Ngày 01-05-2004, Ba Lan cùng các nước
Hungaria, Czech, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Cyprus và Malta
chính thức gia nhập Liên hiệp Châu Âu (EU) và trở thành thành viên khối
này trong suốt 20 năm qua.
Nhân kỷ niệm 20 năm sự kiện quan trọng
này, các chuyên gia của nhà băng Pekao đã làm một tổng kết những thay đổi mà Ba
Lan đạt được, so với các quốc gia cùng gia nhập. Dưới đây là những điểm chính:
1. Trong 20 năm qua, GDP Ba Lan tăng tới
100%, đứng đầu khối Đông Âu và đứng thứ 3 trên toàn EU (sau Ireland và Malta).
Điều
đầu tiên cần tỏ bày, rằng kiến thức của tôi về đạo Thiên chúa, Ki tô giáo… rất
lơ mơ ít ỏi.
Một
kẻ vô thần, lại lớn lên và trưởng thành ở miền Bắc trước năm 1975, chỉ được
nhồi nhét chủ nghĩa Mác - Lê Nin vô thần. Tận mắt chứng kiến những nhà thờ bị
đập phá, đọc nhiều sách viết bậy bạ về nhà thờ, về các đức cha, linh mục (như
Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan, Bão biển của Chu Văn, Xung đột của Nguyễn
Khải…). Nghe những câu xàm xí về Đức Chúa và hang đá.
Thấy
những người có đạo bị hắt hủi, thậm chí bị công khai gạch tên, loại bỏ khỏi
danh sách này nọ (không kết nạp đoàn, kết nạp đảng, không bổ nhiệm làm lãnh
đạo), khi khai lý lịch trong mục “Tôn giáo” nếu ghi “không” sẽ được coi là ưu
điểm… Thì làm sao có thể hiểu sâu biết kỹ về các tôn giáo. Đầu óc cả đám bị đổ
bê tông bởi câu loạn xằng của Các Mác ông tổ cộng sản “Tôn giáo là thuốc phiện
của nhân dân”.
Là tên của cô sinh ziên luật khoa của đại
học Charles University, thủ đô Prague, Cộng hòa Tiệp.
Nàng được 25 cái xuân xanh. Chi tiết cá
nhân thấy đề cao 1.81 mét nhưng không ghi trọng lượng, nhưng nhìn hình thấy chắc
là nhẹ hều.
Krystyna Pyszková sinh trưởng ở thị trấn
Třinec chỉ có 30 ngàn dân, cách 20 km là biên giới Ba Lan. Có thể đoán mò rằng
gốc của nàng là một cô gái đồng quê cao gơ thiệt thà chất phác truyền thống
chăng?
Campuchia được dân chủ rơi vào đầu, không
cần đấu tranh gì cả, nhờ cuộc bầu cử tự do do Liên Hiệp Quốc giám sát, sau khi
Việt Nam rút quân.
Bản chất việc này là do Liên Xô trên đà sụp
đổ nên Việt Nam bị áp lực phải rút quân, và Campuchia bắt buộc phải có tổng tuyển
cử tự do để thành lập một chính phủ mới được quốc tế công nhận.
Nước Nga, gần thời điểm, cũng có dân chủ
rơi vào đầu, khi Liên Xô tự sụp đổ bởi quyết định của tổng thống Nga Boris
Yeltsin, và trước đó là cuộc cải cách bất thành của tổng thống Liên Xô
Gorbachev. Bản chất bắt nguồn từ sự mục nát của chế độ cộng sản ở Liên Xô.
Thời đó, chả hiểu sao Ba Lan cho phép chiếu phim tư
bản thoải mái. Từ Romeo Juliet đến Spartacus, rồi Cao bồi tìm vàng,Bố già Mafia,
Động đất, rạp chật kín người, dù ít cảnh hở hang, nhưng xem thì hồi hộp từ
đầu đến cuối.
Trong
khi ấy phim Ba Lan ế ẩm dù phim nào cũng có vài pha trần truồng, làm tình trên
màn ảnh rộng. Sứ quán cấm sinh viên đi xem phim tư bản nhưng không cấm xem phim
Ba Lan.
Có
vẻ như lại có một câu chuyện "chữa cháy" cho các bạn tiếp viên hôm
rồi tham gia vận chuyển ma túy từ Pháp về. Với một cái tít được giật mang giọng
điệu ngụ ý: "trên thế giới cũng đầy tiếp viên hàng không vận chuyển ma
túy".
