“Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh
suốt 4 thập niên, bây giờ chạy chậm hơn Ấn Độ. Rất khó cho họ nuốt giận!”
Vladimir
Putin không tới họp. Tập Cận Bình cũng xin kiếu. Ba ngày trước khi bắt đầu, Joe
Biden vẫn chưa nói tới hay không. Người chủ trì đứng mời, Narendra Modi, có thể
mất mặt. May mắn, cuối cùng Joe đã tới. Ấn Độ và Mỹ có cơ hội kết thân.
Những
người vắng mặt thường chịu thiệt thòi. Vladimir Putin có lý do bận họp một Diễn
Đàn Kinh tế ở Vladivostok và chuẩn bị gặp Kim Jong Un để xin mua vũ khí.
Tuần này sôi động với hội nghị ASEAN, hội
nghị G20 và kế đó là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden.
Có tin hơi hồi hộp là Đệ nhất phu nhân
Jill Biden vừa dương tính với Covid, nhưng ông Biden hiện tại thì vẫn âm tính.
Không biết nếu ông Biden dương tính luôn thì tình hình sao đây!
Cả Tập Cận Bình và Putin đều không tham dự
hội nghị ASEAN và G20. Trong khi đó, phía Mỹ cho hay Kim Jong Un chuẩn bị đến
Vladivostok gặp Putin. Còn Putin cũng chuẩn bị đến Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình.
Ấn Độ đã nhận thấy sai lầm nghiêm trọng
khi không mời Tổng thống Ukraine Zelensky tham dự Thượng đỉnh G-20.
Ngoại trưởng Ấn vừa giải thích rằng Ấn Độ
không trung lập trong cuộc chiến ở Ukraine. Việc không mời Tổng thống Zelensky
tham dự Thượng đỉnh G-20 lần này, do Ấn Độ là nước chủ nhà chỉ là nhằm hàn gắn
sự chia rẽ giữa hai cực liên quan đến cuộc chiến tranh ở Ukraine
Rõ ràng là trước đó, quan điểm trung dung
của Ấn Độ về cuộc chiến tranh ở Ukraine là rõ ràng, không thể bao biện. Tất
nhiên, Ấn Độ cũng vì lợi ích quốc gia của mình nên muốn nhân dịp này thể hiện
vai trò nước nước lớn, với tham vọng kiến tạo hòa bình và hàn gắn thế giới, nhằm
gây tiếng vang và nâng cao vị thế của mình. Đặc biệt là mối quan hệ Ấn- Nga và Ấn-Trung.
Tựa chính của Les Echos hôm nay nói về áp lực lên doanh nghiệp, La Croix về những xoay sở của người nghèo, Le Figaro đề cập đến chủ trương bảo hộ của Mỹ. Libération dùng nền đen cho trang nhất, với bức ảnh một phụ nữ cầm cây đèn cầy leo lét sau khung cửa, với dòng tít « Ukraina, nỗi sợ mùa đông ». Le Monde chạy tựa « Hỏa tiễn rơi xuống Ba Lan, NATO căng thẳng ». Các báo đều dành nhiều trang trong hoặc xã luận cho sự kiện này, tất cả đều có cùng nhận định : NATO đã tỏ ra kềm chế.
Nga bị cô lập tại hội nghị được Zelensky gọi là « G19 »
Chiến
tranh Ukraina, hội nghị G20, Trái Đất có 8 tỉ cư dân, vấn đề di dân tại
châu Âu, đó là các chủ đề chiếm trang nhất báo Pháp hôm nay. Les Echos cho biết Nga bị lên án « mạnh mẽ » tại G20, bị cô lập hơn bao giờ hết. Theo dự thảo thông cáo chung, « đa số các nước thành viên » họp tại Bali tố cáo những hậu quả tai hại của cuộc chiến đối với thế giới. Chữ « chiến tranh » đã được sử dụng, trước thất vọng của phía Matxcơva - vẫn tiếp tục nói về « chiến dịch quân sự đặc biệt ».
