Affichage des articles dont le libellé est Thanh niên. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thanh niên. Afficher tous les articles

jeudi 21 novembre 2024

Bùi Chí Vinh - Vài lời về nhóm thơ Hồn Trẻ

 

BCV: Năm 11 tuổi tôi bắt đầu có thơ in báo ở các trang thiếu nhi của các nhật báo, tuần báo miền Nam trước giải phóng. Tôi đọc ngốn ngấu cổ văn kim văn, nhai nuốt và tiêu hóa hết kho sách cũ của ba tôi và cậu tôi giấu kín dưới gầm giường.

Ở trường dạy loại thơ gì là tôi thực hành ngay loại thơ đó, kể cả thể loại thơ khó nhất là thơ Đường Luật. Tôi làm thơ Đường bảo đảm có đủ “mạo, thực, luận, kết” với cặp thực và cặp luận đối nhau chan chát. Số lượng thơ đăng báo của tôi cho đến 15 tuổi không dưới vài trăm bài thơ được cắt dán trong sổ hẳn hoi.

Năm học Đệ Lục trường Trần Lục, tôi và hai người bạn cùng lớp là Vũ Hào Hiệp, Ngô Đình Hải dám thành lập “Nhóm Thơ Hồn Trẻ” với những tôn chỉ, mục tiêu, thủ tục kết nạp nhóm viên đăng lên các báo.

lundi 4 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Hồng vệ binh

Hôm qua đến giờ mình thấy một loạt page lên bài đăng mấy cái ảnh các cháu trẻ trâu làm mấy hành vi phản cảm trước lá cờ ba sọc ở bảo tàng lịch sử quân đội mới xây.

Mình để ý lâu nay đám bò đỏ cuồng dại nhất thường chính là đám trẻ trâu ở lứa tuổi học sinh. Việc các page đông mem hổ lốn đồng loạt lên bài chắc chắn là có chỉ đạo từ người mà ai cũng biết là ai đó. Không thể là ngẫu nhiên. Việc lợi dụng đám trẻ con này không hề mới, mà từ thời cách mạng văn hóa bên Tàu, mà mình đã làm video chi tiết về đám đó.

Trẻ con như tờ giấy trắng, não còn sạch tinh, nên dễ bị người lớn vẽ bậy lên. Mà dễ vẽ bậy lên nhất là chính là bố mẹ và thày cô giáo, nhân danh sự giáo dục con em mình. Đấy là sự éo le, khốn nạn nhất của xã hội này. Khi mà những người có trách nhiệm dạy học, dạy làm người, lại biến đám trẻ thành bò đỏ.

Võ Khánh Tuyên - Lịch sử bao giờ mới sang trang ?


Đâu như mười mấy năm trước, ra Hà Nội có đến một Bảo tàng - hình như Quân sự hay Quân đội gì đó không nhớ rõ.

Tôi nhớ có một chiếc Đại kỳ nền vàng ba sọc đỏ của Chính thể cũ Việt Nam Cộng Hòa màu rất đẹp bị vất vương vãi nhàu nát dưới bánh xích chiếc xe tăng Liên Xô hay Trung Quốc gì đó. Như thể sắp đặt một sự nghiền nát không thể đảo ngược của lịch sử.

Rải rác xung quanh phòng là những cờ ba sọc khác nhỏ hơn, khá cũ kỹ, có cái rách bươm cũng được vất dưới nền tủ kính với lời giới thiệu tịch thu ở mặt trận này, chi khu kia...trong chiến dịch giải phóng.

mercredi 4 septembre 2024

Dương Quốc Chính - Tâm thư của ông Nguyễn Đình Bin

 

Bài trước mình viết dở chuyện ông Bin, nay viết tiếp.

Trong ngày 1/9 đã diễn ra hai vụ có ảnh hưởng lớn tới ngày nghỉ của nhân dân. Như mấy bài trước, mình đánh giá vụ cháu Yên Bái thực ra cũng vẫn là cơn bão trong tách trà. Bản chất là do mấy cái chuồng bò nó khuấy cho đục nước bằng đàn clone, rồi báo chí cách mạng nhảy vào, thế là công an cũng phải vào theo, thành to chuyện.

Chứ vài câu vớ vẩn của thằng bé vớ vẩn chia sẻ với 16 thằng bé cũng vớ vẩn khác, nó quá là vớ vẩn, không đáng để nguyên hệ thống tuyên truyền lên đồng như vậy. Kéo theo là đám đông thiện lành a dua theo. Thực ra mấy câu của thằng bé không có gì ghê, chẳng qua đàn bò dẫn dắt đám đông mà thôi.

