Mọi
khẩu hiệu “cao đẹp” sẽ trở thành giả nhân giả nghĩa nếu không bảo đảm quyền
được sống của cả một dân tộc.
/I/ "WE STAND BY ISRAEL"אנחנו עומדים לצד ישראל
Giáo
sư Alan Dershowitz thuộc Đại học Havard, nổi tiếng xuất chúng khi trở thành
giáo sư ngành luật lúc mới 28 tuổi (năm 1967), một trí thức gạo cội từng ủng hộ
Obama tranh cử tổng thống vào năm 2012, ủng hộ Hillary Clinton vào năm 2016.
Tuy nhiên, sau đó giáo sư Alan đã gây bất ngờ khi ông lên tiếng ủng hộ tổng
thống Trump – lúc đương nhiệm - trong chính sách bang giao với Israel.
Chỉ trong vòng 72 giờ, Ngoại trưởng
Antony Blinken tiến hành một sứ mệnh ngoại giao gió lốc ở Trung Đông. Ông đến
Israel, Bờ Tây, Jordan, Ả Rập Xê Út, UAE, quay lại Ả Rập Xê Út, sang Ai Cập,
quay lại Jordan rồi hôm nay quay lại Israel.
Hoạt động ngoại giao con thoi chưa từng
thấy này nhấn mạnh tầm quan trọng của thời điểm hiện tại. Cho thấy “miền đất hứa”
và khu vực Trung Đông rộng lớn hơn đang ở ngã ba đường, trải qua những thời khắc
định mệnh có thể thay đổi mãi mãi khu vực và nền hòa bình tương đối trong vài
thập niên qua.
Chuyến công du của Ngoại trưởng Blinken
chỉ là một khía cạnh trong cách tiếp cận nhiều mặt của Hoa Kỳ, nhằm đối phó cuộc
khủng hoảng đang diễn ra. Hoa Kỳ gần như đã triển khai mọi con bài ngoại giao
và quân sự mà họ có trong tay để ngăn chặn sự leo thang và mở rộng của cuộc
xung đột.
Mình biết rằng cuộc trả thù của người
Israel vào dải Gaza sắp tới sẽ rất tàn khốc, cũng rất thương những người vô tội.
Nhưng chúng ta hãy nhìn vào đó để mà thấy được rằng: đồng lõa, im lặng trước
cái ác không có nghĩa là sẽ vô can.
Sẽ không thể vô can, "không phải việc
của tôi", mà đáng tiếc, tất cả sẽ phải cùng gánh chịu hậu quả.
Mình chỉ đăng lại một số điểm chính, để mọi
người phân biệt giữa Hamas - Palestine - Israel để mà hiểu rõ thêm vấn đề.
"Ủng hộ" bên nào là quyền của mỗi người, nhưng nên biết thông tin mà
suy nghĩ:
Mình thấy mấy anh em đỏ hồng vào bênh
Palestine toàn quăng bản đồ kêu Israel chiếm đất Palestine, giọng căm phẫn bọn
xâm lược lắm.
Nhưng sự thật rõ ràng là từ năm 48 đến
67, sau khi Palestine cùng các đồng minh Arab chủ động tấn công Israel, thì kết
quả là dải Gaza bị Ai Cập chiếm, bờ Tây sông Jordan và Đông Jezusalem do Jordan
chiếm. Toàn đồng minh Arab của Palestine đục nước béo cò đó, còn Palestine chả
có vẹo gì, lưu vong!
Sau cuộc chiến 6 ngày năm 1967, Israel thắng
cả khối Arab và lấy được các mảnh đất trên, vợt thêm của Ai Cập bán đảo Sinai
và cao nguyên Golan từ Syria.
Không ít người đang lên án việc Israel
phong tỏa Dải Gaza bằng việc cắt nguồn cung điện, nước và hậu cần là vô nhân đạo.
Là độc ác đối với hơn 2 triệu người Palestine ở đó, nơi có diện tích chỉ 34 km2.
Tuyên truyền đó đã lừa gạt được không ít
người và cứ thế lan truyền. Còn sự thật thì:
1/ Điều mà tôi ngạc nhiên là sự vô lý đến
không chấp nhận được là hơn 2 triệu người sinh sống trong không gian 34 km2 mà
họ vẫn vô tư chia sẻ, lan truyền không chút nghi ngờ. Sự thật thì Dải Gaza có
diện tích hơn 364 km2.
