Affichage des articles dont le libellé est Afghanistan. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Afghanistan. Afficher tous les articles

vendredi 25 octobre 2024

Phúc Lai - Sự khác biệt giữa « Afghanistan của Liên Xô » với « Ukraine của Nga » và những chuyện khác

 

Sự giống nhau lớn nhất của hai cuộc chiến cho đến nay – SA LẦY, lần trước là sa lầy của Liên Xô và bây giờ là sa lầy của Nga.

Về thời gian, cuộc chiến tranh ở Afghanistan của Liên Xô kéo dài đến 10 năm nhưng lại có thiệt hại nhỏ hơn nhiều so với cái gọi là “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Putox lần này ở Ukraine.

Trên thực tế, hai cuộc chiến chỉ hơi giống nhau một chút ở giai đoạn đầu, khoảng 3 tháng sau ngày 24 tháng Hai năm 2022. Đó là thời gian quân đội Nga rất mạnh, tấn công thọc sâu vào trung tâm đất nước Ukraine, khiến quân đội Ukraine vừa yếu về trang bị vừa ít về quân số, phải tiến hành chiến tranh du kích.

samedi 4 mai 2024

Hoàng Quốc Dũng - Thế giới đại loạn, Olympic cũng loạn

Nếu tôi không nhầm thì Thế vận hội Olympic mùa hè đã được tổ chức 28 lần, trong đó kể từ khi tôi theo dõi được, đã có 4 Thế vận bị một số nước tẩy chay, mà thường là hai bên Đông (cộng sản) hoặc Tây (không cộng sản) khơi mào tẩy chay.

Nhẹ nhàng nhất là cuộc tẩy chay Thế vận hội Montréal 1976. Nhiều nước Châu Phi tẩy chay để phản đối sự tham gia vào thế vận này của đội New Zealand (một nước bé tí vài triệu dân gần Châu Úc). New Zealand trước đó có quan hệ với Nam Phi, cho đội bóng bầu dục (rugby) sang thi đấu tại Nam Phi, trong khi mà Nam Phi đang bị cấm vận, bị phản đối vì chính sách phân biệt chủng tộc- apartheid. Các nước tẩy chay gồm có : Tanzanie, Tchad, Zambie, Ouganda, Nigeria.

Vụ khổng lồ nhất là tẩy chay thế vận Olympic Matxcơva 1980 vì Liên Xô (đứng đầu là Nga) xâm lược Afghanistan năm 1979. Khi Nga xâm lược Ukraina (2022), đám não ngắn bò đỏ và đám dư luận viên trẻ trâu ngu lâu, luôn mồm la ó là Nga không bao giờ đi xâm lược nước khác. Đúng là chuyện tiếu lâm.

vendredi 25 novembre 2022

Dương Quốc Chính - Khả năng Mỹ bỏ rơi Ukraine ?

 

Anh em bò Nga vẫn tin tưởng rằng Mỹ trước sau cũng quay xe, rồi bỏ rơi Ukraine, kiểu như đã làm với Việt Nam Cộng Hòa và Afghanistan. Nhất là khi đảng Cộng Hòa nắm Hạ viện Mỹ. Vậy khả năng đó có thể xảy ra không?

Cuộc chiến Ukraine và Nga rất khác với cuộc chiến Việt Nam hay Afghanistan. Cuộc chiến này phía Ukraine có chính nghĩa còn Nga phi nghĩa. Hầu hết các nước trên thế giới không ủng hộ Nga. Vì thế nên các nước đồng minh, viện trợ cho Ukraine cũng không gặp sự chống đối dữ dội từ trong nước.

Xét riêng Mỹ, vẫn có những tiếng nói phản đối sự can thiệp của Mỹ vào Ukraine. Chuyện đó bình thường, do Mỹ là một nước tự do ngôn luận, mọi người đều có quyền nói lên quan điểm riêng, trái với quan điểm của chính phủ, của tổng thống.

jeudi 3 mars 2022

Xâm lăng Ukraina : Khởi đầu cho ngày tàn của Putin ?


