Affichage des articles dont le libellé est Trịnh Công Sơn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trịnh Công Sơn. Afficher tous les articles

mercredi 2 avril 2025

Kim Hạnh – Hơn nửa thế kỷ rồi

Ai yêu Trịnh? Người vỗ ngực tự xưng ít thấy mà người phê phán Trịnh về lập trường chính trị của anh cũng có, ở những diễn đàn khác nhau.  

Cuối giờ chiều qua, mệt đừ sau một ngày làm việc đầu tháng căng thẳng, tôi xách xe chạy ra Đường Sách. Riêng với tôi, ngoài một năm ngồi cạnh bàn làm việc với anh ở Hội Văn nghệ Sài Gòn-Gia Định (còn có anh Phạm Trọng Cầu, ở Pháp về, vui tính, hay đùa kiểu tây con, vui hết biết), tôi còn có nhiều năm làm hàng xóm của anh.

Khi đó tòa soạn báo ở đường Duy Tân gần nhà anh (mỗi khi có bài hát mới, anh gọi tôi sang và hát bài đó). Anh mất cùng năm, chỉ sau mẹ tôi một tuần, nên giỗ anh cũng là lúc chị em nhà tôi giỗ mẹ.

Trần Hoàng Nhân - Chút kỷ niệm với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn


Năm tui 19 tuổi, gần ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tờ báo nơi tui cộng tác kêu thằng sinh viên đi phỏng vấn giáo sư-nhạc sĩ Thế Bảo.

Tui đến văn phòng Hội Âm nhạc ở 81 Trần Quốc Thảo, biết giáo sư-nhạc sĩ có ở trỏng, gõ cửa vào thì thấy các vị đang họp, tui lui ra ngồi gốc cây sứ chờ. Hồi lâu giáo sư đi ra, tui đứng lên nói ý định của mình. Giáo sư-nhạc sĩ xua tay không muốn trả lời trả vốn gì ráo.

Lúc đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng vừa ra, nghe chuyện, ông cất giọng nhẹ nhàng, đại ý: Anh Thế Bảo giúp em nó có bài nộp tòa soạn phân công.

Nguyễn Hoài Bắc - Khánh Ly, một thoáng trong tôi!


Không phải việc ca sĩ lừng danh Khánh Ly bị đột quỵ khi bước sang tuổi 80 của một đời ca hát mà tôi, kẻ ngoại đạo với « ca múa nhạc kịch » cảm thấy nao nao thương cảm trong lòng. Những ca khúc bất hủ với giọng hát có một không hai của nữ danh ca Khánh Ly đã nhiều đêm làm tôi trăn trở khi ở trong nước cũng như ở hải ngoại.

Tôi biết về Khánh Ly nhiều hơn khi tôi vượt biên và sống trong trại tị nạn On Pulau Bidong, Malaysia và những năm 1988-1989.

Ngày ấy trên hòn đảo « chó ăn đá, gà ăn sỏi » là trại tù cũ của chính phủ Malaysia giam giữ những tù nhân chính trị, sau được Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc thuê làm trại tị nạn cho người Việt Nam vượt biên đi tìm vùng đất hứa. Nơi ấy những quốc gia được vẽ lên trong lòng họ là một thế giới tự do.

mardi 1 avril 2025

Từ Thức - Trịnh Công Sơn và những ngày Văn khoa

(Gởi những người bạn Sài Gòn ngày xưa)

Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ ? (VĐL)

Một ngày đầu tháng Tư (2001), tôi lên phi trường Charles de Gaulle đón một người bạn từ Việt Nam qua. Trên xe về Paris, anh ta hỏi : Cậu có nghe tin về Trịnh Công Sơn (TCS) ? Tôi gật đầu : mấy hôm trước, có người gọi dây nói cho hay Sơn vừa từ trần.

Anh bạn nói đám tang Sơn rất đông. Người ta ở đâu đổ về như kiến, chật cả đường phố. Quen có, lạ có. Không đủ chỗ đặt vòng hoa phúng điếu. Tôi nói với ông bạn : Như vậy, cái xứ của ông vẫn còn văn minh, vẫn còn thuốc chữa.