Hai quốc gia độc lập, tồn tại cạnh nhau
theo Sáng kiến Geneva (Initiative de Genève) giờ chỉ là một điều không tưởng.
Ngày 01/12/2003, Sáng kiến Geneva đã được
ký kết với hy vọng thiết lập hòa bình tại Trung Đông. Hai quốc gia Israël và
Palestine sẽ tồn tại bên nhau, đặc biệt nhà nước
Palestine phi quân sự sẽ ra đời nhưng vẫn có sự hiện diện của một lực lượng
an ninh đảm bảo trật tự, ngăn chặn khủng bố và bảo vệ biên giới.
Vấn đề lãnh thổ và thủ đô (Jérusalem luôn
bị tranh chấp) cũng được thảo luận trong Sáng kiến Geneva, nhằm đáp ứng những
yêu cầu tôn giáo và lịch sử của vùng đất bị tranh chấp.
Nhà Trắng cho biết trong cuộc điện đàm hôm qua, tổng thống Biden đã
nói với thủ tướng Netanyahou là ông chờ đợi một sự xuống thang đáng kể
trong ngày, hướng đến việc ngưng bắn. Trước đó, một viên chức quân sự
Israel khẳng định đang xem xét « thời điểm thích hợp để ngưng bắn » sau 9 ngày xung đột. Trong cuộc gặp các đại sứ, thủ tướng Benjamin Netanyahou tuyên bố Israel muốn « giảm bớt tiềm lực quân sự, các phương tiện khủng bố, cũng như quyết tâm » của phe Hamas, bị phương Tây coi là tổ chức khủng bố.
Chính quyền Biden, với chủ trương ngoại giao « lặng lẽ »,
đã từ chối ủng hộ đề nghị của Pháp thông qua một nghị quyết của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngưng bắn. Phát ngôn viên phái đoàn
Mỹ tại Liên Hiệp Quốc khẳng định : « Chúng tôi tập trung vào nỗ lực
ngoại giao cao độ đang diễn ra để chấm dứt bạo lực, và không ủng hộ bất
kỳ hành động nào được cho là có hại đến cố gắng làm giảm căng thẳng ».
Hôm nay 19/05/2021 nước Pháp bắt đầu giảm nhẹ các biện pháp phong tỏa, các báo có nhiều bài viết về chủ đề này. Le Monde chạy tựa « Nước Pháp vào lúc giải tỏa », Le Figaro nhận xét đây là « Khúc dạo đầu của tự do », La Croix phấn khởi đặt câu hỏi « Và bạn, bạn làm gì hôm nay ? ». Libération quan tâm đến cuộc biểu tình quy mô của cảnh sát Pháp hôm nay phản đối bạo lực, còn nhật báo kinh tế Les Echos dành trang nhất cho « cuộc hôn nhân » giữa hai đài truyền hình tư nhân TF1 và M6 để đối phó với YouTube và Netflix.
Sáng sớm hôm nay, quân đội Israel thông báo đã oanh tạc một trung tâm
hoạt động của phe Hamas gần trung tâm thành phố Gaza, một địa điểm tình
báo quân sự và suốt đêm qua đã tấn công các địa điểm phóng rốc-kết từ
các đường hầm. Tổng cộng có 800 mục tiêu được nhắm đến.
AFP cho
biết từ đầu tuần này Hamas đã bắn trên 2.000 quả đạn rốc-kết vào lãnh
thổ Israel, sát hại 9 người trong đó có 1 trẻ em và 1 quân nhân. Sáng
nay những hồi còi báo động vẫn rền vang ở miền nam Israel. Đặc biệt tối
qua có ba quả rốc-kết được bắn sang Israel từ Syria. Về phía Palestine
đã có 126 người thiệt mạng trong đó có 31 trẻ em, và 950 người bị thương.
Ở Cisjordanie, người Palestine ném đá, bom xăng…vào lực lượng Israel và
bị trả đũa bằng đạn cao su, đôi khi bằng đạn thật. Tại các thành phố
Israel, xung đột leo thang giữa người Ả Rập và Do Thái, gần 1.000 cảnh
sát được tăng cường, trên 450 người bị bắt.
