Affichage des articles dont le libellé est Phát-xít. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phát-xít. Afficher tous les articles

mardi 5 mars 2024

Thọ Nguyễn - Nhà văn hóa và nhà tù

 

Một nhà văn hóa phát biểu: "Nếu tiết kiệm tiền chi cho văn hóa thì con cháu chúng ta sẽ phải bỏ tiền xây nhà tù".

Sai!

Điều quyết định cho một xã hội văn minh không phải là tiền mà là sự tôn trọng quyền được tự do hưởng thụ các giá trị văn hóa của mọi công dân, là sự công nhận các giá trị văn hóa của nhân loại, là một nền giáo dục lành mạnh, khai sáng. Nếu chỉ đổ tiền vào để tuyên truyền hoặc cổ súy cho những gì mà một nhóm người quy định là văn hóa, thì sẽ đưa xã hội đó đến chỗ diệt vong. Nước Đức mà tôi đang sống từng bị như vậy.

mercredi 10 mai 2023

Phúc Lai - Thất bại lịch sử của Putin

 

Người Việt Nam hay nói: “Quay đi quay lại là hết một năm.” Vừa mới ngày nào ngồi viết bài “Chiến thắng lịch sử của Putin” nhân nước Nga của Putin kỷ niệm 77 năm chiến thắng phát-xít, thế mà đến hôm nay đã lại thêm mười hai tháng.

Mười hai tháng đầy ắp các sự kiện liên quan đến cuộc chiến tranh mà Putin đã phát động xâm lược Ukraine… Đầu tiên, tôi xin điểm qua một số điểm chính của giai đoạn đáng nhớ này.

Thời điểm ngay sát trước lễ kỷ niệm năm ngoái, chúng ta vừa trải qua những khắc khoải lo lắng, có những lúc căng thẳng tột độ hướng về thủ đô Kyiv của đất nước Ukraine xa xôi. Chúng ta lo cho chính quyền của ông V. Zelenskyi sụp đổ, hoặc lo thủ đô Kyiv thất thủ, người Nga tràn vào chiếm các cơ quan đầu não… Nhưng diễn biến đã không như thế, thực tế là ngược lại. Đoàn xe dài 64 ki-lô-mét của người Nga có đến hàng nghìn phương tiện, kéo lũ lượt từ biên giới Ukraine – Belarus sang Kyiv, đã dừng lại rồi… biến mất.

jeudi 30 mars 2023

Phúc Lai - Bốn trăm ngày « bưng bô » : Rồi người Nga sẽ phải cảm ơn người Ukraine

 

Hai trăm ngày… tôi cứ nhớ cái mốc hơn sáu tháng ấy vì đó là lần đầu tiên tôi sử dụng hashtag bưng bô cho hòa bình cho những bài viết của mình trên mạng xã hội, những bài về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine.

Dịp kỷ niệm mười ba tháng nổ ra cuộc chiến, tôi đã cố tình không viết bài vì thấy nó quá gần dịp này, dịp chúng ta sẽ nhìn lại 400 ngày của cuộc đấu tranh kiên cường và gian khổ của người Ukraine…

… nhưng cũng là cuộc đấu tranh của chúng ta trước những điều mà với rất nhiều thành viên của đội ngũ ủng hộ Ukraine, cảm thấy không thể chịu nổi. Mở đầu bài, tôi xin nói về những người Việt Nam vẫn đang tiếp tục ủng hộ Nga – Putin cho đến tận thời điểm cuộc chiến đã kéo dài được hơn một năm.

dimanche 15 mai 2022

Phúc Lai - “Chiến thắng lịch sử” của Putin

 

Năm 2005, nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, tôi tự bỏ tiền túi ra thuê thiết kế một trang web, và đi kèm với nó là một diễn đàn trực tuyến về nước Nga.

Thời điểm đó, xã hội Việt Nam đang mê tơi với chứng khoán. Có thể khẳng định luôn là chẳng mấy ai để ý đến nước Nga, một nước mới có hơn một chục năm bước ra khỏi đống tro tàn Xô-viết đâu.