Đó là cái tin lạc quan nhất về Việt Nam mà tôi được nghe từ nhiều năm nay. Dostoievski nói : Cái đẹp sẽ cứu vãn nhân loại. C’est la beauté qui va sauver le monde. Bỏ công ăn việc làm , đến tiễn đưa một thi sĩ - TCS trước hết là một thi sĩ, tác phẩm TCS là những bài thơ phổ nhạc - chứng tỏ người ta còn nghĩ đến cái đẹp, người ta còn có tâm hồn.

Lê Minh Hạ - Tấm hình đi qua một phần tư thế kỷ

 

Có rất nhiều điều để nhớ, đã qua trong tấm hình này.

Khi Sài Gòn tiễn đưa một người vừa nằm xuống năm 2001 - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.  Đây là một trong ba cuộc tiễn đưa có đông người đi cùng nhứt sau 1975 ở Sài Gòn.

Trước đó là lần cả Sài Gòn và các nơi  đổ về đưa tiễn cố nghệ sĩ Thanh Nga (1978) và sau  đó 18 năm, là lần đưa tiễn diễn viên Lê Công Tuấn Anh (1996). Cả ba cuộc tiễn đưa đều khiến Sài Gòn rúng động, khi cả ba người nghệ sĩ nổi tiếng đều đi xa khi còn trẻ.

Nguyễn Hải Đông - Hình ảnh đám tang Trịnh Công Sơn

 

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất ngày 1 tháng 4 năm 2001.

Lúc đó có mình tui được phân công chụp hình đám tang nên trực suốt ở nhà nhạc sĩ. Nhóm quay phim cũng toàn tay máy tên tuổi lứa 30 lúc đó, anh Phạm Hoàng Nam, Trinh Hoan… Ngay cả báo đài cũng phải ở ngoài đầu hẻm chớ không đem máy vô nhà quay chụp gì.

Tui nhớ ba tui, họa sĩ Chóe, mang bức tranh sơn dầu vẽ chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tới viếng. Chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ba Chóe vẽ chỉ bằng một nét, tới cuối ghi hai chữ “hẹn gặp…” rồi ký tên.

Lê Đức Dục - Hôm nay, lại nghĩ về ông Trịnh...

 

Thế kỷ 20 của người Việt, với bom rơi đạn lạc, với chia ly và thống khổ, thật may mắn khi có một Trịnh Công Sơn.

Ông sinh ra để tiên cảm và hát về những vết thương (hình như rất khó lành) trên da thịt và tâm hồn của đất nước này.

Tôi thì tin rằng ông Trời sinh ra Trịnh Công Sơn như một món quà, không, không phải là quà, đó là cái duyên trong “vạn sự tùy duyên” của nước Việt.

dimanche 30 mars 2025

Tuấn Khanh - Khánh Ly, và ít điều chưa kể

 

Nghe tin ca sĩ Khánh Ly có thể sẽ không trình diễn nữa, sau cơn đau gần nhất ở tuổi 80. Những bài tình ca không hạnh phúc của Trịnh Công Sơn chắc rồi cũng sẽ đến lúc vắng lời tri âm của một đời người, giã từ một thế hệ lắng nghe nhiều hơn ý nghĩa thưởng thức.

Cũng giống như vắng tiếng hát Thái Thanh, mất thêm tiếng hát Quỳnh Giao, Lệ Thu… và Khánh Ly, không gian của một nền văn hóa quen thuộc yêu dấu sẽ khép dần cánh cửa đời. Mọi thứ từ đây ắt sẽ vang vọng trên một chiều không gian khác, sâu thẳm và bất diệt trong lòng người miền Nam.