Trước đó phát ngôn viên quân đội Israel, Jonathan Conricus nói với
AFP là Không quân và Lục quân đang tấn công vào dải Gaza do phe Hồi giáo
Hamas kiểm soát, nhưng không cho biết số lượng bộ binh và thời gian
hoạt động. Tuy nhiên hai tiếng đồng hồ sau, phát ngôn viên này giải
thích có vấn đề trong thông tin nội bộ, và quân Israel vẫn ở bên ngoài
Gaza. Reuters dẫn lời cư dân ở bắc Gaza, gần biên giới Israel cho biết
không có dấu hiệu nào cho thấy bộ binh Israel đã tiến vào, chỉ có pháo
kích và không kích.
Sau nửa đêm, các nhóm vũ trang Palestine ở dải
Gaza đã bắn tiếp những loạt rốc-kết vào phía nam Israel. Không quân
Israel oanh tạc các vị trí của phe Hamas, hàng trăm người dân Palestine
phải đi tản cư. Từ khi khởi đầu đợt xung đột mới hôm thứ Hai, đã có 103
người Palestine tại dải Gaza thiệt mạng trong đó có 27 trẻ em và 580
người bị thương, phía Israel có 7 người chết trong đó có 1 trẻ em. Ba
quả rốc-kết cũng được bắn từ Liban vào Israel nhưng đều rơi xuống Địa
Trung Hải. Theo quân đội Israel, có đến 90% trong số 1.750 quả đạn
rốc-kết bắn đi từ dải Gaza kể từ thứ Hai đã bị hệ thống Vòm Sắt chận
lại.
Trụ sở chính UNESCO tại Paris, Pháp. Ảnh chụp ngày 04/10/2017.
Đúng một năm sau khi loan báo,
kể từ hôm qua 01/01/2019 Hoa Kỳ và Israel đã chính thức rút khỏi Tổ
chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), trụ sở tại
Paris.
Từ ngày 12/10/2017 Washington đã thông báo ý định trên đây, cáo buộc UNESCO đưa ra nhiều quyết định « chống Israel ». Sau đó Nhà nước Do Thái cũng loan báo tương tự, thủ tướng Benjamin Netanyahu cho rằng tổ chức này « là sân chơi vô nghĩa, nơi bóp méo lịch sử thay vì bảo tồn ».
Người Palestine bỏ chạy sau khi quân đội Israel pháo kích khu
vực biên giới giữa dải Gaza và Israël, vào « Ngày Jérusalem »
08/06/2018.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 13/06/2018 đã
thông qua một nghị quyết lên án Israel về các vụ bạo động tại dải Gaza
từ tháng Ba, đã làm trên 120 người chết và hàng ngàn người bị thương.
Phía Mỹ cố đưa vào một đoạn quy toàn bộ trách nhiệm cho Hamas, nhưng đã
bị các thành viên khác bác bỏ.
Cuộc bỏ phiếu ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuy nhiên chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình:
Bạo động ở dải Gaza ngày 14/05/2018 làm 59 người chết và 2.400 người bị thương.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
họp khẩn hôm nay 15/05/2018 theo yêu cầu của Koweit, sau khi bạo động
nổ ra ở dải Gaza hôm qua làm 59 người chết và 2.400 người bị thương.
Hàng chục ngàn người Palestine ở Gaza đã biểu tình phản đối việc khánh
thành đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem, một số người ném đá, cố gắng vượt qua
vùng biên giới, và lính Israel đã nổ súng.
Tình hình tiếp tục căng thẳng hôm nay, ngày mà người Palestine gọi là « Nakba » tức « thảm họa »
: việc thành lập Nhà nước Israel năm 1948 đã khiến hàng trăm ngàn người
Palestine phải tha phương. Họ muốn Liên Hiệp Quốc lên án và đòi điều
tra độc lập về vai trò của lực lượng Israel trong vụ bạo động đẫm máu
hôm qua, nhưng Mỹ phản đối.