Theo AFP, các bộ trưởng tài chánh và lãnh đạo các ngân hàng trung
ương G20, họp lại hôm qua 20/04 bên lề hội nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã rời phiên họp toàn thể để phản đối
sự hiện diện của Nga. Những bộ trưởng tham dự từ xa qua video thì nhất
loạt tắt màn hình.
Indonesia, chủ tịch luân phiên G20 năm nay từ chối loại Nga khỏi các cuộc họp vì xâm lăng Ukraina, lấy lý do cần phải "vô tư".
Amir Khan Muttaqi, ngoại trưởng lâm thời của Taliban trong cuộc họp báo tại thủ đô Qatar bày tỏ hy vọng sẽ có quan hệ « tích cực » với các nước trên thế giới, và mối quan hệ « cân bằng » sẽ giúp Afghanistan ra khỏi tình trạng bất ổn.
Phát
ngôn viên Nabila Massrali của EU cho biết cuộc gặp tại Doha sẽ có cả
các đại diện của Hoa Kỳ, nhưng không nói rõ số người và chức vụ của các
đại biểu của Mỹ lẫn châu Âu.
Nhật hoàng Naruhito và hoàng hậu tiếp tổng thống Pháp E. Macron và phu nhân tại Tokyo ngày 27/06/2019.
Trước khi đến Osaka dự hội nghị thượng đỉnh G20,
tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân đã được tân Nhật hoàng
Naruhito và hoàng hậu Masako mời dự tiệc trưa tại Hoàng cung ở trung tâm
Tokyo hôm qua 27/06/2019. Ông Macron là nguyên thủ ngoại quốc thứ hai,
sau tổng thống Mỹ Donald Trump được Nhật hoàng Naruhito tiếp kể từ khi
lên ngôi.
Bữa tiệc có khoảng 30
người tham dự, trong đó có sáu công chúa Nhật và ngoại trưởng Pháp.
Đoàn đại biểu Pháp tặng cho Nhật hoàng một chiếc quạt bằng lụa tơ tằm
được nghệ nhân Anne Hoguet vẽ hoa, còn hoàng hậu nhận món quà là chiếc
túi xách hiệu Dior. Thông tín viên RFI tại Tokyo, Frédéric Charles cho
biết báo chí Nhật tỏ ra thú vị với chuyến thăm của hai vợ chồng tổng
thống Pháp :
« Cặp vợ chồng tổng thống Pháp thu hút người Nhật
với chuyện tình của họ, và khoảng cách tuổi tác đến 25 năm. Trong một
đất nước rất cổ điển về hôn nhân, người Nhật coi đây là một điều hết sức
mới mẻ.
Cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình Hồng Kông, ngày 12/06/2019.
Chính phủ Anh hôm nay 25/06/2019 yêu cầu mở điều
tra độc lập về các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình Hồng
Kông, đồng thời ngưng việc xuất khẩu thiết bị an ninh sang đặc khu này.
Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt tuyên bố với các nghị sĩ là ông « rất quan ngại »
về tình hình Hồng Kông, cho biết đã đề nghị chính quyền đặc khu mở các
cuộc điều tra nghiêm túc về các vụ bạo động đã xảy ra. Ông Hunt khẳng
định sắp tới chỉ xem xét việc cấp giấy phép xuất khẩu vũ khí sau khi có
kết quả điều tra.
Giấy phép được cấp gần đây nhất để xuất khẩu lựu
đạn cay dùng cho việc huấn luyện cảnh sát Hồng Kông là vào tháng
07/2018, còn đạn cao su vào tháng 07/2015, trong khi việc xuất khẩu
khiên cho cảnh sát chống bạo động đã bị Luân Đôn từ chối tháng 4/2019.
Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump (G), thủ tướng Nhật
Shinzo Abe (T) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề G20. Ảnh ngày
30/11/2018.