Đăng ngày:

 

Tình hình chiến sự Ukraina chiếm trang nhất và hầu hết trang trong các báo Pháp. Trang bìa Libération mang hai màu xanh vàng, màu cờ của Ukraina với dòng tựa « Cực lực chiến đấu với Putin ». Les Echos đăng ảnh biển người biểu tình ở Đức, chạy tít « Châu Âu đương đầu ». « Ukraina kháng cự, Putin gia tăng đe dọa », tít lớn của Le Figaro. Le Monde ra từ hôm trước quan tâm đến « Chiến tranh ở Kiev, người dân lũ lượt di tản ». La Croix nói về « Đáp trả của phương Tây » : trừng phạt, ngoại giao…và lần đầu tiên trong lịch sử Liên hiệp Châu Âu (EU) cung cấp vũ khí cho Ukraina - những sáng kiến chưa từng thấy để gây áp lực lên Matxcơva.

Ngày Chủ nhật của một loạt quyết định lịch sử

jeudi 24 février 2022

Lưu Trọng Văn - Putin sẽ sa lầy

 

Bài học Afghanistan còn đó.

Liên Xô hùng mạnh, trong chớp mắt tấn công Afghanistan, làm chủ thủ đô Kabul.

Nhưng rồi sao?

mardi 11 janvier 2022

Liên Hiệp Quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo 5 tỉ đô la cho Afghanistan

 

samedi 25 décembre 2021

Một triệu trẻ em Afghanistan có nguy cơ chết đói


Đăng ngày:

Trang nhất báo Pháp hôm nay bộn bề nỗi lo trong mùa Giáng Sinh. Le Figaro chạy tựa « Nước Pháp trước đe dọa bị cúp điện » : một phần tư số lò phản ứng nguyên tử ngưng hoạt động. Nếu tháng Giêng lạnh hơn, tình hình sẽ rất căng thẳng. Le Monde nhấn mạnh « Omicron buộc chính quyền phải có chiến lược cứng rắn hơn ». Chỉ hai ngày nữa là đến Noel, biến thể Omicron tràn đến gây lo sợ cho cả châu Âu ; tại Pháp, các chuyên gia khuyến cáo nên ra lệnh giới nghiêm trong ngày đầu năm mới dương lịch. Tương tự, Les Echos đề cập đến việc bắt buộc làm việc từ xa trở lại, có thể ba, bốn ngày trong tuần kể từ mùa tựu trường tới.

Nhật báo La Croix « Gặp gỡ những người công giáo ở Syria », vốn chịu nhiều thiệt thòi ở những nơi từng xảy ra chiến sự : Alep, Homs và Damas. Một cộng đồng hiện diện trên mảnh đất này từ hai ngàn năm trước, nay hầu hết thanh niên muốn ra đi khỏi đất nước đang bị bỏ quên : điện chỉ có 1 giờ mỗi ngày, thất nghiệp, thời kỳ quân dịch dài đến 10 năm.

mardi 12 octobre 2021

Afghanistan : Taliban gặp đại diện châu Âu và Hoa Kỳ tại Qatar


Đăng ngày:

Amir Khan Muttaqi, ngoại trưởng lâm thời của Taliban trong cuộc họp báo tại thủ đô Qatar bày tỏ hy vọng sẽ có quan hệ « tích cực » với các nước trên thế giới, và mối quan hệ « cân bằng » sẽ giúp Afghanistan ra khỏi tình trạng bất ổn.

Phát ngôn viên Nabila Massrali của EU cho biết cuộc gặp tại Doha sẽ có cả các đại diện của Hoa Kỳ, nhưng không nói rõ số người và chức vụ của các đại biểu của Mỹ lẫn châu Âu.

samedi 11 septembre 2021

11 tháng Chín 2001, ngày đầu tiên của một thế giới không còn bình yên


Đăng ngày:

 

Có đến hai tuần báo dành trọn số báo tuần này cho tài tử huyền thoại Pháp vừa qua đời, với hình ảnh Jean-Paul Belmondo thời trẻ trên trang nhất. L’Obs chạy tựa « Những năm tháng Belmondo của chúng ta », toàn bộ các trang báo Le Point nói về « Jean-Paul Belmondo : Sự hào hoa, cuộc sống, tình yêu, nước Pháp… ».