Mai Quốc Ấn - Chính kiến, hiểu rất đơn giản là một thái độ!

 

Mười sáu tuổi, Trần Quốc Toản bị coi là trẻ ranh nên về tự lập quân, may lá cờ “phá cường địch, báo hoàng ân”.

Thì thanh niên thế hệ sau của ổng “ra nước ngoài, đáp núi sông” có gì sai mà nâng quan điểm?

Trần Quốc Toản họ Trần, thời đại ấy là thời đại nhà Trần thì câu “báo hoàng ân” là đúng. Còn nay trai trẻ họ Chu xứ Yên Bái có phải “hoàng thân, quốc thích” nào đâu mà đòi hỏi người ta thành “hồng phúc dân tộc” với nhớ ơn?

Đỗ Hoàng Diệu - Con đường cho người yêu sự thật

Quang Vinh ơi, hơn bao giờ hết, con đường du học của cháu đang rộng mở thênh thang.

Nếu trước đây cháu chỉ mơ được suất học bổng từ chương trình trò chơi đó để đi Úc, giờ cháu nên nghĩ đến những trường xếp hạng tốt nhất thế giới.

Tiếng Anh, học lực của cháu là khỏi bàn cãi rồi. Giờ cháu nên làm gì? Dễ lắm. Cháu hãy viết một bài luận kể lại tất cả những gì mình đang trải qua, bắt đầu từ status trên trang Facebook ấy...

Võ Xuân Sơn - Câu chuyện tuổi 18

 

Câu chuyện của cháu Quang Vinh ở Yên Bái đã làm nhiều người lo lắng. Tôi sẽ kể câu chuyện của bản thân mình. Và nếu bạn nào biết cha mẹ của cháu, vui lòng cho ba mẹ cháu biết câu chuyện này. Hy vọng có thể giúp cháu phần nào.

Năm đó, tôi 18 tuổi, mới tốt nghiệp lớp 12. Trước đó, tôi là bí thư chi đoàn trường (cả trường chỉ có một chi đoàn).

Thực ra là đầu năm lớp 11, tôi nhập học vô trường. Cả trường lúc ấy có 4 đoàn viên, là tôi, một bạn người Sài Gòn mới kết nạp đoàn trước khi tôi nhập học vài ngày, và hai chị em bạn kia, giống như tôi, mới ở ngoài Bắc chuyển vô, học lớp 10. Vì vậy, Quận đoàn quận 3 quyết định thành lập chi đoàn trường và chỉ định tôi làm bí thư chi đoàn trường.

Ngọc Vinh - Chảy máu

Cậu bé mặt mũi sáng sủa này, chỉ vì bày tỏ một dòng trạng thái trên mạng xã hội mà bị công an mời làm việc.

Đấy là bài học đầu đời cho cậu về quyền tự do biểu đạt và quyền con người ở xứ sở của cậu.

Cách đối xử thế này của chính quyền càng nung nấu ý chí bỏ nước ra đi của cậu cũng như của các trí thức trẻ.

mardi 3 septembre 2024

Thái Kế Toại - Về sự trưởng thành ý thức của con người

Nhân câu chuyện cậu bé Chu Ngọc Quang Vinh, nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 14 năm 2024 có phát ngôn trên Facebook đang gây tranh cãi, tôi nghĩ đó là hiện tượng trưởng thành của ý thức con người.

Điều quan trọng là em đã dám nói lên sự trưởng thành ý thức của mình. Khoan hãy nói đến cái gọi là lòng yêu nước, sự vô ơn với đất nước hay không khi đặt em bên cạnh hàng trăm, hàng ngàn học sinh đã đoạt giải Olympia, đi học nước ngoài rồi không về nước. Sự trưởng thành của ý thức con người về mặt triết học là không nhỏ. Rất nhiều tác phẩm triết học, văn học, điện ảnh đã tìm cách giải đáp và diễn đạt nó.

Tôi có hai ví dụ:

Thái Hạo - Chuyện của ngành giáo dục chứ không phải công an

Trong giáo dục tiến bộ, việc khuyến tấn để học sinh nói thật suy nghĩ của mình là điều vô cùng hệ trọng, và nó được bảo vệ. Vì sao?

Thứ nhất, đó là quyền con người, quyền công dân, thứ quyền thiêng liêng mà thế giới văn minh và cả hiến pháp của nước Việt Nam đều ghi nhận.

