã
sớm dập tắt niềm hoan hỉ của họ : vì người cha nằm trong danh sách « người không có điểm tín nhiệm », trường không thể nhận cậu con vào học.
Trong
5 năm qua, tại Trung Quốc đã mọc lên 22.000 km đường tàu cao tốc, xuất
hiện một xã hội không dùng tiền mặt lớn nhất thế giới, một mạng lưới «
thiên la địa võng » 200 triệu camera giám sát. Chẳng có nơi nào trên
trái đất an toàn hơn Trung Quốc, cho đến nỗi nghi phạm đành tự đến nộp
mình cho công an, lực lượng an ninh khỏi cần can thiệp.