Affichage des articles dont le libellé est Tư liệu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tư liệu. Afficher tous les articles

samedi 20 janvier 2024

Đào Dân - Bài nói chuyện trong buổi ra mắt sách ‘’Sự thật Hải chiến Hoàng Sa" của Thềm Sơn Hà ngày 11 tháng 1 năm 2015

 

Kính thưa ông cựu thứ trưởng, kính thưa quý liệt vị quan khách, kính thưa quý niên trưởng, kính thưa quý chiến hữu và kính thưa tất cả các bạn.

Tôi là một cựu sĩ quan Hải Quân, xuất thân khóa 18 của Hải Quân Nha trang, là khóa đàn em của Niên trưởng Thềm Sơn Hà, là tác giả của tập sách “Sự thật Hải chiến Hoàng Sa 19 tháng 1 năm 1974 ”mà một số quý vị đang cầm trên tay.

Sở dĩ mà tôi có được cái vinh dự hôm nay đứng đây nói chuyện với quý vị là vì tôi đã tham dự vào trận hải chiến này, dù một cách tình cờ. Tình cờ bởi vì chỉ chưa đầy hai tháng trước trận chiến, Sau khi tốt nghiệp khóa 2/73 Trung cấp Hải Quân ở Trung Tâm huấn luyện Hải Quân Sài gòn thì đáng lẽ theo thứ tự ưu tiên, tôi được quyền chọn một đơn vị khác, không tác chiến, và ở gần Sài Gòn.

mardi 28 novembre 2023

Tư liệu : Quý Thầy Quảng Độ, Tuệ Sỹ Không Tiếp Thầy Nhất Hạnh

(Bài đăng trên trang Việt Báo ngày 26/01/2005)

SAIGON -- Dưới đây là bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế gửi từ Paris ngày 25-1-2005, nội dung về việc phái đoàn Làng Mai ghé thăm trụ xứ của một số chư tôn túc GHPGVNTN.

Sư Ông Thích Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai đến Thanh Minh Thiền viện và Tu viện Quảng Hương Già Lam nhưng không được Hòa thượng Thích Quảng Độ và Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ tiếp.

Chiều thứ ba hôm nay, tin từ Saigon chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế cho biết một số sự việc mấy ngày qua, liên quan đến chuyến đi của Sư Ông Nhất Hạnh và chư Đại tăng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

jeudi 2 novembre 2023

Tạ Duy Anh - Đọc xong, đau đớn và tiếc nuối

 

Tôi luôn giữ một sự cẩn trọng khi nghĩ về các nhân vật lịch sử, nhất là những nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn đến số phận của đất nước.

Đơn giản vì những gì mình biết về họ, nếu không quá ít, thì cũng thường không chính xác. Đơn giản vì khi mình chỉ nghĩ đến cơm ăn áo mặc, đến chút hạnh phúc con con, thì họ luôn tìm cách lay trời chuyển đất (theo hướng tốt lên hay xấu đi lại là chuyện khác). Mà con người thì vĩnh viễn vẫn chỉ là con người, với tính không toàn hảo là đặc điểm đặc trưng của nó.

Thêm một lý do nữa khiến tôi phải cẩn trọng, vì khi nói, khi phán xét về họ, thường chúng ta dùng bối cảnh hiện tại, tư duy hiện tại, để giải mã, luận giải những suy nghĩ, hành động của họ trong một bối cảnh (phải đưa ra quyết định, quyết sách, các lựa chọn…) hoàn toàn khác.

vendredi 4 août 2023

LS Lê Văn Hòa - Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng

I. DIỄN BIẾN VỤ ÁN

14/07/2007:  

Khoảng 21 giờ, trên đoạn đường vào Nhà máy thép Đình Vũ (An Hải, Hải Phòng) xảy ra một vụ án mạng. Nạn nhân là Nguyễn Văn Sinh, Thiếu tá cảnh sát hình sự Công an phường Đông Hải 2, quận Hải An, Hải Phòng. Do vết thương quá nặng, anh Sinh đã chết vào 8 giờ sáng 15/07/2007 tại bệnh viện.