Vốn là người yêu nước Nga, văn hóa Nga, con người Nga một cách vô điều kiện, tôi cảm thấy cái sự suy vi của nước Nga ngay cả trong tình cảm của người Việt Nam, vốn trước đó cũng “vô điều kiện” và “vô bờ bến” như tôi, là một điều khó tưởng tượng nổi. Trang web của tôi ra đời vì thế.

mardi 10 mai 2022

Phùng Ngọc Khoa - Người Ukraine cũng đánh phát xít

 

Nghe botox tuyên truyền sai lịch sử cũng ngứa tai!

Không phải chỉ có Nga, người dân Ukraine cũng tham gia đánh phát xít Đức ! Nhiều báo chí định hướng, đại đa số từ trong tay Sa Hoàng Botox, đã chỉ nói về thủ lĩnh Bandera và những thời gian ông ta đã cộng tác với Đức.

Đúng là đã có như vậy, nhưng thời chiến tranh đó nhiều bên cũng cộng tác với phát xít: phía Nga cũng đã có tập đoàn quân của trung tướng Vlassov tham gia mặt trận đánh Hồng Quân.

Putin trắng tay ở Ukraina trong « Ngày chiến thắng »


Đăng ngày:

Bức màn sắt mới ở nước Nga

Tờ báo Công giáo La Croix nhận định ngay cả trước khi gây chiến, từ hôm 21/02, một bức màn sắt vô hình nhưng nặng nề đã buông xuống nước Nga. Sáng sớm hôm đó Putin đã nói chuyện gay gắt với đồng nhiệm Mỹ Joe Biden và buổi tối ông đọc một bài diễn văn dài trên truyền hình đầy những thù hận. Chối bỏ một Ukraina hiện đại đồng thời muốn tặng một cái tát cho phương Tây, sau đó Putin tung ra « chiến dịch đặc biệt » ngay giữa lòng châu Âu.

Lưu Trọng Văn - Nhục nhã cho kẻ đứng trước dân phải mặc áo chống đạn

 

Điều gã dự báo Putin sẽ diễn vở mổ ung thư để khỏi lộ khuôn mặt thật tại Lễ mừng Chiến thắng 9-5 đã trật lất. Putin chả mổ móc ung thư gì sất.

Nhưng thà không xuất hiện vì bệnh, còn hơn xuất hiện trong ngày vui Đại lễ Chiến thắng như thế này:

- Mặc áo chống đạn.

dimanche 8 mai 2022

Hoàng Quốc Dũng - Cựu chống phát xít trở thành phát xít chống phát xít giả

 

Nước Nga của Putin đang ráo riết chuẩn bị cho ngày đại lễ 09/05. Muốn gì thì gì, Putin cũng phải làm lễ thật to vì nhiều mục đích. Chẳng ai lạ gì mấy bài của cộng sản.

Ngày lễ này là một dịp may hiếm có để lên dây cót nhân dân và bính lính đang thua trận ở Ukraina. Putin đã quá sai lầm trong cuộc chiến này vì đã đánh giá quá sai về nhiều chuyện. Trong binh pháp, người ta thường nói « Biết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng ».

1. Putin đã không biết MÌNH, đã tưởng rằng quân đội của mình là quân đội rất mạnh, bách chiến, bách thắng. Nhưng thực tế cho thấy quân đội của Putin là một đội quân rệu rã, hoàn toàn không có tinh thần chiến đấu.

dimanche 10 avril 2022

Anh Sáu - Học ở Liên Xô là phải bênh vực Nga ?

 

Gần đây Sáu có để ý một điều rất lạ, đó là phần lớn các bác đã từng học hành ở Liên Xô cũ trước kia đều bênh vực Nga một cách mù quáng, bất chấp lương tri của xã hội loài người.