Vấn
đề ở đây là đánh tráo khái niệm. Câu chuyện của cô tiếp viên Christina Capello
là một ai đó đã gửi 210 kg
hàng có chứa ma túy theo diện cargo vào máy bay của cô, thứ mà cô ta không thể
kiểm soát được, chứ không phải là cô ta mang trong hành lý cá nhân.
Tuy
thế, cô ta cùng cả phi hành đoàn vẫn bị tạm giữ để thẩm vấn. Công tác điều tra
mất rất nhiều thời gian, nhưng đều được trắng án sau đó và không ai bị đi tù
cả.
Người
Rus (Русь) là tộc người hơi cổ sinh sống ở vùng Đông Âu từ Baltic đến Hắc Hải,
là cộng đồng có quan hệ huyết thống - di truyền khá lỏng lẻo của người Đông
Slave, Baltic và Phần Lan.
Nơi
họ sinh sống thiết lập nên quốc gia cổ là Kyivan-Rus hay Роусь, tiếng Nga
Киевская Русь. Phần trung tâm của quốc gia là Kyiv hiện nay cũng chính là nguồn
gốc của nước Ukraine hiện đại.
Nghiên
cứu lịch sử quốc gia cổ này một cách sâu sắc có nhà sử học Ukraine Mykhailo
Hrushevsky (1866-1934) cho kết luận người Ukraine hiện nay là tộc người cấu
thành chính trong cơ cấu dân tộc cùa Kyivan-Rus.
Giải
World Cup 2022 đã chỉ rõ sức mạnh của đồng tiền ở hai trường hợp: Bóng đá Đông
Á và Đông Âu.
Qatar
hy vọng dùng tiền để nâng đội bóng của mình lên tầm thế giới, như họ đã làm
trong hàng không, vũ trụ, truyền hình, giáo dục đại học, dầu khí v.v... Nhưng
bóng đá khó hơn nhiều.
Một
nước với gần một triệu công dân và chỉ có 6.000 người biết đá bóng thì khó thể
hy vọng vào một nền bóng đá mạnh. Có chăng chỉ là một nền bóng đá gà nòi. Các
nước nhỏ như Croatia vẫn có thể có nền bóng đá mà ai cũng nể, vì đằng sau đó là
cả một dân tộc hâm mộ.
Ngày
này 31 năm trước (25/12/1991), tôi ngẫu nhiên trở thành nhân chứng lịch sử
chứng kiến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
Tôi
quan tâm chính trị từ rất sớm, viết ra điều này có thể ít ai tin. Nhưng đó là
sự thật.
Tôi
còn nhớ như in năm 1968 khi còn là cậu bé 10 tuổi, tôi với 3 người bạn cùng
trại trẻ quân đội C12 đã xé tờ họa báo Trung Quốc, bôi cứt gà lên ảnh Mao Trạch
Đông để phản đối Cách mạng Văn hóa và ủng hộ Lưu Thiếu Kỳ. Hành động này của
chúng tôi đã bị cô giáo Đỗ Bích Vân (mấy năm sau là phát thanh viên đầu tiên
của chương trình truyền hình quân đội) phạt úp mặt vào tường.
Le Figaro :Đoàn kết với nhau khi cuộc chiến mới bắt
đầu, Liên hiệp Châu Âu (EU) dường như lại phân chia làm Đông và Tây về
thái độ với Nga, và cách hỗ trợ Ukraina ...
Kaja Kallas:
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tôi nghĩ rằng nên nhấn mạnh đến
sự đoàn kết mà chúng ta đã tạo ra được. Khi chia rẽ, chúng ta trở nên
yếu ớt, như thế chỉ phục vụ cho quyền lợi của Nga mà thôi.
Bà
con ta định cư ở Ukraine nói riêng và ở Đông Âu nói chung, đều có chung những
nỗi niềm trăn trở.
1.
Sang Đông Âu từ Việt Nam theo tiêu chuẩn du học, làm việc (theo diện hợp tác
lao động) và ở lại định cư từ lúc ở quê nhà còn nghèo xơ xác. Phần đông đã ở
lại làm ăn buôn bán nhỏ lẻ sau khi Liên Xô tan rã.
2.
Sau nhiều năm chăm chỉ buôn bán, cũng tích cóp được tài sản, vốn liếng nhất
định. Đa số đều có nhà cửa, xe cộ và cuộc sống ổn định nơi xứ người.