03/08/2007: 

Rạng sáng, cơ quan cảnh sát điều tra (CQCSĐT) Công an thành phố Hải Phòng bắt giữ Nguyễn Văn Chưởng (sinh 1983, quê: Bình Dân, Kim Thành, Hải Dương), là công nhân Công ty TNHH Đại Phát (Hải Phòng), đã có vợ, không tiền án, tiền sự. Bị bắt cùng ngày với Chưởng là Đỗ Văn Hoàng và Vũ Toàn Trung.

Bài báo Tuổi Trẻ năm 2014 : Thêm một tử tù kêu oan

(TT 23/12/2014) - Ðó là tử tù Nguyễn Văn Chưởng (31 tuổi, quê Hải Dương) đang chờ thi hành án tử hình tại trại tạm giam Trần Phú, TP Hải Phòng.

Tám năm kể từ khi xảy ra vụ án mạng, tử tù Nguyễn Văn Chưởng và gia đình vẫn đang có nhiều đơn kêu oan đề nghị các cấp xem xét lại bản án.

Một số tình tiết chưa được làm rõ

Theo bản án sơ thẩm ngày 12-6-2008 của Tòa án nhân dân TP Hải Phòng, ngày 14-07-2007 Vũ Toàn Trung và Ðỗ Văn Hoàng đi xe máy đến quán cà phê của Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng để vay tiền mua heroin.

vendredi 28 juillet 2023

Ý Nhi - Một bức thư của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường

(Vanviet 27/07/2023) Trong số thư từ viết tay của bạn bè, tôi còn giữ một bức thư của anh Tường, viết ngày 30/10/1991, từ Huế, nhờ tôi lấy giấy phép và lo việc in ấn cho tập thơ Người hái phù dung của anh.

Tuy nhiên, thông tin quan trọng nhất mà tôi nhận được, lại nằm ở những dòng chữ sau: Ôi một thời để yêu một thời để chết, cái thằng Tường tín đồ mù quáng của giáo hội”, “Mình bao giờ cũng thế, tìm một niềm tin, sống hết cho niềm tin của mình, hành động và cực đoan, và như số phận dành cho những típ kiểu mình, là khổ đau suốt đời”.

Ở một chỗ khác, anh Tường thừa nhận: “Mình mang đầy máu hồng vệ binh từ trong rừng ra”.

Tư liệu : Thư nguyên trưởng ty cảnh sát tỉnh Thừa thiên Liên Thành gởi thầy giáo cũ

Thưa Thầy,

Con là Liên Thành, là một học trò cũ của Thầy tại lớp Đệ Nhị B2, trường Quốc Học niên khóa 1958-1959. Có lẽ bây giờ vì tuổi đời đã cao, hơn nữa thân mang bệnh tật nên Thầy không còn trí nhớ tốt. Vì vậy con xin nhắc lại đây những kỷ niệm của bọn con lớp Đệ Nhị B2 niên khóa 58-59 tại trường Quốc Học Huế đối với Thầy.

Thưa Thầy,

Lớp Đệ Nhị B2 tụi con có khoảng 50 đứa. Tụi con học ban Toán nên môn Việt Văn thường không hấp dẫn và cũng không làm chúng con quan tâm lắm. Chúng con thỉnh thoảng bỏ lớp trốn học kéo nhau sang Lạc Sơn ngồi nhâm nhi ly café, cảm thấy thú vị hơn phải ngồi nghe giảng dạy môn Vạn Vật, Anh Văn v.v…Thế nhưng đối với môn Việt Văn của Thầy dạy thì lũ chúng con không thiếu một đứa nào trong lớp. Cả lớp im lặng ngồi há miệng say mê nghe Thầy giảng bài, nghe Thầy nói văn chương chữ nghĩa, nghe Thầy giải thích điển tích. Có thể nói trí nhớ của Thầy siêu đẳng.