Bông Lau - Chết giờ thứ 25

 

Ngày 26 tháng 8, khủng bố ISIS-K đánh bom tự sát ở phi trường quốc tế Kabul giết chết 13 binh sĩ Mỹ và trên 160 thường dân Afghan. Tổng thống Joe Biden lên ti vi gằn giọng đanh thép nói “Chúng tôi sẽ hổng quên, chúng tôi sẽ hổng tha thứ. Chúng tôi sẽ săn đuổi chúng mày và bắt tụi mày phải trả giá”.

  

Một ngày sau, chiều thứ Sáu 27 tháng 8 máy bay không người lái “Drone” của Mỹ oanh kích trả đũa, và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thông báo đã giết chết hai tên khủng bố ISIS-K loại gộc (high-profile) ở tỉnh Nangarhar người đã thiết kế cuộc đánh bom tự sát ở phi trường Kabul.

Nghe tin này ai mà hỏng khỏi thán phục cho phản ứng mau lẹ chính xác của chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên khi báo chí tra hỏi Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng John Kirby thì ông này ú ớ không tiết lộ được danh tánh của tên khủng bố ISIS-K. Không biết tên thì làm sao biết hắn là chủ mưu cuộc đánh bom tự sát ở phi trường Kabul?

mercredi 8 septembre 2021

Bông Lau - Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ giá 10 triệu đô

 

Quân khủng bố Taliban vừa mới yêng hùng bổ nhiệm gã râu xồm Sirajuddin Haqqani vào chức Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ. Thêm một lần nữa chúng đã chứng minh cho thế giới thấy chính quyền Joe Biden là một đám ngây ngô dại khờ.

Tổng Thống Joe Biden, Ngoại Trưởng Antony Blinken, Bộ Trưởng Quốc Phòng bị thịt vô tích sự Lloyd Austin, Đại Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mark Milley v.v. già đầu rồi nhưng vẫn bị khủng bố Taliban đùa giỡn và cho ăn bánh vẽ. Vẫn nuôi ảo tưởng khủng bố Tali ban đã thay đổi và có thể phối hợp trong cuộc chiến chống “khủng bố”.

Tân “Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ” Sirajuddin Haqqani của Taliban nằm chình ình trong danh sách khủng bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và được FBI đăng hình trong danh sách truy nã với giá thưởng là 10 triệu đô la.

Afghanistan: Công bố thành phần chính phủ Taliban


Đăng ngày:

Trong thành phần chính phủ của Taliban, nhiều tân bộ trưởng có tên trong danh sách trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Bốn bộ trưởng từng ngồi tù tại Guantanamo, nhà tù nổi tiếng của Mỹ, còn thủ tướng Mohammad Hassan Akhund là người đã thông qua việc phá hủy tượng Phật khổng lồ có từ thế kỷ VI ở Bamiyan. Abdul Ghani Baradar, đồng sáng lập phong trào, trở thành phó thủ tướng và giáo chủ Yaqoub, con của giáo chủ Omar, làm bộ trưởng Quốc phòng. Bộ Nội vụ được giao cho Sirajuddin Haqqani, lãnh đạo một mạng lưới bị Washington coi là khủng bố. Không có phụ nữ nào có mặt trong chính phủ mới.