Những tháng gần đây, ông Stoltenberg đã nhiều lần đề nghị Matxcơva
tái lập đối thoại với Liên minh Bắc Đại Tây Dương, hiện rất quan tâm đến
xung đột ở Ukraina, nhưng Nga vẫn từ chối. Nga và phương Tây tố cáo lẫn
nhau là khiêu khích qua việc tăng cường quân đội tại biên giới.
Suốt
từ bảy năm qua, NATO không ngừng lên án việc Nga dùng vũ lực sáp nhập
bán đảo Crimée hồi tháng 3/2014, đòi hỏi phải tôn trọng toàn vẹn lãnh
thổ của Ukraina. Đến giữa tháng 12, Nga đưa ra hai bản yêu sách, một cho
Hoa Kỳ và một cho NATO, nêu rõ những đòi hỏi để xuống thang. Theo các
văn bản này, NATO không được mở rộng, nhất là không kết nạp Ukraina,
giới hạn việc hợp tác quân sự giữa phương Tây với Đông Âu và các nước
thuộc Liên Xô cũ, cụ thể là rút các vũ khí nguyên tử của Mỹ khỏi châu
Âu, triệt thoái các đội quân đa quốc gia của NATO khỏi Ba Lan và các
nước vùng Baltic.
Le Figaro hôm nay 22/12/2021 dành nhiều trang báo để kỷ niệm 30 năm Liên Xô sụp đổ. Tờ báo chạy tựa « Ba mươi năm sau, nước Nga trong bóng tối Liên Xô ». Ở trang trong có các bài viết « Nga
bấu víu quá khứ cộng sản và đế quốc », « Ukraina rạn nứt giữa hoài nhớ
thế giới Xô viết cũ và ý hướng độc lập », « Iekaterinbourg, thành phố
của Boris Eltsine không quên người hùng của mình ».
Từ đầu độc, bắt cóc đối lập đến bắn hạ máy bay dân sự
Bầu
trời rõ ràng không khoan hòa với Đông Âu. Có hôm, một nhà đối lập hàng
đầu với Vladimir Putin quặn người vì đau đớn và rơi vào hôn mê trong một
chiếc phi cơ đang bay trên Xibêri. Bị đầu độc bằng Novitchok, ông chỉ
sống sót nhờ phi công đã sáng suốt quyết định hạ cánh khẩn cấp xuống
Omsk, và đội ngũ y tế nhanh chóng cứu cấp. Được chữa trị tại Đức, Alexei
Navalny từ chối tị nạn, và nay đang ngồi tù tại nước Nga quê hương.
Khí hậu, hiệu quả của vaccin AstraZeneca, song đấu Macron-Le Pen
trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp kỳ tới, thị trường tranh giả là những
chủ đề trên trang nhất báo Pháp hôm nay.
Liên quan đến Trung Quốc, nhật báo kinh tế Les Echos phân tích « Chiến lược khó khăn của Bắc Kinh để quyến rũ Đông Âu ».
Cuộc họp thượng đỉnh « 17+1 » giữa Trung Quốc và 17 nước Đông Âu, Nam
Âu diễn ra hôm qua không che giấu được sự hụt hơi của công thức được
tung ra từ năm 2012.
Đông Âu cần sự bảo vệ của Mỹ, chưa thấy lợi lộc gì với Trung Quốc
Ban
đầu là « 16+1 », đến năm 2019 mở rộng thêm với Hy Lạp, công thức này
kết nối Trung Quốc với Đông Âu trong đó có cả các nước vùng Balkan,
không phải là thành viên Liên hiệp Châu Âu (EU). Đưa ra những hứa hẹn
hấp dẫn về đầu tư và thương mại, nhưng ngôi sao Bắc Kinh đang mờ nhạt
dần. Bằng chứng là cho đến ngày cuối, cuộc họp qua mạng này vẫn chưa
được xác nhận. Trong cuộc họp báo thường ngày hôm thứ Hai 08/02, bộ
Ngoại giao Trung Quốc vẫn không nhắc đến.
Hôm
đó là ngày 9 tháng 10, 1944, Thủ tướng Anh Winston Churchill đến Moscow gặp
Joseph Stalin để bàn về tương lai của các quốc gia vùng Balkan.
Bán
đảo Balkan là khu vực địa lý bao gồm các quốc gia ở phía nam Châu Âu giữa Biển
Adriatic và Địa Trung Hải, trong đó có những quốc gia nằm hẳn hay nằm một phần
trong bán đảo như Albania, Bulgaria, Hy Lạp, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ v.v...