lundi 1 mai 2023

Nguyễn Quang Lập - Ghi chép về một ngày khó quên (2)

10 giờ 30. Bộ đội trung đoàn 24 sư đoàn 10 chiếm được cổng số 5 Sân bay Tân Sơn Nhất. Lính Cộng hòa ôm súng ngồi ngẩn, họ đã nghe tuyên cáo của Tổng thống. Bộ đội cũng đã biết tuyên cáo này, họ đối xử rất nhẹ nhàng với lính Cộng hòa. Bộ đội tập trung tù binh lại yêu cầu lính Cộng hòa nộp vũ khí, cởi hết quân phục, rồi ai về nhà nấy. Lính Cộng hòa làm theo nhưng rất ít người về. Họ ngồi lại, không ai nói với ai, có người khóc.

Lữ đoàn 203 tăng – thiết giáp qua cầu Sài Gòn. Một dàn tăng M48 của lính Cộng hòa nghênh chiến. Tàu chiến Quân lực Cộng hòa giữa sông đang lao tới. Đúng lúc Dương Văn Minh đọc tuyên cáo. Tất cả khựng lại. Thừa dịp tăng Lữ đoàn bộ đội 203 tiến vào Hàng Xanh, chục chiếc tăng chia làm hai ngả. Năm chiếc vào đường Hồng Thập Tự (nay là Xô Viết Nghệ Tĩnh và Nguyễn Thị Minh Khai), năm chiếc vào đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ). Cả hai cánh đều hướng về Dinh Độc Lập.

Một trung đội lính Cộng hòa ngồi dưới chân cầu Sài Gòn, họ hút với nhau một điếu thuốc rồi giải tán. Giản dị như cày xong thửa ruộng.

Nguyễn Quang Lập - Ghi chép về một ngày khó quên (1)


(Đôi lời: TM đăng lại để lưu giữ về một ngày lịch sử, dù cách viết có phần thiên kiến).

Ngày nào trên thế gian đều là ngày đáng nhớ của người này, ngày đáng quên của người khác; ngày đặc biệt của người này, ngày bình thường của người khác. Ngày 30.4 cũng vậy.

Nó là ngày đáng nhớ của George Washington, Tổng thống Mỹ đầu tiên. 30.4.1789 trên ban công Tòa nhà Liên bang Phố Wall thành phố New York, G. Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên của Hoa Kỳ. Với Gerald Ford, Tổng thống Mỹ thứ 38, ngày 30.4.1975 là ngày đáng quên, khi ông đã trực tiếp điều hành một cuộc tháo chạy nhục nhã nhất lịch sử nước Mỹ.

Nhà văn Duyên Anh gọi ngày 30.4.1975 là “Ngày Sài Gòn dài nhất”. Học theo Hans Speidel, Duyên Anh cũng viết một cuốn sách có tên “Ngày dài nhất”. Chỉ khác “Ngày dài nhất” của Hans Speidel là ngày mở đầu chiến dịch Overlord của quân Đồng Minh nhằm tiêu diệt Phát xít Đức, chiến dịch tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử, trận Normandie ngày 6.6.1944; “Ngày dài nhất” của Duyên Anh là ngày kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh, chấm dứt thể chế Đệ nhị Cộng hòa.

mercredi 22 mars 2023

Nguyễn Thông - Hán hóa

 

Viện Nghiên cứu Hán Nôm liên tiếp để xảy ra chuyện mất sách/tài liệu Hán Nôm do họ quản giữ.

