Affichage des articles dont le libellé est Thiên An Môn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thiên An Môn. Afficher tous les articles

mercredi 30 juin 2021

Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cỗ máy viết lại lịch sử


Đăng ngày:

Cổ vũ chích ngừa để ngăn một làn sóng dịch mới, đầu tư quy mô cho ngành y tế, cuộc đua vào điện Elysée sắp tới, thất bại của đội tuyển bóng đá Pháp là các chủ đề chính của báo chí Paris hôm nay 30/06/2021. Trung Quốc cũng là đề tài rất được chú ý.

 

Trung Quốc : Mối đe dọa cho thế giới tự do

Bắc Kinh tưng bừng kỷ niệm 100 năm đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), do một nhóm trí thức thành lập vào tháng Bảy năm 1921 tại Thượng Hải, dưới sự giám sát chặt chẽ của Matxcơva. Bài xã luận của Le Monde mang tựa đề « Các nền dân chủ trước thách thức Trung Quốc » nhận định, từ đó đến nay, học trò đã qua mặt ông thầy. Đảng Cộng Sản của Liên Xô cũ chẳng bao giờ có dịp kỷ niệm 75 năm cuộc cách mạng 1917, còn ĐCSTQ cầm quyền từ 71 năm qua, chưa bao giờ mạnh như thế.

lundi 28 juin 2021

Trường thọ nhờ tàn bạo và kinh tế, Đảng Cộng Sản Trung Quốc trăm năm cô đơn


Đăng ngày:

Tuần báo Anh dành đến 8 bài viết nhân kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đề cập đến nhiều khía cạnh từ lịch sử, thanh trừng nội bộ đảng cho đến việc giám sát người dân, xâm nhập lãnh vực tư nhân, vươn vòi ra tận nước ngoài…


Ngày 01/07 tới sẽ bước sang thế kỷ thứ hai của mình, ĐCSTQ luôn tự đánh giá là « vĩ đại, quang vinh và đúng đắn ». Một đảng đã lãnh đạo Hoa lục trong 72 năm mà không hề được cử tri bầu lên. Đó chưa phải là kỷ lục thế giới : Lênin và những người kế tục đã chiếm lĩnh quyền lực ở Matxcơva lâu hơn, cũng như đảng Lao Động ở Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên Trung Quốc nghèo khổ với vài chục triệu người chết đói dưới thời Mao Trạch Đông nay đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì, và cộng sản Trung Hoa là những kẻ độc tài giàu có nhất thế giới.

samedi 5 juin 2021

Hồng Kông: Bắc Kinh lên án lãnh sự quán Mỹ, châu Âu tưởng niệm vụ Thiên An Môn


Đăng ngày:

Một phát ngôn viên Văn phòng đại diện Hồng Kông của bộ Ngoại giao Trung Quốc nói : « Tất cả những mưu toan khai thác Hồng Kông để xâm nhập hoặc phá hoại Hoa lục là vượt qua lằn ranh đỏ, hoàn toàn không thể chấp nhận được ». Đồng thời đòi hỏi « lập tức ngưng can thiệp vào Hồng Kông và những chuyện nội bộ của Trung Quốc, tránh đùa với lửa ».

Tối qua những ngọn nến đã được thắp lên ở cửa sổ các tòa nhà của lãnh sự quán Mỹ, ở gần tư gia của trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga, và tại trụ sở cơ quan đại diện Liên hiệp Châu Âu. Các phái bộ ngoại giao này cũng đăng lên mạng xã hội những hình ảnh tưởng niệm Thiên An Môn.

mercredi 2 juin 2021

Nguyễn Đình Bổn - Lẽ ra thế giới đã phải thức tỉnh từ 32 năm trước!


Đầu tháng 6 này không còn nhiều người nhớ, rằng những cảnh tượng kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại, đã xảy ra vào 32 năm trước tại trung tâm Bắc Kinh. Đó là thảm sát Thiên An Môn *.

Hàng ngàn sinh viên và công nhân đã gục ngã dưới họng súng, bị xích xe tăng nghiền nát sau khi Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến quân về phía Quảng trường Thiên An Môn và phải "dọn sạch nó" trước ngày 4 tháng Sáu, 1989.

