Affichage des articles dont le libellé est Sự nghiệp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Sự nghiệp. Afficher tous les articles

dimanche 17 janvier 2021

Huỳnh Duy Lộc - Lệ Thu và “Rồi mai tôi đưa em”


Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1943 tại Hải Phòng, nhưng trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông.

Cô đã kể về gia thế của mình: “Cha tôi trước Cách mạng Tháng Tám làm một chức quan nhỏ ở Hải Phòng. Mẹ tôi là vợ lẽ, sống dưới quyền của bà vợ cả, phải chịu đựng đủ điều. Bà bắt mẹ tôi làm đủ thứ việc. Năm 1953, khi mẹ tôi vào Nam, bố tôi nói không đi vì ông tiếc của cải. Năm 1954, một ngày nọ tôi đi học về, mẹ gọi tôi vào và chỉ nói một câu ngắn gọn: “Thầy con mất rồi!”. Ông bị xử tử trong đợt cải cách ruộng đất…".

Lệ Thu đến với nghề ca hát hết sức tình cờ vào năm 1959: trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, được sự khuyến khích của bạn bè, cô đã bước lên sân khấu hát ca khúc “Dang dở” (tức “Tà áo xanh”) của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh.

Lệ Thu: Tiếng hát vàng ròng cho đến cuối đời


(TTO 16/01/2021) - Danh xưng 'Tiếng hát vàng ròng', 'tiếng hát vàng mười' được giới nghệ sĩ trân trọng đặt cho danh ca Lệ Thu vì bà có giọng ca tuyệt đẹp như vàng, gắn với những ca khúc buồn và mỹ lệ về mùa thu.

Danh ca Lệ Thu sinh ngày 16-7-1943, tên thật là Bùi Thị Oanh. Nghệ danh Lệ Thu được lấy ngẫu hứng. Bà từng giải thích lấy tên này vì giấu gia đình đi hát, cái tên bật ra một cách tự nhiên và không có ý nghĩa cụ thể.

Nhưng trong 62 năm sự nghiệp (từ năm 16 tuổi đến khi qua đời ở tuổi 78), cái tên Lệ Thu được khán giả hiểu theo hai nghĩa: một là mùa thu mỹ lệ, hai là giọt lệ mùa thu. Cả hai cách hiểu này đều đẹp, đều ý nghĩa, đều đúng với giọng ca và sự nghiệp lẫy lừng của Lệ Thu.

Nguyễn Văn Tuấn - "Tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng" Lệ Thu qua đời


Lệ Thu, người ca sĩ mà tôi mến mộ nhứt, đã qua đời cách đây khoảng 1 giờ ở California, thọ 78 tuổi. Theo báo chí và giới nghệ sĩ bên California thì bà bị nhiễm virus Vũ Hán vài tuần trước và đã nằm viện thở máy hơn một tuần.

Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sanh ngày 16/7/1943 tại Hải Phòng. Bà cùng thân mẫu di cư vàoNam năm 1953. Bà bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 1959 tại phòng trà Bồng Lai ở Sài Gòn. Trong một lần trả lời phỏng vấn, bà cho biết nghệ danh 'Lệ Thu' là bà tự đặt nhằm giấu gia đình để đi ca hát.

Lệ Thu trở thành một ca sĩ bậc nhứt của miền Nam Việt Nam. Khi nghĩ lại những ca sĩ nổi tiếng thời đó chuyên ca dòng nhạc tình, tôi nghĩ ngay đến Thái Thanh, Lệ Thu và Khánh Ly là hai người nổi tiếng nhứt. 

samedi 16 janvier 2021

Những tuyệt phẩm gắn liền với tên tuổi cố danh ca Lệ Thu



(LĐO 16/01/2021) Trong suốt sự nghiệp ca hát của mình, cố danh ca Lệ Thu đã khiến khán giả mê mẩn khi thể hiện hàng loạt tuyệt khúc. Trong đó, có không ít sáng tác của các tác giả như: Trường Sa, Ngô Thụy Miên, Phạm Duy...