Thứ hai, điều đó có ý nghĩa và giá trị đặc biệt trong giáo dục cũng như trong quản trị xã hội. Nếu một học sinh nói ra suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá...của mình, và là nói đúng, thì điều đó đang giúp cho nhà giáo dục củng cố/ khẳng định được rằng cách thức của mình là đúng.

Bùi Chí Vinh - Thần đồng không ở đâu xa


Mt hc sinh tng giành vòng nguyt quếường lên đnh Olympia"

Ln đu tiên nói lên s tht

Em không phi là Trn Quc Ton bóp nát trái cam trong tay

Đ tình nguyn xông pha giết gic

Dương Quốc Chính - Đảng phải ơn dân hay dân phải ơn đảng ?

Nhân ngày 2/9 mà xảy ra hai sự kiện rất đáng buồn cho cái xã hội này. Bắt nguồn từ hai người, hai thế hệ ông cháu. Chuyện cháu bé Yên Bái, từng giải nhất Olympia và ông Bin, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Xét về trí tuệ, hai người này tuy cách nhau tới ba thế hệ này, có tư tưởng cơ bản là giống nhau, đều trình bày trên Facebook, và đều phải là người có hiểu biết và trí tuệ chứ không phải vô tri. Hình như cả hai viết trong cùng một ngày, ít nhất là cùng một dịp, đã khiến một thành phần không nhỏ trong xã hội lên đồng đấu tố. Nó thể hiện nhận thức chính trị và pháp luật quá kém, quá u mê.

Bối cảnh diễn ra câu chuyện thứ nhất mà nhiều người không biết, không quan tâm, có lẽ do không chịu tìm hiểu, đó là cháu Quang Vinh đăng câu chuyện kia lên bảng tin Facebook (không phải status) và hạn chế số người xem là bạn bè, với chỉ 16 người, trong đó có một bạn học trường Nguyễn Huệ. Từ đó mình đoán là 15 bạn kia cùng học trường Chuyên Nguyễn Tất Thành (bạn học cháu này) và bạn "nội gián" là bạn trường Nguyễn Huệ?

Kim Văn Chính - Mạng và đời thật

Em Chu Phạm Quang Vinh ở Yên Bái – người từng giành ngôi vô địch, mang về vòng nguyệt quế cuộc thi tháng 1, quý I, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 có dòng trạng thái gây tranh luận.

Nam sinh này viết: “Cuối cấp 2 là tôi tiếp cận với văn hóa phương Tây cao trào nhất. Dần dần, tôi phát hiện những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật, chỉ biết lừa gạt dân nên tôi tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài”.

(Theo một nguồn tin - xem trong ảnh - các nội dung em Vinh viết khi dẫn lại trên báo họ cũng đã cắt xén bớt vài chỗ nhạy cảm).

Lê Xuân Nghĩa - Ai mới là “kẻ vô ơn”?

Nếu cần dư luận xã hội phẫn nộ lên án, đấu tố, phong sát và cần đăng xuất vì tội “vô ơn với Đảng và đất nước”, thì phải là:

- Đảng viên, quan chức đã và đang tham nhũng, ăn cắp tài sản của nhân dân, tài nguyên của đất nước.

- Những đảng viên, quan chức ăn chặn của dân, áp bức người dân, hủ hóa vô độ.

Dương Quốc Chính - Hãy dừng đấu tố trẻ vị thành niên


Mình đã thấy nhiều anh chị già già, ở tuổi có con cũng đã lớn, mà tham gia đấu tố cháu Yên Bái rất hung hăng.

Các anh chị nên dừng lại.

Chưa bàn đúng sai về mặt nội dung, ý thức hệ hay tư tưởng, chỉ cần xét về tuổi tác, thì cháu kia mới vị thành niên đó. Cháu cần được bảo vệ thay vì đấu tố, nó còn cả một tương lai ở phía trước.

Lưu Trọng Văn - Vài nhời cùng anh bạn Quang Vinh


Quang Vinh, anh không còn nhỏ, với gã 17 tuổi là người lớn. Trong thời đại internet và thế giới phẳng hiện nay 17 tuổi lại thông minh, học giỏi, nhanh nhạy, kiến thức tổng hợp nhiều, đọc nhiều, xem nhiều và trung thực dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình thì anh là một chàng trai đã trưởng thành.

Hãy đừng hạ thấp chàng trai này, coi chàng trai này là trẻ con là non dạ.