Trung Quốc đã khá thành công trong việc rửa sạch vết máu của tội ác, vết nhơ của lịch sử khi sau đó chính phương Tây đã đồng lòng giúp họ trỗi dậy, với niềm tin ngây thơ rằng sự thay đổi kinh tế sẽ kèm theo thay đổi chính trị, và một Trung Quốc giàu mạnh sẽ trở thành dân chủ.

jeudi 3 décembre 2020

Đặng Sơn Duân - Nước Úc nổi giận

Nhiều năm nay nước Úc vẫn bị xem là phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc về kinh tế. Và thực tế là như thế, nên họ thường hay nhún nhường trước Bắc Kinh, lảng tránh những cuộc đối đầu mà họ cho là không đáng đánh đổi.

Tuy nhiên, kể từ khi dịch Covid 19 bùng phát, Úc mới bắt đầu cảm thấy nỗi cay đắng của việc bị phụ thuộc. Khi Bắc Kinh phun thẳng vào mặt họ sự thật trần trụi đó, sau khi Úc trở thành ngọn cờ đầu kêu gọi điều tra nguồn gốc đại dịch hay tích cực định hình Bộ tứ kim cương.

Người Úc cảm thấy bị xúc phạm khi Trung Quốc phô trương cơ bắp kinh tế, và đối xử với họ về ngoại giao không khác mấy cách đối xử với một chư hầu. Đỉnh điểm là vụ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên công khai sỉ nhục nước Úc trên Twitter vào ngày hôm qua 30.11, với sự che chở của Trung Nam Hải.

samedi 19 septembre 2020

Hơn 20 nhà hoạt động Hồng Kông ra tòa vì tưởng niệm Thiên An Môn


Đăng ngày:

Trong số 26 người bị khởi tố có các nhân vật nổi tiếng như Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai). La Quán Thông (Nathan Law) bị xử khiếm diện vì đã đi lưu vong ngay trước khi luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông bắt đầu có hiệu lực ; một người nữa là Trương Côn Dương (Sunny Cheung) vắng mặt, có lẽ cũng đã trốn khỏi đặc khu.

Cảnh sát lần đầu tiên không cho phép tổ chức tưởng niệm vụ đàn áp đẫm máu ngày 04/06/1989 trên quảng trường Thiên An Môn, nêu ra quy định cấm tập hợp đông người vì virus corona. Tuy nhiên khoảng mấy chục ngàn người vẫn thắp nến trong khắp thành phố để tưởng nhớ các nạn nhân một cách ôn hòa.

dimanche 14 juin 2020

Tập Cận Bình đối mặt với Hồng Kông, thành trì « thế lực thù địch »


Người biểu tình chống luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông đụng độ với cảnh sát ngày 27/05/2020. © REUTERS/Tyrone Siu
Đăng ngày:


Cuộc tưởng niệm Thiên An Môn cuối cùng sau 30 năm ?

Courrier International dịch bài phóng sự của South China Morning Post « Hồng Kông : Các thế hệ cùng đoàn kết để tưởng niệm Thiên An Môn », sự kiện dù bị cấm đoán nhưng vẫn diễn ra.

Khá nhiều người trẻ từ vài năm qua cho rằng việc tổ chức tưởng niệm vụ thảm sát hàng năm chỉ là thủ tục, không mang lại tác động hữu ích cho công cuộc đấu tranh dân chủ. Nhưng năm nay các nhà hoạt động đã gác sang một bên những bất đồng trước mối đe dọa mới : luật an ninh quốc gia. Nhiều người lo sợ cuộc tưởng niệm quy mô vẫn diễn ra suốt 30 năm qua trên một vùng đất thuộc Trung Quốc sẽ trở thành bất hợp pháp.

vendredi 5 juin 2020

Hơn ba thập niên sau Thiên An Môn, Trung Quốc vẫn giữ nguyên chính sách đàn áp


Công an nhân dân vũ trang diễn tập tại Thiên An Môn ngày 19/05/2020, trước thời điểm họp Quốc hội Trung Quốc. © REUTERS/Thomas Peter
Đăng ngày:


Nhân dịp này, RFI Tiếng Việt xin giới thiệu bài : « Từ 1989 đến 2019 : Những biến chuyển của học thuyết duy trì trật tự của Trung Quốc từ sau Thiên An Môn» của nhà nghiên cứu Marc Julienne, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), đăng trên website Le grand continent, ngày 27/06/2019.