Sáu nói phần lớn, vì vẫn còn một số người có lương tri đã chống đối mạnh mẽ chủ nghĩa bá quyền của Nga Putin. Sáu nghĩ những người đang ngày đêm chửi Ukraine rôm rả và ủng hộ Putin hết mình không phải là những người yêu nước Nga. Họ đang thù ghét những giá trị Nga thì đúng hơn.

Những bạn bè bênh vực Putin có nhận thấy rõ ràng rằng, nếu là một cuộc chiến chính nghĩa, tại sao nó phải được gọi bằng một cái tên mỹ miều "chiến dịch quân sự đặc biệt"? Tại sao người biểu tình chống lại cuộc chiến ở Nga lại phải đối mặt với những mức án cực nặng, có thể lên đến 15 năm từ chính quyền Putin?

jeudi 10 mars 2022

Thọ Nguyễn - Ukraine, phát xit và phát xít mới (Fascism – Neonazi)


(Tiếp theo)

Cuộc đời Oleg Antonov là tấm gương cho sự gắn bó giữa hai dân tộc Nga và Ukraine. Nhưng không phải giữa họ chưa từng có những hố hận thù sâu thẳm.

Người Ukraine vẫn nhớ nạn đói Holodomor (Голодомор) do Stalin gây ra trong những năm 1929-1932. Lúa mì và các loại lương thực khác của Ukraine bị vơ vét hết để bán lấy ngoại tệ cho công nghiệp hóa. Stalin muốn dùng nó để bẻ gãy sự kháng cự của các lực lượng chống đối chính sách Nga hóa.

« Nông dân bị tịch thu ruộng đất, bị dồn vào các hợp tác xã. Lương thực tích trữ trong nhà bị chính quyền thu sạch. Người bị đói không được ra khỏi vùng để kiếm ăn. Đói thê thảm, người ta phải ăn cả thịt người chết. Nhiều nghiên cứu đưa ra con số từ 3-6 triệu người Ukraine chết đói trong Holodomor. »[1]

mardi 8 mars 2022

Dương Quốc Chính - Nga hay Ukraine mới giống phát xít ?


Mấy hôm nay phía Nga và anh em cuồng Nga người Việt cứ ra rả là Nga giải trừ chủ nghĩa phát xít ở Ukraine. Đảm bảo đa số anh em bò đỏ, bò Nga cũng chả biết chủ nghĩa phát xít nó cụ thể thế nào đâu. Chẳng qua thấy giống phát xít Đức là ghét rồi.

Đặc điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa phát xít là tinh thần dân tộc cực đoan, cái này hay gặp ở anh em cực hữu, nhưng nó không chỉ có ở phe cực hữu mà cực tả là cộng sản cũng có luôn. Ví dụ Trung Quốc, tinh thần Đại Hán, muốn đồng hóa các dân tộc khác, muốn bành trướng bá quyền. Tinh thần Đại Nga cũng không kém tí nào. Còn tinh thần Đại Việt chắc chỉ kém hai anh nửa tí!

Dân tộc cực đoan của chủ nghĩa phát xít phải kèm thêm tình thần phân biệt chủng tộc, có xu hướng bài ngoại, muốn tiêu diệt một hay một số dân tộc, hoặc một nhóm người khác. Như Đức quốc xã tiêu diệt người Do Thái.

mardi 1 mars 2022

Nguyễn Thông - Oái oăm


Bi kịch và trớ trêu của nhân loại ở chỗ khi xưa một dân tộc (Nga) đã tham gia tích cực vào cuộc chiến chống phát xít (Đức), thì nay lại bị một tên độc tài phát xít tham quyền cố vị lòng tham không đáy dẫn dắt.

Gây chiến tranh thảm họa cho nước khác, chết chóc đau thương cho con người.

Và bi kịch không kém là có những kẻ cứ mở mồm ra là yêu hòa bình, ghét chiến tranh, trọng công lý, đề cao chính nghĩa, dạy dỗ con người phải yêu này yêu nọ, vì ấy vì kia...

mardi 29 décembre 2020

Hoàng Hải Vân - Churchill và Trump, hai trụ cột bảo vệ tự do nổi tiếng nhất thế giới đều bị « bịt miệng »


Winston Churchill là một trong những chính khách nổi tiếng nhất thế giới từng cứu nhân loại thoát khỏi họa phát xít, và là người bảo vệ chủ nghĩa tự do kiên định nhất.