Từ cuối năm 2012, khi Khánh Ly chọn về Việt Nam để nối kết với khán giả, sóng gió của đời ca hát lại nổi lên không biết bao lần.

lundi 1 avril 2024

Nguyễn Quang Thiều - Như đường chân trời

 

(Tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, 01/04)

Trong toàn bộ lịch sử âm nhạc Việt Nam đến nay, với tôi, không có nhạc sĩ nào được nhiều người nghe và có nhu cầu nghe trong suốt một phần đời dài của mình như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tôi không nói ông là nhạc sĩ tài ba nhất, nhưng tôi có thể nói ông là nhạc sĩ đã tạo ra một thuật ngữ đặc biệt: ''Nhạc Trịnh''. Chỉ cần ai đó nói ''Nhạc Trịnh'' là trong con người tôi ngập tràn giai điệu của ông.

Âm nhạc Trịnh Công Sơn đã dựng lên những vẻ đẹp của nỗi buồn kiếp người. Âm nhạc của ông đẩy người nghe đi xa mãi, xa mãi trong thế giới tâm hồn của người nghe. Với tôi, mỗi khi nghe Trịnh Công Sơn giống như một cuộc hành hương về những nơi chốn tưởng như đã bị lãng quên trong con người mình.

Liễu Hằng - Nghĩ về nhạc Trịnh

 

Nhạc Trịnh không bình dân, nhưng phổ cập đến kỳ lạ. Bởi ai cũng có thể thấy mình trong đó!

Thấy cái quay quắt của “tình ngỡ đã quên đi, nhưng lòng cố lạnh lùng”. Thấy cái cô đơn tận cùng của “người về soi bóng mình, trên tường trắng lặng câm”. Và cả cái chếnh choáng “men rượu cay, một đời tôi uống hoài”.

Trong giai điệu, nhạc Trịnh không sang trọng kiểu Văn Cao, không phong phú như Phạm Duy. Nhưng chính trên nền slow tông thứ giản đơn ấy lại chứa, đọng cả một thế giới lộng lẫy của: Thơ ca, triết lý, văn hóa, ngôn từ… Riêng ở những ca khúc da vàng, nhạc Trịnh mang một tầm vóc vĩ đại về thời cuộc, về thân phận.

vendredi 1 juillet 2022

Lê Nguyễn Duy Hậu - Về việc ca sĩ Khánh Ly hát Gia Tài Của Mẹ ở Đà Lạt

 

Có vài ý về pháp lý thế này:

1. Từ năm 2020, Việt Nam đã bỏ quy định các ca khúc sáng tác trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam thì cần phải được xin cấp phép lưu hành, phổ biến. Quy định này xuất hiện sau nhiều phản đối từ xã hội, liên quan đến việc cơ quan nhà nước khá lúng túng và tùy tiện khi cấp phép lưu hành bài hát, chẳng hạn như vụ cấm lưu hành bài "Con Đường Xưa Em Đi".

2. Điều đó có nghĩa là bài Gia Tài Của Mẹ của Trịnh Công Sơn không phải là bài hát bị "cấm lưu hành" vì không còn có khái niệm đó nữa. Tuy nhiên, nếu ca sĩ hát bài hát có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, ví dụ như kích động bạo lực, xuyên tạc lịch sử v.v... thì cơ quan Nhà nước có thể phạt hành chính. Tức là cơ quan Nhà nước không cấm bài hát, nhưng ai hát thì sẽ bị phạt.

jeudi 30 juin 2022

Phan Hân - Những khoảnh khắc với nhạc Trịnh


Tôi không hứng thú xem phim vì nhiều lý do. Tôi cũng không quá mê nhạc Trịnh như đa số bạn bè cùng lứa. Nhưng có ba thời khắc trong đời mà không hiểu sao đến giờ tôi vẫn không thể nào quên, gắn liền với nhạc Trịnh.

Lần đầu là hồi khoảng cuối năm 2 đại học. Một đứa ở nhà nhiều hơn tới lớp như tôi bỗng dưng nổi hứng đi chơi với các bạn cùng lớp nhân một buổi học được nghỉ đột xuất. Nhớ là đi về quê một bạn trai gầy gầy rất lanh miệng. Nhà không xa Sài Gòn, đi trong ngày là về nhưng vẫn phải qua một con đò.