Xin nhớ rằng có những tài liệu, văn bản cổ vô giá, phải được coi là di sản quốc gia, bất khả xâm phạm. Chẳng hạn bản đồ cổ về Hoàng Sa, Trường Sa thể hiện chủ quyền của Việt Nam, những bộ sử từ thời nhà Trần, nhà Lê, hoặc bản gốc truyện Kiều, v.v...

Họ (viện) được giao nhiệm vụ bảo quản, gìn giữ, cũng là để phục vụ cho nghiên cứu, nhưng lại để mất, rõ là đồ ăn hại.

mercredi 2 novembre 2022

Lê Nguyễn - Đôi điều về lương bổng, phụ cấp của quân nhân công chức miền Nam trước tháng Tư 1975 (2)

 

(Tiếp theo)

II) CÁC KHOẢN PHỤ CẤP

Tại miền Nam trước tháng Tư1975, chỉ có công chức độc thân và không giữ chức vụ chỉ huy mới không có các khoản phụ cấp kèm theo. Những người có gia đình, con cái hoặc giữ các chức vụ chỉ huy, ngoài lương căn bản, còn được hưởng một hay nhiều loại phụ cấp khác nhau.

Những phụ cấp dưới đây được tính vào phần lớn thập niên 1960. Đến cuối thập niên 1960 hay đầu thập niên 1970 (không nhớ rõ thời điểm), hầu hết các phụ cấp này đều được tăng gấp đôi.

A) PHỤ CẤP GIA ĐÌNH : Đây là loại phụ cấp áp dụng rộng rãi, phổ biến nhất và bình đẳng nhất, không phân biệt quân nhân hay công chức, không phân biệt thâm niên, ngạch trật, cấp bậc hay chức vụ.

vendredi 28 octobre 2022

Lê Nguyễn - Đôi điều về lương bổng, phụ cấp của quân nhân công chức miền Nam trước tháng Tư 1975

Trong bình luận ở một bài trước, bạn Nguyên My (và vài bạn khác qua điện thoại, Messenger, Zalo…) có gợi ý người viết nhắc lại về chế độ lương bổng, phụ cấp của công chức, quân nhân tại miền Nam trước tháng 4.1975. 

Theo thiển ý, đây cũng là một nhu cầu hiểu biết chính đáng, vì tuy chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không còn nữa, song sự tồn tại của nó ở phân nửa đất nước trong một thời gian dài cũng có những vấn đề cần được biết để bổ sung vào ký ức chung của xã hội Việt Nam thế kỷ XX.

Trong bài viết này, tác giả cố vận dụng những gì còn sót lại trong bộ nhớ còn hạn hẹp của một người đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, với chút hy vọng cung cấp cho các bạn một tối thiểu hiểu biết về một số sự việc đã xảy ra dưới vĩ tuyến 17 từ năm 1954 đến ngày chế độ chính trị ở đó không còn nữa.

mardi 14 décembre 2021

Giấc mơ quy hoạch Thủ Thiêm của Việt Nam Cộng Hòa hai lần tan vỡ

 

Đã từng có hai lần Việt Nam Cộng Hòa quy hoạch phát triển khu đô thị Thủ Thiêm, nhưng cả hai lần đều bị hủy bỏ vào giờ chót.

Lần thứ nhứt dự án quy hoạch Thủ Thiêm được triển khai bởi Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào cuối thập niên 50 đầu thập niên 60. Dự án khi đã lên kế hoạch hết thì Tổng thống Ngô Đình Diệm bị phe đảo chánh ám sát chết.

Lần thứ hai vào thời Đệ Nhị Cộng Hòa của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Bản đồ tiếp tục được quy hoạch và phát triển Thủ Thiêm lần hai, từ 1967 tới năm 1972 hoàn thành. Và một lần nữa dự án khi đó cũng đã lên kế hoạch phát triển thì ngày 30 tháng 4 năm 1975 ập tới.

lundi 13 décembre 2021

Huy Đức - Bên Thắng Cuộc


[Facebook nhắc lại không khí ngày này 9 năm trước (12-12-2012), ngày chính thức công bố cuốn Bên Thắng Cuộc, đọc hàng chục bình luận của mọi người mà lặng đi... Xin post lại lời giới thiệu cuốn sách.]

Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.

Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra.

Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “20 năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: Phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối.

mercredi 1 décembre 2021

Huy Đức - Nam Phương Hoàng Hậu

 

Trong lịch sử, có những nhân vật mà chúng ta thường chỉ nhắc đến tên, phẩm hàm, tước hiệu… rồi xếp lại. Với Nam Phương Hoàng Hậu nhiều người thường bàn thêm về nhan sắc và rồi cũng để bà mờ nhạt theo vị “Hoàng đế cuối cùng”.

Nhưng, tác giả Lê Lan Khanh sẽ làm người đọc thay đổi thói quen nhàn rỗi đó. Trong cuốn biên khảo với nhiều tư liệu giá trị này, chị đã giúp ta tiếp cận nhiều “góc khuất” của bà, của Đức Bảo Đại, làm sáng tỏ thêm một phần lịch sử.

Cuốn sách đủ hấp dẫn cho những ai vốn tò mò về đời tư, muốn đọc những bức thư tình diễm lệ. Cuốn sách cung cấp những tư liệu đầy đủ nhất về gia thế của cô Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan, nhũ danh của Nam Phương Hoàng Hậu. Cuốn sách còn đặc tả khá chi tiết đời sống hậu cung và cách ứng xử của một bậc “mẫu nghi…” khi Hoàng đế Bảo Đại chưa thoái vị.

mardi 31 août 2021

Bắc Kinh đòi các tàu phải khai báo khi đi qua "lãnh hải" Trung Quốc


Đăng ngày:

Tiếp tục mưu đồ bành trướng trên biển, Trung Quốc đặt ra thêm các trở ngại hành chính. Cuối tuần rồi, Bắc Kinh tuyên bố kể từ ngày 01/09/2021, tức là chỉ vài ngày sau khi thông báo, các tàu nước ngoài đi qua vùng biển được coi là « lãnh hải » của Trung Quốc phải khai báo các thông tin chi tiết.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, quy định mới của Cơ quan An ninh Hàng hải Trung Quốc yêu cầu các tàu ngầm, tàu nguyên tử, tàu chở vật liệu phóng xạ, dầu lửa, hóa chất, khí hóa lỏng và các chất độc hại khác phải cung cấp các thông tin khi đi qua « vùng lãnh hải » Trung Quốc. Ngoài ra, « các tàu có thể gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải Trung Quốc » cũng phải tuân thủ quy định này.

Những tàu này phải khai báo tên, số hiệu, vị trí, cảng sắp ghé và giờ dự định đến nơi. Tên các vật liệu nguy hiểm và trọng tải của tàu cũng phải được báo cáo.

mercredi 5 mai 2021

Một văn bản đã đươc lưu giữ 30 năm: Báo cáo của Bùi Văn Tùng, Phần 2


(...) Tôi, Minh, Mẫn, anh em bộ đội đi kèm theo Minh và các nhà báo vào một căn phòng hơi hẹp ở đài phát thanh. Tôi và Minh ngồi trên trên một chiếc ghế đệm dài. Sau nhiều đêm mất ngủ, người thấm mệt, tôi bừng tỉnh người toát đầy mồ hôi, nghĩ : “chết mẹ, nếu Minh nói trên đài không đúng ý đồ của mình thì nguy to vì mình phải chịu trách nhiệm“. Tôi  liền quay sang Minh nói : “Anh tuyên bố đầu hàng không điều kiện là phải theo những điều kiện của chúng tôi‘. Minh nói : ‘Thưa ông, ông muốn những điều kiện như thế nào xin ghi cho“.