*
Ngày 20/05/1989 vào lúc 10 giờ sáng, Bắc Kinh tuyên bố thiết quân luật. Những đoàn quân và xe bọc thép của Giải phóng quân Trung Quốc tiến vào trung tâm thành phố, hướng về Thiên An Môn, địa điểm biểu tượng lịch sử của Trung Quốc. Quảng trường này đã bị hàng mấy chục ngàn sinh viên chiếm đóng từ hơn một tháng.

mercredi 3 juin 2020

Trần Trung Đạo - Ngọn lửa Thiên An Môn chưa tắt



Sau khi cuộc nổi dậy Thiên An Môn bị dập tắt trong lửa và máu ngày 4 tháng 6, 1989, trên tường Thiên An Môn chưa khô vết máu xuất hiện một đoạn văn ngắn sau đây: “Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng, sẽ có một ngày khi chúng tôi có thể hát bài hát vui mừng và chiến thắng cho những người đã chết hôm qua, cho những người đang chết hôm nay, và sẽ chết ngày mai, và cho những người gặp nhau đây rồi vĩnh biệt hôm sau.”

Thời gian 31 năm trôi qua. Tinh thần Thiên An Môn tưởng đã rơi dần vào quên lãng tại Trung Cộng. Nhưng không. 

Ngày 6 tháng 2, 2020 trên mạng Weibo lại xuất hiện một câu với lời văn khác nhưng cùng mang một nỗi uất hận giống nhau: “Vô số người Trung Quốc sẽ trưởng thành sau ngày hôm nay khi họ biết bác sĩ Lý qua đời, rằng thế giới không đẹp như chúng ta hình dung. Bạn nổi giận? Nếu ai trong số chúng ta còn may mắn có cơ hội để nói lên tiếng nói của người dân trong tương lai, xin đừng quên cơn giận tối nay.”

vendredi 16 août 2019

Mạnh Kim - Hồng Kông, nếu ngày mai có « tắm máu »…



Xe quân sự PLA giáp biên giới Hồng Kông ngày 15-8-2019 (Reuters)
Với hàng ngàn binh lính và hàng trăm xe quân sự tập trung tại Thâm Quyến như một đe dọa trực tiếp sẵn sàng tràn qua Hồng Kông, “chế độ lưu manh” Bắc Kinh (từ của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus trong buổi họp báo ngày 8-8-2019) sẽ cho Hồng Kông tắm máu? 

Điều 14 trong Luật cơ bản Hồng Kông (“Hương Cảng cơ bản pháp”) ghi rằng 6.000 binh lính PLA (Giải phóng quân Trung Quốc) đồn trú ở Hồng Kông có nhiệm vụ “quốc phòng”“sẽ không can thiệp các vấn đề nội bộ lãnh thổ”. Luật cho phép chính quyền Hồng Kông “yêu cầu trại lính (PLA) trợ giúp nhằm duy trì trật tự xã hội và hỗ trợ sự cố thảm họa” nhưng cũng nói rõ rằng trong những trường hợp như vậy thì PLA phải tuân thủ luật Hồng Kông. 

Điều 18 “Hương Cảng cơ bản pháp” nói rằng luật Trung Quốc nói chung không áp dụng cho Hồng Kông, ngoại trừ những điều được ghi trong Phụ lục III trong “Hương Cảng cơ bản pháp”, chủ yếu liên quan các biểu tượng quốc gia và ngoại giao. 

jeudi 15 août 2019

Ngô Nhân Dụng - Tại sao Hồng Kông không thành Thiên An Môn?


Du khách vật vạ tại phi trường Hồng Kông hôm Thứ Hai, 12 Tháng Tám. (Hình: AP Photo/Kin Cheung)

(Người Việt 13/08/2019) Dân Hồng Kông mới gửi một thông điệp hình ảnh cho dân chúng Trung Hoa lục địa: Vô Úy! Không có gì phải sợ hãi.