Vào những năm thập niên 60, danh ca Lệ Thu đã trở thành một trong những "nữ hoàng phòng trà" với tiếng hát giàu cảm xúc, giọng ca thổn thức người nghe.

Bà cũng là một trong những danh ca hàng đầu thể hiện rất thành công các tuyệt khúc của Phạm Duy, Trường Sa, Cung Tiến, Ngô Thụy Miên, Vũ Đức Sao Biển…

Hoàng Nguyên Vũ - Vĩnh biệt Lệ Thu: Giọng ca vàng mười sẽ ở lại mãi mãi


Bà là một trong tứ đại danh ca của tân nhạc Việt Nam (ba người còn lại là Thái Thanh, Bạch Yến, Khánh Ly). Giọng bà hiếm và đặc biệt: cao, rõ, sáng, truyền cảm. Chính giọng ca ấy đã đưa những bản tình ca viết cho Sài Gòn trở nên đẹp hoàn mỹ.

Và bà cũng chính là người hát hay nhất về Sài Gòn.

Từ thời những cuốn băng thu mộc cho đến những đĩa hát được phối khí cẩn thận hôm nay, thì vẫn một Lệ Thu đậm đà, mặn mòi như nhau với những "Tình khúc chiều mưa", "Mùa Thu trong mưa", "Mùa Thu mây ngàn", "Sài Gòn niềm nhớ không tên ", "Xin còn gọi tên nhau", "Mười năm tình cũ"...

jeudi 24 décembre 2020

Bùi Đình Thăng - Lam Phương


Tango là một thể loại rất khó viết nhạc. Nên các nhạc sĩ sau khi thành danh thường sẽ dành thời gian và tâm huyết để viết cho ra một bài tango để chứng tỏ tài nghệ.

Một trong những bản tango nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam - « Kiếp nghèo » - được Lam Phương viết năm 17 tuổi.

Ngày ấy, chàng trai mang tên Lâm Đình Phùng sống với người mẹ đơn thân trong căn nhà xập xệ ở Đa Kao. Nửa đêm mưa lớn, từ mấy lỗ dột nước tuôn xuống như suối, chàng cảm tác viết ra luôn bản “Kiếp nghèo”. Giai điệu tango vui tươi dìu dặt, nhưng lời ca thì buồn tả tơi. Và từ đó, huyền thoại Lam Phương bắt đầu.

mercredi 23 décembre 2020

Huỳnh Duy Lộc - Nhạc sĩ Lam Phương từ trần


Nhạc sĩ Lam Phương đã nhập viện cấp cứu ở bệnh viện thành phố Fountain Valley, bang California vào trung tuần tháng 12.2020 khi chứng bệnh tim và tai biến mạch máu não trở nặng. Ông vừa từ trần vào ngày 22.12.2020 (giờ Mỹ) ở tuổi 83.

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 tại Rạch Giá, là con trai trưởng trong một gia đình gồm 6 người con. Cha ông sớm bỏ về Saigon mưu sinh, và cuộc sống ở quê nhà quá khó khăn nên chính ông cũng phải về Saigon khi mới 10 tuổi, tìm một công việc để phụ giúp gia đình. Ông tự học nhạc lúc 13 tuổi và bắt đầu sáng tác từ năm 15 tuổi, may mắn có được hai người thầy hướng dẫn là nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương.

Ông đã sáng tác trên dưới 200 nhạc phẩm, từ nhạc phẩm đầu tay “Chiều thu ấy” (năm 1952) cho đến khi lâm trọng bệnh vào năm 1999. Nhạc của Lam Phương đa dạng về thể điệu và đề tài: tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi, tình quê hương, người lính… Và nguồn cảm hứng sáng tác của ông rất chân thực, xuất phát từ chính cuộc đời ông hay cảm nhận về cuộc đời của người thân và bạn bè.