Thông tín viên RFI tại Islamabad, Sonia Ghezali cho biết về phản ứng ban đầu : « Giới chính trị ở Afghanistan sững sờ, trước hết là đối với phụ nữ. Fawzia Koofi là một trong những phụ nữ hiếm hoi trong phái đoàn được chính phủ Kabul gởi đến Doha, Qatar, để thương lượng với Taliban, trước khi phe này dùng vũ lực giành chính quyền hôm 15/08.

lundi 6 septembre 2021

Afghanistan : Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ đến Qatar


Đăng ngày:

Từ nhiều tháng qua, Qatar đã đóng vai trò trung gian giữa Hoa Kỳ và Taliban. Phân nửa số 55.000 người được di tản khỏi Afghanistan cũng được trung chuyển qua Qatar, nơi có một căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ. Thông tín viên Loubna Anaki của RFI tại Islamabad cho biết thêm chi tiết :

« Đó là một chuyến đi nhằm cảm ơn các nước đã đón nhận những người Afghanistan được Mỹ và các đồng minh di tản từ phi trường Kabul cuối tháng Tám. Ông Antony Blinken sẽ hội đàm với Quốc vương Tamim Ben Hamad Al Thani và ngoại trưởng Qatar.

samedi 4 septembre 2021

Bông Lau - Cuộc tháo chạy thần tốc

 

Bài diễn văn tự ca ngợi cuộc di tản khỏi Kabul của ngài Joe Biden tuần rồi đánh dấu một trang sử của Hoa Kỳ vừa lật qua. Ngài Tổng Thống dùng chữ “extraordinary success” để miêu tả cuộc tháo chạy nhục nhã của Hoa Kỳ là sự “thành công phi thường”. Nhưng một trang sử mới vừa mở ra làm hé lộ sự lừa dối cũng phi thường trong cuộc tháo chạy này.

Không biết xấu hổ hay sao mà huênh hoang tự khen tặng cuộc tháo chạy thần tốc đến nỗi phải bỏ rơi lại hàng trăm công dân Mỹ và hàng ngàn người Afghan đã xả thân cho Hoa Kỳ trong hai thập kỷ qua. Số phận của những người này giờ đây đang nằm trong sự đe dọa của Taliban, Al-Qaeda và ISIS-K. Không thấy ngài Tổng Thống nhắc đến sự cáo chung của một Tòa Đại Sứ thuộc loại mắc tiền và kiên cố nhứt. Và mất mát lớn lao nhứt là nền dân chủ văn minh mà Hoa Kỳ và đồng minh đã giúp xây dựng lại cho quốc gia này.

Ngài Tổng Thống tuyên bố rất mạnh mẽ: “Tôi nhận hết trách nhiệm về mình”, đó vốn là một đức tính dũng cảm cần phải có của một người chỉ huy. Nhưng chỉ vài phút sau ngài quay trở lại cá tính của một cụ già bé bỏng “old baby” yếu đuối thiếu bản lãnh và trốn trách nhiệm bằng cách chạy tội và đổ thừa sự thất bại của mình cho người khác.

vendredi 3 septembre 2021

Nguyễn Tường Tuấn - Thiên thần về trời

 

Tôi tin có Thiên thần và Ác quỷ! Tôi tin vào Thiên Chúa trên trời cao, Đức Phật nơi cõi niết bàn! Tôi tin an toàn, hạnh phúc, và sự sống của chúng ta có được hôm nay, đến từ hy sinh của tiền nhân, ông bà, cha mẹ, anh chị em, tha nhân, những người chưa bao giờ quen biết! Tôi tin rằng đất nước Hoa Kỳ trường tồn do triệu triệu trái tim nhân hậu che chở.

Xin các bạn hãy dành một phút, hướng vào hình ảnh 13 Thiên thần bảo vệ an nguy cho chúng ta, nay đã về trời ở tuổi thanh xuân! Lịch sử sẽ ghi ơn và đất nước này không quên các anh chị, R.I.P!