Hôm qua 30/11/2018, ba nhà
lãnh đạo Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng
đỉnh G20 ở Achentina, lần đầu tiên cùng lên tiếng kêu gọi tự do hàng
hải tại châu Á. Đây là động thái nhằm chứng tỏ sự đoàn kết trước thái độ
hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng
thống Mỹ Donald Trump, thủ tướng Nhật Shinzo Abe và thủ tướng Ấn
Narendra Modi - ba nhà lãnh đạo cánh hữu đã gặp gỡ nhau trong vòng 15
phút. Cuộc gặp ba bên này mang tính biểu tượng hơn là nhằm hoạch định
chiến lược, nhưng chứng tỏ Mỹ-Nhật-Ấn đều lo ngại trước ảnh hưởng ngày
càng lớn của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/11/2018 trước khi lên đường đến hội nghị G20 tại Achentina, "thượng đài" với Tập Cận Bình.
Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào cuối tuần này
tại Achentina là chủ đề chiếm nhiều giấy mực nhất của báo chí Pháp hôm
nay.Thông tín viên Le Monde tại Bắc Kinh nhấn mạnh : « Trung Quốc lo sợ trước cuộc gặp Trump-Tập ».
Các
nhà lãnh đạo Trung Quốc chừng như thực sự run rẩy chờ đợi kết quả bữa
ăn tối giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề
hội nghị G20. Trong trường hợp tốt đẹp nhất, cuộc chiến thương mại
Mỹ-Trung đang diễn ra từ vài tháng qua có thể chấm dứt, nhưng chẳng ai
tin vào điều này.
Nếu né được thuế mới, đã là tốt cho Trung Quốc
Washington không ngừng gia tăng áp lực. Mới hôm thứ Tư 28/11, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tố cáo « chính sách hung hăng của Trung Quốc gây thiệt hại nặng nề cho người lao động Mỹ », nhất là thuế hải quan « cao khủng khiếp »
đánh vào kỹ nghệ xe hơi Hoa Kỳ. Ông Donald Trump còn tuyên bố sẵn sàng
tăng thuế đánh vào 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc hiện nay từ 10% lên 25%,
và áp thuế toàn bộ số 267 tỉ đô la còn lại.
Cảnh sát chống bạo động bảo vệ hội nghị thượng đỉnh G20 ở Achentina, 28/11/2018.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Achentina đón tiếp
nguyên thủ các cường quốc G20 trong hai ngày 30/11 và 01/12/2018, trong
lúc tình hình kinh tế suy sụp. Tổng thống trung hữu Mauricio Macri, sẽ
tái ứng cử vào năm 2019, tuy uy tín đang xuống dốc, hy vọng sẽ tìm được
sự ủng hộ trong dịp này.
Thông tín viên Mounia Daoudi ở Buenos Aires gởi về bài tường trình :
«
Nền kinh tế thứ ba châu Mỹ la tinh đang rất tệ hại, cho đến nỗi buộc
lòng phải kêu gọi đến sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tuy tổ
chức này bị Achentina căm ghét từ cuộc khủng hoảng năm 2001, và đã chấm
dứt mọi liên hệ từ hơn 10 năm qua.
(LeFigaro 07/07/2016) Nhân cuộc gặp gỡ lần đầu tiên giữa tổng thống Mỹ và Nga bên lề hội
nghị thượng đỉnh G20 ngày 08/07/2017 tại Hambourg (Đức), nhật báo Le Figaro
đã chọn giới thiệu những biếm họa của các báo khác trên thế giới về cuộc hội
ngộ giữa hai nhân vật Donald Trump và Vladimir Putin.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một phiên làm việc của G20 tại Hambourg, Đức ngày 08/07/2017.
Tổng thống Mỹ bị cô lập trong vấn đề khí hậu trước
các nhà lãnh đạo thế giới trong hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hambourg
hôm nay 08/07/2017, nhưng thỏa thuận đã đạt được về một chủ đề gây tranh
cãi khác là bảo hộ thương mại.