Giờ không nhớ rõ đó là đâu nhưng nhớ cả đám mấy chục đứa lên tới bờ bên kia đi vô một khu vườn măng cụt thì trời đổ mưa. Tất cả vội tìm chỗ trú. Mưa buổi trưa nặng, ẩm thấp. Cười giỡn lát cũng mệt, mạnh đứa nào đứa nấy ướt sũng lạnh run đứng dưới mấy tàng cây.

Bông Lau - Sao mắt mẹ chưa vui

 

Nhạc phẩm này do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, bị nhà cầm quyền Việt Cộng cấm không cho hát.

Bài này nói về cái nền “hòa bình” lừa lọc giả dối sau Hiệp Định Paris năm 1973. Mỹ rút quân và sau đó cộng sản Bắc Việt xua quân thôn tính miền Nam. Thêm hàng trăm ngàn người ngã gục nữa vì tham vọng chiếm đoạt vơ vét.

Bài hát còn thấm thía xót xa hơn, vì cái gọi là “hòa bình” sau năm 1975 khiến hàng triệu người miền Nam bị lùa vào trại tù cải tạo và mấy triệu người khác vượt biên tìm tự do, hàng trăm ngàn người bỏ thây trong lòng đại dương. Vợ mất chồng, con mất cha.

Hoàng Quốc Dũng - Tại sao lại cấm Gia tài của mẹ?

 

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu,

Một trăm năm đô hộ giặc Tây”

Hai câu này sai quá.

“Hai mươi năm nội chiến từng ngày”

Lưu Trọng Văn - Gia tài của mẹ : Một nước Việt buồn ?


Sự kiện ca sĩ Khánh Ly hát tại Đà Lạt ca khúc "Gia tài của mẹ" bị các nhà quản lý văn hóa phản ứng đã lại dội sóng dư luận.

Muốn Dân tộc hòa giải thì phải cùng mở lòng chia sẻ và cùng biết tiệm cận sự thật.

"Gia tài của mẹ" là bài ca sự thật.

lundi 27 juin 2022

Tuấn Khanh - Làm phim và "quyền" tự do sáng tạo

Bộ phim về Trịnh Công Sơn được xem là phim tiểu sử, có nhiều chi tiết được liệt kê, nhiều nhân vật được đề cập, nhưng có vài cái tên quan trọng bị tránh không nhắc đến.

Trong cuộc đời của ông Trịnh Công Sơn, nhân vật Lưu Kim Cương (1933-1968) là điểm phản bác lại những quan điểm mà nhiều người hay gọi ông là Việt Cộng nằm vùng. Mà từ đó để nhận ra rằng bản chất nghệ sĩ của Trịnh Công Sơn là một người la cà bè bạn, sống tùy cảm xúc và cuối cùng chỉ loay hoay chọn cách tồn tại an toàn ở quê nhà.

Phim "Em và Trịnh" nhấn mạnh về nhân vật Ngô Kha, bạn của Trịnh Công Sơn. Cũng phải thôi, vì Ngô Kha được coi là người của phía cách mạng. Mặc dù chuyện phong liệt sĩ cho Ngô Kha cũng đã từng vật vã tranh cãi ở Huế. Cho đến năm 1981, vượt qua các lời phản bác, ông Ngô Kha mới được phong tặng liệt sĩ. Có thể thấy cách chú trọng dựng một không khí riêng “Ngô Kha” trong phim, là một phần để làm đẹp lòng những người kiểm duyệt.

Đỗ Duy Ngọc - Đôi lời về phim Em và Trịnh

Hổm rày báo chí và mạng xã hội bàn nhiều về phim Em và Trịnh. Yêu cũng có mà ghét cũng nhiều.

Lắm người xúi tui viết một bài bày tỏ ý kiến, tui bảo người trong và ngoài cuộc viết nhiều rồi, tui viết thêm cũng bằng thừa. Nhưng rồi nhiều người xúi giục, tui cũng xin viết vài câu ngăn ngắn thế này.