Ngày 19-4-1951, Quốc hội Hoa Kỳ đón tiếp Đại tướng Douglas MacArthur đọc bài diễn văn lịch sử. Đại tướng MacArthur còn là một trong 11 danh nhân được Nhật Bản tôn vinh “The highest human being, just below God” - Rinjiro Sodei, GS chính trị học, viết - và ông là người duy nhất không phải công dân Nhật Bản. Câu nói nổi tiếng MacArthur lưu lại cho hậu thế: “Người lính già không bao giờ chết - họ chỉ tạm vắng” (Old soldiers never die - they just fade away).

jeudi 2 septembre 2021

Sau Afghanistan, Bắc Kinh phải dè chừng Mỹ ở Thái Bình Dương


Đăng ngày:

Vị tướng Mỹ, người cuối cùng rời Afghanistan 

Trong bài « Taliban mừng chiến thắng trong Kabul đang khủng hoảng », Le Figaro nhận định, lịch sử có thể lưu lại hình ảnh biểu tượng cho thất bại : bức ảnh màu xanh lá hơi nhòe nét của thiếu tướng Chris Donahue chỉ huy sư đoàn nhảy dù 82. Theo Le Monde, vị tướng đã đi vào lịch sử như là quân nhân Mỹ cuối cùng rời Kabul. Trong đêm đen, « Badri 313 » lực lượng đặc nhiệm của Taliban tiến vào phi đạo, từ đầu đến chân là trang phục và vũ khí của Mỹ.

mercredi 1 septembre 2021

Các bài học về thất bại Afghanistan


Đăng ngày:

 

Bên cạnh việc bàn luận về chính trường Pháp trước cuộc bầu cử tổng thống sang năm, báo chí Paris tiếp tục đề cập đến những hệ lụy của việc Mỹ rút khỏi Afghanistan.

Đến lượt Taliban đối mặt với khủng bố

Le Monde nhận xét « Đến lượt Taliban phải đối mặt với thách thức khủng bố » : Trái với những khẳng định, phe này không diệt trừ được tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech) tại Afghanistan, và nay phải chật vật với những chia rẽ nội bộ và sự hiện diện của « người bạn » Al Qaida.

mardi 31 août 2021

Afghanistan : Hội đồng Bảo an ra nghị quyết về di tản, không đề cập "vùng an toàn"


Đăng ngày:

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường trình :

« Cuộc họp được cho là nhằm tìm ra giải pháp khẩn cấp để tiếp tục di tản, một khi người Mỹ đã ra đi. Nhưng rốt cuộc, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chỉ đưa ra một nghị quyết kêu gọi ‘‘phe Taliban tôn trọng các lời hứa, và để cho những người ngoại quốc cũng như người Afghanistan nào muốn di tản được ra khỏi nước’’.

lundi 30 août 2021

Biden, đại cường Mỹ và những kẻ khủng bố


Đăng ngày:

 

Cụ già lãnh đạo đại cường trước khủng bố quốc tế

Le Figaro số cuối tuần kịp cập nhật thời sự, trong bài « Ông già và bọn khủng bố », đã gay gắt chỉ trích, khi ra lệnh cuốn lá cờ sao trên căn cứ quan trọng Bagram, ra đi không kèn không trống vào đầu tháng Bảy mà chẳng buồn báo cho chỉ huy trưởng quân đội Afghanistan, Joe Biden đã khởi đầu một vòng xoáy bi thảm. Biden « nhận trách nhiệm những sự kiện vừa qua », vì cái chết của cả trăm người Afghanistan và 13 quân nhân Mỹ trong vụ khủng bố ở phi trường Kabul là do những sai lầm của ông.

dimanche 29 août 2021

Khủng bố Kabul : Kịch bản tệ hại nhất cho Biden, đòn nặng cho Taliban


Đăng ngày:

 

Chỉ có Les Echos ra trễ nhất vào tối qua là kịp đưa lên trang nhất vụ khủng bố ở phi trường Kabul, chạy tựa « Việc phương Tây rút đi trở thành thảm kịch ». Các báo Le Figaro, Le Monde, Libération tường thuật chi tiết trên trang web, còn La Croix nói về « Kabul-Paris, bi kịch Afghanistan ».

Đánh bom tự sát ở sân bay : Kịch bản xấu nhất đã diễn ra