Chế Lan Viên 17 tuổi ở thời đại mù mịt và đầy hũ nút thông tin đã làm những câu thơ mang hồn giời bể:

lundi 29 juillet 2024

Nguyễn Quang Thiều - Bên ô cửa những con tàu thời chiến

Có những hình ảnh vô cùng giản dị trong cuộc sống này nhưng làm tôi nhớ mãi như một nỗi buồn mơ hồ khôn nguôi, như một sự xúc động không bao giờ biến mất, như một nỗi ám ảnh mãi mãi... Một trong những hình ảnh ấy là ô cửa những con tàu thời chiến tranh.

Những con tàu ấy thường đi qua cánh đồng vào buổi chiều. Đó là lúc hoàng hôn đang phủ xuống những vòm cây, những mái nhà và những con đường. Khoảng thời gian ấy thường dâng lên trong lòng người một điều gì đó vừa xa xôi vừa gần gũi, vừa thổn thức vừa ám ảnh, vừa bất động vừa như muốn òa vỡ.

Những lúc đó, tôi, một cậu bé, thường đang đứng trên cánh đồng nhìn về phía con tàu. Và ở những ô cửa con tàu hiện lên những gương mặt người lính. Những gương mặt quá trẻ. Những gương mặt ấy chật cả ô cửa con tàu.

lundi 8 juillet 2024

Ngô Nhân Dụng - Tưởng nhớ Hoàng Ngọc Tuệ


Anh Hoàng Ngọc Tuệ là một người tốt. Từ khi quen biết nhau, trong 60 năm, tôi chưa nghe anh nói một lời nào xấu về những người không có mặt. Chưa bao giờ thấy anh tỏ ra nóng nảy giận dữ - cùng lắm cũng chỉ nhướng mắt lên hỏi một câu. Cũng không thấy anh có ý kiến làm hại ai cả.

Nếu những người chung quanh toan tính một điều gì bí mật, thường anh và tôi không được tham dự. Có lần Đỗ Ngọc Yến với tôi nói với nhau rằng, “Ông Tuệ là con người làm bằng thủy tinh.” Mọi người có thể nhìn suốt qua con người ông ấy, không có cái gì giấu kín trong đó.

Chúng tôi thường gọi Hoàng Ngọc Tuệ là “ông,” vì Tuệ lớn tuổi nhất, hơn Yến 10 tuổi, hơn tôi bảy tuổi. Trong đám bạn bè gặp gỡ và làm việc chung với nhau từ năm 1964, những người đồng lứa với Tuệ như Đoàn Thanh Liêm, Hồ Ngọc Nhuận, ít khi gặp mặt, chúng tôi cũng dùng chữ “ông” như vậy.

jeudi 20 juin 2024

Hoàng Nguyên Vũ - « Chúng thanh niên » của ông Chân Quang : Phải chăng là âm mưu?

Ông Chân Quang vừa bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam kỷ luật, cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại bất cứ đâu, trong vòng 2 năm.

Nhưng đó mới chỉ là một phần nổi trong văn bản kỷ luật ông này. Còn hai phần nữa, khá quan trọng, mà Giáo hội cũng đã đưa ra. Một là: Cái chùa của ông Quang và bản thân ông ta phải thu hồi tất cả các phái quy y tam bảo có nội dung tự sửa 1 trong 5 giới luật, gỡ bỏ tất cả những bài giảng có nội dung gây hoang mang xã hội.

Và, hai là, ông Quang và ban quản lý cái hệ thống chùa của ông ta, phải “chấn chỉnh sinh hoạt của các đạo tràng, chúng thanh niên Phật quang tại các tỉnh, thành phố”.

mercredi 8 mai 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Có nhất thiết phải nhỏ nước mắt khóc cho một người sống quá sai như Mèo Béo?


Câu chuyện của Mèo Béo nên lấy làm bài học nhớ đời mới phải, thay vì khóc lóc tưởng nhớ. Bởi vì, hãy khóc lóc một người luôn cống hiến, trân trọng cuộc sống mà không may mắn, thay vì đi tưởng nhớ một nhân vật sống lỗi, sống sai như thế này.

Một thanh niên thông minh, khỏe mạnh, đi lên từ gia cảnh khó khăn, suốt ngày vùi mình trong game đã là một mẫu hình không nên học tập rồi.

Cứ cho là cậu ta cày game để kiếm tiền, nhưng cậu ta có thực sự trân trọng đồng tiền mà cậu ấy kiếm được không? Không. Cậu ta có trân trọng sức khỏe của mình không? Không. Gần như cậu đã phung phí nó cho một người không xứng đáng, nếu không muốn nói là một kẻ đào mỏ.