Sau hơn hai tháng biểu tình và xung đột với lực lượng cảnh sát dùng dùi cui và hơi cay, dân biểu tình đã khiến phi trường phải đóng cửa suốt ngày thứ Hai. Đây là lần đầu tiên một phi trường thuộc lãnh thổ Trung Quốc phải đóng cửa, vì dân Hồng Kông tỏ thái độ phản đối hành động của cảnh sát tại sân ga xe lửa ngày Chủ nhật. Họ tiếp tục chống cự cảnh sát trong ngày thứ Ba với những chai nước bằng plastic.

Nhiều người đã lo lắng chính quyền Cộng Sản Trung Quốc sẽ mạnh tay. Quân đội Trung Cộng đồn trú còn bất động nhưng đã thị uy, tuyên bố có thể can thiệp ngay sau ngày 21 Tháng Bảy khi dân biểu tình ném bùn vào huy hiệu nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ở trụ sở. Họ còn cho chiếu video cảnh lính tráng đàn áp một đám người đóng trò biểu tình.

vendredi 7 juin 2019

Ngô Nhân Dụng - Thiên An Môn 30 năm sau




Quảng trường Thiên An Môn ngày 18 Tháng Năm, 1989, khi hàng ngàn sinh viên và công nhân biểu tình đòi tự do dân chủ. (Hình: Getty Images)
(NgườiViệt 03/06/2019) Một bức tượng của Lưu Hiểu Ba vừa được dựng lên tại Praha, thủ đô Cộng Hòa Tiệp, để kỷ niệm 30 năm cuộc tàn sát Thiên An Môn.



Lưu Hiểu Ba, nhà văn được giải Nobel Hòa bình, là một trong “Tứ Quân Tử,” những giáo sư đã tới ủng hộ, cố vấn cho các sinh viên tuyệt thực phản kháng và giúp tải thương khi xe tăng quân đội Cộng Sản Trung Quốc bắt đầu bắn vào các sinh viên tay không, ngày 4 Tháng Sáu năm 1989.

Cuộc tàn sát Thiên An Môn là một vết nhơ trong lịch sử Trung Quốc. Cả thế giới kinh tởm hành động dã man này. Nhưng chế độ cộng sản vẫn từ chối không nhìn nhận tội lỗi.

lundi 3 juin 2019

30 năm sau thảm sát Thiên An Môn, Bắc Kinh nói đã « quyết định đúng »




Hàng trăm ngàn người biểu tình tràn ngập quảng trưởng Thiên An Môn ngày 17/05/1989. Ảnh tư liệu của Ed Nachtrieb.

(LeMonde & AFP 02/06/2019) Đó là một trong những phát biểu hiếm hoi của chính quyền Trung Quốc về vụ đàn áp đẫm máu đã làm ít nhất hàng trăm người chết hồi tháng 6/1989.

 

Đó là một quyết định « đúng đắn » : Trung Quốc hôm Chủ nhật 02/06/2019 đã biện minh cuộc thảm sát đẫm máu những người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn cách đây 30 năm. Đây là nhận định chính thức hiếm hoi về sự kiện này, trong lúc chỉ vài ngày nữa là đến dịp kỷ niệm vụ đàn áp « Mùa Xuân Bắc Kinh ».

 

Đầu tháng 6/1989, quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh đã bảy tuần qua là tâm chấn các cuộc biểu tình vô tiền khoáng hậu của các sinh viên và công nhân, đòi hỏi cải cách dân chủ và kết thúc nạn tham nhũng. Trong đêm 3 rạng sáng 4 tháng Sáu, quân đội đàn áp phong trào, làm hàng trăm người chết. Ba mươi năm sau, thời kỳ này vẫn là giai đoạn cấm kỵ trong lịch sử Trung Quốc, nhưng mỗi lần hiếm hoi chính quyền phải nhắc đến sự kiện này, nhất là với công chúng nước ngoài, Bắc Kinh đều biện minh cho quyết định của mình.

lundi 20 mai 2019

Thảm sát Thiên An Môn : 30 năm sau đêm đất trời đảo lộn


Ngày 19 tháng Năm năm 1989, thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng quyết định huy động quân đội để đàn áp các sinh viên biểu tình. Đây là khởi đầu cho biển máu ngày 4 tháng Sáu. Tác giả Arnaud Vaulerin trên Libération hôm nay 20/05/2019 trong bài viết «Thiên An Môn : 30 năm sau đêm đất trời đảo lộn », thuật lại chi tiết theo lời kể của một giáo sư triết Trung Quốc đang tị nạn tại Pháp.