Tôi lại phải vắt óc suy nghĩ cách mạng sống chết chỉ có hai vấn đề cơ bản là quân đội và chính quyền, lúc này không được dài dòng. Sẵn tập pơ-luya xanh nhạt trên bàn tôi lấy một tờ thảo chữ viết bằng bút máy bi to và rõ. Thảo xong (2) tôi đưa cho Minh. Minh xem xong và nói : “Thưa ông, đề nghị ông bỏ hai chữ tổng thống“. Tôi hỏi lại : “Anh lấy cương vị gì để ra lệnh cho sĩ quan và binh sĩ anh hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện và anh đứng cương vị nào để giải tán được chính quyền của anh từ trung ương đến địa phương, phải là người cầm đầu của chính quyền này chứ, mà theo tôi biết người cầm đầu của chính quyền này là tổng thống ?“.

Một văn bản được lưu giữ 30 năm : Báo cáo của Bùi Văn Tùng, Phần 1


Đôi lời : Đây là tài liệu được tác giả Le Dao đăng trên trang Facebook Lính Xe Tăng ngày 03/05/2021. Nội dung này đã được đăng vào ngày 30/04/2020, nay được « ghim » lại, TM chỉ chỉnh sửa chấm phẩy và chính tả. Bên cạnh vấn đề công trạng, sự thật lịch sử, còn cho thấy sự chiến đấu kiên cường của những người lính VNCH trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.

LEDAO : Phát hiện trong thư viện gia đình của Ông ĐÀO VĂN XUÂN (nguyên phó Chính ủy Bộ tư lệnh Tăng thiết giáp có một bản báo cáo của Chính ủy BÙI VĂN TÙNG đề ngày 30/5/1990. Văn bản này được đánh máy chữ gồm 08 trang giấy pơluya (loại giấy sử dụng cho đánh máy chữ, dùng giấy than vào thời điểm 1990).

Qua nội dung thư tay của Chính ủy Bùi Văn Tùng gửi Ông Đào Văn Xuân (kèm theo văn bản) thì được biết văn bản này là của Chính ủy Bùi Văn Tùng và chỉ có hai bản. Một bản gửi Viện Lịch sử Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng và một bản gửi ông Đào Văn Xuân - có tính chất thông báo, xin ý kiến và để ông Đào Văn Xuân lưu giữ. Đây chính là văn bản mà ông Đào Văn Xuân đã nhắc đến trong thư gửi ban Biên tập báo "Xưa và nay" năm 2006.

mercredi 17 février 2021

42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Đánh trả quân xâm lược Trung Quốc


(Hoan nghênh báo Thanh Niên đã gọi thẳng quân xâm lược Trung Quốc. Những tờ báo khác đâu rồi nhỉ ???) 

(TN 16/02/2021) Đầu tháng 2.1979, ông Trần Mạnh Thường (nay 83 tuổi) là cán bộ của Phòng Nhiếp ảnh, Nhà xuất bản Văn hóa được cử lên công tác tại tỉnh Cao Bằng.

Rạng sáng 17.2.1979, khi đang ở TT.Nước Hai (H.Hòa An), thấy lính Trung Quốc ào ạt tấn công, ông Thường theo đoàn người cắt rừng về tuyến sau. Và sau đó đi theo các đơn vị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng, Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng) và Quân khu 1, ghi lại các hình ảnh chiến đấu, phục vụ chiến đấu của quân và dân tỉnh Cao Bằng trước quân Trung Quốc xâm lược.

Những hình ảnh do ông Thường ghi lại ngay trên chiến trường là "độc nhất vô nhị" trong giai đoạn đó và có ý nghĩa lịch sử đến tận hôm nay và mai sau.

mardi 19 janvier 2021

Áng hùng văn 47 năm trước về chủ quyền Hoàng Sa


TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA (NGÀY 19.1.1974)

Nguyên văn:

Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam-Tuyền, Quang -Hòa và Duy-Mộng.

Lực lượng Hải -quân Trung -Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.