Nhạc của ông thì người ta nghe nhiều quá rồi nên không nói về nhạc mà chỉ nói về phim. Chỉ nói thêm một chút như có người đã từng nêu là bài hát Tiến thoái lưỡng nan là bài đúng tâm trạng và tính cách của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người đứng hàng hai. Và theo tôi, một trong những bài ca dở nhất của ông là bài Em ở nông trường, em ra biên giới. Bài hát có mùi xu thời là bài Huyền thoại mẹ.

Hồng Hải - Về bộ phim Em và Trịnh. Và Khánh Ly

 

Đó là một bộ phim có âm nhạc hay và hình ảnh khá đẹp, đậm chất thơ (trừ những cơn mưa giả trân).

Kịch bản thì…chắc cũng không thể đòi hỏi gì hơn. Chỉ là sự dàn trải lướt qua những mối tình (hay thứ gì đó tương tự vậy) bởi cái tên phim đã nói lên rồi. Nhưng theo tôi, Các Em và Trịnh có lẽ sẽ đủ đầy hơn hehe.

Nói chung, bộ phim ổn. Trừ dàn diễn viên. Đã từng có dịp ngồi với anh Sơn, ấn tượng sâu đậm nhất của tôi là một người đàn ông điềm đạm, nho nhã và hiền từ. Nhưng tất cả những tính cách nổi bật nhất này, cả hai nam diễn viên thể hiện anh lúc trẻ lẫn khi về già, đều không lột tả được.

dimanche 4 avril 2021

Lê Học Lãnh Vân - Tiếng tâm tư


Nhà Việt Nam (Maison du Vietnam) là một địa chỉ tại nơi phồn hoa đô hội của Paris, nơi nhiều người Việt tại Pháp lui tới. Nửa cuối thập niên 1980 nơi đây thường tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa Việt, như hội thảo một đề tài về lịch sử, về văn học, về nghệ thuật.

Lúc đó là vài năm trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ, Việt Nam đang thực thi chính sách mở cửa, có vẻ là nước mở cửa thoáng nhất trong khối các nước xã hội chủ nghĩa thời đó.

Ngày kia, trước khi vào xem thuyết trình và triển lãm một số tranh, ảnh về Huế, bỗng nghe một tiếng hát vừa xa xôi vừa gần gũi. Cảm giác đầu tiên của Vương là phảng phất ý vị liêu trai, dù đang ban ngày và không vắng người. Ngồi góc phòng, giữa vài người lắng tai nghe, cô gái đang thả hồn theo tiếng hát của chính mình…

lundi 17 août 2020

Khánh Ly - Đừng đánh mất nụ cười



(VnExpress 15/08/2020) Tôi đã định về Việt Nam một lần thôi, “để nhìn cho biết”. Đi xuyên đất nước một lần, thăm tất cả, thế là đủ. Dầu mình không bao giờ trở lại nữa thì trong lòng vẫn yên.
Đó là tôi tự nhủ đã lâu lắm rồi, rất nhiều lần. Tôi là người không định đi khỏi Việt Nam và cũng không định về. Ngày đi hay về đều không chuẩn bị. Nhưng, người ta có cái số rồi. Khi nào rời cố hương là rời, quy cố hương là quy.
Lần đầu, khi những suy nghĩ "về Việt Nam" đến, tôi vẫn tự nhủ "có khi nào mình trở lại nơi mình bắt đầu, biết là không tìm được gì đâu". Lúc đó chồng tôi đồng ý, các con lớn rồi, có gia đình đầm ấm rồi, mình có vắng một thời gian cũng không sao cả. Rồi chồng tôi mất, ý định không về nữa càng lớn hơn. Vì trước kia đi đâu cũng có chồng tôi lo mọi thứ, không có anh thì tôi về làm gì nữa. Vì nhiều năm, tôi cũng coi mình là người ngoài lề của thời cuộc.