…Một tia sáng lóe lên trong ánh nhìn, như một thoáng cười từ thẳm sâu kỷ niệm, sau hai tiếng đồng hồ tâm sự trước ly cà phê đen và một chai Orangina, trong một quán cà phê ở quảng trường Denfert-Rochereau, Paris. Mùa xuân đã đến rồi. Nó gợi lại những hình ảnh luôn bền bỉ về một mùa xuân khác, vào năm 1989, tại Trung Quốc.

Thái Sùng Quốc (Cai Chongguo) nhớ lại : « Bạn không thể tưởng tượng được sự sôi nổi vào thời đó, với hàng triệu người tham gia vào thời điểm đặc biệt ấy. Trong suốt nhiều tuần lễ, chúng tôi đã sống qua thời khắc tự do duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, dưới cái nhìn của toàn thế giới. Lần đầu tiên phương Tây nhận ra rằng người Trung Quốc có thể biểu tình và chỉ trích các nhà lãnh đạo ».

mercredi 15 mai 2019

Trung Quốc chặn Wikipedia trước kỷ niệm Thiên An Môn

Một tờ báo nói về vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989 được lưu giữ tại viện bảo tàng ở Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 26/04/2019.

Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa toàn bộ việc truy cập trang web bách khoa toàn thư Wikipedia, vào thời điểm tháng tới sẽ kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn. Trang web này hôm nay 15/05/2019 loan báo như trên.

Phát ngôn viên của Wikimedia Foundation, Samantha Lien tuyên bố, việc phân tích dữ liệu kết nối cho thấy việc truy cập Wikipedia đã bị chặn từ hôm 23/4 tại Trung Quốc.

Phiên bản tiếng Hoa của Wikipedia đã bị « Vạn Lý Hỏa Thành » phong tỏa từ năm 2015. Bức tường lửa này ngăn không cho người sử dụng Trung Quốc truy cập vào một số trang web hay mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Twitter, Instagram.

mercredi 1 mai 2019

Tập Cận Bình kêu gọi giới trẻ ''yêu Đảng''

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh, 26/04/2019.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 30/04/2019 cổ vũ giới trẻ trung thành với Đảng Cộng Sản, trong bài diễn văn kỷ niệm 100 năm « Phong trào Ngũ Tứ » - cuộc biểu tình sinh viên đã đi vào lịch sử đất nước.

Trong khung cảnh trang trọng của Đại sảnh đường Nhân Dân nhìn ra Thiên An Môn, trước cử tọa gồm hàng ngàn thanh niên, binh lính, công nhân và đảng viên, ông Tập tuyên bố : « Tại Trung Quốc ngày nay, lòng ái quốc chính là hợp nhất tình yêu đất nước với tình yêu Đảng và chủ nghĩa xã hội ».

Chủ tịch Trung Quốc khẳng định : « Trong kỷ nguyên mới, thanh niên Trung Quốc phải lắng nghe những lời của Đảng và bước theo bước đi của Đảng ». Lời khuyến dụ này nằm trong chủ trương « Một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa » được Tập Cận Bình vạch ra trong Đại hội Đảng 19, nhằm định hướng cho Trung Quốc đến năm 2050.

samedi 20 avril 2019

Trung Quốc : Leica bị kiểm duyệt vì video về ‘Tank Man’ ở Thiên An Môn

Một cửa hàng của hãng Leica tại Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 19/04/2019.

Tại Trung Quốc, nhà sản xuất máy ảnh Leica đang gặp rắc rối sau khi phổ biến một clip quảng cáo nhằm vinh danh các phóng viên ảnh, với bức ảnh nổi tiếng « Tank Man », người thanh niên đứng chặn xe tăng trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh tháng 6/1989. Theo AFP hôm nay 20/06/2019 video này đã bị chặn ở Hoa lục.