Ngày nay cánh tả ở phương Tây cũng như trên thế giới không ai dám nói xấu ông, nhưng trước khi trở thành Thủ tướng Chính phủ kháng chiến Anh vào năm 1940, ông đã từng bị Chính phủ nước này “bịt miệng”. Đó là do ông là một trong những chính khách đầu tiên ở phương tây nhìn thấy họa phát xít, khi Hitler bắt đầu thực hiện chế độ toàn trị và tái vũ trang nước Đức.

Lúc ấy, không ít học giả và chính trị gia cánh tả ở cả Anh và Mỹ đều ca ngợi con đường của Đảng Quốc gia xã hội chủ nghĩa Đức (thường gọi là Quốc xã), nhiều người còn muốn “nhập khẩu” nó vào Anh và Mỹ (F. A. Hayek từng gọi họ là “những người toàn trị giữa chúng ta”).

samedi 26 septembre 2020

Bông Lau - Trung đoàn 422


Khi Nhật Bản đánh lén oanh tạc Trân Châu Cảng tháng 12 năm 1941 tuyên chiến với Hoa Kỳ, đã gây phẫn nộ nơi quần chúng Mỹ. Sự kỳ thị chủng tộc không ít thì nhiều vốn đã có vào thời càng gia tăng. Người Mỹ bản xứ nghi ngờ người Nhật sống ở Hoa Kỳ nối giáo cho kẻ thù.

Tổng Thống Hoa Kỳ lúc ấy là Franklin D. Roosevelt đã ra lịnh bắt tất cả người Mỹ gốc Nhật đưa vào các trại giam hay trại tập trung (internment camp) ở miền Tây Nam Hoa Kỳ. Có khoảng 120 ngàn người thiểu số gốc Nhật sống rải rác ở miền Tây Hoa Kỳ phải bán nhà cửa và tài sản của họ để dọn vào ở trong các trại tập trung.

Trong Thế Chiến Thứ Hai dân số của người Mỹ gốc Đức và Ý nhiều hơn người Mỹ gốc Nhật, nhưng chỉ khoảng hơn 10 ngàn người bị lùa vào các trại tập trung. Lý do là vì người Đức và Ý ít bị kỳ thị hơn và bị nghi ngờ như người Nhật. Một lý do khác nữa là vì kinh tế; giới kinh doanh tài phiệt Mỹ cần công nhân gốc Đức và Ý làm việc trong các xí nghiệp nên đã vận động chính giới không cho bắt giữ người Đức và Ý đưa vào trại tập trung.

jeudi 4 juin 2020

Ngôi nhà ấu thời của Hiller ở Áo trở thành đồn cảnh sát


Bản vẽ chỉnh trang tòa nhà cũ nơi nhà độc tài Adolf Hitler sinh ra, được giới thiệu trong cuôc họp báo ngày 02/06/2020 tại Vienna (Áo). © REUTERS/Leonhard Foege
Đăng ngày:


Chính phủ Áo đã tiến hành cuộc chiến pháp lý kéo dài nhằm nắm giữ chủ quyền ngôi nhà ở miền bắc nước này, với mục đích tránh cho địa điểm mà Adolf Hitler đã sinh ra ngày 20/04/1889 không trở thành nơi « hành hương » của phe tân quốc xã.  

Tòa nhà có diện tích 800 mét vuông nằm ở số 15, đường Salzburger Vorstadt , trung tâm Braunau am Inn, gần biên giới với nước Đức, sẽ được nâng cao lên với mái mới, và được cơi nới rộng thêm. Ông Hermann Feiner, người chịu trách nhiệm về dự án của chính phủ nhận định, giao tòa nhà này cho cảnh sát là cách tốt nhất để bình thường hóa.

mercredi 11 septembre 2019

Trần Trung Đạo - CHINAZI là gì ?