Chuyến
viếng thăm lịch sử này được ghi lại trong cuốn thứ sáu của bộ sách về Thế Chiến
Thứ Hai của Winston Churchill (The Second
World War. Volume VI, Triumph and Tragedy by Winston Churchill).
Khoảng một ngàn người hôm qua 22/12/2019 đã xuống
đường tại Bucarest để tưởng niệm những người Rumani bị chết trong cuộc
cách mạng tháng 12/1989, đòi hỏi đưa ra ánh sáng các sự kiện đẫm máu sau
khi nhà độc tài Nicolae Ceausescu bị lật đổ.
Những người biểu tình dành một phút mặc niệm tại quảng trường Cách Mạng, rồi thả hàng trăm quả bóng màu trắng tượng trưng cho « linh hồn của 1.142 người đã bị sát hại »
cách đây 30 năm. Sau đó tên của các nạn nhân được đọc và chiếu lên
tường của tòa nhà từng là trụ sở của Trung ương Đảng Cộng Sản Rumani
AFP dẫn lời một người biểu tình cho biết « chính nhờ những người đã bị chết hồi tháng 12/1989 mà nay người Rumani được sống trong một đất nước tự do ». Một người khác bày tỏ lòng biết ơn đối với « những thanh niên vô tội đã bị sát hại tàn nhẫn », mà « một ngày nào đó sự thật sẽ được sáng tỏ ».
Một mảng của "Bức màn sắt" chia cắt Đông Âu và Tây Âu trong thời chiến tranh lạnh, tại Duderstadt-Worbis gần Teistungen (Đức).
Cựu thủ tướng cải cách của Hungary, ông Miklos
Németh, 71 tuổi, đã tiết lộ với AFP những chuyện hậu trường của việc
tháo gỡ Bức màn sắt năm 1989, dẫn đến sự sụp đổ của Bức tường Berlin và
khối cộng sản tan rã.
Điều gì đã khiến ông cho tháo dỡ Bức màn sắt kể từ mùa xuân năm 1989 ?
Bức tường do Liên Xô xây dựng đã quá cũ kỹ. Các nhà lãnh đạo đơn vị
biên phòng đòi hỏi chúng tôi quyết định về số phận của nó. Họ đề nghị ba
giải pháp : hiện đại hóa, xây dựng lại toàn bộ với công nghệ nhập khẩu
từ phương Tây, hay tháo dỡ và xem xét lại việc giám sát biên giới –
phương án cuối cùng này được ưa chuộng nhất.
Nếu đập ra rồi xây
lại sẽ tốn kém một ngân sách khổng lồ, mà chúng tôi thì không có tiền.
Từ tháng 11/1988, tôi đã bỏ khoản cải tạo bức tường ra khỏi dự chi ngân
sách, vì bản thân tôi cũng thích phương án thứ ba.
Người dân Đông Berlin tràn qua gặp người Tây Berlin ở Potsdamer Platz sau khi bức tường Berlin sụp đổ, ngày 12/11/1989.
Cách đây đúng 30 năm, ngày 09/11/1989, bức tường
Berlin chia cắt Đông Đức và Tây Đức đã sụp đổ - một sự kiện lớn của thế
kỷ 20. Tất cả các tuần báo Pháp đều dành những hồ sơ được chuẩn bị công
phu cho chủ đề này.
Hồ sơ 10 trang của Le Point mang tựa đề « Bức tường sụp đổ, Lịch sử bất ngờ ». Tờ
báo đăng ảnh một thanh niên Tây Đức hôm 10/11/1989 bất chấp lực lượng
biên phòng Đông Đức, đã leo lên bức tường giăng lá cờ lớn ba màu đen,
đỏ, vàng của Cộng hòa Liên bang Đức. Đó là hồi kết của chiến tranh lạnh
và khởi đầu cho việc thống nhất nước Đức.
Courrier International chạy tựa trang nhất «Berlin, thành phố độc đáo», dành 12 trang báo để nói về sự khác biệt của thủ đô nước Đức, 30 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Tờ báo dịch lại tờ Tagesspiegel, cho rằng Berlin là một thành phố không ngừng chuyển động, Berliner Zeitung đến thăm trụ sở của Neues Deutschland
(Nước Đức Mới), tờ báo chính thức của đảng Cộng Sản Đức trước đây, nay
trở thành trụ sở của nhiều tổ chức. Một ngạc nhiên lớn : một trong những
khách sạn giá rẻ dành cho thanh niên nổi tiếng nhất lại nằm trong khuôn
viên đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Berlin.