Từ Thượng Hải, thông tín viên Angélique Forget tường trình :

Sự việc diễn ra trong khung cảnh mờ mờ tối của một căn phòng khách sạn. Một phóng viên ảnh phương Tây chạy thoát được khỏi lính Trung Quốc và trốn sau một tấm màn, chuẩn bị thực hiện một bức ảnh lịch sử. Trong ống kính của anh là một người thanh niên đơn độc, tay cầm các túi xách đi chợ, hiên ngang thách thức một dãy xe tăng. Đó là tại Bắc Kinh, tháng Sáu năm 1989.

jeudi 11 avril 2019

Liêu Diệc Vũ : Trung Quốc sẽ tốt đẹp hơn nếu được chia thành chục nước

Nhà văn, nhà thơ Liêu Diệc Vũ (Liao Yiwu) tại Paris ngày 02/04/2019.

Nhà thơ ly khai Liêu Diệc Vũ (Liao Yiwu), sinh năm 1958, từng bị đày ải trong goulag Trung Quốc bốn năm trời, vì đã sáng tác bài thơ « Vụ thảm sát vĩ đại », về sự kiện nhà cầm quyền Bắc Kinh điều quân đội đàn áp đẫm máu sinh viên biểu tình năm 1989. 

Ông nằm trong số trên 300 trí thức Trung Quốc ký vào bản Hiến chương 08, và đã tị nạn tại Berlin từ năm 2011. Tác phẩm « Trong đế chế của bóng tối » của ông nói về trại lao cải Trung Quốc, thường được so sánh với tiểu thuyết nổi tiếng « Quần đảo ngục tù » của nhà văn Nga Soljenitsyne.

Vào thời điểm còn hai tháng nữa là đến ngày kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, Liêu Diệc Vũ đã cho ra mắt tác phẩm « Những viên đạn và thuốc phiện » nói về sự kiện trên. Trả lời phỏng vấn báo Le Figaro AFP, nhà thơ ly khai đã cảnh báo nguy cơ từ chế độ độc tài Trung Quốc đối với các nền dân chủ phương Tây.

Ông có biết Vương Duy Lâm (Wang Weilin), anh sinh viên đứng chặn các xe tăng ở Thiên An Môn và hình ảnh « Tank Man » đã lan truyền khắp thế giới, giờ đây như thế nào hay không ?

lundi 11 juin 2018

Phạm Uyên Nguyên - Thư gởi H, bạn thân của tôi đang là đại biểu Quốc hội



Sáng Chủ nhật 10/6, mình chạy ra khu vực Nhà thờ Đức Bà xem dân tình mà tự nhiên sống mũi cay xè và nước mắt bỗng trào ra không cầm được.

Hình ảnh những người dân lam lũ đang cố gắng gào thét thảm thiết, đối diện những chiếc xe với cái loa to đang mở hết công suất dọa nạt “ Yêu cầu đồng bào giải tán” “(công an) sẽ kiên quyết xử lý...”. Đặc biệt là trong đó có những người phụ nữ nhỏ bé (loi ngoi trong đám đông ráng cầm trên tay những biểu ngữ “Hủy bỏ đặc khu”, “Cho Trung Quốc thuê 99 năm là bán nước”, “Hủy bỏ luật an ninh mạng” v.v...) đã xé toang cảm xúc cố kìm nén của mình.

samedi 2 juin 2018

Gia đình các nạn nhân Thiên An Môn đòi phục hồi danh dự

Biểu tình tại Hồng Kông tưởng niệm Thiên An Môn.

AFP hôm nay 02/08/2018 đưa tin, nhân kỷ niệm 29 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, gia đình các nạn nhân đòi hỏi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải phục hồi danh dự cho những người bị sát hại. Chủ đề này luôn là cấm kỵ tại Trung Quốc. 
Trong đêm 3 rạng 4 tháng Sáu năm 1989, quân lính đã nổ súng và xe tăng tràn lên tàn sát các sinh viên biểu tình, đã chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn suốt một tháng rưỡi. Con số thanh niên biểu tình bị quân đội thảm sát đến nay vẫn chưa ai biết rõ, nhưng được ước tính hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người. Sự kiện này đã khiến cộng đồng quốc tế đồng loạt lên án, và Trung Quốc bị cô lập trong một thời gian dài.