Từ
nhiều tháng qua, ông Donald Trump vẫn gây lo ngại cho các nước đối tác
trước chủ trương bảo hộ của ông, câu khẩu hiệu thường xuyên « Nước Mỹ trước hết » và lời đe dọa dựng lên hàng rào thuế quan với Trung Quốc và châu Âu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, trong cuộc gặp tại Hambourg ngày 08/07/2017.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 08/07/2017 ca
ngợi cuộc gặp gỡ đầu tiên với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin bên lề hội
nghị thượng đỉnh G20 là « tuyệt vời ».
Trong
cuộc gặp kéo dài hai tiếng rưỡi đồng hồ, hai tổng thống Hoa Kỳ và Nga
đã đề cập đến vấn đề Matxcơva can thiệp vào bầu cử Mỹ, nhưng thỏa thuận
bỏ qua những bất đồng để tập trung vào việc cải thiện quan hệ song
phương.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đón tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hambourg, trong ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh G20 07/07/2017.
Một tháng sau hội nghị thượng đỉnh G7 ở Sicilia đã
cho thấy bất đồng lớn giữa Hoa Kỳ và các đồng minh về khí hậu và thương
mại, hôm nay 07/07/2017 hội nghị G20 khai mạc tại thành phố cảng
Hambourg của Đức, với sự hiện diện của lãnh đạo các quốc gia giàu nhất
thế giới. Vấn đề kinh tế vẫn là lãnh vực có thể gây tranh cãi.
Từ Hambourg, đặc phái viên RFI Mounia Daoudi tường trình :
Bà Merkel và ông Putin tại Sotchi ngày 02/05/2017.
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 02/05/2017 gặp
tổng thống Nga Vladimir Putin tại thành phố Sotchi bên bờ Hắc Hải. Đây
là lần đầu tiên bà Merkel thăm Nga từ hai năm qua, nhằm tái lập đối
thoại với Matxcơva.
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Etienne Bouche cho biết thêm chi tiết :
Các bộ trưởng Tài chính G20 tại Baden-Baden (Đức) ngày 17/03/2017.
Bộ trưởng Tài chính các nước G20 họp tại
Baden-Baden (Đức) sáng nay 18/03/2017 tiếp tục đấu tranh nhằm ngăn trở
Hoa Kỳ quay lui trước chính sách tự do mậu dịch toàn cầu và chống biến
đổi khí hậu.
Hai chủ đề
nhạy cảm được đề cập đến vì tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ chủ nghĩa
bảo hộ mà G20 vẫn phản đối, và liên tục đưa ra những phát biểu hoài nghi
về hồ sơ môi trường. Vấn đề tôn trọng các quy định trong thương mại
quốc tế là bất đồng căn bản giữa Hoa Kỳ và các nước chủ trương đa
phương, bên cạnh đó, chính quyền mới của Mỹ cũng không muốn nhắc đến
hiệp định khí hậu COP 21, Paris 2015.
Hội nghị thượng đỉnh G20 Hàng Châu kết thúc ngày
05/09/2016. Nước chủ nhà Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức cuộc gặp gỡ
giữa 20 lãnh đạo các nước giàu có nhất hành tinh. Trước khi khai mạc
Bắc Kinh đã xem đây là một hội nghị « lịch sử ».
G20 Hàng Châu có phải là một thành công của Trung Quốc ? Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Heike Schmidt phân tích :
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông (G) họp báo ngày 15/08/2016, tại Bắc Kinh.
Theo hãng tin Bloomberg hôm nay 15/08/2016, Trung
Quốc sẽ tìm cách giữ sao cho các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng
đỉnh G20 vào tháng tới tại Hàng Châu chỉ tập trung bàn về phát triển
kinh tế, tránh né chủ đề Biển Đông.
Trong cuộc họp báo tại Bắc
Kinh hôm nay, khi được hỏi Trung Quốc sẽ cho phép thảo luận về Biển Đông
trong cuộc họp thượng đỉnh hai ngày 4 và 5 tháng Chín tới hay không,
thứ trưởng Ngoại giao Lý Bảo Đông (Li Baodong) nói rằng các nhà lãnh đạo
không nên bị phân tâm vì các chủ đề khác.