Trên internet đang tràn ngập hình ảnh, biểu tượng Chinazi. Chinazi, một cách dễ hiểu là ghép hai chữ China và Nazi. Đây không phải là danh từ mới mà bắt nguồn từ tác phẩm ChinaZi của nhà văn Trung Quốc lưu vong Yu Jie xuất bản năm 2018, và đang được dùng một cách phổ biến trong cuộc nổi dậy tại Hồng Kông hiên nay. 

Việc tố cáo chế độ cộng sản (CS) dưới thời Tập Cận Bình tương tự như Đức Quốc Xã Hitler cũng không phải chỉ phát xuất từ sự “nổi giận” của tuổi trẻ Hồng Kông, mà còn là nhận xét của nhiều lãnh đạo quốc gia, chính trị gia trên thế giới. 

Thế giới còn khá nhiều nước độc tài như Bắc Hàn, CS Việt Nam, Cuba, Lào, Uzbekistan, Turkmenistan v.v…nhưng chỉ có Trung Cộng là được đem ra so sánh với Đức Quốc Xã, vì cả hai có nhiều đặc điểm giống nhau.

mercredi 12 décembre 2018

Trần Trung Đạo - Bài học « láng giềng »



Các nhà lãnh đạo quốc gia phân tích tương lai của một quốc gia dựa trên các điều kiện kinh tế chính trị quân sự đang diễn ra. Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng minh, khi quyết định, phần lớn các lãnh đạo đều nhìn về quá khứ. Lý do, quá khứ đã được chứng nghiệm giúp cho họ yên tâm và xem đó như là nguồn bảo đảm cho quyết định của mình. 

Lịch sử nhân loại để lại những bài học trong quá khứ không thể bỏ qua. Ba Lan là bài học xương máu nhất. Các diễn biến chính trị, quân sự đang diễn ra tại Á Châu cho thấy Tập Cận Bình “yêu” láng giềng Việt Nam cũng giống như Hitler từng “yêu” láng giềng Ba Lan.

Trong diễn văn đọc trước Quốc Hội Đức ngày 21 tháng Năm, 1935, Hitler ca ngợi tình láng giềng giữa Đức và Ba Lan: “Chúng tôi công nhận, với sự hiểu biết và tình hữu nghị thắm thiết của những người Quốc Xã dành cho Ba Lan, quê hương của một dân tộc ý thức quốc gia. Quốc Xã Đức, và đặc biệt chính phủ Đức hiện nay, không có mong muốn nào hơn là sống trong điều kiện hòa bình, hữu nghị với tất cả các nước láng giềng.”

mardi 7 novembre 2017

Giải Goncourt 2017 : Hitler và bi kịch châu Âu thế kỷ 20

Nhà văn Pháp Eric Vuillard giới thiệu tác phẩm sau khi đoạt giải Goncourt, ngày 06/11/2017.

Tác phẩm « L’ordre du jour » của nhà văn Eric Vuillard vừa đoạt giải văn chương danh giá Goncourt 2017 của Pháp công bố hôm nay 06/11/2017, là câu chuyện kể đặc sắc về việc nhà độc tài Hitler lên nắm quyền, vụ Đức xâm chiếm nước Áo và sự ủng hộ cỗ máy chiến tranh của giới kỹ nghệ nước Đức.
Nhà văn 49 tuổi có lối kể chuyện độc đáo bằng cách ẩn mình trong hậu trường lịch sử, để thuật lại những sự kiện đã được biết rõ. Sau các tác phẩm nói về sự sụp đổ của đế quốc Inca (trong « Conquistadors », 2009), chinh phục thuộc địa (« Congo », 2012) và Cách mạng Pháp (« 14 tháng Bảy », 2016), nay « L’ordre du jour » là cơ hội để nhìn lại sự kiện Đức quốc xã lên nắm quyền.