Hàng tỉ người Công giáo trên thế giới ngày
24/12/2017 mừng lễ Giáng Sinh. Tuy nhiên tại Bêlem, nơi Chúa hài đồng
sinh ra đời, các lễ hội lại bị ảnh hưởng bởi tình trạng căng thẳng sau
khi Hoa Kỳ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Quyết
định đơn phương của tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây ra những cuộc
biểu tình gần như hàng ngày tại lãnh thổ Palestine, kể cả tại Bêlem ở
vùng Cisjordanie bị chiếm đóng, nơi các giáo dân sẽ dự thánh lễ nửa đêm
tại thánh đường Giáng Sinh.
Một người Palestine trong vụ đụng độ với Israel gần Ramallah ngày 22/07/2017.
Hôm qua 21/07/2017, ba người Palestine đã thiệt
mạng và 390 người bị thương, trong vụ đụng độ với lực lượng Israel ở
Cisjordanie và Đông Jerusalem, sau vụ một người Palestine đâm chết ba
thường dân Do Thái tại một khu định cư. Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas
loan báo ngưng mọi liên lạc chính thức với Israel cho đến khi nào các
biện pháp an ninh của Nhà nước Do Thái tại một khu thánh địa Hồi giáo ở
Đông Jerusalem chưa được dỡ bỏ.
Từ Ramallah, thủ phủ Cisjordanie, thông tín viên RFI Marine Vlahovic gởi về bài tường trình :
Áp-phích đón mừng chuyến thăm Palestine của tổng thống Mỹ Donald
Trump tại một điểm qua lại với khu định cư Do Thái, gần thành phố Bêlem,
Cijordanie, ngày 23/05/2017.
Tiếp tục chuyến viếng thăm vùng Cận Đông, hôm nay
23/05/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump từ Jerusalem đi sang vùng
Cisjordanie chiếm đóng, để gặp gỡ tổng thống Palestine. Ông kêu gọi
người Israel và Palestine thỏa hiệp về kế hoạch hòa bình, đưa ra « những quyết định khó khăn », nhưng cần thiết.
Đây cũng là dịp để tổng thống
Mahmoud Abbas một lần nữa bày tỏ về giấc mơ độc lập của người Palestine,
với một tổng thống Hoa Kỳ vẫn chưa có kế hoạch gì cụ thể.
Thành
phố Bêlem, nơi Chúa Giêsu Hài đồng sinh ra, có trại tị nạn Palestine
lớn nhất Cisjordanie mang tên Dheisheh. Nhiều người sống trong trại tị
nạn quá tải này tỏ ra nghi ngờ về kết quả chuyến viếng thăm chớp nhoáng
của ông Trump.
Donald Trump, tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến tận Bức tường than khóc ở Jerusalem ngày 22/05/2017.
Sau chuyến thăm Ả Rập Xê Út, nhìn chung được coi
là một thành công đối với bước khởi đầu của ông Donald Trump trên trường
quốc tế, tổng thống Mỹ hôm nay 22/05/2017 đến Israel. Tại đây ông có
thể được tiếp đón niềm nở hơn so với ông Barack Obama năm 2013.
Tổng
thống Mỹ được chờ đợi tại Jerusalem, thánh địa của cả ba tôn giáo Cơ
Đốc, Do Thái và Hồi giáo. Chiều nay ông đến thăm mộ Chúa Giêsu, nơi
thiêng liêng nhất của đạo Cơ Đốc. Sau đó, dưới sự bảo vệ an ninh cao độ,
Donald Trump đi vài trăm mét trên những con đường nhỏ của thành phố
thánh, đến Bức tường than khóc, nơi cầu nguyện nổi tiếng của người Do
Thái giáo, và ông Trump là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến thăm.
Dọc theo bức tường này là khu đền thờ Hồi giáo, thánh địa lớn thứ ba của
đạo Hồi Sunni.
TT Mỹ Donald Trump và chủ tịch Palestine Mamoud Abbas tại Nhà Trắng ngày 03/05/2017.
Hai tháng rưỡi sau khi gặp thủ tướng Israel
Benjamin Netanyahu, ông Donald Trump hôm nay 03/05/2017 tiếp chủ tịch
Palestine Mahmoud Abbas tại Nhà Trắng, với hy vọng tái lập thương lượng
hòa bình giữa đôi bên. Đây là lần đầu tiên lãnh tụ Palestine tiếp xúc
với tổng thống Mỹ.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio tường trình :